Bộ đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Phú (Có đáp án)

docx 13 trang thaodu 3070
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_chuong_trinh.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Phú (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Một hôm mẹ chàng Trăng vừa chợp mắt đã mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.” ( Trích truyện cổ tích Chàng Trăng) a, Đoạn văn đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? Em thích nhất chi tiết nào ? vì sao? b. Tìm 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ có trong đoạn văn trên? c. Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mắt trong câu văn: Một hôm mẹ chàng Trăng vừa chợp mắt đã mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. d.Viết một đoạn văn ngắn(3-4 câu) nêu cảm nhận của em về nội dung của đoạn văn trên Câu 2: (7 điểm) Hãy kể về một người bạn tốt mà em yêu mến. ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Một hôm mẹ chàng Trăng vừa chợp mắt đã mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.” ( Trích truyện cổ tích Chàng Trăng) a, Đoạn văn đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? Em thích nhất chi tiết nào ? vì sao? b Tìm 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ có trong đoạn văn trên? c. Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mắt trong câu văn: Một hôm mẹ chàng Trăng vừa chợp mắt đã mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. d. Viết một đoạn văn ngắn (3-4 câu) nêu cảm nhận của em về nội dung của đoạn văn trên Câu 2: (7 điểm) Hãy kể về một người bạn tốt mà em yêu mến.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 ( KÌ I-NĂM HỌC 2016-2017) Câu 1: (3 điểm) a, Đoạn văn đã sử dụng PTBĐ chính: Tự sự 0,25đ Em thích nhất chi tiết nào 0,25 Gỉai thích được vì sao 1cách hợp lí, thuyết phục : 0,5đ. Giai thích còn chung chung chưa thật sự bám vào chi tiết cho 0,25đ. b. Tìm 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ có trong đoạn văn : 0,5đ . c. Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mắt trong câu văn - Hs chỉ cần tìm được từ nghĩa gốc(không cần giải thích): Mắt người. mắt gà 0,25đ Nghĩa chuyển: Mắt tre, mắt quả na 0,25đ d. Viết đúng yêu cầu một đoạn văn ngắn(3-4 câu) nêu cảm nhận của em về nội dung của đoạn văn trên theo các ý: Sự ra đời kì lạ của chàng Trăng; Chàng Trăng đã giúp dân diệt trừ cái ác; Ươc mơ của nhân dân về người anh hung giúp dân có cuộc sống yên bình. 1.0đ ( gk tuỳ vào mức độ làm bài của hs để cho điểm). Câu 2: (7 điểm) 1.*/ Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết trình bày đúng kiểu bài Tự sự, có bố cục ba phần. - Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc. - Chính tả, dùng từ, ngắt câu đúng. - 1.*/ Yêu cầu về kiến thức: - A.Mở bài: Giới thiệu nhân vật . - Tên bạn, mối quan hệ với bạn em ( bạn học, bạn hàng xóm ) - Nêu lí do khiến em mến bạn B. Thân bài: - Tả vài nét về bạn - Kể về bạn ( phần trọng tâm) + Sở thích của bạn. + Những phẩm chất của bạn Lúc ở trường, lúc ở nhà: chăm chỉ, học giỏi, gương mẫu Tận tình giúp đỡ bạn bè. Chịu khó học hỏi. Tìm hiểu, quan sát. ngoan ngoãn, lễ phép . +Tình cảm của bạn đối với em và của em đối với bạn. +Bạn được mọi người yêu mến, tin cậy C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về bạn. - Là tấm gương tốt cho em noi theo. - Luôn yêu quí bạn, giữ gìn tình bạn
  3. *Cho điểm: - Đạt các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức trên. Diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo 6- 7 điểm - Đạt 2/3 yêu cầu về kỹ năng, kiến thức trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp 4-5 điểm - Đạt ½ yêu cầu về kỹ năng, kiến thức trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ chưa được mạch lạc, còn sai chính tả 2-3 điểm - Bài làm sơ sài, , sai nhiều lỗi diễn đạt, chính tả 1,0 điểm - Điểm dưới 1: Chưa biết tạo lập văn bản hoặc thiếu nội dung cơ bản, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. (Trong quá trình chấm GV có thể căn cứ vào tình hình làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh)
