Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46: Kiểm tra văn học Trung đại - Năm học 2013-2014

doc 5 trang thaodu 4541
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46: Kiểm tra văn học Trung đại - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_46_kiem_tra_van_hoc_trung_dai_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46: Kiểm tra văn học Trung đại - Năm học 2013-2014

  1. Tiết 46 KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ngữ văn 9- Năm học: 2013- 2014 KHUNG MA TRẬN Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề TN TL TN TL Cấp độ Cấp độ cao thấp Chủ đề -Nhận biết Hiểu 1 thể loại,tác cách tái Tiểu giả của hiện thuyết, từng tác nhân vật chương phẩm, đoạn trong tác hồi, trích phẩm truyện truyện truyền kì Số câu Số câu:2 Số câu: 1 Số câu: Số câu: Số câu:3 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm: Số điểm: Số Tỉ lệ% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Tỉ lệ: điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Chủ đề Nhận biết Hiểu nét Cảm nhận 2 thể loại, đặc sắc về người Truyện nhớ nội nội phụ nữ thơ dung của dung, trong xã Nôm từng tác nghệ hội phong phẩm, đoạn thuật, kiến qua trích thuộc hai nhân thơ trong vật Vũ tác phẩm Nương và Thúy Kiều Số câu Số câu: 2 Số câu:3 Số câu: Số câu: 1 Số câu:6 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm:2,5 Số điểm: Số điểm: 5 Sốđiểm:8,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 85% Tổng số Số câu:4 Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu:9 câu Số điểm:2 Số điểm: 3 Số điểm: 5 Số điểm: Tổng số 20% 30% 50% 10 điểm 100% Tỉ lệ %
  2. Mã đề 1 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian: 45 phút A/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm Chọn phương án đúng nhất Câu1. Dòng nào nói đúng về những tủi nhục mà Thúy Kiều dã trải qua? A. Thanh lâu ba lượt, thanh y hai lần B. Thanh lâu hailượt, thanh y hai lần C. Thanh lâu ba lượt, thanh y ba lần D. Thanh lâu bốn lượt, thanh y hai lần Câu 2: Câu thơ” Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nhằm thể hiện nội dung gì? A. Miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên qua hoa mai và tuyết trắng. B. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người thiếu nữ. C. Giới thiệu vẻ đẹp vóc dáng thanh cao, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ. D. Gợi lên cốt cách thanh cao, trong sáng của nhà thơ. Câu 3: Điểm chung giữa tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Hoàng Lê nhất thống chí là: A. Đều viết cùng về một thể loại B. Đều chứa đựng những yếu tố li kì không có thực C. Đều đề cập đến hiện thực của những thời kì lịch sử nhất định với chế độ phong kiến khủng hoảng, thối nát, suy tàn. D. Đều sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Câu 4: Khát vọng nào được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua đoạn trích Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga A. Trở nên giàu sang có địa vị B. Làm nên công danh lẫy lừng C. Cứu người, giúp đời Câu 5: Chữ điểm đã đạt được hiệu quả nghệ thuật nào trong việc tả cảnh ngày xuân?. A. Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp thêm sinh động. B. Vừa nói về thời gian xuân trôi mau, vừa gợi tả được xuân trong sáng. C. Làm cho cảnh vật sinh động có hồn chứ không tĩnh tại. D. Gợi những cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Câu 6: Điều gì đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ A. Sự đối đầu với nhà lê B. Ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thực lịch sử C. Sự cảm tình và phụng thờ Quang Trung của các tác giả D. Dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca. Câu 7: ( 1 điểm ) Hãy điền khuyết vào chỗ trống bảng sau: Tác giả Tác phẩm Thể loại 1/ Chuyện người con gái Nam Xương 2/ Nguyễn Đình Chiểu 3/ 4/ 5/ 6/ Tùy bút 7/ Hoàng lê nhất thống chí 8/ 9/ 10/ Truyện thơ Nôm B/ Tự luận ( 6 điểm ) Câu 1: Phân tích 6 câu thơ cuối của đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” để thấy được đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du ? (2 điểm) Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến qua các đoạn trích trong hai tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du.(4 điểm)
