Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9: Mô típ, cấu trúc bài văn nghị luận văn học - Nguyễn Anh Văn

doc 21 trang thaodu 5152
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9: Mô típ, cấu trúc bài văn nghị luận văn học - Nguyễn Anh Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_9_mo_tip_cau_truc_bai_van_nghi_l.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9: Mô típ, cấu trúc bài văn nghị luận văn học - Nguyễn Anh Văn

  1. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 Tài liệu mình soạn nói một cách chính xác là không giống ai, không giống bất kì quyển sách nào trên thị trường của bất kì vị GS hay TS nào. Bất kì ai đọc cũng hiểu cách dạy cách làm. - Nhiều bạn hỏi tài liệu ôn thi vào 10 thì chính là đây. Bởi vì trước hết gv phải dạy cho các em cách khai thác, phân tích văn bản, đoạn văn bản đã. Khi các em hiểu rồi thì mới có cơ sở để làm các đề thi. 1. Đây là bộ thứ nhất gồm: - Hướng dẫn phân tích tất cả các văn bản theo cách như các bạn đang xem bài nói với con và những ngôi sao xa xôi. Tất cả các văn bản đều ttình bày theo một cấu trúc gióng nhau. 2. Bộ thứ 2 là dàn ý chi tiết tất cả các văn bản. Gồm luận điểm, luận cứ cụ thể chi tiết rất dễ học dễ nhớ (bộ này tặng kèm theo khi lấy cả bộ 1 và bộ 3) 3. Bộ thứ 3 là Các bài văn mẫu, phân tích sâu các văn bản hiện đại. 4. Bộ thứ 4,6 là tặng thêm để các bạn tham khảo 5. Tặng thêm 2 bộ Đề và bài văn mẫu nghị luận XH của HS làm === >> Lấy trọn từng bộ Tóm lại là lấy trọn những bộ trên thì thầy cô cày cuốc quanh năm khỏi lo tìm tài liệu. Face: ĐÂY LÀ BỘ THỨ NHẤT 1
  2. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 Trong quá trình dạy lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 mình nhận thấy phần lớn các em mắc vào những hạn chế trong viết văn. Nhất là nghị luận văn học. 1. Các em không biết viết mở bài sao cho đúng, nhanh dù thầy cô đã hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng. Nhiều em mất mấy chục phút cho phần việc này. 2. Các em không biết vận dụng ghi nhớ trong sách giáo khoa vào việc làm văn nghị luận. Nghĩa là khi phân tích 1 nhân vật các em cứ tóm tắt miên man chứ không hiểu thế nào là đánh giá, nhận xét về nội dung về nghệ thuật. 3. Không biết xây dựng luận điểm, hoặc trình bày đoạn văn theo cách nghĩ của mình chứ không khoa học. 4. Không biết viết kết bài sao cho đúng, nhanh và hay, có cảm xúc 5. Với tài liệu của mình các em chỉ mất 3 phút để viết mở bài đúng và 3 phút để viết kết bài đúng chính xác. 6. Đó là lí do mình xây dựng bộ tài liệu theo cách riêng của mình để các em hiểu cách làm đúng bài văn nghị luận (còn muốn làm hay cần nhiều thời gian hơn) 7. Các thầy cô thật sự thấy phù hợp, thấy cần và sẵn sàng muốn lấy thì gọi điện chứ chẳng có gì phải ngại cả. Tâm huyết thì nhiều người có nhưng thời gian các cô giáo rất eo hẹp nên không đầu tư nhiều được cũng là điều dễ hiểu. ĐỌC HẾT NHÉ, PHẦN SAU LÀ DÙNG ĐỂ ÔN ĐẠI TRÀ CỰC DỄ HIỂU Có bộ tài liệu quý là giúp ta không phải đi đường vòng, là tiết kiệm vô vàn thời gia, sức lực cho ta, là cách ta học hỏi nhanh nhất. MÔ TÍP, CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Mở bài theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng. - Giới thiệu tác giả: Những tác giả các em được học đều nổi tiếng nên cứ giới thiệu na ná như nhau. Chỉ thay nhà thơ bằng nhà văn 2
  3. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 - Giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm các em được học đều là những tác phẩm thành công và đặc sắc nên cũng giới thiệu na ná như nhau - Giới thiệu nội dung cần nghị luận: Thì các em nói dung khái quát nhất của tác phẩm, của nhân vật Cái này có trong ghi nhớ hoặc phải biết. Thế là xong 2. Phần thân bài: Cũng theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng - Nêu luận điểm - Nêu dẫn chứng - Đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật 3. Kết bài cũng theo mô típ 3 gạch đầu dòng. - Tổng kết về nghệ thuật - Tổng kết về nội dung - Viết vài dòng cảm nghĩ, lời cảm ơn tác giả hoặc cảm xúc cho mượt mà - Dẫn một vài câu thơ gần gũi thì