200 Câu hỏi trắc nghiệm giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh - Năm học 2017-2018

doc 31 trang thaodu 7440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "200 Câu hỏi trắc nghiệm giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc200_cau_hoi_trac_nghiem_giao_vien_lam_tong_phu_trach_doi_gio.doc

Nội dung text: 200 Câu hỏi trắc nghiệm giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh - Năm học 2017-2018

  1. 200 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GV LÀM TPT ĐỘI GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2017 – 2018 Câu 1. Chương trình rèn luyện đội viên được Hội đồng đội trung ương ban hành từ năm học a) 1991-1992 b) 1992-1993 c) 1993-1994 d) 1994-1995 Câu 2. Chương trình dự bị đội viên TNTP HCM (dành cho nhi đồng 6,7,8 tuổi) gồm có mấy nội dung. a) 6 b) 7 c) 8 d) 9 Câu 3. Nội dung kính yêu Bác Hồ trong chương trình dự bị đội viên TNTP HCM (dành cho nhi đồng 6,7,8 tuổi) gồm các yêu cầu nào? a) Thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, biết 1 số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác Hồ, biết những nét chính về tiểu sử Bác Hồ. b) Nhớ tên và ý nghĩa (sơ lược) về các ngày kỉ niệm: 3/2, 8/3, 15/5, 19/5, 1/6, 2/9/ 20/11, 22/12 c) Đáp án a và b đều đúng d) Đáp án a và b đều sai Câu 4. Chương trình đội viên TNTP HCM măng non ( hoặc chương trình đội viên sẵn sàng, hạng 3, cho lứa tuổi 9,10,11) gồm các nội dung? a) Hiểu biết về đội TNTP HCM và Bác, tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng b) Yêu bạn bè, chăm học, chăm làm c) Giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe, tìm hiểu về luật lệ giao thông và hành quân cấm trại (Kỹ năng của đội viên) d) A, B, C đều đúng Câu 5. Chương trình đội viên TNTP HCM sẵn sàng áp dụng cho lứa tuổi nào a) 8,9,10 tuổi b) 7,8,9 tuổi c) 11,12,13 tuổi d) 14,15,16 tuổi Câu 6. Mục tiêu của Chương trình Đội viên TNTP trưởng thành là gì? a) Phấn đấu trở thành Đoàn viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hiểu biết, thực hiện tốt những quy định ở hai bậc trước. b) Thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy; c) Học tập tốt, lao động tốt.
  2. d) b và c đều đúng. Câu 7. Chương trình rèn luyện đội viên TNTP Hồ Chí Minh gồm bao nhiêu chuyên hiệu? a) 8 b) 9 c) 10 d) 11 Câu 8. Nội dung Tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng trong Chương trình rèn luyện Đội viên hạng trưởng thành gồm những yêu cầu gì ? a) Biết các mốc lịch sử phát triển chính của đất nước, quê hương và địa phương nơi sinh sống; Biết gương oanh liệt của một số liệt sĩ tiền bối của Đảng và một số anh hùng liệt sĩ ở địa phương. b) Biết những thành tựu phát triển kinh tế xã hội gần đây của đất nước. c) Biết những di tích lịch sử, cách mạng tại địa phương. Tích cực tham gia tôn tạo, làm đẹp và giới thiệu với bạn bè, mọi người về các di tích lịch sử, truyền thống của địa phương. d) a, b, c đều đúng. Câu 9. Nội dung Yêu bạn bè trong Chương trình rèn luyện Đội viên hạng sẵn sàng là gì? a) Tham gia ủng hộ, quyên góp quần áo, sách vở tặng các bạn vùng sâu, xa, khó khăn. Có hoạt động cụ thể giúp các bạn khó khăn, học kém tại chi đội, liên đội mình b) Sưu tầm một số ảnh và một số chuyện về các hoạt động vì hoà bình của thiếu nhi thế giới. Tích cực tham gia các hoạt động của câu lạc bộ hữu nghị Quốc tế, làm một việc cụ thể để ủng hộ các bạn thiếu nhi các nước, đấu tranh cho hoà bình. c) a và b đều đúng. d) a và b đều sai. Câu 10. Mục tiêu Chương trình dự bị Đội viên TNTP Hồ Chí Minh ? a) Giúp các em nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, b) Xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, c) Giúp các em nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy; Xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; Phấn đấu trở thành Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh d) Cả a, b đều đúng. Câu 11. Chương trình Rèn luyện đội viên trực tuyến được Trung ương Đoàn chọn triển khai thí điểm từ năm học nào? a) 2014-2015 b) 2015-2016 c) 2017-2018 d) 2016-2017. Câu 12. Mục đích, yêu cầu Chương trình rèn luyện đội viên trực tuyến a) Đa dạng hóa các hình thức triển khai và công nhận hoàn thành Chương trình rèn luyện đội viên trong các cơ sở Đội.
