Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
tong_hop_18_de_thi_hsg_lich_su_lop_11_cap_truong_co_dap_an_c.docx
Nội dung text: Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (14 điểm). I. Dạng 1. Học sinh trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 16 C 2 B 17 D 3 C 18 A 4 A 19 C 5 B 20 B 6 D 21 A 7 B 22 A 8 D 23 A 9 D 24 C 10 A 25 D 11 A 26 D 12 C 27 B 13 A 28 B 14 C 29 A 15 B 30 A II. Dạng 2. Trắc nghiệm Đúng – Sai (5,0 điểm). Câu 1. a. S; b. S; c. Đ; d. S Câu 2. a. S; b, Đ; c. Đ; d. S Câu 3. a. S; b, Đ; c. S; d. Đ Câu 4. a. Đ; b, Đ; c. S; d. S Câu 5. a. Đ; b, Đ; c. S; d. Đ - Học sinh trả lời đúng 01 ý trong 1 câu thì được 0,1 điểm. - Học sinh trả lời đúng 02 ý trong 1 câu thì được 0,25 điểm. - Học sinh trả lời đúng 03 ý trong 1 câu thì được 0,5 điểm. - Học sinh trả lời đúng 04 ý trong 1 câu thì được 1,0 điểm. PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Điểm Câu 1. Lí giải ngắn gọn nguyên nhân Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á 2,0 điểm không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây - Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V: 1,0 điểm + Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục, + Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới. - Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo": 1,0 điểm + Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước. + Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp. DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn + Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Câu 2: (2,0 điểm) Hãy phân tích những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn 2,0 điểm đối với lịch sử dân tộc? • Khái quát về hoàn cảnh bùng nổ và những bước phát triển chính của phong trào nông dân 0,5 điểm Tây Sơn • Nêu và phân tích những vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc 0,5 điểm + Lật đổ các tập đoàn phong kiến ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước . 0,5 điểm + Lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789) giành thắng lợi góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc + Xây dựng vương triều Tây Sơn và tiến hành những cải cách sâu rộng trên nhiều lĩnh vực 0,5 điểm góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Câu 3: (2,0điểm) Trên cơ sở kiến thức đã học, em hãy rút ra những bài học cơ bản từ lịch sử chống 0,5 điểm ngoại xâm của Việt Nam. - Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: + Bài học về tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước đã trở thành 0,5 điểm sức mạnh vô song, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm + Bài học về sự mưu trí, sáng tạo, biết lợi dụng địa hình địa vật để đánh địch, phát huy tính chính nghĩa trong chiến tranh + Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện 0,5 điểm qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc... + Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy 0,5 điểm ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao,... ...................Hết................... DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG KHỐI 10, 11 KHOAN - THẠCH THẤT ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 11 Thời gian làm bài 150 phút ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu 1 (5 điểm) Phân tích tiền đề chung dẫn đến bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Theo em tiền đề nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 2 (3 điểm) Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô? Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? Câu 3 (3 điểm) Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á: a) Vì sao từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX Đông Nam Á là đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây? b) Khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lược ba nước Đông Dương (Thế kỷ XIX)? Câu 4 (4 điểm) Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945: a) Lập bảng thống kê những thắng lợi tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân ta từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII theo mẫu: Tên cuộc kháng chiến Thời gian Lãnh đạo Chiến thắng tiêu biểu b) Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 5 (5 điểm) Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427): a) Trình bày bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427). b) Chỉ ra điểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). ------------- HẾT ------------- (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (5 điểm) Phân tích tiền đề chung dẫn đến bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Trong thời kỳ cận đại, nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra, tiêu biểu là Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp,... Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng. (0,5 điểm) - Kinh tế: Trong các thế kỉ XVI - XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu - Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công thương nghiệp. Ở Anh và Bắc Mỹ thế kỷ XVII - XVIII công trường thủ công ngày càng chiếm ưu thế. Ở Pháp, cuối thế kỷ XVIII công thương nghiệp rất phát triển. (0,5 điểm) - Chính trị: Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ, đa số các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế (đang lâm vào khủng hoảng) hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. (0,5 điểm) - Xã hội: Trong xã hội, bên cạnh giai cấp phong kiến và nông dân đã xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới,.. Họ đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân. Tiêu biểu nhất là chế độ ba đẳng cấp ở nước Pháp (0,5 điểm) - Tư tưởng: Các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời, phê phán những giáo lý lạc hậu, quan điểm lỗi thời của giai cấp phong kiến