Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai

doc 1 trang thaodu 4221
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_so.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai

  1. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA HỌC KỲ II, LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) ( Đề kiểm tra có 01 trang) I/ ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu ầu từ câu 1 đến câu 4: Có phải chúng ta đang càng ngày ít nóivới nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng ? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè Đừng chat, đừng email, đừng post lên facebook, hãy chạy đến gặp nhau , hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng « ơi » dịu dàng ! Một tiếng người thật sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi Và chắc chắn, không phải là chiêm bao. ( Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn 2019) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Đừng chat, đừng email, đừng post lên facebook, hãy chạy đến gặp nhau , hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng « ơi » dịu dàng ! Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời ? Vì sao ? II/ LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của em về hậu quả của việc Chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Câu 2 ( 5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ những phẩm chất đáng quý của người đồng mình và lời nhắn nhủ đầy yêu thương của người cha. Người đồng mình thương lắm con ơi Người đồng mình thô sơ da thịt Cao đo nỗi buồn Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Xa nuôi chí lớn Ngườ đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Dẫu làm sao thì chí cha muốn Còn quê hương thì làm phong tục Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Con ơi tuy thô sơ da thịt Sống trong thung không chê thung nghèo đói Lên đường Sống như sông như suối Không bao giờ nhỏ bé được Lên thác xuống ghềnh Nghe con Không lo cực nhọc (Trích Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ Văn 9, tập 2) - HẾT -