  3. b) Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phù hợp với nhu cầu học tập và rèn luyện của đội viên, thiếu niên, nhi đồng trong giai đoạn mới trên internet. c) Chương trình được tổ chức sinh động, phù hợp, thân thiện với đội viên; đảm bảo tính giáo dục, bám sát Chương trình rèn luyện đội viên đã được triển khai trong những năm qua. d) a, b, c đều đúng. Câu 13. Hội đồng Đội Trung ương lựa chọn 04 chuyên hiệu nào để triển khai rèn luyện trực tuyến? a)An toàn giao thông, Nhà sử học nhỏ tuổi, Nhà sinh học nhỏ tuổi, Hữu nghị Quốc tế. b)An toàn giao thông, Nhà sử học nhỏ tuổi, Nhà sinh học nhỏ tuổi, Khéo tay hay làm. c)An toàn giao thông, Nhà sử học nhỏ tuổi, Nhà sinh học nhỏ tuổi, Chăm học. d) An toàn giao thông, Nhà sử học nhỏ tuổi, Nhà sinh học nhỏ tuổi, Vận động viên nhỏ tuổi. Câu 14. Đoàn viên tham gia Chương trình rèn luyện đội viên trực tuyến trên Internet phải trả lời bao nhiêu câu hỏi? a) 50 câu hỏi. b) 90 câu hỏi. c) 100 câu hỏi. d) 150 câu hỏi. Câu 15. Đoàn viên tham gia chương trình rèn luyện đội viên trực tuyến tại địa chỉ trang Web? a) b) c) d) Câu 16. Đối tượng tham gia chương trình rèn luyện đội viên trực tuyến ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở là? a) Đội viên từ lớp 4 đến lớp 5; Đội viên từ lớp 6 đến lớp 9. b) Đội viên từ lớp 4 đến lớp 5; Đội viên từ lớp 6 đến lớp 7. c) Đội viên từ lớp 4 đến lớp 5; Đội viên từ lớp 6 đến lớp 8. d) Đội viên từ lớp 3 đến lớp 5; Đội viên từ lớp 6 đến lớp 9. Câu 17. Phong cách người đội viên trưởng thành là người trọng danh dự, ai cũng tin ở lời nói của mình là gì? a) Lễ phép, lịch sự và không vụ lợi; Có lời nói và việc làm thống nhất. b) Biết tìm cách vượt khó khăn. c) a và b đều đúng. d) a và b đều sai.
  4. Câu 18. Nội dung Cần biết khi ra đường trong Chương trình dự bị Đội viên TNTP Hồ Chí Minh là gì? a) Biết cách đi ngoài đường đúng quy định để đảm bảo an toàn; Biết chơi ở những chỗ an toàn, không làm phiền người khác; Biết tên đường phố, ngõ xóm, thôn bản nơi mình ở, địa chỉ trạm y tế, công an địa phương. b) Biết cách đi ngoài đường đúng quy định để đảm bảo an toàn; Biết tên đường phố, ngõ xóm, thôn bản nơi mình ở, địa chỉ trạm y tế, công an địa phương. c) Biết sống tốt, biết quan tâm giúp đỡ mọi người. d) Tất cả, a, b, c đều sai. Câu 19. Chuyên hiệu đầu tiên của Chương trình rèn luyện đội viên là gì? a) Kỹ năng đội viên. b) Nghi thức đội viên. c) An toàn giao thông d) Nhà sử học nhỏ tuổi. Câu 20. Các chuyên hiệu của Chương trình rèn luyện đội viên được chia làm mấy hạng ? a) 3 hạng (Ba, Nhất, Nhì) b) 2 hạng (Nhất, Nhì). c) 4 hạng (Nhất, Nhì, Ba, Tư). d) 1 hạng (Nhất). Câu 21. Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là: a) Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy . b) Tuân theo điều lệ Đội. c) Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh. d) Cả 3 đều đúng. Câu 22. Hệ thống tổ chức Hội đồng Đội gồm bao nhiêu cấp? a) 2 cấp b) 3 cấp c) 4 cấp d) 5 cấp Câu 23. Cấp cơ sở của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: a) Phân đội và chi đội b) Chi đội và liên đội. c) Phân đội, chi đội và liên đội. d) Sao nhi đồng. Câu 24. Hình thức kỷ luật của Đội TNTP là: a) Phê bình, cảnh cáo, khiển trách. b) Kiểm điểm, cảnh cáo, xoá tên trong danh sách đội viên.
