Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm vận dụng cao - Hóa học hữu cơ

doc 6 trang thaodu 4880
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm vận dụng cao - Hóa học hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen_tap_cau_hoi_trac_nghiem_van_dung_cao_hoa_hoc_huu_co.doc

Nội dung text: Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm vận dụng cao - Hóa học hữu cơ

  1. - Bạn có nhu cầu về các câu hỏi trắc nghiệm vận dụng cao Hóa học ôn thi THPT QG 2020 - Bạn chưa có thời gian để hệ thống hóa - Bạn có tài liệu nhưng chưa đầy đủ và hệ thống. Tài liệu "TUYỂN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO." Sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn. Hãy liên hệ điện thoại hoặc Zalo: 09.1285.8512. Giá 300k. Tài liệu ở dạng word dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng. Tài liệu có 682 câu ở đầy đủ các chủ đề: Hóa hữu cơ và Hóa vô cơ. Sau đây là 1 phần demo của tài liệu. TUYỂN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO. HÓA HỌC HỮU CƠ. HIĐROCACBON - ANCOL- ANĐEHIT - AXIT CACBOXYLIC . Câu 1. Hỗn hợp X gồm metan, eten và propin. Nếu cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 14,7 gam kết tủa. Nếu cho 16,8 lít X (đktc) tác dụng với dung dịch brôm thì thấy có 108 gam brôm phản ứng. Phần trăm thể tích CH4 trong hỗn hợp X là A. 30%. B. 25%. C. 35%. D. 40%. Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là A. 20%. B. 25%. C. 40%. D. 50%. Câu 3. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng a . Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa và 15,68 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Khi sục khí Z qua dung dịch brom dư trong dung môi CCl4 thì có 8 gam brom phản ứng. Giá trị của a là A. 8,125.B. 8,875.C. 9,125.D. 9,875. Câu 4. Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), etan (0,2 mol), axetilen (0,1 mol) và hiđro (0,6 mol). Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được a mol kết tủa và 15,68 lít khí Z. Cho Z phản ứng tối đa với 8 gam brom trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,10 B. 0,12 C. 0,16 D. 0,18 Câu 5. Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khi X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 76,1. B. 75,9. C. 92,0. D. 91,8. Câu 6. Một bình kín chỉ chứa một ít bột niken và hỗn hợp X gồm 0,05 mol điaxetilen (HC≡C-C≡CH), 0,1 mol hiđro. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,5. Cho Y phản ứng vừa đủ với 0,04 mol AgNO3 trong NH3, sau phản ứng thu được 5,84 gam kết tủa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng với tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,02. B. 0,04. C. 0,03. D. 0,01. Câu 7. Hỗn hợp X gồm 0,12 mol CH4, 0,09 mol C2H2 và 0,3 mol H2. Nung nóng X với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch brom thấy khối lượng dung dịch brom tăng 0,82 gam và thu được hỗn hợp khí Z. Tỷ khối của Z đối với H2 là 8. Thể tích của Z ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 5,656 lít. B. 11,312 lít. C. 5,565 lít. D. 6,048 lít. Câu 8. Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là A. 0,3.B. 0,2.C. 0,4. D. 0,05.
