11 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "11 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 11_de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.doc
Nội dung text: 11 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn
- Đề 1 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (1 điểm) Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy nét xuân sơn” a, (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là: - “Làn thu thủy” - “Nét xuân sơn” b, (0,5điểm) Có bạn cho rằng câu thơ trên đã dùng nghệ thuật ẩn dụ, có bạn cho đó là nghệ thuật hoán dụ. ý kiến của em thế nào? Hãy lí giải vì sao em cho đó là ẩn dụ hoặc hoán dụ? Câu 2(5,5, điểm) Có một đoạn thơ gồm 8 câu trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mở đầu bằng ngữ “Buồn trông”. a, (1 điểm) Chép thuộc lòng đoạn thơ đó. b, (0,5 điểm) Cách sắp xếp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó. c, (3 điểm) Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp, trong đoạn có dùng một câu phủ định để khẳng định, một câu có khởi ngữ (gạch chân và chú thích rõ) phân tích đoạn thơ để chứng tỏ rằng đó là một trong những đoạn thơ được coi là tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. d, (1 điểm) Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở 6 câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có gì khác với thiên nhiên và con người trong 8 câu thơ em vừa chép ở trên? - Câu 3 (3,5 điểm) Viết tiếp câu mở đoạn khoảng 12 câu, trong đoạn có một câu có thành phần tình thái (gạch chân và chú thích rõ) để hoàn thành đoạn văn theo cách tổng-phân- hợp: “Nhà văn đã đặt Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng”. 1
- Đáp án và biểu điểm đề 1 Câu 1 (1 điểm) Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy nét xuân sơn” a, (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là: - “Làn thu thủy” - “Nét xuân sơn” - “Làn thu thủy”: Làn nước mùa thu. Câu thơ ý nói mắt Thúy Kiều đẹp, trong sáng như nước mùa thu. - “Nét xuân sơn”: nét núi mùa xuân, Câu thơ ý nói lông mày đẹp Thúy Kiều đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. b, (0,5điểm) Có bạn cho rằng câu thơ trên đã dùng nghệ thuật ẩn dụ, có bạn cho đó là nghệ thuật hoán dụ. ý kiến của em thế nào? Hãy lí giải vì sao em cho đó là ẩn dụ hoặc hoán dụ? Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ. Vì tác giả so sánh ngầm đôi mắt Thúy Kiều đẹp, trong sáng như nước mùa thu, đôi lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. Tác giả sử dụng kiểu ẩn dụ cách thức gợi lên một đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Câu 2(5,5, điểm) Có một đoạn thơ gồm 8 câu trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mở đầu bằng ngữ “Buồn trông”. a, (1 điểm) Chép thuộc lòng đoạn thơ đó. “Buồn trông ghế ngồi” b, (0,5 điểm) Cách sắp xếp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó. Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ rất đặc sắc. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp ngữ “Buồn trông” đứng đầu mỗi câu, buồn mà trông ra bốn phía, trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. (“Buồn trông”có cái gì thảng thốt lo âu, có cái xa lạ hút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước giữỗ cuộc đời ngang ngược). Điệp ngữ “buồn trông” diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, nỗi buồn ngày một tăng dâng lên lớp lớp và tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng. c, (3 điểm) Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp, trong đoạn có dùng một câu phủ định để khẳng định, một câu có khởi ngữ (gạch chân và chú thích rõ) phân tích đoạn thơ để chứng tỏ rằng đó là một trong những đoạn thơ được coi là tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. - Yêu cầu: + Dùng một câu phủ định để khẳng định: không thể không , không chỉ có + Dùng một câu có khởi ngữ: Trước hết là; - Cánh buồm thấp thoáng nơi của biển (Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa) - Những cánh hoa trôi dạt trên mặt nước (Hoa trôi man mác biết là về đâu) -> Một cánh buồm mất hút dần nơi cửa bể chiều hôm cùng với cánh hoa trôi dạt trên sông nước gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé, chìm nổi vô định, không định hình được tương lai của mình. - Rồi tiếp đến là cảnh mênh mông hoang vắng. Bãi cỏ đơn điệu kéo dài đến tận chân trời (Chân mây mặt đất một màu xanh xanh) 2
- -> Mặt đất chỉ có một màu đơn điệu bất tận, gợi liên tưởng đến cuộc sống nhạt nhẽo bằng phẳng vô vị . Hòa trong cảnh ấy là nỗi buồn trống vắng của lòng người. Kiều cảm thấy tương lai của mình cũng ảm đạm kém tươi sáng như màu xanh nhợt nhạt của nội cỏ. - Nhìn ra phía này thấy buồn, ngoảnh mặt lại phía khác lại càng buồn hơn và dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng cấp, càng dồn dập: “Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” -> Sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng Bích khiến Kiều liên tưởng đến sóng gió bão bùng của cuộc đời đang vây quanh mình mà lo sợ cho tương lai mù mịt của mình. - Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ: lời độc thọai “buồn trông” lặp đi lập lại trong lời thơ đã diễn tả nỗi buồn chồng chất, kéo dài, gợi day đứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người và tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc. ở đây không chỉ có cảnh đẹp, tình sầu, mà lòng nhà thơ tưởng như cũng hòa vào lòng nhân vật, cùng đồng cảm, buồn thương đau xót, cảm thông với nhân vật, cảm nhận được nỗi đau tê tái trong tâm hồn và số phận nàng Kiều: đó là một tâm hồn bị hành hạ, một số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe dọa. d, (1 điểm) Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở 6 câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có gì khác với thiên nhiên và con người trong 8 câu thơ em vừa chép ở trên? - 6 câu đầu: Cảnh thưc. - 8 câu thơ: Cảnh trong tâm tưởng, tâm trạng của Thúy Kiều. Câu 3 (3,5 điểm) Viết tiếp câu mở đoạn khoảng 12 câu, trong đoạn có một câu có thành phần tình thái (gạch chân và chú thích rõ) để hoàn thành đoạn văn theo cách tổng-phân- hợp: “Nhà văn đã đặt Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng”. Bộ đề ôn luyện ngữ văn 9 vào 10 Giáo viên soạn: Đỗ Thị Thu Hương – Trường thcs Hoàn Kiếm Đề 2(phần truyện trung đại) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (7 điểm): Chuyện người con gái Nam Xương mang đậm nét sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ và đã trở thành một “kì bút” đầy tính nhân văn và đặc sắc Việt Nam. Bằng sự hiểu biết về tác phẩm này, em hãy: 1, Chỉ ra những chi tiết sáng tạo của tác giả trong tác phẩm? 2, Phần cuối của tác phẩm (kể về cuộc sống nơi cung nước và sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương) không chỉ thể hiện tính chất truyền kì của truyện mà còn chứa đựng giấ trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc. Trình bày những suy nghĩ của em về nội dung trên bằng đoạn văn khoảng 12 câu theo cách tổng- phân - hợp, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một câu có thành phần phụ chú (Gạch chân và chú thích rõ). Câu 2 (3 điểm): Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh là đoạn trích khá đặc sắc. 1, Cho biết xuất xứ và giải thích nhan đề Vũ trung tùy bút? 2, Cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa được miêu tả như thế nào, bằng những thủ pháp nghệ thuật nào? 3
- Đề 3 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: (3 điểm) Bằng kiến thức đã học về Làng (Kim Lân), em hãy: 1.Tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai của Kim Lân? 3. Kể tên 2 tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 9? Phần II: (7 điểm) Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết: Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 1. Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì? 2. Viết tiếp 2 câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ? 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch, trong đó có một câu dùng phép thế, một câu có thành phần phụ chú (gạch chân và chú thích rõ) nêu cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe. 4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm của người chiến sĩ ngoài mặt trận. Đáp án biểu điểm đề 3 Phần I: (3 điểm) Bằng kiến thức đã học về Làng (Kim Lân), em hãy: 1.Tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn. Làng của Kim Lân kể về ông Hai Thu, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu, ở nơi tản cư ông rất hay khoe về làng mình với vẻ say mê háo hức lạ thường. Nhưng một hôm ông nghe được tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau klhoor, xấu hổ, cúi gằm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo sợ bà chủ nhà đuổi đi. Buồn khổ quá ông tâm sự với đứa con út cho khuây khỏa. Nhưng rồi cái tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc đã được cải chính. Ông sung sướng khua chân múa tay đi khoe khắp làng rằng làng ông đã bị đốt nhẵn. Tối hôm ấy, ông lại sang nhà bác Thứ kể về làng mình hôm Tây vào khủng bố cứ như ông được dự trận đánh ấy. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai của Kim Lân? 4
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân đã làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm, khiến cho hình tượng người nông dân yêu nước hiện lên vô cùng chân thực, sinh động. - Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm của nhân vật ông Hai qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ - Diễn tả đúng và ấn tượng về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. - Sử dụng nhiều đoạn độc thoại và đối thoại để thể hiện những suy nghĩ sâu kín, niềm vui khao khát của nhân vật. Với tài năng miêu tả tâm lí ấy, Kim Lân đã thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước vô cùng sâu nặng của người nông dân. 3. Kể tên 2 tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 9? - Làng (Kim Lân), Đồng chí (Chính Hữu) Phần II: (7 điểm) Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết: Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 1. Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì? Phạm Tiến Duật có hai câu thơ mở đầu tác phẩm rất đặc biệt và đạt được hiệu quả thẩm mĩ cao: - Tác giả giải thích nguyên nhân của sự xuất hiện những chiếc xe không kính rất thực bằng hai câu thơ gần với văn xuôi, với giọng điệu thản nhiên. - Cách nói ấy đạt được hiệu quả thẩm mĩ: + Khắc họa rõ hơn hình ảnh chủ đạo của bài thơ xuất hiện từ nhan đề: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường – một hình ảnh thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi. + Phản ánh được hiện thực khốc liệt của chiến trường: bom đạn của kẻ thù dộ xuống Trường Sơn đã làm biến dạng những chiếc xe ô tô vận tải hàng hóa ra chiến trường. + Trong hai dòng thơ ấy, người đọc cảm nhận được nét độc đáo ở hồn thơ Phạm Tiến Duật ở cách khai thác hiện thực: phát hiện chất thơ của hiện thực; thể hiện hồn thơ nhạy cảm với những nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái lạ. 2. Viết tiếp 2 câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ? - Viết tiếp hai câu thơ: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng - ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”là một nhan đề lạ bởi độ dài, bởi sự tương phản rấy đặc biệt. + Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó: nó đã làm nổi bật hình ảnh thơ chủ đạo của toàn tác phẩm: những chiếc xe không kính. + Đưa những chiếc xe không kính vào trong văn học là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ của nhà thơ. 5
- + Hai chữ “Bài thơ” ở đầu nhan đề cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy. + Đọc bài thơ, ta càng thấy rõ hơn nét đặc sắc của nhan đề: những chiếc xe không kính chỉ là bức phông nền để tôn lên chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh để sống lạc quan, để chiến đấu dũng cảm vì lí tưởng của dân tộc: giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch, trong đó có một câu dùng phép thế, một câu có thành phần phụ chú (gạch chân và chú thích rõ) nêu cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình tượng những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với những phẩm chất cao đẹp. - Những chiến sĩ lái xe với tư thế ung dung hiên ngang. - Những chiến sĩ lái xe dũng cảm, coi thường hiểm nguy. - Những chiến sĩ lái xe sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh luôn chan hòa trong tình đồng đội, đồng chí. - Những chiến sĩ lái xe quyết tâm chiến đấu vì Miền Nam để thống nhất đất nước. 4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm của người chiến sĩ ngoài mặt trận. - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đề 4 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: (3 điểm) Dưới đây là một phần trong truyện ngắn Làng của Kim Lân - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: -à thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! ( Ngữ văn 9, tập 1 – NXB Giáo dục) 1. Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? 2. Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”? 6
- 3. Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả. Phần II: (7 điểm) Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 1. Hai khổ thơ trên có trong bài nào? Ai là tác giả? Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Điểm giống nhau của hai bài thơ đó là gì? 3. Hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ: Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 4. Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ của em về tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ trên. Đề 5 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I Tâm trạng nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được tả như sau: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không thể cất lên được có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài (Làng, Kim Lân) 1. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao? 2. Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trngj nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (ghi rõ tên đoạn trích). 3. a, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên. b, Dùng câu đã viết làm mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. c, Đoạn văn em vừa viết được trình bày theo cách nào? Phần II Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 7
- Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Đồng chí, Chính Hữu) 1. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào? 2. Câu thứ sáu trong đoạn trơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trìnhNgữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Về ý nghĩa từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống nhau, khác nhau? 3.Câu thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó. Đáp án biểu điểm đề 5 Phần I 1.Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật vẫn không thay đổi: tâm trạng nhân vật vẫn được miêu tả qua cử chỉ, hành động và độc thoại nội tâm. Nhưng giá trị biểu cảm của đoạn văn sẽ ảnh hưởng: tâm trạng lo lắng buồn bã, sợ hãi và nghe ngóng của ông Hai không rõ nữa, tốc độ phát triển nhân vật cũng nhanh hơn. 2. Bốn câu thơ có dùng câu hỏi diễn tả tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều là: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? (Kiều ở lầu Ngưng Bích) 3.a, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên Tâm trạng nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) lo lắng, buồn bã trước tin làng mình theo giặc và nghe ngóng mụ chủ nhà, sợ bị đuổi đi. b, Dùng câu đã viết làm mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. c, Đoạn văn em vừa viết được trình bày theo cách nào? Phần II 1. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai là: “hai”, phải chép lại là “đôi”: Anh với tôi đôi người xa lạ. Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như sau: “Hai” là từ chỉ số lượng còn “đôi” là danh từ chỉ đơn vị. Từ “Hai” chỉ sự riêng biệt, từ “đôi”chỉ sự không tách rời. Như vậy phải chăng trong xa lạ đã có cơ sở của sự thân quen? Điều đó tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ. 2. Câu thơ trong bài ánh Trăng của Nguyễn Duy có từ tri kỉ: hồi chiến tranh ở rừng 8
- vầng trăng thành tri kỉ Về ý nghĩa từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống nhau, khác nhau? - Giống nhau: Từ “tri kỉ” trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. - Khác nhau: ở câu thơ của Chính Hữu, tri kỉ chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, tri kỉ lại chỉ tình bạn giữa vầng trăng với người. 3.Câu thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó. * Nội dung: - Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than, là nốt nhấn, là lời khẳng định. - Gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trên và mở ra hướng cảm xúc cho phần sau: cội nguồn của tình đồng chí và những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí. Đề 6 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tây nó đốt nhà tô rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.” 1. (2 điểm): a. Lời thoại trên trích trong đoạn văn kể về sự việc nào? Sự việc ấy được nhân vật ông Hai bộc lộ trong tình huống nào? Tình huống ấy đã bộc lộ tình cảm của nhân vật như thế nào? b. Dựa vào hiểu biết của em về đoạn trích trên hãy viết một câu nói về tâm trạng của nhân vật ông Hai. 2. (2 điểm): a. Trong lời thoại ông Hai sử dụng câu: “Toàn là sai sự mục đích cả”. “Sai sự mục đích” được dùng theo nghĩa nào? Tại sao tác giả lại để cho nhân vật ông Hai nói sai như vậy. Hãy sửa lại câu nói của ông Hai cho đúng. b. Tìm câu tỉnh lược có trong đoạn trích trên? Phần II (6 điểm): 1. Hãy chép lại tám câu thơ đầu trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận theo bản in trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9. 2. Có bạn cho rằng từ “Đông” trong câu thơ “Hát rằng cá bạc biển Đông lặng” có nghĩa chỉ phương hướng (phương Đông). Em hãy tìm ba từ đồng âm khác nghĩa với từ Đông nói trên bằng cách cho ví dụ và nêu ngắn gọn nghĩa của các từ đó. 3. Để phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, một bạn học sinh viết: “Bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh đêm trăng trên biển lộng lẫy, huy hoàng, mà còn là lời ngợi ca những con người lao động mới - những người ngư dân đêm ngày gắn bó với biển Đông”. a. Nếu coi đây là câu mở đoạn của một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp, thì theo em, đề tài của đoạn văn ấy là gì? 9
- b. Em hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định, trong đó ít nhất hai lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu bị động. Đề 7 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I.(4 điểm) Cho đoạn thơ sau: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im trăng phắc đủ cho ta giật mình (ánh trăng – Nguyễn Duy) 1. Hãy giải thích nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. 3. Viết đoạn văn kiểu diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về hình tượng trăng trong đoạn thơ. Phần II. (6 điểm) Cho đoạn văn sau: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại “ (Làng - Kim Lân) 1. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? 2. Truyện ngắn Làng có những tình huống nào? Nêu ý nghĩa của các tình huống đó. 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu quy nạp, nêu cảm nhận về tâm trạng của ông Hai trong đoạn văn trên, có sử dụng thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích rõ thành phần biệt lập gì?). Đề 8 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I.(3 điểm) Cho đoạn thơ sau: 10
- Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 1.Những câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Cho biết năm sáng tác của bài thơ? 2.Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Phần II.(7 điểm) “Tôi đến gần quả bom Quả bom lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng nhận thấy sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” 1.Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào và của tác giả nào? Viết về nội dung gì? Hãy kể tên hai tác phẩm viết về người lính trong chương trình Ngữ văn 9. 2. Hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn trích trên, chú ý đến biện pháp nghệ thuật chính của đoạn. 3. Viết một đoạn văn theo kiểu tổng-phân-hợp dài 15 câu về nhân vật chính của tác phẩm trên. Đề 9 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I.(3 điểm) Phân tích bài thơ “Sang thu”, một bạn dự định viết đoạn văn có câu mở đầu như sau: “Bước chân thu sang không chỉ qua những dấu hiệu quen thuộc, gợi cảm trong vườn nhà mà còn thể hiện qua sự vận động của thiên nhiên quê hương.” Em hãy viết tiếp câu văn trên khoảng 8-10 câu văn nữa để tạo thành đoạn văn có cách trình bày nội dung theo cách tổng-phân-hợp, trong đó có sử dụng: thành phần biệt lập phụ chú, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp,phần kết đoạn có dùng câu cảm thán. Phần II.(7 điểm) Cho đoạn trích: “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa ! Đường bị đánh lở loét, màu đất 11
- đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.” 1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào, của ai? 2.Hãy xác định ngôi trần thuật của văn bản. Cách chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì? 3.Chỉ ra một câu đặc biệt trong đoạn văn trên. 4. Để nêu suy nghĩ của mình về ba cô thanh niên xung phong, một bạn học sinh viết: “Truyện không chỉ ca ngợi những phẩm chất anh hùng trong chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong mà còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, mơ mộng của họ.” Hãy viết tiếp khoảng 10 câu theo cách lập luận tông- phân-hợp để hoàn chỉnh đoạn văn, trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu (gạch dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối). Đề 10 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I.(3 điểm) Đoạn kết thúc một bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh” 1. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ. 2. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Của ai? 3. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ? Phần II. (7 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1)Đọc xong truyện ngắn của Nguyễn Dữ, chúng ta chợt nhớ đến hai câu thơ bất hủ của Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. (2) Người con gái Nam Xương cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ trong cái lời chung đầy bạc mệnh đó của Nguyễn Du. (3) Nàng Kiều của Nguyễn Du, người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, nhân vật nữ của Hồ Xuân Hương, Vũ Thị Thiết của Nguyễn Dữ và nàng An-na Ka-rê-nhi-na của Lép Tôn-xTôi, bà Bô-va-ri của Phlô-be, mỗi người đều đau những nỗi đau riêng biệt của mình, và nếu không có nỗi đau nào giống với nỗi đau nào thì tất cả đều là những phận đàn bà mệnh bạc! (4) Đã từ lâu, trong văn học thế giới cũng như văn học Việt Nam, thân phận người phụ nữ luôn giữ một vị trí trung tâm và là đối tượng chính để tác giả thể hiện quan niệm nhân sinh của mình. (5) Từ trong bản chất, văn chương bao giờ cũng gần gụi với tính nữ hơn là tính nam và bởi thế nhân vật bi kịch của văn học thường là nhân vật nữ, những số phận và nạn nhân đau đớn của biết bao thế lực, cả hữu hình lẫn siêu hình! 12
- (Theo tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005, tr 38) 1. Em hãy cho biết đoạn trích trên câu nào chứa thành phần khởi ngữ? Lời dẫn trực tiếp được sử dụng ở câu nào? 2. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyến Dữ ra đời vào khoảng thời gian nào? 3. Những nguyên nhân nào đã dẫn đến nỗi bất hạnh của Vũ Nương? 4. Chi tiết kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” là sự sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ. Phân tích ý nghĩa của chi tiết này bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối tổng-phân -hợp, sau đó chỉ ra các phép liên kết em đã sử dụng trong đoạn văn vừa viết. Đề 11 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I Câu 1: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) có rất nhiều hình ảnh mùa xuân, hãy chỉ ra từng hình ảnh mùa xuân và nêu mối quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy. Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải). Phần II Câu 1; Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Câu 2: Triển khai câu chủ đề dưới đây thành đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu, trong đó một câu có khởi ngữ (gạch chân, chú thích) Dưới vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng của Sa Pa – nơi thường gợi đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người hăng say làm việc cho đất nước. Câu 3:Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ về anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”. Theo em ý kiến của bác lái xe có đúng không? Ghi lại ý kiến của em bằng đoạn văn khoảng 12 câu. 13