Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Phần: Tiếng Việt - Năm học 2022-2023

docx 17 trang Hàn Vy 03/03/2023 1741
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Phần: Tiếng Việt - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_phan_tieng_viet_nam_h.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Phần: Tiếng Việt - Năm học 2022-2023

  1. ÔN TẬP THI VÀO LỚP CHUYÊN ĐỀ 1: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Từ vựng 1. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt. a. KN: - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. b.Cấu tạo từ : Từ do các tiếng tạo nên - Căn cứ vào cấu tạo, từ TV được chia làm hai loại: Từ đơn và từ phức. a. Từ đơn. + Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. + Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc. *Từ phức: Gồm 2 hoặc nhiều tiếng. Từ phức chia làm 2 loại: Từ ghép.Từ láy b. Từ ghép. - Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. - Phân loại từ ghép: + Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. + Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. + Vai trò: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật. c. Từ láy. + Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau. + Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm. 2. Nghĩa của từ: + Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, ) mà từ biểu thị. + Cách giải thích nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. 3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ + Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ để tạo thành từ nhiều nghĩa. từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. + Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa: - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Lưu ý: Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. 4.Thành ngữ.
  2. + Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh + Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. 5.Từ đồng nghĩa. + Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. + Phân loại: ( 2 loại). - Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa: Trái, quả - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau: chết, ngoẻo, hi sinh, mất + Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. 6. Từ trái nghĩa. + Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.tốt, xấu + Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.”Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng” 7. Từ đồng âm. + Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. + Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.Nghĩa của từ đồng âm không liên quan gì tới nhau.nghĩa của từ đồng nghĩa có sơ sở nghĩa chung 8. Trường từ vựng: + Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Một trường từ vựng lớn có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. - Từ có nghĩa gợi liên tưởng: 9. Từ tượng thanh, từ tượng hình. + Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. + Công dụng: Tử tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. 10. Sự phát triển của từ vựng Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: - Phát triển nghĩa của từ vựng( ẩn dụ và hoán dụ) - Phát triển số lượng từ ngữ( tạo từ ngữ mới và từ mượn) 11. Từ Hán Việt - Từ Hán Việt là những từ được tạo nên bới các yếu tố Hán Việt, - Dung từ HV để tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính ; tạo sắc thái tao nhã hoặc sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xưa. II. Các biện pháp tu từ từ vựng(3 tiết) + Khái niệm: Phép tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong hoàn cảnh cụ thể, nhằm 1 mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh nhằm mục đích diễn đạt lí trí.
  3. 1.Các phép tu từ a. So sánh: + Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hính, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều: - Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. - Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. b.Nhân hoá. + Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. + Các kiểu nhân hoá: - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. c. Ẩn dụ. + Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Các kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ hình thức; ẩn dụ cách thức; ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. d. Hoán dụ. + Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Các kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. e. Nói quá: - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. g. Nói giảm nói tránh: - Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách iễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. h. Điệp ngữ: + Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. + Các kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng; điệp ngữ nối tiếp; điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). i. Chơi chữ: + Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị. + Các lối chơi chữ: Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố, làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị. BPNT Khái niệm/ Phân loại Ví dụ Tác dụng