  2. Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen, 0,1 mol metylaxetilen, 0,1 mol isopren và 0,7 mol H2 vào bình kín có xúc tác Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với He là d. Khi cho Y lội qua dung dịch Br2 dư thấy có 48 gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của d là A. 5,7840. B. 4,6875. C. 6,215. D. 5,7857. Câu 10. Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol C2H4; 0,15 mol C2H2 và 0,5 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,3. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là A. 0,15 B. 0,1. C. 0,25. D. 0,3. Câu 11. Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4; 0,2 mol C2H4; 0,35 mol H2 trong bình kín, với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12. Khối lượng bình đựng dung dịch KMnO4 tăng A. 7,2 gam. B. 9,6 gam. C. 17,2 gam. D. 3,1 gam. Câu 12. Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và hiđro. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với khí nitơ đioxit là 1. Biết 5,6 lít hỗn hợp Y (đktc) làm mất màu vừa đủ 72 gam brom trong dung dịch. Hỏi 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu vừa đủ bao nhiêu gam brom trong dung dịch? A. 60. B. 48. C. 56. D. 96. Câu 13. Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp axetilen và hiđro có khối lượng m gam qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V là: A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96. D. 5,60. Câu 14. Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là 0,57 mol tổng khối lượng là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 54,88 lit O2 (đktc). Mặt khác cho m gam X qua dung dịch Br2 dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,35 mol. Giá trị của m là: A. 24,42. B. 22,68. C. 24,24. D. 22,28. Câu 15. Hỗn hợp X gồm C2H4, C3H6, C3H8, C4H8 và C2H2 (trong đó số mol C3H8 bằng số mol C2H2). Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam hỗn hợp X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là A. 30 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 40 gam. Câu 16. Hỗn hợp khí X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10. Lấy 6,32 gam X cho qua bình đựng nước Br2 (dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 2,24 lít X (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 5,60. B. 6,72. C. 7,84. D. 8,96. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ 14 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,3 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 8,55 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,8. B. 36,0. C. 54,0. D. 13,2. Câu 18. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt hoàn toàn X trong oxi dư, thu được hỗn hợp Y gồm hơi và khí. Làm lạnh để loại bỏ hơi nước trong Y, thu được hỗn hợp khí Z có thể tích giảm 42,5% so với Y. Tiếp tục dẫn toàn bộ hỗn hợp Z qua dung dịch KOH dư (phản ứng hoàn toàn), thể tích khí thoát ra giảm 52,17% so với Z. Các thể tích được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất. Phần trăm khối lượng của hiđrocacbon nhỏ hơn trong X là A. 67,16%. B. 18,52%. C. 40,54%. D. 50,56%. Câu 19. Một hỗn hợp gồm Al4C3, CaC2 và Ca với số mol bằng nhau. Cho 37,2 gam hỗn hợp này vào nước đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho hỗn hợp khí X qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm C2H2, C2H4, C2H6, H2 và CH4. Cho Y qua nước brom một thời gian thấy khối lượng bình brom tăng 3,84 gam và có 11,424 lít hỗn hợp Z thoát ra (đktc). Tỉ khối của Z so với He gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 4,2 B. 2.4 C. 7,5 D. 3,7 Câu 20. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 30,30 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm C2H2, CH4, H2. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 0,40 mol CO2 và 1,05
  3. mol H2O. Thổi từ từ 13,44 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là A. 49,0. B. 44,0. C. 69,0. D. 39,0. Câu 21. Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, ancol anlylic và glixerol tác dụng với Na kim loại dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt 7,2 gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy cho qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 6,3 gam, khí còn lại được dẫn qua bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 9. B. 20. C. 15. D. 12. Câu 22. Một hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và một anđehit no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 11,52 gam hỗn hợp X cần vừa hết 12,992 lít khí oxi (ở đktc) thu được 22,88 gam CO2. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thu được m gam bạc. Giá trị của m là A. 60,48. B. 95,04. C. 69,12. D. 80,64. Câu 23. X là axit hữu cơ đơn chức, mạch hở phân tử có một liên kết đôi C=C; Y, Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8(g) H2O. % khối lượng của Z trong E là A. 32,43%. B. 32,08%. C. 7,77%. D. 48,65%. Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm axit Y (CnH2n-2O2) và ancol Z (CmH2m+2O) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác, dẫn 0,2 mol X qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 14,4 gam. Nếu đun nóng 0,2 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam este T. Hiệu suất phản ứng este hóa đạt 75%. Giá trị m là A. 8,55. B. 9,60. C. 7,50. D. 6,45. Câu 25. Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 7,8. B. 9,2. C. 8,8. D. 7,4. Câu 26. Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic no, mạch hở (phân tử chỉ chứa nhóm chức - COOH) và một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được CO2 và 10,8 gam H2O. Nếu đun nóng m gam M trên (với xúc tác H2SO4 đặc) thấy các chất trong hỗn hợp phản ứng với nhau vừa đủ, chỉ thu được H2O và este X (phân tử chỉ chứa chức este, giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 100%). Để đốt cháy hoàn toàn lượng X sinh ra thì cần dùng vừa đủ 0,5625 mol O2 thu được hỗn hợp CO2 và H2O thỏa mãn điều kiện 3nX phản ứng = nCO2 – nH2O. Công thức phân tử của X là A. C8H8O4. B. C 7H8O6. C. C 7H6O6. D. C 8H10O6 Câu 27. Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là A. 0,5. B. 0,3. C. 0,6. D. 0,4. Câu 28. X, Y là hai anđehit no, đơn chức; Z là một axit cacboxylic đơn chức, chứa 1 liên kết C=C; biết X, Y, Z đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm X, Y, Z, dẫn hết sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 90 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 35,28 gam. Mặt khác, E tác dụng vừa đủ 0,48 mol H2. Cho E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Biết X và Y hơn kém nhau 28u, tổng số nguyên tử cacbon của X, Y, Z không quá 8. Giá trị lớn nhất của m là A. 168,48. B. 149,04. C. 90,72. D. 155,52. Câu 29. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 3,78 gam Ag và 3,21 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,03 mol NH3. Giá trị của m là A. 2,42 B. 2,52 C. 2,62 D. 2,72. Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn 17,96 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) trong oxi dư, thu được hỗn hợp Y
  4. gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,48 mol Ba(OH) 2 thu được 59,1 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa . Nếu cho 17,96 gam X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M,sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 11,4 gam. B. 11,5 gam. C. 14,25 gam. D. 12,6 gam. Câu 31. Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 4,6.B. 4,8. C. 5,2. D. 4,4. Câu 32. Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O, chứa các nhóm chức cơ bản trong chương trình phổ thông. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z, trong đó nX = 4(nY + nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là A. 32,54%. B. 79,16%. C. 74,52%. D. 47,90%. Câu 33. Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam hỗn hợp X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam hỗn hợp X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 25,1. B. 20,6. C. 28,5. D. 41,8. Câu 34. Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X, axit cacboxylic hai chức Y (X và Y đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức Z, T thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 1,3 mol CO2 và 1,5 mol H2O. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hóa m gam E (giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%), thu được 33,6 gam sản phẩm hữu cơ chỉ chứa este. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần giá trị nào nhất sau đây? A. 15%. B. 25%. C. 45%. D. 35%. Câu 35. Hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức, một axit cacboxylic đơn chức và một axit cacboxylic hai chức (đều no, mạch hở). Đun nóng 15,34 gam X (có H2SO4 xúc tác) sau một thời gian thu được 2,34 gam H2O và hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 18,92 gam CO2 và 7,20 gam H2O. Nếu cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH đã phản ứng là 11,20 gam và thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 19,82. B. 17,50. C. 22,94. D. 12,98. ESTE-LIPIT. NHÓM 1. Hỗn hợp các chất hữu cơ xác định. Câu 1. Hỗn hợp X gồm etyl axetat, đimetyl ađipat, vinyl axetat, anđehit acrylic và ancol metylic (trong đó anđehit acrylic và ancol metylic có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn 19,16 gam X cần dùng 1,05 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với ban đầu. Giá trị m là A. 29,24. B. 33,24. C. 35,24. D. 37,24. Câu 2. Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn 36,9 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 10,9 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 40,2 B. 49,3C. 38,4 D. 42,0 Câu 3. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 4,73 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 1,56 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 4,73 gam X bằng oxi, thu được 9,24 gam CO2 và 2,61 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 5,5. B. 5,8. C. 5,3. D. 5,9. Câu 4. Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit axetic, metyl fomat, etyl axetat và một axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp X (số mol của anđehit fomic bằng số mol của anđehit axetic) cần dùng 21,84 lít (đktc) khí O 2, sau phản ứng thu được sản