sẽ hay hơn 4. Trình bày đoạn văn Nhất định trong bài văn phải có luận điểm và đoạn văn phải trình bày theo cách diễn dịch hoặc Tổng - phân - Hợp (không nên trình bày theo cách quy nạp hoặc song hành) 5. Tài liệu của mình áp dụng triệt để theo ghi nhớ sách giáo khoa trang 68 và 78 cho nên bất kì ai dù là học sinh hay giáo viên đều “đọc là hiểu, dạy là đỗ” Bộ tài liệu, đề SHG của chia sẻ để phục vụ nâng cao chất lượng cho học sinh của bạn. Vì thế mình không phân quyền cho mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Khi mình chia sẻ tài liệu dĩ nhiên là mình có nhiều cách bảo vệ tài liệu của mình, dù ai đó có chặn hết face này đến face khác. Để tránh mọi phiền phức, khiếu nại rất mong các bạn tôn trọng. 3
  4. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 Chúng ta hãy là những người bạn để chia sẻ và kết nối thay vì những cuộc chiến tranh trên mạng để rồi ai cũng sẽ trở thành người nổi tiếng bạn nhé. Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương. 1. Mở bài: 1: Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc) Luận điểm 1: + Mở đầu bài thơ, tác giả đã tái hiện và gợi tả khung cảnh một gia đình đầm ấm: “ Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai tiếng tới tiếng cười”. Đây là một hình ảnh cụ thể về một mái ấm gia đình quen thuộc tràn đầy yêu thương hạnh phúc trong sự chăm chút cho con. Đánh giá về nghệ thuật phân tích nghệ thuật  Phép liệt kê “ Chân phải, chân trái; Một bước, hai bước” “tiếng nói, tiếng cười” đánh giá  đã giúp ta hình dung một không khí gia đình ấm áp, ngọt ngào, ríu rít, quấn quýt trong từng bước đi, tiếng nói bi bô của con trẻ. Trình bày suy nghĩ  Dường như đàng sau những lời thơ giản dị ấy là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ. Tuy tấm lòng cha mẹ có bao dung, yêu thương rộng lớn đến đâu thì với con cũng là chưa đủ. 4
  5. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 Luận điểm 2 Con không chỉ lớn lên bằng tình yêu thương của bố mẹ mà còn bằng cả sự che chở của quê hương. “ Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát”.  giải thích  Quê hương trong thơ của Y Phương là “người đồng mình” là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc.  nhận xét, đánh giá  Đó là cách nói mộc mạc, mang tính địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm.  nhận xét, đánh giá Đó là cách gọi độc đáo, gần gũi, thân thương về những con người sống trên cùng miền đất, quê hương. Người cha đã lí giải với con về những phẩm chất cao quý của người dân quê hương và dạy con yên lấy những gì thân thuộc nhất của người đồng mình. Đó là cốt cách tài hoa và tâm hồn trong sáng. Dưới bàn tay khéo léo của người đồng mình – những nan nứa, nan tre trở thành những dụng cụ hữu ích.  nhận xét cách dùng từ  Các động từ “ đan, cài, ken” được sử dụng rất uyển chuyển, khéo léo tạo cảm giác quấn quýt, thân thương, nó còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của quê hương. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn được ken, cài bằng những câu hát trao duyên tìm bạn của những chàng trai chân chất, mộc mạc.  bộc lộ suy nghĩ  Thì ra dưới dáng vẻ thô sơ, mộc mạc ấy là một tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời. Có thể nói Y Phương phải là một người yêu quê hương, gắn bó, tự hào về quê hương, dân tộc mình thì mới có được những cảm xúc và diễn tả hay đến vậy. + Quê hương trong lòng nhà thơ là hình ảnh những con đường nghĩa tình và cảnh TN đẹp thơ mộng: “ Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng”. Bằng cách nói nhân hoá tác giả đã làm thiên nhiên thật đẹp lãng mạn và giàu nghĩa tình. + Qua lời thơ giản dị người cha muốn nói với con về gia đình, quê hương và khẳng định đó cũng là cái nôi nuôi con khôn lớn và nhắc nhở con về ý thức cội nguồn sinh dưỡng: 5