  4. - Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình Là đối chiếu sự vật này “Đất nước như vì sao ảnh, sinh động. So sánh với sự vật khác có nét Cứ đi lên phía trước.” - Làm nổi bật đối tượng tương đồng với nó. được so sánh. - Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả. “Suốt ba tháng hè nằm - Làm cho câu thơ (câu Dùng những từ vốn gọi im trên giá, Bác Trống văn) trở nên giàu hình người để gọi vật. buồn lắm!” ảnh, sinh động. Dùng những từ vốn tả/ “Bão bùng thân bọc lấy - Làm đối tượng được Nhân chỉ hoạt động, tính chất thân nhân hóa trở nên gần gũi hóa của người để chỉ hoạt Tay ôm, tay níu tre gần với con người, biểu thị suy động tính chất của vật. nhau thêm” nghĩ tình cảm của con “Núi cao chi lắm núi ơi người. Trò chuyện xưng hô với Núi che mặt trời chẳng - Góp phần thể hiện tình vật như đối với người. thấy người thương.” cảm của tác giả. Ẩn dụ “Về thăm nhà Bác làng Sen Hình thức Gọi tên Có hàng râm bụt thắp sự vật lên lửa hồng”. hiện “Ăn quả nhớ kẻ trồng - Làm cho câu thơ (câu Cách thức tượng cây” văn) trở nên giàu hình này “Ngày ngày mặt trời đi ảnh, sinh động, hàm súc, bằng tên qua trên lăng cô đọng. Phẩm chất sự vật Thấy một mặt trời trong - Làm nổi bật đối tượng hiện lăng rất đỏ.” được ẩn dụ. tượng - Góp phần thể hiện tình khác có cảm của tác giả. “Cha lại dắt con đi trên nết Chuyển đổi cảm giác cát mịn tương Ánh nắng chảy đầy vai” đồng với nó “Bàn tay ta làm nên tất Hoán dụ Lấy bộ phận để chỉ toàn cả thể Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” - Làm cho câu thơ (câu Gọi tên “Vì sao? Trái Đất nặng văn) trở nên giàu hình sự vật Lấy vật chứa đựng để gọi ân tình ảnh, sinh động, hàm súc, hiện vật bị chứa đựng Nhắc mãi tên Người: Hồ cô đọng. tượng Chí Minh?” - Làm nổi bật đối tượng này Lấy dấu hiệu của sự vật “Ngày Huế đổ máu được hoán dụ. bằng tên để chỉ sự vật Chú Hà Nội về.” - Góp phần thể hiện tình sự vật “Một cây làm chẳng nên cảm của tác giả. hiện Lấy cái cụ thể để chỉ cái non tượng trừu tượng Ba cây chụm lại nên hòn khác có núi cao” nết
  5. tương cận với nó “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Nhấn mạnh, gây ấn tượng Tương phản Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng” sâu sắc. - Nhấn mạnh. “Cày đồng đang buổi ban trưa Nói quá - Gây ấn tượng. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” - Tăng sức biểu cảm. - Tránh gây cảm giác quá Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! đau buồn, ghê sợ, nặng nề. Nói giảm, nói tránh Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. - Tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Tạo sắc thái dí dỏm, hóm hỉnh, hài hước, châm “Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp Chơi chữ biếm, Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.” - Làm câu văn thêm thú vị, hấp dẫn. Biện Ví dụ Tác dụng pháp - Tạo âm hưởng và nhịp điệu cho lời thơ, lời Lặp cú “Tre, anh hùng lao động! Tre, văn. pháp anh hùng chiến đấu!” - Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng. - Tăng giá trị biểu cảm. “Toàn thể dân tộc Việt Nam - Sắp xếp các ý lần lượt theo thứ tự. quyết đem tất cả tinh thần và lực Liệt kê - Diễn tả cụ thể, toàn diện hơn, sâu sắc hơn lượng, tính mạng và của cải để những khía cạnh khác nhau của đời sống thực giữ vững quyền tự do, độc lập tế hay của tư tưởng, tình cảm. ấy!” Câu hỏi “Những người muôn năm cũ Bộc lộ, xoáy sâu vào cảm xúc (có thể là những tu từ Hồn ở đâu bây giờ?” băn khoăn, ý khẳng định, ) Đảo “Mọc giữa dòng sông xanh Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm phần được ngữ Một bông hoa tím biếc.” đảo lên. - Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa “Lưng mẹ cứ còng dần xuống - Làm nổi bật những hình ảnh đối lập. Đối Cho con ngày một thêm cao.” - Góp phần thể hiện nội dung và tư tưởng, tình cảm của tác giả. *BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: ? Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào? Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ,
  6. Hậu phương thi đua với tiền phương. (Hồ Chí Minh) Gợi ý: Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển các từ (chiến trường, vũ khí, chiến sĩ) từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”. Bài 2 Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng gia đình Bài tham khảo 1: Gia đình là tổ ấm, là nơi có những người ta yêu thương nhất. Nhà là nơi, có mẹ người đã mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày che chở bảo vệ yêu thương ta. Còn ba là người luôn quan tâm dạy dỗ ta biết bao điều trong cuộc sống. Ba luôn sát cánh bên ta, dạy dỗ, ủng hộ, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, dìu dắt che chở để khi con trưởng thành, con sẽ đủ vững vàng tự bước trên con đường mà chúng ta chọn. Hành trang mà con mang theo đó là tình thương, là tình cảm gia đình, là những bài học đường đời. Con dù lớn như thế nào thì trong lòng cha mẹ, con vẫn là đứa con bé bỏng, đứa con mà cha mẹ dành trọn tình thương yêu. Tôi rất yêu tổ ấm của mình. Trường từ gia đình: mẹ, cha, con, cha mẹ, Bài 3 Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: a. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất) b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) c. [ ] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. (Nam Cao, Chí Phèo) Gợi ý a. Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Ý nghĩa: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc. b. Biện pháp nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời. Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ. c. " cụ bá thét ra lửa": Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. Bài 4: Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau? a. Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước (Ngọn đèn đứng gác) b. Mẹ hỏi cây Kơ – mia: - Rễ mày uống nước đâu?