  4. ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 ` (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sáng tinh sương. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ khi Người bước lên đèo. Người đi rừng núi trông theo bóng Người ” ( Việt Bắc – Tố Hữu) a, Đoạn thơ đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? b.Nêu nội dung chính của đoạn thơ. c. Tìm một số từ láy, từ ghép , Từ đồng nghĩa có trong đoạn thơ. d. Tìm biện pháp tù từ điệp ngữ và viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ. Câu 2: (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Thành và Thuỷ trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê “. ( Khánh Hoài – Ngữ văn 7 Tập I ) ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 ` (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sáng tinh sương. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ khi Người bước lên đèo. Người đi rừng núi trông theo bóng Người ” ( Việt Bắc – Tố Hữu) a, Đoạn thơ đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? b.Nêu nội dung chính của đoạn thơ. c. Tìm một số từ láy, từ ghép , Từ đồng nghĩa có trong đoạn thơ. d. Tìm biện pháp tù từ điệp ngữ và viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ. Câu 2: (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Thành và Thuỷ trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê “. ( Khánh Hoài – Ngữ văn 7 Tập
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 ( KÌ I-NĂM HỌC 2016-2017) Câu 1: (3 điểm) a, Đoạn thơ đã sử dụng PTBĐ chính : Biểu cảm 0,25đ b.HS nêu nội dung chính của đoạn thơ: Sau chiến thắng Điện Biên ( 7-5-1954) miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Sau đó Hồ Chủ Tịch và Chính phủ trở về Hà Nội. Đoạn thơ diễn tả tình cảm lưu luyến , thương nhớ của đồng bào các dân tộc Việt Bắc đối với Bác Hồ. 0,75đ. c. HS tìm được một số từ láy, từ ghép : Ông Cụ,áo nâu, túi vải, rừng núi Từ láy: Ung dung có trong đoạn thơ: Có đủ từ láy từ ghép 0,5đ , nếu thiếu từ láy hoặc từ ghép 0,25đ. .HS tìm được từ “Người” đồng nghĩa với từ “Ông cụ” cùng có trong đoạn thơ.0,5đ. d. HS tìm biện pháp tù từ điệp ngữ : Nhớ ( 3 lần) và Người (4 lần) 0,5đ -Phân tích giá trị của nó trong đoạn thơ: Đoạn thơ được sử dụng rất sáng tạo các điệp từ ‘ nhơ”, “Người” để diễn tả tình cảm lưu luyến , thương nhớ của đồng bào các dân tộc Việt Bắc đối với Bác Hồ; tình cảm lưu luyến ấy không chỉ vô cùng sâu nặng, thắm thiết trong lòng người mà còn bao trùm cả không gian, cả thiên nhiên,núi rừng 0,5đ Câu 2: (2 điểm) : 1.*/ Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết trình bày đúng kiểu bài biểu cảm, có bố cục ba phần. - Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc. - Chính tả, dùng từ, ngắt câu đúng. 2.*/ Yêu cầu về kiến thức: Các em tập trung phát biểu tình cảm, cảm xúc của mình về nhân vật Thành và Thuỷ trên cơ sở các chi tiết liên quan đến hai nhân vật. - Thuỷ: đặc điểm, tính cách (khéo tay, ngoan ngoãn, thương anh, giàu nội tâm ), bất hạnh, không được đi học khi bố mẹ li hôn. - Thành: Một người anh rất thương em, biết nhường nhịn, chia sẻ với em về nỗi khổ đau xa cách của hai anh em. - Cảm nghĩ về nỗi đau chia lìa, mất mát, bất hạnh của những đứa trẻ khi gặp cảnh gia đình éo le, tan nát và hệ luỵ sau những cuộc chia tay của cả những người lớn , trẻ em. - Đánh giá tư tưởng của truyện và nêu lên mong ước của bản than về gia đình. *Cho điểm:
  6. - Đạt các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức trên. Diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo 6- 7 điểm - Đạt 2/3 yêu cầu về kỹ năng, kiến thức trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp 4-5 điểm - Đạt ½ yêu cầu về kỹ năng, kiến thức trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ chưa được mạch lạc, còn sai chính tả 2-3 điểm - Bài làm sơ sài, , sai nhiều lỗi diễn đạt, chính tả 1,0 điểm - Điểm dưới 1: Chưa biết tạo lập văn bản hoặc thiếu nội dung cơ bản, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. (Trong quá trình chấm GV có thể căn cứ vào tình hình làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh)
  7. ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Một anh lười đến nỗi không buồn nhặt quả sung đút vào miệng, anh ta nằm thườn thượt há mồm chờ sung rụng vào mồm. Nhưng oái oăm thay là sung cứ rụng ra ngoài. Thấy có người đi qua, anh ta nhờ họ nhặt trái sung bỏ hộ vào mồm. Người ta lấy hai ngón chân quặp quả sung rồi bỏ vào mồm cho anh ta. Đến lúc này anh ta mới cười sằng sặc và lẩm bẩm: Mình đã lười lại còn có người lười hơn. ( Trích truyện cổ tích Nằm gốc cây sung) a, Đoạn văn đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? Ngôi kể? b. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và câu ghép có trong đoạn văn. Nêu tác dụng của một từ tượng hình mà em cho là đặc sắc nhất. c, Trong đoạn văn trên chi tiết nào em cho là đặc sắc nhất? viết một đoạn văn (4 - 6 câu) nêu cảm nhận của em về chi tiết đó. Câu 2: (7 điểm) Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng ( Ngữ văn 8 Tập I ) ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Một anh lười đến nỗi không buồn nhặt quả sung đút vào miệng, anh ta nằm thườn thượt há mồm chờ sung rụng vào mồm. Nhưng oái oăm thay là sung cứ rụng ra ngoài. Thấy có người đi qua, anh ta nhờ họ nhặt trái sung bỏ hộ vào mồm. Người ta lấy hai ngón chân quặp quả sung rồi bỏ vào mồm cho anh ta. Đến lúc này anh ta mới cười sằng sặc và lẩm bẩm: Mình đã lười lại còn có người lười hơn. ( Trích truyện cổ tích Nằm gốc cây sung) a, Đoạn văn đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? Ngôi kể? b. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và câu ghép có trong đoạn văn. Nêu tác dụng của một từ tượng hình mà em cho là đặc sắc nhất. c, Trong đoạn văn trên chi tiết nào em cho là đặc sắc nhất ? viết một đoạn văn (4-6câu) nêu cảm nhận của em về chi tiết đó. Câu 2: (7 điểm Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng ( Ngữ văn 8- Tập I )
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 ( KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017) Câu 1: (3 điểm) a, PTBĐ chính: 0,25đ Ngôi kể 0,25 b. Tìm được từ tượng hình, từ tượng thanh và câu ghép có trong đoạn văn. 1 đ. Mỗi loại chỉ cần tìm được 1 từ ( tượng hình, tượng thanh) là cho 0,25đ, -Tìm được 1 câu câu ghép cho 0,25. Tìm được 2 câu ghép( câu đầu,câu cuối) cho 0,5đ Nêu tác dụng của một từ tượng hình mà em cho là đặc sắc nhất. 0,5đ c, HS biết chọn một chi tiết đặc sắc nhất . 0.5đ viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về chi tiết 1cách hợp lí, thuyết phục : 0,5đ. Cảm nhận còn chung chung chưa thật sự bám vào chi tiết cho 0,25đ. Viết sai yêu cầu đoạn văn thì không cho điểm. Câu 2: (7 điểm) : 1.*/ Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tich nhân vật có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2.*/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được đặc điểm nổi bật của bé Hồng trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ”: là một chú bé đau khổ, bất hạnh, có lòng yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Hoàn cảnh của bé Hồng + Bố chết, mẹ phải tha phương, bản thân phải sống nhờ vào những người họ hàng giàu có mà ích kỉ, tàn nhẫn. + Hồng phải chịu nhiều nỗi ấm ức,khổ cực, thiếu thốn tình thương. Nỗi khổ lớn nhất của Hồng là phải xa mẹ, em luôn thèm khát tình mẹ. - Hồng luôn giành cho mẹ những tình cảm yêu thương vô bờ bến. Dù bà cô có cố tình bôi nhọ, xúc xiểm cũng không làm thay đổi được tình thương của Hồng đối với mẹ.