  6. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 “ Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Người cha đã nhắc đến kỷ niệm khởi đầu cho hạnh phúc để giúp con vững bước trên con đường tương lai dài rộng. Khổ thơ đã thể hiện cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương. Luận điểm 3: Những câu thơ tiếp theo là những vẻ đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha + Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân miền núi với cách nói dân dã, mộc mạc về những phẩm chất cao quý của người dân quê hương. Nếu như ở khổ thơ thứ nhất người cha mở ra cho con những ký ức đẹp đẽ về gia đình, quê hương thì ở khổ thơ thứ 2 người cha đã nhấn mạnh sự gắn bó của con với những con người quê hương. Cụm từ “Người đồng mình” được điệp đi, điệp lại: “ Người đồng mình thương lắm con ơi”. Cách gọi ấy gợi cảm giác thân quen gây 1 ấn tượng sâu sắc về con người quê hương, lời gọi “con ơi” cất lên thật tha thiết, chân thành. Người cha lần lượt ca ngợi những phẩm chất của người đồng mình với cách nói cụ thể: “ Cao đo nỗi buồn - Xa nuôi chí lớn”.  phân tích  Đó là những con người giàu ý chí, nghị lực, luôn luôn vượt lên mọi khó khăn thử thách với bao nỗi buồn, niềm vui của cuộc đời. Hai câu thơ 4 chữ đăng đối như một câu tục ngữ đúc kết 1 thái độ, 1 phương châm ứng xử cao quý, thể hiện 1 bản lĩnh sống đẹp của người dân tộc Tày. + Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình cứ lần lượt hiện dần lên qua lời tâm tình với con, nhẹ nhàng gieo vào lòng con những cảm xúc chân thành tha thiết. Đó là lối sống thuỷ chung tràn đầy niềm tin của người đồng mình: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông, như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”. 6
  7. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100  nhận xét về nghệ thuật  Sống trên đã và sống trong thung là nơi có cuộc sống nhọc nhằn, vất vã, khó làm ăn sinh sống nhưng “không chê đã gập ghềnh, không chê thung nghèo khó” Lời tâm tình của người cha nói với con cũng là lời khuyên răn con phải biết trân trọng mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên, phải biết sống hồn nhiên cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó. Giọng điệu tâm tình của đoạn thơ đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc trước những lời căn dặn thân thương, tha thiết. Con hãy sống xứng đáng với người đồng mình bởi người đồng mình không bao giờ sợ gian khổ, sợ nghèo đói. Sự chấp nhận và đương đầu với gian khổ được thể hiện trong các điệp ngữ “ không chê, không lo” và cũng là lời nhắc nhở chân tình mà cha muốn truyền dạy cho con bài học đạo lý làm người: Con phải biết gắn bó với quê hương xứ sở.  nhận xét về nghệ thuật dùng từ  Ba từ “sống” được đặt ở đầu câu cùng với phép so sánh đã trở thành lời nhắc nhở con về lẽ sống ở đời.  nhận xét về nghệ thuật  Bằng các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh” kết hợp các điệp từ “sống” đoạn thơ đã khảng định 1 tâm thế, 1 bản lĩnh sống, 1 dáng đứng của người đồng mình và đó cũng là điều mà người cha hy vọng con hãy sống sao cho xứng đáng với quê hương. + Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình còn được nhà thơ thể hiện bằng cách nói rất cụ thể của bà con dân tộc Tày, không hề biết nói hay, nói khéo: “ Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn cao thượng, của nhân cách làm người được diễn tả qua cách nói tương phản đối lập giữa hình thức và phẩm chất bên trong. Dù mộc mạc, giản dị như cây cỏ thì cũng không được sống tầm thương mà phải ngẩng cao đầu. Bộc lộ những suy nghĩ về người dân quê hương, người cha như nhắn nhủ con phải biết gắn bó, qúy trọng nơi sinh thành; trân trọng yêu mến con người quê hương.  nêu ra những hiểu biết thêm  Đã có lần Y Phương tâm sự rằng câu thơ “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” là cách nói hết sức bình thường, giản dị đó là dù cuộc sống có thế nào đi nữa thì “người đồng mình” vẫn cao thượng chứ không ích kỉ, hẹp hòi. 7