  7. - Uống nước nguồn miền Bắc (Bóng cây Kơ – nia) Gợi ý: Chú ý tìm những từ ngừ vốn dùng để mọi người xưng hô, trò chuyện với nhau, những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người được các tác giả dùng để gọi hoặc tả các vật vô tri vô giác. a. Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước. b.hỏi cây Kơ – nia, uống nước. Bài 5: Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào? a. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [ ]. (Tô Hoài) b. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giấc riêng. [ ] Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại [ ] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mớn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng) c. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới) Gợi ý: a. chị (cách gọi dùng cho người), nghe, không hiểu, muốn, định thần, trợn tròn mắt, lò dò, hỏi, b. linh hồn, tâm tình, cảm giác, nhẹ nhàng, khoan khóa, đùa bỡn, múa may, thầm bảo, sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, muốn, âu yếm, mơn trớn. c.chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, hy sinh, bảo vệ, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Thuộc kiểu nhân hóa vốn dùng những từ để chỉ các hoạt động, đặc điểm, tính chất, của người dùng cho con vật, chiếc lá, cây tre. III. Ngữ pháp 1.Từ loại: a. Danh từ: + Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. + Phân loại danh từ: - Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ đơn vị có hai nhóm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ).
  8. Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: danh từ chỉ đơn vị chính xác; danh từ chỉ đơn vị ước chừng. - Danh từ chỉ sự vật: có hai nhóm: * Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương, Khi viết danh từ riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể là: - Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. - Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp ( không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. - Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương, thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa. * Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật. b. Động từ + Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, để tạo thành cụm động từ. Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất đi khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, + Phân loại động từ: Có hai loại: - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm). - Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm). Loại này gồm hai loại nhỏ: - Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi làm gì?) - Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?) c. Tính từ + Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng chớ, của tính từ rất hạn chế. Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. + Các loại tính từ: có hai loại chính; - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). d. Các từ loại khác: * Số từ - Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. * Lượng từ - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. * Chỉ từ - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
  9. - Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. * Phó từ - Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. * Đại từ + Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoật động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, *Quan hệ từ + Khái niệm: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp ( ví dụ: tuy nhưng; vì cho nên; ) * Trợ từ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó ( ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, ) * Thán từ + Khái niệm: Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt. : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, : này, ơi, vâng, dạ, ừ, * Tình thái từ + Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái biểu thị của người nói: À, ư, hả, hử, chứ, chăng, đi, nào, thay, sao, : ạ, nhé, cơ mà, 2. Cụm từ: a. Cụm danh từ + Khái niệm: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ b. Cụm động từ + Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. c. Cụm tính từ Mô hình đầy đủ của cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ định; Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất; 3. Thành phần câu: a. Các thành phần chính: + Chủ ngữ. - Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiên tượng có hành động đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?.
