16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án)

docx 90 trang Thái Huy 18/04/2025 160
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx16_de_thi_hsg_cap_truong_mon_van_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án)

  1. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Dù có khổ cực đến đâu cũng không nỡ bỏ con. Thà chịu đói rét để nuôi con (dẫn chứng) ->Hình ảnh mẹ Lê là hiện diện của hàng triệu người mẹ lúc bấy giờ, là một người biết hy sinh, chịu thương chịu khó, dù thế nào cũng sẽ che chở cho con. Vẻ đẹp của mẹ Lê cũng là vẻ đẹp của người mẹ, người phụ nữ từ xưa đến nay. Luận điểm 2: qua việc sáng tạo nhân vật mẹ Lê Nhà văn Thạch Lam gửi gắm tư tưởng tình cảm quan niệm của mình 3.0 - Truyện ngắn phản ánh bức tranh cuộc sống đầy khốn khó của những người dân nơi phố chợ nghèo trước Cách mạng. Từ đó giãi bày niềm đồng cảm, xót thương của những nhà văn dành cho những mảnh đời bất hạnh. - Truyện ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ giàu tình yêu thương và đức hy sinh, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt =>Nhân vật mẹ Lê là nơi để nhà văn bộc lộ những suy tư trăn trở về cuộc đời; thể hiện những rung động, xúc cảm trước những số phận đáng thương. Truyện giúp người đọc thấu hiểu được cuộc sống của nhân dân ta trong một thời kỳ đầy khó khăn trước cách mạng. Ẩn sâu trong lời văn nhà văn muốn khơi dậy tình yêu thương trong mỗi con người. Luận điểm 3: sáng tạo nhân vật mẹ Lê, nhà văn Thạch Lam đã sử dụng các hình thức nghệ thuật độc đáo - Cốt truyện đơn giản xoay qua những ngày tháng xoay sở kiếm ăn nuôi con 2,0 của mẹ Lê. - Sử dụng ngôi kể thứ ba giúp câu chuyện trở nên khách quan hơn - Giọng kể ngậm ngùi chua xót khơi gợi ở người đọc lòng đồng cảm sâu sắc. - Cách xây dựng nhân vật nhân vật được khắc họa thông qua dáng vẻ bên ngoài, hành động ngôn ngữ và được khám phá ở số phận phẩm chất. 3. Đánh giá mở rộng - Ý kiến của Sê- khốp đã khái quát được vai trò ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật. Nhân vật không chỉ bộc lộ tư tưởng tình cảm và quan niệm của nhà văn mà còn cho ta thấy được tài năng và phong cách nghệ thuật của người 1.5 nghệ sĩ. - Nhân vật mẹ Lê trong sáng tác của Thạch Lam đã giúp tác giả bộc lộ rõ nét tư tưởng, tình cảm, quan niệm của Thạch Lam muốn gửi gắm đến bạn đọc - Quan niệm của Sê- khốp có ý nghĩa với người sáng tác và người tiếp nhận... Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo thể hiện được quan điểm thái độ riêng sâu 0,5 sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp ngữ nghĩa tiếng Việt. DeThi.edu.vn
  2. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 UBND HUYỆN THỌ XUÂN KỲ THI - GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS CẤP TRƯỜNG THỊ TRẤN LAM SƠN Môn thi: Ngữ văn, Lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi có 06 câu, gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (10,0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới. ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!” – Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ, mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn. (Theo Hoàng Phương – Sống đẹp) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8 Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Truyện B. Kí C. Tuỳ bút D. Tản văn Câu 2. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn: Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. A. Nhân hoá B. So sánh C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 4. Cụ già đã làm gì cho cô bé? A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. DeThi.edu.vn
  3. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 5. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”. Câu 6. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi. Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện? A. Là một người kiên nhẫn. B. Là một con người hiền hậu. C. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác. D. Là một người biết lắng nghe. Câu 8. Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ? A. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. B. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. C. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. D. Vì cô bé rất thích hát. 2. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9. Nêu ý nghĩa của tình huống bất ngờ trong văn bản trên. Câu 10. Bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc xong văn bản. Câu 11. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? Câu 12. Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống. II. VIẾT (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”.Từ cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương, hãy khám phá “tình người” gửi gắm trong đoạn trích thi phẩm. Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình. (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) ---Hết--- DeThi.edu.vn
