Tổng hợp câu hỏi tư duy môn Lịch sử Lớp 8

docx 4 trang thaodu 10072
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp câu hỏi tư duy môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_cau_hoi_tu_duy_mon_lich_su_lop_8.docx

Nội dung text: Tổng hợp câu hỏi tư duy môn Lịch sử Lớp 8

  1. TỔNG HỢP CÂU HỎI TƯ DUY LỊCH SỬ 8 Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? - Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp, triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp, ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào? - Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn. - Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ? - Qua những hiệp ước, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn). Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. - Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh. - Thời gian tồn tại: 10 năm. - Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn. - Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. - Tự chế tạo được vũ khố (súng trường). Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh. * Giống nhau: Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc. * Khác nhau:
  2. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? - Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. - Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? - Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời. - Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân. - Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống. - Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì. - Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết, - Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất. - Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp. - Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương. SS hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt - Giống nhau: + Hai hiệp ước được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN trước chủ nghĩa tư bản Pháp. + Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp tại Huế. + Cả 2 hiệp ước đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần: Nam Kì là xứ thuộc địa, Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ và Trung Kì là xứ bảo hộ. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt
  3. nam trước sự bất lực của triều Nguyễn. - Khác nhau: + Hiệp ước Hác-măng: gồm 27 điều khoản, nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước. + Hiệp ước Pa-tơ-nốt: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Có nội dung giống Hác- măng chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì. Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX? - Lực lượng: đông đảo các tầng lớp nhân dân, các văn thân sĩ phu. - Hình thức: đấu tranh vũ trang - Tính chất: Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc. - Ý nghĩa: Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ⟹ Tóm lại, diễn ra quy mô hơn, có tiến bộ, có tổ chức và chuẩn bị tốt hơn trong các cuộc khởi nghĩa trước. Tuy nhiên, chưa có sự tổ chức chặt chẽ giữa các phóng trào. Chủ yếu là về khởi nghĩa vũ tran,. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị Dẫn đến kết quả thất bại do lực lượng giữa ta và địch chênh lệch; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? - Thời gian: phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi nổ ra muộn nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài. - Quy mô: diễn ra rộng khắp ở cả Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc, - Ý nghĩa: Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp. Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? - Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc. - Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn. ⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp? Giống nhau: - Đều là phong trào yêu nước chống Pháp, làm chậm quá trình bình định của Pháp - Đều thất bại. Khác nhau: Khởi nghĩa Yên Thế Phong trào Cần Vương Mục đích Chống lại chính sách bình định của Đánh Pháp giành lại độc lập, Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. khôi phục lại chế độ phong kiến. Thời gian Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), Diễn ra trong 10 năm (1885 -
  4. diến ra trong cả thời kì Pháp bình định và tiến 1896), trong thời kì Pháp bình hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. định Việt Nam Lãnh đạo Nông dân Văn thân sĩ phu Địa bàn Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và Các tỉnh Trung và Bắc Kì. một số tỉnh Bắc Kì. Lực lương Nông dân Các văn thân sĩ phu Phương Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai Khởi nghĩa vũ trang thức đấu đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến. tranh Tính chất Phong trào mang tính chất tự vệ, tự Phong trào yêu nước chống Pháp phát. theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.