  8. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 + Chính vẻ đẹp ấy mà người đồng mình sống rất thuỷ chung, nhân hậu: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục”. Người đồng mình kiên trì, bền bỉ trong công cuộc lao động để vun đắp, xây dựng xóm làng, biết dệt lên những phong tục để tôn vinh quê hương. Với cách nói cụ thể “ đục đá kê cao quê hương”  nhận xét về nghệ thuật  Nhà thơ đã sử dụng h/a ẩn dụ thật độc đáo để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ như cần cù, chăm chỉ, chịu khó và ý thức tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ cội nguồn, ý thức xây dựng phong tục tập quán. Có thể nói người cha đã nói với con tất cả những gì tốt đẹp nhất của con người quê hương – Cái nôi đã sinh ra con, nuôi con lớn khôn và trưởng thành. Một lần nữa quê hương hiện lên như nguồn tiếp sức nhưng không phải là vỗ về, âu yếm giống như thời thơ bé mà giờ đây là lời nhắc nhở con ngẩng cao đầu mà đi. + Kết thúc bài thơ là lời khuyên con của người cha thật tha thiết, chân thành với tiếng gọi âu yếm: “ Con ơi! Tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”. Đó cũng là lời căn dặn con không bao giờ được nhỏ bé, tầm thường mà phải biết giữ lấy cái cốt cách giản dị, mộc mạc của người đồng mình.  bộc lộ cảm xúc  Hai tiếng “ Nghe con” là cả 1 tấm lòng mênh mông của người cha. Cái điều cha nhắn nhủ thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc biết nhường nào. Ta nghe âm vang của nó như có cả mệnh lệnh của trái tim. Câu thơ ngắn lại, có câu chỉ có 2 tiếng nhưng lại là sức mạnh của người cha đang tiếp sức, nhắc nhở con phải khắc cốt ghi tâm để khi con bước trên con đường đời phải biết sống cao thượng, tự trọng, xứng đáng với những phẩm chất cao quí của người đồng mình. .  bộc lộ cảm xúc  Câu thơ đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của tình phụ tử cao quý và sự xúc động trước lời căn dặn yêu thương mà người cha muốn con thấu hiểu. Hai tiếng "nghe 8
  9. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở chí tình của người cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.  bộc lộ cảm xúc  Dù quê hương mỗi người chẳng giống nhau nhưng trong sâu thẳm trái tim, quê hương vẫn mãi mãi là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi chúng ta. Thế nhưng thực tế vẫn còn đó những con người vẫn tự ruồng bỏ quê hương, là nhiều điều trái với đạo lí làm người. Trong tâm thức của họ, quê hương trở nên xa xôi, mờ nhạt. Đó cũng là điều mà Y Phương không hề mong muốn. Kết bài: Với thể thơ tự do, cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát, các BP điệp ngữ được vận dụng linh hoạt. Bài thơ là một điệp khúc về t/y con, t/y quê hương đất nước, đồng thời cũng là điệp khúc về lòng tự hào về những truyền thống cao đẹp của dân tộc. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của người dân miền núi và ta cũng như đang bắt gặp lại chính làng quê mình, tâm hồn mình. Tâm thư gửi thầy cô giáo. Mình là người có nhiều năm dạy HS lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 vì thế mình nhận thấy phần lớn các em mắc vào những hạn chế trong viết văn. Nhất là nghị luận văn học. 8. Các em không biết viết mở bài sao cho đúng, nhanh dù thầy cô đã hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng. Nhiều em mất mấy chục phút cho phần việc này. 9. Các em không biết vận dụng ghi nhớ trong sách giáo khoa vào việc làm văn nghị luận. Nghĩa là khi phân tích 1 nhân vật các em cứ tóm tắt miên man chứ không hiểu thế nào là đánh giá, nhận xét về nội dung về nghệ thuật. 10.Không biết xây dựng luận điểm, hoặc trình bày đoạn văn theo cách nghĩ của mình chứ không khoa học. 11.Không biết viết kết bài sao cho đúng, nhanh và hay, có cảm xúc 12.Với tài liệu của mình các em chỉ mất 3 phút để viết mở bài đúng và 3 phút để viết kết bài đúng chính xác. 13.Đó là lí do mình xây dựng bộ tài liệu theo cách riêng của mình để các em hiểu cách làm đúng bài văn nghị luận (còn muốn làm hay cần nhiều thời gian hơn) 14.Tài liệu mình gồm 59 đề Đọc hiểu và nghị luận xã hội và toàn bộ bài văn nghị luận văn học tất cả các các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9. Đề nào, bài nào cũng như nhau chứ không phải bài đưa lên đây là chọn lọc đâu 9