  4. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC HIỂU (10,0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm 1 A 0,25 2 B 0,25 3 D 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25 8 B 0,25 - Tình huống bất ngờ trong câu chuyện trên là: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc. 9 1,0 -Ý nghĩa của tình huống: Ông cụ đã nghe giọng hát của cô gái không phải bằng đôi tai thông thường mà bằng tâm hồn và trái tim của mình – tâm hồn và trái tim giàu tình yêu thương - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. + Trước khó khăn, thử thách con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. 10 2,0 + Tình yêu thương sẽ làm nên những điều kì diệu đối với con người. + Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt I. ĐỌC được thành công ....... HIỂU - Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc: - Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên 11 hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. 1,0 - Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người. 12 Viết đoạn văn 4.0 a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lời khen trong cuộc sống. a. Giải thích - Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thẩn của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp. b. Phân tích vai trò của lời khen trong cuộc sống - Lời khen có tác dụng tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục. - Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiểu thành công hơn nữa. - Lời khen chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn. DeThi.edu.vn
  5. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nếu sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi. (Học sinh lấy ví dụ cụ thể.) -> Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc. c. Bàn luận - Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại. - Lời khen không chỉ dành cho người thành công mà còn cẩn cho những người dù chưa thành công nhưng đã có sựcố gắng và tiến bộ hơn chính họ của ngày hôm qua. - Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn. d. Bài học - Bài học: Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng. - Liên hệ bản thân Viết bài văn nghị luận văn học a.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học.Không mắc lỗi 1.0 chính tả, diễn đạt, văn phong trong sáng, có cảm xúc có sự sáng tạo. b. Xác định đúng vấn đề: Vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ qua việc cảm nhận khổ thơ trích bài thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương, 0,5 khám phá “tình người gửi gắm trong đoạn trích thi phẩm ấy. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp hặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng, văn phong trong sáng.Sau đây làmột số gợi ý. *Giải thích II. VIẾT - Ý kiến trên bàn về vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ ca. - “Câu thơ hay”:Câu thơ là sản phẩm sáng tạo của nhà thơ, có sức lay động cảm xúc người đoc, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm. - “Đọc” là hình thức tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. 1,0 - “Tình người” là nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm, tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. - “Thơ là tiếng nói của tình cảm”, do vậy, tất cả những suy nghĩ, trăn trở, cảm xúc, rung động đều trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ ca. - Với người làm thơ, câu thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Cảm xúc càng tràn đầy, mãnh liệt thì thơ càng có sức lay động trái tim người đọc. DeThi.edu.vn