  10. - Đặc điểm: chủ ngữ thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, đại từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ, một tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. + Vị ngữ. - Khái niệm: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, như thế nào?, Là gì? - Đặc điểm: Vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, danh từ, cụm danh từ. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. b.Thành phần phụ: + Trạng ngữ - Khái niệm: là thành phần nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu; giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phảy khi viết. + Khởi ngữ; là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu., với mục đích nhấn mạnh chủ đề. c. Các thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu; bao gồm; - Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận, ) - Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc dùng để duy trì quan hệ giao tiếp. - Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và dấu phảy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. 4.Các kiểu câu. a. Câu đơn: là loại câu có một kết cấu C – làm nòng cốt câu. b. Câu ghép: + Khái niệm: là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu. c. Câu đặc biệt: + Khái niệm: Câu đặc niệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. 5. Biến đổi câu; a. Thêm bớt thành phần câu - Rút gọn câu: + Khái niệm: khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ). - Mở rộng câu: - Thêm trạng ngữ cho câu(Hôm nay, tôi đi học) - Dùng cụm C-V để mở rộng câu (Cây bàng lớp tôi trồng lá rất xanh.) b. Chuyển đổi kiểu câu;
  11. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. Nhà trường tuyên dương lớp 9 c. Lớp lớp 9 c được Nhà trường tuyên dương. 6. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp Kiểu câu Nhận diện Ví dụ Câu chỉ bao gồm một cụm C-V làm nòng - Mai đang học bài. Câu đơn cốt câu. - Con mèo rất đẹp. Câu có 2 cụm C-V trở lên và các cụm C-V Pháp chạy, Nhật hàng, vua Câu ghép không bao chứa nhau, mỗi cụm C-V là một Bảo Đại thoái vị. vế câu. - Chiếc đồng hồ treo trên Câu có 2 cụm C-V trở lên và có một cụm C- tường rất đẹp. Câu phức V làm nòng cốt câu, các cụm C-V còn lại là - Chiếc áo mẹ mua cho em rất thành phần trong cụm nòng cốt. đẹp. Khi nói hoặc viết người ta có thể lược bỏ Câu rút gọn một số thành phần của câu tạo thành câu rút “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” gọn. “Quê hương! Quê hương thân Câu đặc biệt Câu không được cấu tạo theo kết cấu C-V. yêu!” 7. Câu phân loại theo mục đích nói Kiểu câu Nhận diện Ví dụ - Câu có chứa những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, ) hoặc có từ “hay” nối các vế câu có quan Câu nghi “Sáng ngày người ta đấm hệ lựa chọn. vấn u có đau lắm không?” - Có chức năng chính dùng để hỏi - Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi. - Câu có chứa những từ ngữ cầu khiến (hãy, đừng, Câu cầu chớ, đi, thôi, nào, ) “Ông giáo hút trước đi.” khiến - Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, - Thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Câu có chứa những từ ngữ cảm thán (ôi, than ôi, trời ơi, thay, ) Câu cảm “Than ôi! Thời oanh liệt - Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói thán nay còn đâu?” (người nghe) - Thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Câu trần câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Tôi thương lắm. Vừa thuật - Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả, thương vừa ăn năn tội - Thường kết thúc bằng dấu chấm. mình.” IV. Các nội dung khác. 1. Liên kết câu và liên kết đoạn văn; Các đoạn văn trong vb cũng như các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
  12. + Về ND: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của vb, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề). Các đv và các câu phải được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí.(liên kết lô gic) + Về hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng 1 số biện pháp chính: 2. Các phép liên kết thường gặp: Các phép TT Đặc điểm nhận diện Ví dụ liên kết - Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và Sử dụng ở câu sau các từ tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta Phép nối 1 ngữ biểu thị quan hệ với phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp Nguyễn câu trước. Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. Phép nối: “Và” Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ (từ, - Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được 2 Phép lặp câu, ) để tạo ra sự liên sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. kết giữa những câu chứa Phép lặp: “văn nghệ” chúng. - Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Sử dụng ở câu đứng sau Đó là một truyền thống quý báu của ta. các từ ngữ có tác dụng 3 Phép thế (Hồ Chí Minh) thay thế từ ngữ đã có ở Phép thế: “Đó” thế cho “lòng yêu nước nồng câu trước. nàn” 3. Xưng hô trong hội thoại: - Trong TV hệ thống từ ngữ được dùng để xưng hô bao gồm: các đại từ xưng hô, các danh từ chỉ quan hệ họ hàng, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp. Trong giao tiếp cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. + Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô khá đa dạng và phong phú: Dùng đại từ ngôi thứ nhất (người nói) ở số ít và số nhiều: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, ; Dùng đại từ ngôi thứ 2 (người nghe) ở số ít và số nhiều: mày, mi, chúng mày, bọn mày, + Dùng các từ chỉ quan hệ gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, + Dùng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thầy giáo, cô giáo, bác sĩ, giáo sư, giám đốc, thủ trưởng, + Dùng các từ chỉ tên riêng. 4. Các phương châm hội thoại a. Phương châm hội thoại về lượng: - Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. VD: Trong bài tập làm văn của học sinh đó là văn bản hội thoại giữa học sinh và thầy giáo chấm. Học sinh do không đọc kĩ bài đề, nắm không đúng yêu cầu đề nên bị thầy giáo phê lan man, thừa ý, thiếu ý khuyết điểm là vi phạm phương châm về lượng nhưng dễ khắc phục. b. Phương châm về chất: - Trong giao tiếp nói những thông tin có bằng chứng xác thực. VD: - Con bò to bằng con trâu (đúng p/c về chất) - Con bò to bằng con voi (sai p/c về lượng)
  13. c. Phương châm quan hệ: - Nói đúng đề tài tránh nói lạc đề. VD: Hỏi - Anh đi đâu đấy? Trả lời - Tôi đi chơi (bơi) (đúng p/c quan hệ) - Con mèo đen đã chết (sai p/c quan hệ) - Trong các buổi họp mỗi người một ý cứ nói lan man không đâu vào đâu mất thì giờ vì chẳng ai coi trọng phương châm quan hệ. - Các thành ngữ: “Trông đánh xuôi kèn thổi ngược”,“Chuyện ông chẳng bà chuộc ”. * Lưu ý: Muốn biết một câu nói có tuân thủ phương châm quan hệ hay không cần biết thực sự người nói muốn nói điều gìqua câu đó. d. Phương châm cách thức: Nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ. Nếu vi phạm dễ làm người ta hiểu sai. VD: Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? 2 cách hiểu: 1 - Con có thích ăn quả táo mà mẹ để trên bàn không? 2 - Con có ăn vụng quả táo mà mẹ để trên bàn không? Cần trọn 1 trong 2 cách hiểu trên e. Phương châm lịch sự: Cần tôn trọng, tế nhị trong giao tiếp. VD: Hỏi - Anh làm ơn cho tôi hỏi đờng ra ga Hải Dơng đi lối nào ? Trả lời - Bác đi đến ngã sáu sau đó rẽ tay phải là tới đấy ạ (đúng p/c lịch sự) Tới ngã sáu rẽ phải ( cha đúng p/c lịch sự) - Lịch sự là một yêu cầu quan trong quan hệ giữa người với người trong cuộc sống nói chung và trong giao tiếp nói riêng thể hiện ở 2 phương diện chính : - Khiêm tốn, không tự nhấn mạnh cái tôi quá mức. - Đề cao, quan tâm đến người khác, không làm phương hại đến thể diện, đến lĩnh vực riêng tư của người khác hặc biết làm giảm nhẹ mức độ của những hành vi gây phương hại. -Các ăn nói trống không là biểu hiện bất nhã trong giao tiếp. 6. Các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại. - Người nói vô ý, thiếu văn hóa, vụng về trong giao tiếp. - Người nói cố tình vi phạm một hoặc một vài phương châm hội thoại nào đó để: + Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc một yêu cầu nào đó quan trọng hơn (thường vi phạm phương châm về chất để ưu tiên cho phương châm lịch sự). + Gây chú ý cho người nghe hoặc hướng người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó (thường vi phạm phương châm về lượng hoặc phương châm cách thức, phương châm quan hệ để tạo hàm ý) 7. Nghĩa tường minh và hàm ý - Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. + Các điều kiện tồn tại của hàm ý: Có sự cộng tác của người nghe; người nghe có năng lực giải được hàm ý trong câu nói. IV.ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP a. Khái niệm: Là bộ phận nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. b. Các thành phần biệt lập