  10. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 ạ. Nhiều bạn cứ băn khoăn là đây chỉ là bài mẫu nên đầy đủ, chi tiết. Vì mình làm để phục vụ học sinh mình và nhân tiện chia sẻ cho đồng nghiệp đỡ mất thời gian, công sức. Vì mình biết làm một bộ đề, bộ tài liệu cho ra hồn không phải dễ. 15.Các thầy cô thật sự thấy phù hợp, thấy cần và sẵn sàng muốn lấy thì gọi điện chứ chẳng có gì phải ngại cả. Tâm huyết thì nhiều người có nhưng thời gian các cô giáo rất eo hẹp nên không đầu tư nhiều được cũng là điều dễ hiểu. Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Lê Minh Khuê là nữ nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, bà đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Truyện ngắn “ những ngôi sao xa xôi “ được viết năm 1971 là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của bà. Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa với một tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời và giàu tình đồng đội . Tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Luận điểm 1: Mở đầu tác phẩm là bức chân dung Phương Định – một cô gái Hà Nội xinh đẹp có ngoại hình khá. “Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn và đôi mắt được các anh chiến sĩ khen là “có ánh nhìn sao mà xa xăm ” Nhận xét đánh giá, bình luận  chính vì vẻ đẹp đó mà cô rất được các anh pháo thủ để ý, dù rất gần nhau và ngày nào cũng gặp nhưng các anh vẫn cứ viết thư sang. Điều này khiến cô rất tự hào. Từng học một trường phổ thông ở Hà Nội, có lẽ Phương Định không khó khăn lắm khi tìm cho mình một vị trí trên giảng đường Đại học và cô sẽ có một tương lai xán lạn Thế nhưng cô đã gác lại tất cả ước mơ hoài bảo của mình để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc mà như Bác Hồ đã từng nói “Dù hi sinh tất cả cũng phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng phải thống 10
  11. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 nhất đất nước”. Nhận xét đánh giá, bình luận  Lòng yêu nước đã khiến cô hi sinh cả tuổi trẻ, tương lai của mình cho Tổ quốc. Bước chân vào chiến trường, hành trang duy nhất mang theo là những kỉ niệm về những ngày tháng hồn nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà, nhớ mẹ,"nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố", nhớ "cái vòm tròn nhà hát" hoặc "bà bán kem " bình luận  Phải chăng chính những kỉ niệm hồn nhiên, trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đó làm dịu mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Luận điểm 2 Vào chiến trường Phương Định trở thành một con người dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ hiểm nguy. Cô kể “chúng tôi có ba người ở dưới một cái hang dưới chân cao điểm việc chúng tôi là ngồi đây khi có tiếng bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” Nhận xét đánh giá, bình luận  công việc đầy gian khổ, nguy hiểm như thế nhưng lại được cô nói ra một cách gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, hơn thế cô lại cho công việc của mình như một cái thú, cô nói “có ở nơi nào như thế này không, đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa”. Ngày nào các cô cũng đối mặt với thần chết nhiều năm lần, ít ba lần nhưng có hề chi, đó là chuyện thường. Cũng có lúc các cô nghi đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt.  bình luận Phẳi chăng khi vào chiến trường Phương Định đã sẵn sàng đón nhận cái chết nhưng đó là cái chết vì sự hoà bình và thốnh nhất đất nước. Cũng như bao cô gái thanh niên xung phong khác, ở Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Sau những đợt thả bom của giặc, Phương Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ, nơi vẫn còn có những quả bom chưa nổ. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Lúc đến gần quả bom : Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không 11