  9. Dẫn chứng: “ Đời nào xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng” - Yêu mẹ, muốn gặp mẹ mà phải kìm nén và giấu kín tình cảm vì không muốn nghe những lời xúc phạm mẹ. Dẫn chứng: Khi nói chuyện đi thăm mẹ, Hồng không muốn đi - Khi bà cô tiếp tục dùng những lời xấu xa, cay độc để nói xấu mẹ thì Hồng đau đớn, đột độ Dẫn chứng: Nước mắt chan hòa ròng ròng cười dài trong tiếng khóc - Hồng sớm hiểu nguyên nhân làm mẹ khổ: Căm tức những thành kiến nặng nề: “ Giá những cổ tục nghiến nát vụn mới thôi” - Hồng khao khát gặp lại mẹ và hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ. Khát khao gặp lại mẹ: Chạy ríu cả chân, lo sợ không phải là mẹ Hạnh phúc khi ở bên mẹ: Nhận ra mẹ vẫn đẹp không còn nghe thấy gì nữa - Nghệ thuật so sánh, liệt kê, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế bé Hồng hiện lên đáng thương, đáng yêu. * Thang điểm: Điểm 6-7: Đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt tốt,bài viết có cảm xúc, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo. Dẫn chứng chọn lọc Điểm 4-5: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên,diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một số lỗi Điểm 2-3: Đảm bảo được ½ số ý. Bố cục rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ chưa được mạch lạc, còn sai chính tả Điểm 1: Bài làm sơ sài, khô khan, dẫn chứng nghèo, sai nhiều lỗi chính tả Điểm dưới 1: Chưa biết tạo lập văn bản hoặc sai đề cơ bản, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. (Trong quá trình chấm GV có thể căn cứ vào tình hình làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh)
  10. ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi “Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.” ( Bà em – Nguyễn Thụy Kha) a, Đoạn thơ đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? Thể thơ gi ? b. Tìm biện pháp tù từ và nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ. c. viết một đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ. Câu 2: (7 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017- MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi “Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.” ( Bà em – Nguyễn Thụy Kha) a, Đoạn thơ đã sử dụng Phương thức biểu đạt chính nào? Thể thơ gi ? b. Tìm biện pháp tù từ và nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ. c. viết một đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ. Câu 2: (7 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 ( KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017) Câu 1: (3 điểm) a, Đoạn tho đã sử dụng PTBĐ chính: Biểu cảm 0,25đ Thể thơ : Lục bát 0,25đ b. Biện pháp tu từ :So sánh - Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh “mây bông” trên trời. 0,25đ Tác dụng: cho thấy người bà tuổi đã cao, mái tóc bà bạc trắng, bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng kính trọng 0,5đ - Chuyện của bà kể (cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái “giếng” thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ “cạn xong lại đầy” 0,25đ Tác dụng: ý nói kho chuyện của bà rất nhiều không bao giờ hết, tâm hồn của bà rất phong phú cũng như tình yêu thương của bà giành cho cháu không bao giờ vơi cạn. 0,5đ c.- Viết đúng một đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà 0,25đ - Phải giới thiệu được đoạn thơ được trích từ bài thơ “ Bà em”. 0,25đ - Hình ảnh người bà tuổi đã cao, mái tóc bà bạc trắng, bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng kính trọng. Tâm hồn của bà rất phong phú cũng như tình yêu thương của bà giành cho cháu không bao giờ vơi cạn. Qua đó, ta cảm nhận được tình cảm yêu quý, kính trọng của nhà thơ (người cháu) đối với bà. 0.5đ. Câu 2: (7 điểm) : 1.*/ Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn cảm nhận hình ảnh trong Tp văn học có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2.*/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