và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển. Tiêu biểu là trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên. (0,5 điểm) Theo em tiền đề nào quan trọng nhất? Vì sao? Tiền đề về kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhất, vì sự hình thành của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo cơ sở và dẫn đến những thay đổi, chuyển biến trong đời sống chính trị - xã hội, tư tưởng (1 điểm): - Về chính trị - xã hội: Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, như: giai cấp tư sản, quý tộc mới, chủ nô Các giai cấp, tầng lớp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân, do đó, họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ mới, tiến bộ hơn. (1 điểm) - Về tư tưởng: Cùng với sự xuất hiện và phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư sản dần được hình thành trong lòng xã hội phong kiến. (0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm) Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô? Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chỉ trong vòng 3 năm (1989 - 1991), chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ hoàn toàn. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân Biểu hiện DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ. (0,5 điểm) - Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực. (0,5 điểm) - Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ Chủ quan (1,5 điểm) thuật. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. (0,25 điểm) - Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm. (0,25 điểm) - Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính Khách quan (0,25 điểm) trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. (0,25 điểm) Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? (1,25 điểm) Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu: - Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, vận dụng sáng tạo và linh hoạt các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Củng cố, nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,5 điểm) - Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. (0,25 điểm) - Tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ của văn minh nhân loại, áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất để tránh tình trạng tụt hậu, trì trệ. (0,25 điểm) - Nâng cao cảnh giác, ngăn chặn các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. (0,25 điểm) Câu 3 (3 điểm) Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á: a) Vì sao từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX Đông Nam Á là đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây? * Vì: - Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng. (0,25 điểm) + Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. + m,Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn. - Tài nguyên, thiên nhiên phong phú. (0,25 điểm) - Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn. (0,25 điểm) - Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng. (0,25 điểm) a) Khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lược ba nước Đông Dương (Thế kỷ XIX)? - Tại Việt Nam, ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. Năm 1884, với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn lược Việt Nam. (0,75 điểm) - Tại Campuchia, năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Campuchia ký hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia. (0,5 điểm) - Tại Lào, năm 1893, Xiêm buộc phải kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào, biến vương quốc này thành xứ bảo hộ của Pháp nằm trong Liên bang Đông Dương. (0,5 điểm) Trên cơ sở các thuộc địa mới xác lập, thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương và tiến hành đặt ách cai trị, bóc lột. (0,25 điểm) Câu 4 (4 điểm) Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945: a) Lập bảng thống kê những thắng lợi tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân ta từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII theo mẫu (2,5 điểm): Tên cuộc kháng chiến Thời gian Lãnh đạo Chiến thắng tiêu biểu Kháng chiến chống quân Mông 1258 Nhà Trần - Đông Bộ Đầu Cổ (thời Trần) (0,5 điểm) - - Tây kết, Hàm Tử Kháng chiến chống quân Trần Thánh Tông; 1285 - Chương Dương, Thăng Long Nguyên (thời Trần) (0,5 điểm) Trần Quốc Tuấn - - Vạn Kiếp Kháng chiến chống quân 1287 - Trần Nhân Tông; Trần - Bạch Đằng Nguyên (thời Trần) (0,5 điểm) 1288 Quốc Tuấn Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 Nguyễn Huệ - Rạch Gầm - Xoài Mút (0,5 điểm) Kháng chiến chống quân Thanh 1789 Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi - Đống Đa (0,5 điểm) b) Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. - Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống các cuộc chiến tranh của các nước lớn với những đạo quân xâm lược khổng lồ có vai trò đặc biệt trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam. (0,75 điểm) - Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có tác động lớn đến quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước. Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa. (0,75 điểm) Câu 5 (5 điểm) Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427): a) Trình bày bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427). * Bối cảnh (1,5 điểm): - Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh năm 1407, nhiều cuộc đấu tranh tiếp tục nổ ra trên cả nước. (0,75 điểm) - Năm 1414, nhà Minh biến Đại Việt thành quận Giao Chỉ, thi hành chính sách cai trị hà khắc cùng chế độ thuế khóa nặng nề. (0,75 điểm) DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn Trong bối cảnh đó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. * Ý nghĩa (1,5 điểm): - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. (0,75 điểm) - Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, đồng thời mở ra thời kì phát triển mới cùng nền độc lập, tự chủ lâu dài của Đại Việt. (0,75 điểm) a) Chỉ ra điểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). (2 điểm) - Điều chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh. (1 điểm) - Có những văn kiện lịch sử quan trọng được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất và thứ hai của Việt Nam: Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt , Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. (1 điểm) ..Hết .. DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Lịch sử - Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Phân tích tiền đề chung và riêng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào? Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1789 và bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945. Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại để làm rõ nhận định sau: “Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư bản dầu sao vẫn là Chủ nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là chế độ đầy rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn”. (GS.TS Vũ Văn Hiền, Nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại, Báo điện tử VOV, Thứ Năm, ngày 26/08/2010). Câu 4 (2,0 điểm) Là một học sinh trung học phổ thông, em hãy nêu lên 4 việc mà mình có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Câu 5 (4,0 điểm) Nêu những nét chính của CNXH từ 1991 đến nay. Sự tồn tại và phát triển của CNXH từ 1991 đến nay thể hiện điều gì? HẾT DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM + GV bám sát hướng dẫn chấm. Có thể vận dụng khi chấm, cho điểm khuyến khích nhưng không vượt quá thang điểm trong câu. + Học sinh làm bài phải có sự phân tích sâu, liên hệ rộng mới được điểm tối đa. CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Phân tích tiền đề chung và riêng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Câu 1 Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý (4,0 điểm) nghĩa như thế nào? * Tiền đề chung Trong thời cận đại, nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra, tiêu biểu là Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp Các cuộc cách mạng bùng nổ do đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng. - Kinh tế: Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công thương nghiệp 0,5 (sự ra đời của các công trường thủ công, sự xâm nhập của CNTB vào trong nông nghiệp, việc sử dụng máy móc trong công nghiệp, sự phát triển của các thành thị, mở rộng quan hệ buôn bán ). Tuy nhiên sự phát triển này lại gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc ở chính quốc. - Chính trị: Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Họ đấu tranh để xoá bỏ ách áp bức, bóc lột. 0,25 - Xã hội: xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới, vô sản Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới ở Anh, chủ nô ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng; còn nông dân, công nhân, 0,25 bình dân thành thị, tiểu tư sản bị bóc lột, chén ép, bị cai trị hà khắc. Các giai cấp này có mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân nên họ muốn làm cách mạng. - Tư tưởng: xuất hiện hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ 0,25 (Cải cách tôn giáo, Triết học Ánh sáng ) * Tiền đề riêng - Kinh tế: + Cách mạng tư sản Anh: Đến đầu TK XVII, kinh tế Anh phát triển nhất châu Âu, nhất là ngành len dạ. Ngoại thương phát triển mạnh mẽ. 0,25 DeThi.edu.vn
- Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn + Bắc Mĩ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị 0,25 trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Đến giữa thế kỉ XVIII, công thương nghiệp TBCN ngày càng phát triển. Các công trường thủ công rất phổ biến, nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc và miền Trung + Cách mạng tư sản Pháp: Đến giữa thế kỉ XVIII, nông nghiệp vẫn rất lạc tế 0,25 công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng TBCN hậu (năng suất cây trồng thấp, 1/3 diện tích đất bị bỏ hoang,...) - Chính trị: + Anh: Vua Sác–lơ I nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, cản trở việc kinh 0,25 doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới. Vua đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo), tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo (tôn giáo cải cách). + Bắc Mĩ: Chính sách cai trị của thực dân Anh đã kìm hãm sự phát triển kinh tế 0,25 của Bắc Mĩ + Pháp: Đến cuối TK XVIII, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-I XVI. Vua chuyên chế cao độ, có quyền lực tuyệt đối. 0,25 - Xã hội: + Anh: Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là TS quý tộc mới với chế độ PK chuyên chế gay gắt 0,25 + Bắc Mĩ: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân thuộc địa (tư sản, chủ nô, trại chủ, nông dân,...) với thực dân Anh + Pháp: Mâu thuẫn giữa tăng lữ và quý tộc phong kiến với tư sản và các tầng lớp 0,25 nhân dân ngày càng sâu sắc. - Tư tưởng + Anh: giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách (Thanh 0,25 giáo) để tập hợp quần chúng. + Bắc Mĩ: Tư tưởng dân chủ tư sản thể hiện qua khẩu hiệu “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát: 0,25 + Pháp: Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội, đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà 0,25 nước kiểu mới Giép - phéc - sơn. Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào? Tiền đề về kinh tế có ý nghĩa quan trọng, quyết định hàng đầu dẫn đến bùng nổ các cuộc CMTS bởi vì kinh tế tư bản xuất hiện mới dẫn tới sự ra đời những giai cấp, 0,25 tầng lớp mới của xã hội tư bản, những giai cấp, tầng lớp này dần lớn mạnh thì mới có cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và dẫn tới 1 cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến – cuộc CMTS. DeThi.edu.vn