  5. phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác, 43,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaHCO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị có thể có của m là ? A. 21,8 gam. B. 34,8 gam. C. 32,7 gam. D. 36,9 gam. Câu 5. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y (không no có một liên kết C=C, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,5 mol O2, thu được 1,6 mol CO2 và 1,2 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,3 mol X trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 81,0. B. 64,8. C. 43,2. D. 108,0. Câu 6. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,4 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là A. 43,2 gam. B. 86,4 gam. C. 108,0 gam. D. 64,8 gam. NHÓM 2. Xác định công thức của chất hữu cơ. Câu 1. Cho 1 mol chất X (C7HyO3, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O (trong đó MY < MZ, có 3 mol NaOH tham gia phản ứng). Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được T (Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Phát biểu nào sau đây sai: A. Chất Y vừa làm mất màu dung dịch Br2, vừa tham gia phản ứng tráng bạc . B. Nung Y với NaOH có xúc tác CaO thu được khí metan. C. Phân tử chất X và chất T có cùng số nguyên tử hiđro. D. Chất X có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn đề bài. Câu 2. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H14O4, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức . Đun 43,5 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 40,5 gam muối và chất hữu cơ Y. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 42,1% B. 51,6% C. 26,7% D. 34,8% Câu 3. Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. B. Phân tử chất Z có 7 nguyên tử hiđro. C. Chất Y không có phản ứng tráng bạc D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4. Câu 4. Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau: (a) Chất X có 3 loại nhóm chức. (b) Chất X làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ. (c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 4 mol. (d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 trong dung dịch thu được 1 mol khí. (e) 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl. (g) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Chất hữu cơ X mạch hở được tạo ra từ axit no A và etylen glicol. Biết rằng a gam X ở thể hơi chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ; a gam X phản ứng hết với xút tạo ra 32,8 gam muối. Nếu cho 200 gam A phản ứng với 50 gam etylenglicol ta thu được 87,6 gam este. Tên của X và hiệu suất phản ứng tạo X là : A. Etylen glicol đifomat; 36,6%. B. Etylen glicol đifomat; 74,4%. C. Etylen glicol điaxetat; 36,3%. D. Etylen glicol điaxetat; 74,4%.
  6. Câu 6. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam X thu được 4,48 lít CO2, 7,2 gam H2O và 2,24 lít khí N2 (đktc). Nếu cho 0,1 mol chất X trên tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí là m xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan . Giá trị của m là A. 15. B. 12,5. C. 5,7. D. 21,8. Câu 7. Cho 13,8 gam chất hữu cơ X (gồm C, H, O; tỉ khối hơi của X so với O2 < 5) vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau đó chưng khô. Phần hơi bay ra chỉ có nước, phần rắn khan Y còn lại có khối lượng 22,2 gam. Đốt cháy toàn bộ Y trong oxi dư tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí và hơi Z và 15,9 gam . Cho Z hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong, thu được 25 gam kết tủa và dung dịch T có khối lượng tăng lên so với khối lượng dung dịch nước vôi ban đầu là 3,7 gam. Đun nóng T, lại có 15 gam kết tủa nữa. Cho X vào nước brom vừa đủ, thu được sản phẩm hữu cơ có 51,282% Br về khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 8. Cho 8,28 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O (có CTPT trùng CTĐGN) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan khối lượng 13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong oxi dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3, 14,52 gam CO2 và 2,7 gam nước . Cho phần chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 loãng thu được hai chất hữu cơ X, Y ( biết MX < MY). Số nguyên tử hiđro có trong Y là A. 6. B. 10. C. 2. D. 8. Câu 9. Hợp chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố gồm C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 30,4 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 47,2 gam muối khan Z và phần hơi chỉ có H2O. Nung nóng Z trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 1,3 mol CO2; 0,7 mol H2O và Na2CO3. Biết X không có phản ứng tráng gương. Khối lượng muối khan có phân tử khối lớn hơn trong Z là A. 13,6. B. 30,8. C. 16,4. D. 26,0. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn a mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 5a . Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X thu được 43,2 gam chất hữu cơ Y. Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp E chứa hai muối natri của 2 axit cacboxylic có cùng số nguyên tử C và phần hơi chứa ancol Z. Đốt cháy toàn bộ E thu được CO2, 12,6 gam H2O và 31,8 gam Na2CO3. Số nguyên tử H có trong X là A. 14. B. 8. C. 12. D. 10. Câu 11. Z là chất hữu cơ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn b gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng O2 tiêu tốn cho 2 phản ứng cháy đúng bằng lượng O2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 97,2 gam Fe(NO3)2. Biết MX = 90 và Z có thể tác dụng với Na tạo H2. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. X có 2 công thức cấu tạo phù hợp. B. Z có 4 đồng phân cấu tạo. C. Cả X và Z đều là hợp chất tạp chức D. Trong Z, oxi chiếm 42,1% về khối lượng.