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Mã đề 1 A- Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm. Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: C Câu 7: 1/ Nguyễn Dữ - 2/ truyện 3/Truyện Lục Vân Tiên- 4/ truyện thơ Nôm 5/ Phạm Đình Hổ 6/ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 7/ Ngô gia văn phái 8/ tiểu thuyết lịch sử ( thể chí ) 9/ Nguyễn Du- Truyện Kiều B/ Tự luận: 6 điểm Câu 1: Viết đoạn văn không quá 7 câu. Nêu bậc được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Sử dụng các từ láy, gợi tả nêu bậc được tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều Câu 2. A- Nêu được vẻ đẹp chung của Thuý Kiều và Vũ Nương - Đẹp người , đẹp nết (có dẫn chứng) * Vũ Nương đẹp người đẹp nết , rất mực yêu chồng thương con, thuỷ chung , hiếu thảo. * Thuý Kiều "Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai'' , đẹp đến nỗi "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" . Không nhưnmgx đẹp mà Thuý Kiều còn là người con rất hiếu thảo, (bán mình đẻ chuộc cha, một hành động đáng trân trọng biết bao. B- Số phận bi kịch: - Cả hai nhân vật điều bị xã hội phong kiến đẩy vào con đường bế tắc , không còn chỗ để họ sống Vũ Nương vì bị chồng ghen tuông mù quáng, bị ruồng rẫy mà phải kết liễu đời mình bằng cách nhảy xuống sông tự vẫn. Thuý Kiều phải chấp nhận làm con đòi, đứa ở, phải hầu đàn , tiếp khách làn chơi, luôn bị đánh đập " Trúc côn ra sức đập vào/ Thịt nào chẳng nát da nào chẳng tan" .Còn nữa, mmỗi lần Thuý Kiều ngoi lên , mong được sống yên ổn ngay lập tức bị nhấn vùi xuống thêm sâu hơn , thật là kiếp "Tài đa luỵ thân". HS có thể trình bày theo nhiều hướng song phải đảm bảo cơ bản các nội dung trên. Biểu điểm : + Nêu đúng hoàn toàn mỗi ý đạt 3 điểm, trình bày sơ sài chưa có luận điểm , luận chứng xác đáng chỉ đạt từ1đến 2 điểm. + Bài viết có cảm xúc , có liên kết chặt chẽ đạt điểm tối đa.( không mắc lỗi dùng từ, đặt câu đạt 2 điểm)
  4. Mã đề 2 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm:(mỗi câu 0, 5 điểm) 1. Bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích: Hồi thứ mười bốn"Hoàng Lê nhất thống chí" và Truyện Kiều.( Khoanh tròn ý đúng nhất) A- Thói ăn chơi, xa hoa trụy lạc, quan lại nhũng nhiễu. B- Thái độ hèn nhát thuần phục ngoại bang một cách nhục nhã C- Giả dối bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm D- Tất cả đều đúng. 2. Những tiêu chí nào sau đây có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du ?( Khoanh tròn ý đúng nhất) A-Thời đại B- Gia đình C- Cuộc đời Nguyễn Du D- Cả A B C. 3. Trong câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, từ “hoa” được sử dụng theo phép tu từ nào ? A.So sánh. B.Nhân hóa. C.Hoán dụ. D.Ẩn dụ. 4.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết bi thảm của vũ nương ? A. Do sự hồ đồ, gia trưởng, thói ghen tương của Trương Sinh. B. Do chính lời nói dối của con Vũ Nương. C. Do sự can thiệp bất lực và không kịp thời của xóm giềng. D. Do lời nói vô tình của bé Đản. 5. Điều gì đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt của người anh hùng Nguyễn Huệ ? A.Sự đối đầu với nhà Lê. B. Dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca. C. Sự cảm tình và phụng thờ Quang Trung – Nguyễn Huệ của tác giả. D.Ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thực lịch sử. 6. Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du sử dụng để tả chị em Thúy Kiều trong đoạn trích chị em Thúy Kiều A. Bút pháp tả thực. B. Bút pháp ước lệ tượng trưng. c.Bút pháp lãng mạng. 7. Những phẩm chất chung giữa Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga: A. Tài sắc vẹn toàn. B. Chung thủy sâu sắc. C. Nhân hậu bao dung. D. Cả A, C đúng. 8. Khi tả vẻ đẹp Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời của nàng như thế nào ? A. Êm đềm, hạnh phúc, sung sướng. B. Hạnh phúc vinh hiển. C. Trắc trở khổ đau. D. Long đong lận đận, vất vả mưu sinh. II. Tự luận:( 6 điểm) Câu1. ( 2 điểm ) Chép chính xác những câu thơ nói về nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật những câu thơ đó? Câu 2. ( 4 điểm ) Cảm nhận của em về người phụ nữ Việt Nam dưới chế dộ phong kiến qua hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Mã đề 2 I. Trắc nghiệm:(mỗi câu 0, 5 điểm) Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: A Câu 5 :D Câu 6: B Câu 7: D Câu 8: C II. Tự luận:( 5 điểm) Câu1/ ( 2 điểm) - Chép đúng 4 câu thơ: “ Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” ( 1 điểm) Nếu sai 3 lỗi chính tả không được điểm. - Nội dung: ( 0,5 điểm) Nét đẹp trong tâm hồn của Kiều đó là: tấm lòng hiếu thảo và nghĩa tình của Kiều. - Nghệ thuật: sử dụng thành ngữ, điển tích cũ ( 0,5 điểm) Câu 2/ ( 4 điểm) Mở đoạn: giới thiệu chung về người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến tiêu biểu thể hiện qua hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều. Thân bài: - Vẻ đẹp + Vũ thị Thiết đẹp người, đẹp nết, chung thủy sắt son, thương nhớ trông tin chồng, hiếu thảo chăm sóc mẹ chồng chu đáo, bao dung nhân hậu, luôn muốn tha thứ cho chồng và đoàn tụ gia đình khi đã chết. + Thúy Kiều: Tài sắc vẹn toàn, hiếu thảo chung thủy, nhân hậu, bao dung, yêu tự do công lí. - Bi kịch: + Vũ Nương: chiến tranh, vợ chồng cách biệt, một mình nuôi già dạy trẻ vất vả trăm bề. Bất lực trước chế độ PK phụ quyền, chịu oan khuất, tìm đến cái chết, không có chỗ đứng trong xã hội, không đoàn tụ gia đình. + Thúy Kiều: Bi kịch tình yêu tan vỡ, quyền sống bị tước đoạt nhiều lần là nạn nhân của xã hội vì tiền. Kết bài: suy nghĩ bản thân về người phụ nữ ngày xưa và ngày nay. Liên hệ bản thân. * Chú ý: Lời văn lập luận diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, cảm xúc chân