  5. c) Khiển trách, cảnh cáo, cấm đeo khăn quàng. d) Phê bình, khiển trách, xoá tên trong danh sách Đội viên. Câu 25. Một bộ trống Đội có ít nhất: a) Một trống cái, hai trống con b) Một trống cái, ba trống con c) Một trống cái, bốn trống con d) Một trống cái, năm trống con Câu 26. Tên gọi đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh: a) Hồng nhi Đội b) Hội Nhi đồng Cứu quốc c) Đội Thiếu nhi Tháng Tám d) Đội Thiếu niên Tiền phong Câu 27. Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ năm nào? a) 1945 b) 1970 c) 1975 d) 1976. Câu 28. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý: a) Huân chương SaoVàng b) Huân chương Độc lập hạng Nhất. c) Huân chương Hồ Chí Minh. d) Huân chương Chiến Công hạng Nhất. Câu 29. Phong trào kế hoạch nhỏ bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình lúc bấy giờ là gì? a)1959; “Hợp tác xã Măng non” b)1858; “Vì Miền Nam ruột thịt” c)1958: “Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong” d)1976; “Đoàn tàu Thống nhất” Câu 30. Phong trào “Nghìn việc tốt” có xuất phát từ địa phương nào? a) Bắc Ninh b) Nghệ An c) Thái Bình d) Hải Phòng Câu 31. Theo nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có bao nhiêu yêu cầu đối với đội viên? a) 6 yêu cầu b)7 yêu cầu c) 8 yêu cầu d) 9 yêu cầu
  6. Câu 32. Khi đang chạy đều, nếu có lệnh “đứng lại – đứng” thì: a) Đội hình chạy thêm 3 bước rồi kéo chân trái về tư thế nghiêm. b) Đội hình chạy thêm 3 bước rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm. c) Đội hình chạy chậm dần thêm 3 bước rồi kéo chân trái về tư thế nghiêm. d) Đội hình chạy chậm dần thêm 4 bước. Câu 33. Phong trào “Áo lụa tặng bà” do tổ chức/ cá nhân nào phát động? a) Bác Hồ b) Kim Đồng c) Đội TNTP Hồ Chí Minh d) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Câu 34. Nguyên tắc hoat động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: a) Nguyên tắc tự nguyện b) Nguyên tắc tự quản c) Nguyên tắc tự nguyện, tự quản d) Nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có sự hướng dẫn của phụ trách Đội Câu 35. Khẩu lệnh so cự ly hẹp của đội hình chữ U? a. Cự ly hẹp nhìn chuẩn – thẳng. b. Cự ly hẹp đàng trước – thẳng. c. Cự ly hẹp nhìn trước – thẳng. d. Cự ly hẹp - chỉnh đốn đội ngũ. Câu 36. Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội ? a) 2 đội viên b) 3 đội viên c) 4 đội viên d) 5 đội viên Câu 37. Việt Nam ký công ước Quốc tế Quyền trẻ em vào năm: a) 1919 b) 1989 c) 1990 d) 1991 Câu 38. Bài hát được dùng trong lễ kết nạp đội viên là?: a. Tiến lên đoàn viên – Phạm Tuyên b. Mơ ước ngày mai – Trần Đức c. Nhanh bước nhanh nhi đồng – Phong Nhã d. Em là mầm non của Đảng – Mộng Lân Câu 39. Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai ? a) Nông Văn Thàn b) Nông Văn Dền c) Lý Thị Nị d) Lý Thị Xậu
  7. Câu 40. Bài ca chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn ca) có tên là gì? a. Thanh niên làm theo lời Bác. b. Tiến lên đoàn viên. c. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ. d. Lên đàng. Câu 41. Tác giả của bài Đoàn ca là ai? a. Văn Cao. b. Lưu Hữu Phước. c. Hoàng Hà. d. Hoàng Hòa. Câu 42. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? a. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động. b. Tập trung dân chủ. c. Hiệp thương dân chủ. d. Tự nguyện, tự quản. Câu 43. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì? a. Đại hội đại biểu cấp chi đoàn. b. Đại hội đoàn viên. c. Ban Chấp hành chi đoàn. d. Đoàn cấp trên. Câu 44. Hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp? a. 3 cấp. b. 4 cấp. c. 5 cấp. d. 6 cấp. Câu 44. Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là gì? a. Có ít nhất 3 đoàn viên. b. Có ít nhất 5 đoàn viên. c. Có ít nhất 10 đoàn viên. d. Chỉ cần có đoàn viên (không quan trọng số lượng). Câu 45. Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì? a. Có ít nhất 50 đoàn viên và 2 chi đoàn. b. Có ít nhất 50 đoàn viên và 3 chi đoàn. c. Có ít nhất 30 đoàn viên và 2 chi đoàn. d. Có ít nhất 30 đoàn viên và 3 chi đoàn. Câu 46. Đoàn viên có mấy nhiệm vụ? a. 3 nhiệm vụ.