  12. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 sợ nữa : « tôi đến gần quả bom . Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ». Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. + Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn : « thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành ». Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây Nhận xét đánh giá, bình luận  Cách miêu tả của tác giả vừa chân thật, vừa tỉ mỉ khiến cho người đọc có cảm giác như người trong cuộc và có thể cảm nhận được âm thanh của hai vật bằng sắt chạm vào nhau rồi lại cảm thấy rùng mình như Phương Định, càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, gan dạ của cô. Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”. - Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, vẫn tiếp tục cái công việc đáng sợ : « tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thanh trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Bốn quả bom đã nổ. Thắng rồi ! Nhưng một đồng đội đã bị bom vùi ! Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Da xanh, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi ». Nhưng không ai được khóc trong giờ phút rất cần sự cứng cỏi của mỗi người. Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày : « Quen rồi. Một ngày tôi phá bom 12
  13. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. » Nhận xét đánh giá, bình luận  Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc nghi trên những tuyến đường TS bi tráng. Một ngày trong những năm tháng TS của cô là như vậy. Những trang lịch sử TS không thể quên ghi một ngày như thế. Một cô gái như muôn ngàn cô gái khác trên tuyến đường Trường Sơn, đang hàng giờ dệt nên những kì tích cho Tổ quốc thân thương: Những con đường bằng phẳng để các chuyến xe vượt Trường Sơn tiến vào Nam . Phải là người trong cuộc, hiểu về công việc và hoàn cảnh của các cô gái trinh sát mặt đường mới có thể miêu tả một cách sinh động và cụ thể đến thế. Có được chứng kiến cảnh phá bom mới thấy hết được nỗi gian lao, vất vả và tinh thần dũng cảm của các cô. Dù chỉ là một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh phá bom nhưng đã làm toát lên vẽ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thế kỉ 20. Họ là những con người làm nên lịch sử như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Trường Sơn Đông nắng Tây mưa Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình” Nhận xét :  Công việc là thế nhưng Phương Định lại rất tự hào về mình “Những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc đồng phục và có ngôi sao trên mũ”. Luận điểm 3 Công việc bận rộn vất vả hiểm nguy là thế nhưng Phương Định và các đồng đội của mình luôn sống yêu đời và lạc quan, đoàn kết gắn bó yêu thương nhau. Chị Thao tuy không biết hát nhưng lại có đến ba quyển sổ chép bài hát, chị cũng rất thích thêu thùa, may vá còn Phương Định thì thích hát và mơ mộng. Cô đem cả lòng say mê hát của mình vào chiến trường ác liệt. Cô thích ca hát những hành khúc bộ đội, thích hát dân ca quan họ chắc là giọng hát của cô phải hay lắm thì chị Thao mới mê đến thế. Phương Định còn có thể tự chế ra bài hát mà đến cô cũng bật cười. Một điều bạn đọc rất ít chú ý đó là các cô ai cũng rất thích làm đẹp, Phương Định thì có đôi bím tóc dày đẹp, chị Thao thích tỉa lông mày và chiếc áo lót nào cũng thêu, Nho thì lại thích thêu thùa Các cô vẫn vui đùa 13
  14. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 vẫn say mê đọc thư của những người lính trẻ. Nhận xét đánh giá, bình luận  Phải chăng chính tinh thần lạc quan, yêu đời đã giúp các cô sống thật đẹp, thật vui ngay cả nơi hiểm nguy nhất - trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa? Thế mới biết cuộc sống của các cô không chỉ có chết chóc, không chỉ có đạn bom mà còn vang lên tiếng hát, nụ cười. Tiếng hát ấy, nụ cười ấy đã xoá tan mọi tiếng gầm rú của máy bay và bom đạn quân thù. Luận điểm 4: Ở Phương Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Sự chăm sóc tận tình của Định đã giúp Nho khỏe lại nhanh chóng. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. Có được trang viết này cũng một phần xuất phát từ tâm hồn giàu tình cảm của cây bút Lê Minh Khuê. Lần phá bom, Nho bị thương Phương Định và chị Thao lo cuống cuồng. Các cô đã chăm sóc Nho rất ân cần và chu đáo, dù rất thương đồng đội nhưng không ai rơi nước mắt. “rơi nước mắt những lúc này xem như một sự tự nhục mạ”. Chính sức mạnh của tình đoàn kết đã giúp các cô vượt lên mọi hoàn cảnh, vượt lên chính mình. Cơn mưa đá của cuối truyện như một dụng ý nghệ thuật, cơn mưa ấy đó làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái sau những căng thẳng của một trận chiến đấu, nó đánh thức dậy sự hồn 14