  6. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Người đọc đến với thơ là để tìm kiếm sự tri âm, là tìm kiếm “tiếng nói của tâm hồn” mình trong đó. Khi đọc thơ, ngừơi đọc “quên” cả hình thức của bài thơ, mà chỉ đắm mình trong thứ cảm xúc chân thành, mãnh liệt mà nhà thơ gửi gắm. -> Thơ hay là thơ lay động tâm hồn, cảm xúc con người bởi nó được viết nên bởi sự thăng hoa trong tình cảm mãnh liệt chân thành, sâu sắc của tác giả và bằng quá trình lao động nghệ thuật say mê và nghiêm túc của người nghệ sĩ. * Chứng minh - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: +Trương Nam Hương có một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, với nhiều suy tư và trắc ẩn. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi giọng dịu ngọt, gần 0.5 gũi thân thương, ngôn ngữ uyển chuyển, linh hoạt, lạ, bất ngờ góp phần làm cho thơ ông nét độc đáo. Những hình ảnh bình dị, gần gũi của đời thường 1,0 đượcTrương Nam Hương khéo léo đưa vào thơ và thổi hồn mình vào đó để tạo nên vẻ đẹp riêng.Vì thế, đến với thơ Trương Nam Hương, tâm hồn con người sẽ trở nên trong trẻo, đáng yêu và nhân hậu hơn.Thế giới hình ảnh đa dạng, độc đáo tạo ra được những tứ thơ hay.Ở “Thời nắng xanh” người đọc vẫn thấy Trương Nam Hương trung thành với lối thơ truyền thống nhưng có sự giao thoa với hiện đại, sâu lắng và đầy ân tình. - Chứng minh qua đoạn trích bài thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương. Luận điểm 1: “Tình người” trong đoạn trích “ Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương là tình bà cháu ấm nồng, tha thiết. - Hình ảnh người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó, yêu thương con cháu. Nhan đề “Nắng thời xanh” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi dường như một phần đời nơi tâm hồn ấy mãi ở lại với những hồi ức đẹp nhất, rực rỡ tựa ánh nắng của thiên nhiên đất trời. Và thi sĩ cũng dùng hình ảnh nắng để vẽ nên bức chân dung người bà kính yêu mang vẻ đẹp giản dị truyền thống, chân quê “Nắng trong mắt những ngày thơ bé 5,0 Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm’’ +“ Nắng xanh” là màu nắng trong trẻo, trẻ trung, được nhìn bằng cặp mắt tươi trẻ của tuổi xanh. Phải chăng đó là quãng thời gian hạnh phúc vui vẻ nhất của cháu trong suốt tuổi thơ của mình. Màu xanh gợi liên tưởng đến một sức sống thanh xuân khoẻ khoắn, bền lâu trong dòng chảy vô tình của thời gian. Trong mắt cháu “nắng xanh mơn như lá trầu” - màu xanh mơn man rười rượi, nắng xanh mơn - cái nắng được lọc qua hồi ức về một người bà tóm tém nhai trầu, vì thế mà nó càng trở nên lung linh, huyền thoại. Bà bình dị trong cuộc sống lao động hàng ngày: Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền và DeThi.edu.vn
  7. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn giành để thưởng thức sớm chiều. Hình ảnh bà gắn với thói quen ăn trầu dân dã, cổ truyền (Bà bố cau thành tám chiếc thuyền cau/Chở sớm chiều tóm tém), gương mặt bà trong ráng chiều (Hoàng hôn đọng trên mỗi bà quạnh thẫm) sự tần tảo đồng áng (Bóng bà đổ xuống đất đai)... =>Cuộc đời bà vất vả, dãi dầu nhưng chính sự tần tảo của bà đã đem lại cho cháu một không gian bình yên để mơ mộng, để lớn lên. Bà đã trở thành một miền hoài niệm. Bà gắn với những gì đẹp đẽ nhất, trong trẻo nhất, làm nên “thời nắng xanh” của cháu. - Những kỉ niệm về bà như một cuốn sách tiếp tục được lật mở đến không gian mới : Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài . Vào bát canh ngọt mát” Bà một lần nữa xuất hiện cùng hình ảnh “nắng” trong những luống khoai liếp vách không cài. Nắng hồn nhiên như trẻ con tinh nghịch. Cả khu vườn rắc đầy bụi vàng của nắng. Hình ảnh thôn quê thanh bình, yên ả, đó là không gian êm đềm của tuổi thơ cháu. “Bóng bà đổ xuống đất đai” Bà mang dáng dấp của những người nông dân lao động cần cù, vất vả. Nhưng tất cả những gian truân ấy để đổi lấy niềm vui cho đứa cháu thơ “rủ châu chấu cào cào” và cả những món ăn dân dã trong những ngày còn thiếu thốn, khó khăn nhưng mát lòng, mát dạ. Hạnh phúc của cháu là những khi được lắng vào bát canh yêu thương ngọt mát. Một thời thơ ấu bình yên bên bà, dù còn nhiều khó khăn nhưng cháu vẫn có được tuổi thơ trọn vẹn. Những kí ức bình yên ấy làm bóng mát cho tâm hồn cháu để khi nhớ lại bật thành thơ dồn nén cảm xúc: “Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình”. Tất cả những kỉ niệm hồi cháu sống với bà đã hoá thân vào hình ảnh “bát canh” ngọt lành bà cho. Bát canh đầy ăm ắp những hạnh phúc giản dị bình yên ấy chan lên “thời nắng xanh” của cháu trở thành tuổi thơ không bao giờ quên. Chỉ với một câu thơ mà bao nhiêu phù sa tình cảm lắng đọng xuống đáy sâu trong lòng người đọc về tình cảm của cháu dành cho bà, cả một bầu trời thương nhớ gửi đến người bà kính yêu. Chính tuổi thơ ngọt ngào bên người bà đã nâng đỡ thi sĩ bước trên hành trình dài rộng của cuộc đời. => Qua những hồi ức về tuổi thơ của nhân vật trữ tình, ta nhận ra vẻ đẹp của bà: truyền thống, tần tảo, luôn bao bọc chở che để cháu có một tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo. Đồng thời, ta còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình: nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thương. Liên hệ: Hình ảnh người bà trong thi ca là nguồn thi liệu khơi gợi cảm xúc của người nghệ sĩ như “Bếp lửa” của Bằng Việt hay “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương cũng đóng góp một cái nhìn mới vào dòng chảy của văn chương nghệ thuật. Hai khổ thơ đầu của “ Thời nắng xanh”và cả bài thơ là lời tự bạch, lời cảm ơn chân DeThi.edu.vn
  8. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn thành nhất đối với người bà thân yêu, với tuổi thơ, với quê hương, đất nước...của thi sĩ.Tất cả luôn đồng hiện trong tâm thức nhà thơ và trở thành những hình ảnh thân thuộc đằm sâu trong tâm tưởng và cũng là của tất cả những đứa chá yêu bà, thương bà! Luận điểm 2: “Tình người” trong đoạn trích bài thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo: Lời thơ giản dị, nhẹ nhàng mà dồn nén tất cả cảm xúc chan chứa từ bên trong. Giọng thơ hiền lành, uyển chuyển nhưng lại có những câu óng mượt, long lanh như những sợi tơ vàng. Vẫn câu chữ nhẹ nhàng, ý thơ trong trẻo, mượt mà nhà thơ đưa ta về với những kỉ niệm thuở thiếu thời đầm ấm, vui vầy bên người bà thân yêu. Nhiều hình ảnh đẹp, các biện pháp nghệ thuật so 1,0 sánh, ẩn dụ, điệp, lối nói lạ hóa làm nên sức hấp dẫn cho đoạn thơ. Nghệ thuật so sánh kết hợp với những hình ảnh của cuộc sống quen thuộc “lá trầu”, “cào cào”, “châu chấu” , “bát canh” tạo dựng lên hình ảnh cuộc sống chân quê thanh bình, yên ả nhưng thật gần gũi thân thương trong ký ức. Cái hay là nhà thơ đã tạo ra được những liên tưởng mới mẻ, độc đáo với những tứ thơ lạ; ngôn ngữ trôi chảy theo mạch tự nhiên nhưng giàu cảm xúc, nhiều từ ngữ sử dụng rất đắt, hình ảnh thơ mang tính hình tượng cao, mang phong cách sáng tạo và bút pháp riêng của Trương Nam Hương. Đánh giá, mở rộng Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: thơ hay là thơ lay động hồn người, bài thơ hay là kết tinh của sự thăng hoa trong cảm xúc và quá trình lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc của nhà thơ. 0,5 Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận: Đối với nhà thơ: Bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm cần có sự độc đáo, sáng tạo trong hình thức nghệ thuật. Đối với người đọc: Qua tác phẩm cần khơi dậy những tình cảm chân thành, cao đẹp với những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của DeThi.edu.vn
  9. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 TRƯỜNG THCS TT CAO THƯỢNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐỘI TUYỂN MÔN THI : NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1 (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (3/1968) (Dáng đứng Việt Nam, Thơ Lê Anh Xuân *, NXB Giáo Dục,1981) Chú thích: - Tác giả Lê Anh Xuân (1940 – 1968), là một nhà thơ Việt Nam. Tên thật của ông là Ca Lê Hiển, sinh ra trong một gia đình yêu nước tại Bến Tre. Năm 14 tuổi, ông theo gia đình ra Bắc tập kết, học phổ thông, sau đó học Khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, ông về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Giáo dục, sau chuyển về Hội Văn nghệ Giải phóng. - Hoàn cảnh sáng tác: “Dáng đứng Việt Nam” là thi phẩm cuối cùng của nhà thơ- chiến sĩ Lê Anh Xuân, được viết tháng 3/1968, trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Tác giả hi sinh hai tháng sau đó tại vùng phụ cận Sài Gòn vào tuổi đời còn rất trẻ, để lại mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân đất nước. a. (1,0 điểm) Nhân vật “Anh” trong bài thơ này là ai? “Anh” được miêu tả trong hoàn cảnh nào? b. (0.5 điểm) Xác định 02 từ láy có trong bài thơ. c. (1,5 điểm) Xác định và phân tích tác dụng biện pháp tu từ sử dụng trong bốn câu thơ in đậm trong bài thơ trên. d. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhứt / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” e. (1,0 điểm) Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc? (trình bày khoảng 5 câu) Câu 2 (5 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hãy làm chủ ý chí và làm đầy tớ cho lương tâm” Câu 3 (10 điểm) DeThi.edu.vn
  10. 16 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm" Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân để làm sáng tỏ nhận định trên. -------------------------- HẾT --------------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................. Số báo danh: ........................................ Cán bộ coi thi 1 (Họ tên và ký): ............................ Cán bộ coi thi 2 (Họ tên và ký): .................. DeThi.edu.vn