  8. b. 4 nhiệm vụ. c. 5 nhiệm vụ. d. 6 nhiệm vụ. Câu 47 . Đoàn viên có mấy quyền? a. 3 quyền. b. 4 quyền. c. 5 quyền. d. 6 quyền. Câu 48. Tổ chức cơ sở của Đoàn gồm? a. Chi đoàn. b. Đoàn cơ sở. c. Chi đoàn cơ sở và Đoàn cơ sở d. a và b sai. Câu 49. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai? a. Vũ Quang. b. Vũ Mão. c. Nguyễn Lam. d. Vũ Trọng Kim. Câu 50. Khẩu hiệu hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2022 a. Xung kích, năng động, sáng tạo; b. Tuổi trẻ Việt Nam tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, phát triển c. Tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, phát triển d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 51 . Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại Đại hội Đoàn nào? a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (2/1950). b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (11/1956). c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (3/1961). d. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (11/1980). Câu 52. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2022 xác định 3 phong trào hành động cách mạng là? a. “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” b. “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ khởi nghiệp”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” c. “Thanh niên sáng tạo”, “Tuổi trẻ khởi nghiệp”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” d. “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ khởi nghiệp”, “Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện”. Câu 53. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2022 xác định 3 chương trình đồng hành với thanh niên là?
  9. a. “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng” b. “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”. c. “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần” d. a và c đúng. Câu 54. Đoàn Thanh niên Lao động chính thức mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại đâu, thời điểm nào? a. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976). b. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1976. c. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (11/1980). d. Sau 30/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đổi tên. Câu 55. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (10/1992) phát động 2 phong trào nào? a. Thanh niên lập nghiệp; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó. b. Tuổi trẻ giữ nước; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó. c. Thanh niên lập nghiệp; Tuổi trẻ giữ nước. d. Tuổi trẻ giữ nước; Giúp bạn vượt khó. Câu 56. Từ năm nào Ban bí thư Trung ương Đảng chọn tháng 3 hằng năm làm “Tháng Thanh Niên”? a. Năm 2001. b. Năm 2002. c. Năm 2003. d. Năm 2004. Câu 57. Tác giả và thời gian ra đời mẫu huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là ai? a. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – sáng tác năm 1951. b. Họa sĩ Nguyên Hạo – sáng tác năm 1975. c. Họa sĩ Bửu Chỉ – sáng tác năm 1956. d. Họa sĩ Trương Thìn – sáng tác năm 1976. Câu 58. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Đây là câu nói nổi tiếng của ai? a. Lý Tự Trọng. b. Nguyễn Văn Trỗi. c. Nguyễn Thái Bình. d. Tất cả đều sai.