  12. - Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt. Hình ảnh của họ được miêu tả gắn liền với những chiếc xe, và nổi bật xuyên suốt bài thơ. .( dẫn chứng - Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp: sức mạnh lớn lao, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn. Hiện thực thì khốc liệt, nhưng người chiến sĩ cảm nhận nó bằng một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn nhạy cảm với cái đẹp. Họ luôn trong tư thế ung dung, hiên ngang – một nghị lực, một bản lĩnh phi với tinh thần quả cảm. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp kiên cường.( dẫn chứng) - Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc. Những chiến sĩ lái xe là những chàng trai trẻ vui tính, hóm hỉnh với những hình ảnh tinh nghịch “ Không có kính ừ thì“ “Chưa cần rửa, phì phèo châm điều thuốc – Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.Hồn nhiên, tếu táo nhưng cũng thật cảm động trong không khí đoàn kết, trong tình đồng chí: “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới”. Họ có thể “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mà không cần mở cửa xe, thoải mái, tự hào và thắm tình đồng đội. .( dẫn chứng) - Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó chính là động lực mạnh mẽ và sâu xa tạo nên sức mạnh phí thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự huỷ diệt, tàn phá. .( dẫn chứng) - Ngôn ngữ bài thơ giản dị, ngồn ngộn chất sống, đời sống chiến trường, vừa làm giàu thêm chất điệu thơ ca vừa thể hiện chân thực hình ảnh người lính lái xe. Lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường nhưng vẫn giàu chất thơ.Thể thơ kết hợp linh hoạt giữa thể 7 chữ với thể 8 chữ, có chỗ 6 hay 10 chữ tạo cho bài thơ một điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động, góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu mới của thơ ca chống Mỹ. Nó bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. - Hình ảnh người lính toả sáng rực rỡ mãi đến muôn thế hệ mai sau, khiến ta cảm phục, tự hào, kính trọng , biết ơn. Ta mãi không quên một thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ oanh liệt của dân tộc. * Thang điểm: Điểm 6-7: Đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt tốt,bài viết có cảm xúc, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo. Dẫn chứng chọn lọc
  13. Điểm 4-5: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên,diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một số lỗi Điểm 2-3: Đảm bảo được ½ số ý. Bố cục rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ chưa được mạch lạc, còn sai chính tả Điểm 1: Bài làm sơ sài, khô khan, dẫn chứng nghèo, sai nhiều lỗi chính tả Điểm dưới 1: Chưa biết tạo lập văn bản hoặc sai đề cơ bản, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. (Trong quá trình chấm GV có thể căn cứ vào tình hình làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh) * Thang điểm: Điểm 6-7: Đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt tốt,bài viết có cảm xúc, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo. Dẫn chứng chọn lọc Điểm 4-5: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên,diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một số lỗi Điểm 2-3: Đảm bảo được ½ số ý. Bố cục rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ chưa được mạch lạc, còn sai chính tả Điểm 1: Bài làm sơ sài, khô khan, dẫn chứng nghèo, sai nhiều lỗi chính tả Điểm dưới 1: Chưa biết tạo lập văn bản hoặc sai đề cơ bản, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. (Trong quá trình chấm GV có thể căn cứ vào tình hình làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh)