Trắc nghiệm ôn lý thuyết học kì 2 Hoá 12 - Chương 6: Kim loại kiềm-Kiềm thổ-Nhôm

docx 8 trang Hoài Anh 27/05/2022 5133
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn lý thuyết học kì 2 Hoá 12 - Chương 6: Kim loại kiềm-Kiềm thổ-Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_on_ly_thuyet_hoc_ki_2_hoa_12_chuong_6_kim_loai_k.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm ôn lý thuyết học kì 2 Hoá 12 - Chương 6: Kim loại kiềm-Kiềm thổ-Nhôm

  1. CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM Câu 1. Kim loại kìm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mền là do yếu tố nào sau đây? A. Khối lượng riêng nhỏ B. Thể tích nguyên tử lớn và khối lượng nguyên tử nhỏ C. Điện tích của ion nhỏ(+1), mật độ electron thấp, liên kết kim loại kém bền D. Tính khử mạng hơn các kim loại khác Câu 2. Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì? A. Ngâm chúng vào nước B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất D. Ngâm chúng trong dầu hỏa Câu 3. Có dd NaCl trong nước. Quá trình nào sau đây biểu diễn sự điều chế kim loại Na từ dung dịch ttrên? A. Điện phân dung dịch B. Dùng kim loại K đẩy Na ra khỏi dung dịch C. Nung nóng dd để NaCl phân hủy D. Cô cạn dd và điện phân NaCl nóng chảy Câu 4. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào trong đó ion Na+ bị khử thành nguyên tử Na? A. 4Na +O2 2Na2O B. 2Na +2H2O 2NaOH + H2 C. 4NaOH 4Na + O2 +2H2O D. 2Na +H2SO4 Na2SO4 Câu 5. Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử? A. Điện phân NaCl nóng chảy B. Điện phân dd NaCl trong nước C. Điện phân NaOH nóng chảy D. Điện phân Na2O nóng chảy Câu 6. Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử? A. Dung dịch NaOH tác dụng với dd HCl B. Điện phân NaCl nóng chảy C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dd HCl D. Dd NaCl tác dụng với dd AgNO3 Câu 7. Trong quá trình điện phân dd NaCl, ở cực âm xảy ra quá trình gì ? A. sự khử ion Na+ B. Sự oxi hóa ion Na+ C. Sự khử phân tử nước D. Sự oxi hóa phân tử nước Câu 8. Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại kiềm? A. Bán kính nguyên tử B. Số lớp electron C. Số electron ngoài cùng của nguyên tử D. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Câu 9. Những đặc điểm nào sau đây không phải là chung cho các kim loại kiềm? A. Số oxi hóa của nguyên tố trong hh B. Số lớp electron C. Số electron ngoài cùng của nguyên tử D. Cấu tạo đơn chất kim loại Câu 10. Tính chất hóa học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là gì? A. Tính khử mạnh B. Tính khử yếu C. Tính oxi hóa yếu D. Tính oxi hóa mạnh Câu 11. Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng nào? A. Kim loại kìm tác dụng được với nước B. Kim loại kím tác dụng với oxi
  2. C. Kim loại kiềm tác dụng với dd axit D. Kim loại kiềm tác dụng với dd muối Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại kiềm gồm Li, Na, K, Ra, Cs, Fr B. Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn C. Các kim loại kiềm đều có cấu hình electron hóa trị là ns1 D. Trong hợp chất, kim loại kiềm có mức oxi hóa +1 Câu 13. Giải thích nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác trong cùng chu kì do kim loại kiềm có bán kính lớn nhất B. Do năng lượng ion hóa nhỏ nên kim loại kiềm có tính khử rất mạnh C. Nguyên tử kim loại kiềm có xu hướng nhường 1 electron do I2 của nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn nhiều so với I1 và do ion kim loại kiềm M+ có cấu hình bền D. Tinh thể kim loại kiềm có cấu trúc rỗng do có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện Câu 14. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt sôi thấp do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ do nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn và cấu trúc tinh thể kém đặc khít C. Kim loại kiềm có độ cứng cao do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững D. Kim loại kiềm có tỉ khối lớn và thuộc loại kim loại nặng Câu 15. Ứng dụng nào mô tả dưới đây không thể là ứng dụng của kim loại kiềm? A. Mạ bảo vệ kim loại B. Tạo hợp kim dùng trong thiết bị báo cháy C. Chế tạo tế bào quang điện D. Điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp nhiệt luyện Câu 16. Dd nào dưới đây không làm đổi màu quỳ? A. NaOH B. NaHCO3 C. Na2CO3 D. NH4Cl Câu 17. Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp theo trình tự tăng dần của đại lượng nào? A. Nguyên tử khối B. Bán kính nguyên tử C. Điện tích hạt nhân của nguyên tử D. Số oxi hóa Câu 18. Nguyên tố nào sau đây chỉ ở trạng thái hợp chất trong tự nhiên? A. Au B. Na C. Ne D.Ag Câu 19. Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là gì? A. MO2 B. M2O3 C. MO D. M2O Câu 20. Trong những câu sau đây, câu nào không đúng đối với nguyên tử kim loại kiềm thổ? Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì: A.bán kính nguyên tử tăng dần B. năng lượng ion hóa giảm dần C. khối lượng riêng tăng dần D. thế điện cực chuẩn tăng dần Câu 21. Các nguyên tố trong cặp nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau? A. Mg và S B. Mg và Ca C. Ca và Br2 D. S và Cl2 Câu 22.Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị bằng A. 1e B. 2e C. 3e D. 4e Câu 23. Trong nhóm kim loại kiềm thổ: A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng D. Tính khử của kim loại không đổi khi bán kính nguyên tử giảm Câu 24. Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, câu nào sau đây không đúng?
  3. A. Số electron hóa trị bằng nhau B. Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường C. Oxit đều có tính chất oxit bazo D. Đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy Câu 25. Điều nào sau đây không đúng với canxi? A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với H2O 2+ B. Ion Ca bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy 2+ C. Ion Ca không bị oxi hóa hoặc khử khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl D. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2 Câu 26. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion nào? A. Na+ và Mg2+ B. Ba2+ và Ca2+ C. Ca2+ và Mg2+ D. K+ và Ba2+ Câu 27. Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng? A. Nước có chứa nhiều ion Ca2+ ; Mg2+ B. Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+ ; Mg2+ là nước mềm 2 C. Nước cứng có chứa một trong hai ion Cl và SO 4 hoặc cả hai là nước cứng tạm thời 2 D. Nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3 và SO 4 hoặc Cl là nước cứng toàn phần Câu 28. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dd Y và thoát ra 0,12 mol hidro. Thể tích dd H2SO4 0,5M cần để trung hòa dd Y là bao nhiêu? A. 120ml B. 60ml C. 1,20 lít D. 240ml Câu 29. Một dd chứa ion Na+, Ca2+ , Mg2+ , Ba2+ , H+ , Cl . Phải dùng dd chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca 2+ , Mg2+ , Ba2+ , H+ ra khỏi dd ban đầu? A. K2CO3 B. NaOH C. Na2SO4 D. AgNO3 Câu 30. Tính khối lượng kết tủa tạo thành trộn lẫn dd chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dd chứa 0,01 mol Ba(OH)2 A. 0,73875 gam B. 1,47750 gam C. 1,97000 gam D. 2,95500 gam Câu 31. Giải pháp nào sau đây được sử dụng để điều chế Mg kim loại? A. Điện phân nóng chảy MgCl2 B. Điện phân dd Mg(NO3)2 C. Cho Na vào dd MgSO4 D. Dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao Câu 32. Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA? A. Cấu hình electron hóa trị là ns2 B. Tinh thể có cấu trúc lục phương C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba D. Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2 Câu 33. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm thổ, đại lượng nào dưới đây có giá trị tăng dần? A. Bán kính nguyên tử B. Năng lượng ion hóa C. Thế điện cực chuẩn D. Độ cứng Câu 34. Khi so sánh với kim loại kiềm cùng chu kì, nhận xét nào về kim loại kiềm thổ dưới đây là đúng? A. Độ cứng lớn hơn B. Thế điện cực chuẩn âm hơn C. Khối lượng riêng nhỏ hơn (nhẹ hơn) D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn Câu 35. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba
  4. C. Tính khử của kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì D. Các kim loại kiềm thổ có năng lượng ion hóa nhỏ và thế điện cực chuẩn lớn Câu 36. Kim loại Be không tác dụng với chất nào dưới đây? A. O2 B. H2O C. Dung dịch NaOH D. Dd HCl Câu 37. Kim loại Mg không tác dụng với chất nào dưới đây ở nhiệt độ thường? A. H2O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HClD. Dd CuSO4 Câu 38. Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây không đúng? A. Dùng chế tạo dây dẫn điện B. Dùng để tạo chất chiếu sáng C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ D. Dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, cần cho công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa, ôtô Câu 39. Những mô tả ứng dụng nào dưới đây không chính xác? A. CaO làm vật liệu chịu nhiệt, điều chế CaC2, làm chất hút ẩm B. Ca(OH)2 dùng để điều chế NaOH, chế tạo vữa xây nhà, khử chua đất trồng, chế tạo clorua vôi C. CaCO3 dùng để sản xuất xi măng , vôi sống, vôi tôi, khí cacbonic D. CaSO4 dùng để sản xuất xi măng, phấn viết, bó bột. Thạch cao khan dùng để đúc tượng, mẫu trang trí nội thất Câu 40. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo C. Làm hỏng các dd pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước Câu 41. Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Al thuộc chu kì 3, phân nhóm chính nhóm III B. Al thuộc chu kì 3, phân nhóm phụ nhóm III C. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2 D. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 Câu 42. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm? A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA B. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1 C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện D. Mức oxi hóa đặc trưng là +3 Câu 43. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác? A. Màu trắng bạc B. Là kim loại nhẹ C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng D. Dẫn nhiệt và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu Câu 44. Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước B. Trong phản ứng của nhôm với dd NaOH thì NaOh đóng vai trò chất oxi hóa C. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3 D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện Câu 45. Mô tả ứng dụng nào của nhôm dưới đây là chưa chính xác? A. Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ B. làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức C. làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, công cụ đun nấu trong gia đình D. Chế tạo hh tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray Câu 46. Dung dịch nào dưới đây làm quỳ đổi màu xanh? A. K2SO4 B. Kal(SO4)2.12H2O
  5. C. Na[Al(OH)4] D. AlCl3 Câu 47. Kim loại có thể điều chế được từ quặng hematit là kim loại nào? A. Nhôm B.Sắt C. Magie D. Đồng Câu 48. Kim loại có thể điều chế được từ quặng malakit là kim loại nào? A. Nhôm B. Sắt C. Magie D. Đồng Câu 49. Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là kim loại nào? A. Kẽm B. Sắt C. Natri D. Đồng Câu 50. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do yếu tố nào sau đây? A. Khối lượng riêng nhỏ B. Thể tích nguyên tử lớn và khối lượng nguyên tử nhỏ C. Điện tích của ion nhỏ (+1), mật độ electron thấp, liên kết kim loại kém bền D. Tính khử mạnh hơn các kim loại khác CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG Câu 1. Cấu hình e của Cr3+ là A. [Ar]3d5 B. [Ar]3d4 C. [Ar]3d3 D. [Ar]3d2 Câu 2. Các số oxi hóa đặc trưng của Crom là: A. +2, +4, +6 B. +2, +3, +6 C. +1, +2, +4, +6 D. +3, +4, +6 Câu 3. Trong công thức nào sau đây, Crom đóng vai trò là cation A. CrCl3 B. Na2CrO4 C. K2Cr2O7 D. H2CrO4 Câu 4. Trong công thức nào sau đây, Crom đóng vai trò là anion A. CrCl3 B. Na2CrO4 C. CrCl2 D. Cr2(SO4)3. Câu 5. Kim loại trong cặp oxi hóa khử nào sau đâycó thể pư với ion Ni2+ trong cặp Ni2+/Ni ? A. Pb2+/Pb B. Cu2+/Cu C. Sn2+/Sn D. Cr3+/Cr Câu 6. Cho các câu sau a/ Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. b/ Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazo. c/ Crom có những tính chất hóa học giống nhôm. d/ Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh. e/ Trong tự nhiên crom có ở dạng đơn chất. f/ Phương pháp sản xuất crom là điện phân nóng chảy Cr2O3. g/ Kim loại crom có thể rạch được thủy tinh. h/ Kim loại crom có cấu tạo mạng lập phương tâm khối Các câu đúng A. a, b, c B. a, c, d C. a, c, d, g, h D. a, c, d, g Câu 7. Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do màng oxit bảo vệ? A. Fe và Al B. Fe và Cr C. Al và Cr D. Mn và Cr Câu 8. Số oxi hóa của crom trong các hợp chất sau: CrO, Cr2O3, CrO3, CrCl3, NaCrO2, K2CrO4, (NH4)2Cr2O7 lần lượt là A. +2, +3, +3, +6, +6, +6, +3 B. +2, +3, +6, +3, +6, +6, +6 C. +4, +3, +3, +3, +6, +6, +3 D. +2, +3, +6, +3, +3, +6, +6 Câu 9. Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau: Tính oxi hóa mạnh; Tan trong nước tạo thành dd hh H 2RO4 và 2- H2R2O7; Tan trong dd kiềm tạo ra anion RO4 có màu vàng. Oxit đó là A. SO3 B. CrO3 C. Cr2O3 D. Mn2O7 Câu 10. Hiện tượng nào sau đây đúng A. Khi cho kiềm vào dd K2Cr2O7 thì màu da cam của dd chuyển sang màu vàng, cho axit vào dd màu vàng này thì nó lại chuyển về màu da cam. B. Khi cho kiềm vào dd K2Cr2O7 thì màu vàng của dd chuyển sang màu da cam, cho axit vào dd màu da cam này thì nó lại chuyển về màu vàng.
  6. C. Khi cho kiềm vào dd K2Cr2O7 thì màu da cam của dd chuyển sang màu vàng, cho axit vào dd màu vàng này thì nó không đổi màu . D. Khi cho kiềm vào dd K2Cr2O7 thì màu vàng của dd chuyển sang màu da cam, cho axit vào dd màu da cam này thì nó không đổi màu. Câu 11. Biết cấu hình e của Fe: 1s22 s22p63s23p63d64s2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB B. Số thứ tự 25, chu kỳ 3, nhóm IIB C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm IIA D. Số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm VIIIA Câu 12. Trong các câu sau đây, câu nào không đúng? A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ C. Crom có những tính chất hóa học giống nhôm D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của S Câu 13. Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzen A. NaOH khan B. CuSO4 khan C. CuSO4.5H2O D. Cả A và B Câu 14. Ion OH- có thể phản ứng với ion nào sau đây: + + - 2+ 2+ 3+ A. H , NH4 , HCO3 B. Cu , Mg , Al 3+ - 2+ C. Fe ,HSO4 , Zn D. Cả A, B, C đều đúng Câu 15. Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép? A. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dưới dạng khí hoặc xỉ. B. Điện phân dd muối sắt (III) C. Khử hợp chất của kim lọai thành kim loại tự do. D. Khử quặng sắt thành sắt tự do Câu 16. Cấu hình e nào sau đây của ion Fe3+ A. [Ar]3d6 B. [Ar]3d5 C. [Ar]3d4 D. [Ar]3d3. Câu 17. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của Fe? A. Kim loại nặng, khó nóng chảy B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn C. Dẫn điện và nhiệt tốt D. Có tính nhiễm từ Câu 18. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe- Pb; Fe- Zn; Fe- Sn và Fe- Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dd HCl, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là: A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 19. Phương trình hóa học nào sau đây đã được viết không đúng? to to A. 3Fe +2O2  Fe3O4 B. 2Fe +3Cl2  2FeCl3 to to C. 2Fe +3I2  2FeI3 D. Fe +S  FeS Câu 20. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Gang là hợp chất của Fe- C B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép C. Gang là hợp kim Fe- C và 1 số ng tố khác D. Gang trắng chứa ít C hơn gang xám Câu 21. Có thể dùng dd nào sau đây để hòa tan hoàn toàn 1 mẫu gang? A. Dd HCl B. Dd H2SO4 loãng C. Dd NaOH D. Dd HNO3 đặc nóng Câu 22. Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây? A. SiO2 và C B. MnO2 và CaO C. CaSiO3 D. MnSiO3 Câu 23. Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là A. Xiderit B. Hematit C. Manhetit D. Pyrit
  7. Câu 24. Câu nào đúng trong các câu sau? A. Gang là hợp kim của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm 5-10% khối lượng B. Thép là hợp kim của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm 2-5% khối lượng C. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt bằng các chất khử như CO, Al, H2 D. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất (C, Si, S, Mn, P, ) thành oxit, nhằm giảm hàm lượng của chúng Câu 25. Pứ nào sau đây xảy ra ở cả 2 quá trình luyện gang và luyện thép? t0C A. FeO + CO  Fe + CO2 t0C B. SiO2 + CaO  CaSiO3. 0 C. FeO + Mn tC Fe + MnO t0C D. S + O2  SO2. Câu 26. Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng? A. Hematit nâu chứa Fe2O3 B. Manhetit chứa Fe3O4 C. Xiđerit chứa Fe3O4 D. Pirit chứa FeS2 Câu 27. Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ ( oC ) và pứ xảy ra trong lò cao? A. 1800 C + CO2 2CO B. 400 CO +3Fe2O3 2Fe3O4 + CO2 C. 500-600 CO+ Fe3O4 3FeO + CO2 D. 900-1000 CO + FeO Fe + CO2 Câu 28. Trong số các loại quặng sắt: FeCO3 (xiđerit), Fe2O3 (hematit), Fe3O4 (manhetit), FeS2(pirit). Quặng chứa hàm lượng % Fe lớn nhất là: A. FeCO3 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeS2 Câu 29. Trong số các loại quặng sắt: FeCO3 (xiderit), Fe2O3 (hematit), Fe3O4 (manhetit), FeS2 (pirit). Quặng chứa hàm lượng % Fe nhỏ nhất là: A. FeCO3 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeS2 Câu 30. Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là gì? A. Hematit; pyrit; manhetit; xiđerit B. Xiđerit; manhetit; pyrit; hematit C. Xiđerit; hematit; manhetit; pyrit D. Pyrit; hematit; manhetit; xiđerit CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ 1. Có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu sau đây : NH 4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. Có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ dung dịch trên ? A. HCl B. Quỳ tím C. NaOH D. H2SO4 2. Chỉ dùng duy nhất một dung dịch nào sau đây để tách lấy riêng Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO mà khối lượng Al không thay đổi ? A. H2SO4 đặc nóng B. H2SO4 loãng C. H2SO4 đặc nguội D. NaOH 3. Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm Na, Al, Mg và Al 2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là A. dung dịch HCl B. dung dịch HNO3 đặc, nguội C. H2O D. dung dịch KOH 4. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl 3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch A. BaCl2 B. NH3 C. NaOH D. HCl
  8. CHƯƠNG 9. 1. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ? A. Than đá B. Xăng, dầu C. Khí butan (gaz) D. Khí hiđro 2. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây? A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz B. Thu khí metan từ khí bùn ao C. Lên men ngũ cốc D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò 3. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là A. năng lượng mặt trời B. năng lượng thuỷ điện C. năng lượng gió D. năng lượng hạt nhân 4. Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). 5. Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ? A Penixilin, amoxilin B. Vitamin C, glucozơ C. Seđuxen, moocphin D. Thuốc cảm pamin, panadol 6. Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá ) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ? A. Dùng fomon, nước đá B. Dùng phân đạm, nước đá C. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô D. Dùng nước đá khô, fomon 7. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NH3 B. Dung dịch NaCl C.Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 loãng 8. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ? A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2 B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2 9. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm ? A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+ C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt quá mức cho phép 10. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải dạng dung dịch, chứa các ion : Cu 2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+ Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ? A. Nước vôi dư B. HNO3 C. Giấm ăn D. Etanol