  10. Câu 59. Hình thức bầu cử nhân sự các cấp trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là? a. Hiệp thương. b. Biểu quyết. c. Bỏ phiếu kín. d. Tất cả đều sai. Câu 60. Đoàn Thanh niên từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? a. 5 lần. b. 6 lần. c. 7 lần. d. 8 lần. Câu 61 . Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai? a. Vũ Quang. b. Vũ Mão. c. Nguyễn Lam. d. Vũ Trọng Kim. Câu 62. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 – 2022 xác định xây dựng bao nhiêu Đề án trong điểm ? a. 8. b. 9. c. 10. d. 11. Câu 63. Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn hiện nay là ai? a. Vũ Trọng Kim. b. Hồng Bình Quân. c. Lê Quốc Phong. d. Nguyễn Thị Mai. Câu 64. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do tổ chức nào có thẩm quyền thông qua? a. Ban Bí thư TW Đoàn biểu quyết thông qua. b. Hội nghị Ban chấp hành TW Đoàn biểu quyết thông qua. c. Đại hội Đại biểu Toàn quốc biểu quyết thông qua. d. Ban Thường vụ TW Đoàn biểu quyết thông qua. Câu 65. Bác Hồ từng dạy : "Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên"
  11. Những lời dạy ấy ra đời trong hoàn cảnh nào? a. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong. b. Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong. c. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị Đoàn Thanh Niên d. Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị Đoàn Thanh Niên Câu 66. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua mấy kỳ đại hội? a. 9 lần đại hội. b. 10 lần đại hội. c. 11 lần đại hội. d. 12 lần đại hội. Câu 67. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2022 xác định bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp? a. 4 nhiệm vụ, giải pháp b. 5 nhiệm vụ, giải pháp. c. 6 nhiệm vụ, giải pháp. d. 7 nhiệm vụ, giải pháp. Câu 68. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X xây dựng bao nhiêu chỉ tiêu trọng tâm của nhiệm kỳ 2017-2022? a. 9 b. 10 c. 11 d. 12 Câu 69. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI bầu được bao nhiều đồng chí vào Ban Bí thư Trung ương Đoàn? a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Câu 70. Theo Điều lệ Đoàn TNCSHCM hiện hành thì Ban Chấp hành Trung ương Đoàn một năm họp ít nhất mấy kỳ? a. 1 b. 3 c. 4 d. 2 Câu 71 . Theo Điều lệ Đoàn hiện hành thì Đoàn từ cấp nào trở lên được thành lập cơ quan chuyên trách để giúp việc a. Xã
  12. b. Huyện c. Tỉnh d. Trung ương Câu 72. Chi đoàn làm lễ trưởng thành đoàn cho đoàn viên (không phải cán bộ đoàn) ở độ tuổi? a. Sau 30 tuổi b. Đủ 30 tuổi c. Không quá 30 tuổi d. Trên 35 tuổi Câu 73. Cơ quan quy định cụ thể về phân cấp trong hệ thống tổ chức của Đoàn? a. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn b. Ban Tổ chức, Kiểm tra Trung ương Đoàn c. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn d. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Câu 74. Theo Điều lệ Đoàn hiện hành Tổ chức cơ sở Đoàn có bao nhiêu quyền? a. 1 quyền b. 2 quyền c. 3 quyền d. 4 quyền Câu 75. Tổ chức Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở cử bao nhiêu Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách công tác kiểm tra, giám sát? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu 76. Ủy ban Kiểm tra Đoàn các cấp làm việc theo nguyên tắc ? a. Dân chủ b. Tập Trung c. Tự do d. Tập trung dân chủ. Câu 77. Hình thức kỷ luật đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn là? a. Khiển trách b. Cảnh cáo, giải tán c. Cách chức d. a và b đúng. Câu 78. Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cấp tỉnh do ai lập ra? a. Ban Thường vụ Đoàn Cấp tỉnh lập ra.