  14. 1. Thành phần tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ: Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh) - Thành phần tình thái thường sử dụng các từ ngữ chỉ độ tin cậy của người nói với sự việc được nói (Có lẽ, có thể, hình như, dường như, có vẻ như, chắc, chắc hẳn, chắc là, ), hoặc những từ ngữ chỉ nguồn ý kiến của sự việc được nói trong câu (Theo tôi được biết, theo thông báo của đài ). VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 2. Thành phần cảm thán: dùng để bộc lộ tâm lí của người nói dối với sự việc được nói đến trong câu (vui, buồn, ngạc nhiên ) Ví dụ: Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp. - Thành phần cảm thán thường sử dụng các thán từ bộc lộ cảm xúc (ôi, chao ôi, ồ, trời ơi, hỡi ôi ) thường đứng trước cấu trúc ngữ pháp của câu. Lưu ý : Khi việc bộc lộ cảm xúc của người nói được tách thành một câu riêng thì đó không còn là thành phần biệt lập cảm thán mà trở thành câu đặc biệt. Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ) 3. Thành phần gọi - đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Ví dụ: Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy! (Kim Lân) - Thành phần gọi - đáp thường đứng trước cấu trúc cú pháp của câu hoặc cuối câu, ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy, thường sử dụng các từ ngữ gọi đáp (này, ừ, dạ, vâng hoặc các tên riêng). - Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? - Vâng, mời bác và cô lên chơi Lưu ý: Khi việc gọi - đáp được tách thành một câu riêng biệt thì đó không còn là thành phần biệt lập gọi đáp mà trở thành câu đặc biệt gọi – đáp. Ví dụ : Vâng! Ông giáo dạy phải .(Nam Cao) 4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Ví dụ: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. (Nguyễn Dữ) - Thành phần có phụ chú đứng ở giữa câu hoặc cuối câu, thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hoặc trong dấu ngoặc đơn goặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, - Thành phần phụ chú có tác dụng nêu điều bổ sung thêm hoặc nêu thái độ của người nói hoặc xuất xứ của lời nói, của ý kiến. VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi V. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 1. Cách dẫn trực tiếp; - Dẫn trực tiếp: là cách trích dẫn lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người khác hoặc của chính người nói. - Cách thức dẫn trực tiếp: + Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc xuống dòng sau dấu gạch ngang. + Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng giữa hoặc đứng sau lời người dẫn. 2. Cách dẫn gián tiếp - Dẫn gián tiếp: là dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người khác hoặc của chính người nói nhưng có điều chỉnh lời lẽ cho thích hợp.
  15. - Cách thức dẫn gián tiếp: + Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải bảo đảm đúng ý, đúng nội dung. + Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, có thể dùng từ rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn . 3. Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp - Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (hoặc dấu gạch ngang) - Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp - Lược bỏ các tình thái từ (nếu có) và thay đổi từ chỉ thời gian cho thích hợp. - Có thể thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn. BÀI TẬP 1: Câu 1: Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau: a. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. => Thành phần tình thái b. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. c. Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa. => Tp cảm thán Câu 2: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. c. Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Câu 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau: a. Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường b. Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp. c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em. 7. Câu chủ đề và cách trình bày nội dung đoạn văn a. Câu chủ đề: - Về nội dung: giữ nhiệm vụ chủ hướng, là ý cơ bản, mang nội dung khái quát của cả đoạn. - Về hình thức: thường đủ chủ ngữ và vị ngữ. - Về vị trí: đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. - Về dung lượng: yêu cầu ngắn gọn. b. Các cách trình bày nội dung đoạn văn: thường có 5 cách trình bày nội dung đoạn văn cơ bản là: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. A. Đoạn văn diễn dịch (có câu chủ đề) là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý câu chủ đề, bổ sung làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. 1. Ví dụ: “Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ đồng chí đưa tiễn ven sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phất phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ.”
  16. 2. B. Đoạn văn quy nạp (có câu chủ đề) là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách này, câu chủ đề đứng ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận, 3. Ví dụ: “Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.” BÀI TẬP Bài 1 Cho đoạn thơ sau: “ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà rặn cháu đinh ninh Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” (Bếp lửa- Bằng Việt) ? Trong đoạn thơ trên có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Tại sao? Từ việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó, em hiểu gì về phẩm chất của người bà? *Gợi ý: - Phương châm hội thoại không được tuân thủ: Phương châm về chất: Bà dặn cháu viết thư cho bố: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” => Bảo cháu nói không đúng sự thật vì không muốn bố phải lo lắng. Từ đó thấy được phẩm chất của bà: Yêu thương con cháu, yêu nước, giàu đức hi sinh. Bài 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong các trường hợp sau: Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi, một hôm thằng lớn thở dài nói: - Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tới ngày trước cũng rất tốt Nó thường nói một cách buồn bã: Ngày trước, trước kia, đã có thời dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. (M. Gorki) b) Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt ruồi khổ sai chung thân ; truyển cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc hoàng lại nói với loài người: " Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi . Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được" (Theo Tường Lan). * Gợi ý: a. Lời dẫn trực tiếp: Đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng: Có lẽ tất cả các bài đều rất tốt, bà tới ngày trước cũng rất tốt. - Lời dẫn gián tiếp: đặt sau dấu (:) Ngày trước, trước kia, đã có thời
  17. b. Lời dẫn trực tiếp: Đặt trong dấu ngoặc kép: "Ruồi có tội mà có người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây dựng theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được ". - Lời dẫn gián tiếp: + Ruồi khổ sai chung thân; + Chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ông lão nghệ nhân cố ghìm cơn giận dữ, bảo người đàn ông đứng trước mặt : - Tôi đã nói rồi. Ông đi đi, kẻo con cháu tôi nó về bây giờ. Chúng tôi không bán chác gì sất. Chung quanh chỗ nào cũng rắc thuốc trừ sâu, còn mấy vườn tre với mặt nước đầm sen ở đây , chúng về trú ngụ , các ông đến định xua đuổi nốt đi à? Ông muốn bắt chim, mua chim thì đến nhà khác, hay ra chợ. - Người đàn ông tóc gọng kính, mặt con quay, vẫn cười cười nói nói: - Cụ không bán cho con, qua kì sinh sản chúng cũng bay vãn đi mất. Con xin trả cụ theo giá chợ. Đêm chúng con tới bắt, bảo đảm êm ru, đủ số đặt cược, chẳng dám bắt hơn. Cô bé không thể biết được đâu cụ ơi. Ông lão trợn mắt: - Ông nói gì lạ thế. Ông chỉ biết lời lãi, chẳng hiểu giống chim làm tổ nuôi con, bắt chúng thì chim non kêu khóc, chim bố mẹ dáo dác tìm nhau, inh ỏi suốt ngày. Cháu tôi ăn ngủ sao được? Gã lái buôn lẳng lặng quay ra. ( Vũ Lê Mai, bầu trời và tiếng chim) a. Tìm từ ngữ xưng hô giữa ông lão nghệ nhân và gã lái buôn. b. Phân tích cách xưng hô của ông lão nghệ nhân và của gã lái buôn . Thử giải thích cách xưng hô của hai người. Gợi ý: a. Các từ ngữ xưng hô: tôi - ông ; cụ - con. b. Ông lão nghệ nhân tự xưng là tôi , gọi giá lái buôn là ông ; gã lái buôn tự xưng là con , gọi ông lão là cụ. - Cách xưng hô của ông lão có tính trung hòa để việc từ chối thêm chắc chắn, gã lái buôn xưng khiêm hô tôn ông lão để tỏ vẻ tôn trọng, lấy lòng ông lão, hòng đạt được mục đích mua chim.