  15. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 nhiên, vô tư của tuổi trẻ và gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương. Nhận xét đánh giá, bình luận  Đến đây thì người đọc cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của Những ngụi sao xa xôi - vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong ở nơi trọng điểm ác liệt trên đường Trường Sơn, cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Đọc “những ngôi sao xa xôi” em lại nghĩ đến những cô gái mở đường trong thơ Phạm Tiến Duật hay thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ và gần gũi nhất là những cô gái Đồng Lộc hay Truông Bồn ngày nào. Cái tên Đồng lộc, Truông Bồn đã trở thành một địa danh lịch sử. Một chứng tích cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế kỉ XX. Thật cảm động biết bao khi các chị đã hi sinh cả tuổi trẻ của mình chi đất nước. Đó là những con người “khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau” như lời thơ của Nguyễn Mĩ từng viết. Kết bài 1: Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp Lê Minh khuê đẫ cho người đọc hiểu một cách sâu sắc về cuộc sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ hơn phần ba thế kỉ và góp phần vào cuộc trường kì kháng chiến thắng lới ấy không thể không nhắc đến lực lượng TNXP. Họ là những con người của một thời và mãi mãi như Tố Hữu đã từng viết: “Xẻ doc Trường Sơn đi cứu nước Mà long phơi phới dậy tương lai” Kết bài 2: Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con người Việt Nam. Chính những con người như Phương Định, Thao, Nho đã xướng nên bài ca tuyệt đẹp của “những bông hoa trên tuyến lửa” anh hùng. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Họ vốn chỉ là những con người rất đỗi bình thường nhưng đã góp phần tạo nên những kì tích anh hùng cho dân tộc như Tố Hữu đã từng viết: 15
  16. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 “Xẻ doc Trường Sơn đi cứu nước Mà long phơi phới dậy tương lai” 40 Bộ đề đọc hiểu và nghị luận XH SỞ GD & ĐT ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn 9 ( 150 phút) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Hơi ấm ổ rơm Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm "Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ" Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm. Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm, Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng, Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò. Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no, Riêng cái ấm nồng nàn như lửa 16
  17. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 Cái dịu ngọt lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người./ (Nguyễn Duy – Cát trắng) Câu 1 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản? Câu 2 (2,0 điểm).Vì sao trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao thức? Hình ảnh hương mật ong của ruộng thể hiện cảm nhận gì của tác giả khi nằm trong hơn ấm ổ rơm? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba? Câu 4 (1,5 điểm): Em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ trong bài thơ? Câu 5: Hãy cho biết từ “ngọt” câu thơ là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? hãy giải thích nghĩa của từ “ngọt” theo đúng nghĩa mà em đã chọn. (Câu này HS có thể chọn nghĩa gốc hay nghĩa chuyển đều cho điểm. Nhưng ý sau phải giải thích đúng với nghĩa mà các em chọn.) Câu 6: Có thể hỏi về từ láy, từ ghép, thể thơ, trường từ vựng .đều được II. Phần Tập làm văn: Câu 1(3,0 điểm): Từ sự thao thức của nhân vật trữ tình, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử khi nhận được một ân tình. (Trình bày trong đoạn văn khoảng 300 chữ) Câu 2: (5 điểm) Những trang viết của Nguyễn Du đã cho thấy một trái tim ngập tràn tình yêu thương đối với con người. Qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học ở chương trình Ngữ Văn 9, tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 3: (Câu phụ) Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương. HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU 6.0 Câu 1 Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản: - Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo sẵn sàng cho 0,25 ngủ qua đêm. 0,25 - Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ. Câu 2 Nhân vật trữ tình thao thức vì: 17
  18. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 - Xúc động khi nhận được sự giúp đỡ, đùm bọc của bà cụ nghèo; cảm 1,0 thấy hạnh phúc khi được trở che, yêu thương. - Hương mật ong của ruộng là hương vị dịu ngọt, thanh đằm, thơm mát 1,0 mà nhân vật trữ tình cảm nhận từ mùi thơm rơm rạ, ruộng đồng; đó còn là hương vị ngọt ngào của lòng yêu thương bình dị, chân thành mà bà mẹ quê dành cho đứa con – người lính qua đường. Câu 3 - Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa hạt gạo nuôi (tất cả chúng ta no), so sánh cái ấm nồng nàn như lửa. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cái ấm 0,75 nồng nàn, cái dịu ngọt. - Tác dụng: Khẳng định hạt gạo nuôi dưỡng sự sống con người mỗi 0,5 ngày nhưng hơi ấm rơm rạ từ lòng người sẽ cho con người một giá trị khác: lòng yêu thương bồi đắp tâm hồn người. + Biện pháp so sánh, ẩn dụ diễn tả gợi cảm niềm xúc động mãnh liệt 0,75 của người lính khi nhận được tình yêu thương của người mẹ nghèo. Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng thay cho chăn đệm, nhưng lại trở thành biểu tượng của tình yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành, nồng ấm, thiêng liêng. Câu 4 HS có thể đưa ra nhiều cách cảm nhận khác nhau, trên cơ sở các gợi ý sau: - Hình ảnh người mẹ nghèo trong bài thơ hiện lên trong một đêm người 0,5 lính lỡ đường xin ngủ nhờ - Mẹ sẵn sàng giúp đỡ người lính lỡ đường bằng sự ấm áp, ngọt ngào của tình yêu thương mộc mạc, dân dã mà đầy chu đáo ân tình 0,5 - Người mẹ ấy có tấm lòng thật cao cả, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, dù hoàn cảnh của mình cũng khó khăn. Mỗi hành động, lời nói của mẹ đầy 0,5 tình yêu thương như ruột thịt. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN 14.0 Câu 1 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Biết ơn là 0,25 cách ứng xử cần thiết khi ta nhận được một ân tình. 18
  19. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: 0,5 Câu 1 1. Giải thích: - Ân tình là người giúp đỡ ta lúc khó khăn, lỡ bước, hoạn nạn; là người hỗ trợ, động viên ta vượt qua khó khăn, thử thách - Ứng xử khi nhận được một ân tình là thể hiện bằng lòng biết ơn; luôn nghĩ đến chuyện đền trả và đáp lại 2,5 2. Bàn luận - Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn nhận được những ân tình từ người khác: Khi hoạn nạn, ốm đau, khốn khó có người ra tay giúp đỡ; khi thất vọng, buồn đau, thất bại có người động viên, sẻ chia, khích lệ; khi cô đơn, cơ nhỡ có người trở che, đùm bọc Nhiều khi ân tình nhận được lại chính từ những nghĩa cử cao đẹp: sẵn sàng nhường lại phần của bản thần mình cho người khốn khó hơn; bênh vực bảo vệ khi ta bị rơi vào thế yếu - Nhận được một ân tình là nhận được một sự tử tế trong cuộc đời. Không phải ai cũng sẵn lòng cho đi sự tử tế, bởi lòng tốt còn đi kèm với sự hi sinh - Biết ơn là cách ứng xử cần có trước mỗi ân tình, bày tỏ lòng biết ơn và có thể trả ơn là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác; nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có của mỗi con người; giúp con người xích lại gần nhau; xã hội nhờ đó mà thêm tốt đẹp. - Vẫn còn có người lại tỏ thái độ vô ơn, quên ơn; sẵn sàng quên đi những 0,5 ân tình mà mình nhận được - Vô ơn là trái với lẽ phải, trái với đạo lí cần lên án 3. Bài học nhận thức và hành động: - Ghi nhớ công ơn, biết ơn đối với người đã đến với ta lúc ta cần nhất - Đáp lại bằng ân nghĩa, tình thương, hành động thiết thực - Sẵn sàng giúp đỡ người khác để lan tỏa ân nghĩa; ứng xử tốt dẹp giữa người và người với nhau d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 19
  20. BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 NGUYỄN ANH VĂN ĐT, ZALO 0833703100 Hãy gọi theo số 0833703100 20