  13. b. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh lập ra c. Ban Tổ chức, kiểm tra Tỉnh đoàn lập ra. d. Hội đồng Đội tỉnh lập ra. Câu 79. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCSHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022 diễn ra trong bao nhiêu ngày? a. 2 ngày b. 3 ngày c. 4 ngày d. 5 ngày Câu 80. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017- 2022 đã bầu bao nhiều đồng chi Ủy viên Ban Chấp hành? a. 149 b. 150 c. 151 d. a, b, c đều sai. Câu 81. Đại hội chi đoàn và Đại hội đoàn các cấp được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự đồng ý của? a. Đoàn cấp trên trực tiếp b. Cấp ủy Đảng cùng cấp c. a và b đúng d. a và b đều sai. Câu 82. Ủy viên Ban Chấp hành xin rút khỏi Ban Chấp hành do tổ chức nào quyết định? a. Ban Chấp hành cùng cấp b. Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp c. Ban Thường vụ cùng cấp c. Ban thường vụ Đoàn cấp trên Câu 83. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn phối hợp với tổ chức nào để hướng dẫn tổ chức và hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân? a. Tổng cục Hậu cần b. Tổng cục An ninh c.Tổng cục Chính trị d. Tổng cục Cảnh sát 15 Câu 84. Cơ quan có thẩm quyền công nhận Ủy ban kiểm tra Đoàn cấp dưới là a. Ban Chấp hành Đoàn cấp trên b. Ban Thường vụ Đoàn cấp trên c. Ban Tuyên giáo Đoàn cấp trên d. Văn phòng Đoàn cấp trên Câu 85. Có báo nhiêu hình thức kỷ luật đối với Đoàn viên theo Điều lệ đoàn hiện hành?
  14. a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Câu 86. Mọi hình thức kỷ luật trong Đoàn Thanh niên chi được công bố và thi hành khi? a. Có biên bản kỷ luật b. Có Quyết định chính thức c. Có Hội đồng kỷ luật d. Tất cả đều sai. Câu 87: Thuật ngữ “tư tưởng” trong khái niệm Hồ Chí Minh được dùng theo nghĩa nào? A. Là tư tưởng của cá nhân lãnh tụ. B. Là tư tưởng của một giai cấp. C. Là tư tưởng của một dân tộc. D. Là tư tưởng của một giai cấp, một dân tộc. Câu 88: Nguồn gốc tư tưởng lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh là: A. Giá trị văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa phương Tây; chủ nghĩa MácLênin. B. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; tinh hoa văn hóa nhân loại; chủ nghĩa MácLênin. C. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; tinh hoa văn hóa phương Đông; chủ nghĩa Mác-Lênin. D. Giá trị văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại; chủ nghĩa Mác-Lênin. Câu 89: Nội dung cốt lõi trong nghiên cứu hệ thống các quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là: A. Tư tưởng về con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc. B. Tư tưởng về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội. D. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Câu 90: Kiên trì con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn nghĩa là: A. Giữ vững nền độc lập dân tộc. B. Thực hiện triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. D. Hội nhập với nền kinh tế thế giới. Câu 91: Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: A. Vạch ra con đường đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. B. Kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong giải quyết vấn đề cách mạng Việt Nam. D. Vạch ra con đường giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc.
  15. Câu 92: Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Đảng. B. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng. C. Là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng. D. Là bộ phận nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Câu 93: Địa danh nào sau đây là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh? A. Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. B. Kim Liên – Thanh Chương – Nghệ An. C. Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ Tĩnh. D. Kim Liên – Thanh Chương – Hà Tĩnh. Câu 94: Huyện Bình Khê, nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Hồ Chí Minh có thời kỳ làm quan tri huyện thuộc tỉnh nào? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Bình. D. Bình Định. Câu 95: Cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Hồ Chí Minh qua đời tại đâu? A. Đà Nẵng. B. Huế. C. Cao Lãnh. D. Sài Gòn. Câu 96: Thân mẫu của Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan, bà sinh được mấy người con? A. Hai người con. B. Ba người con. C. Bốn người con. D. Năm người con. Câu 97: Thân mẫu của Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan, bà mất ở đâu? A. Nghệ An. B. Huế. C. Vinh. D. Hà Tĩnh. Câu 98: Thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng vào năm nào? A. Năm 1856. B. Năm 1865 C. Năm 1858 D. Năm 1885
  16. Câu 99: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có hai mâu thuẫn cơ bản nào? A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ và giữa công nhân với tư sản. B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ và giữa dân tộc với thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản và giữa dân tộc với thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản và giữa tư sản với địa chủ. Câu 100: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có mâu thuẫn chủ yếu nào? A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa tư sản với tiểu tư sản. C. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản. Câu 101: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh nào sau đây theo hệ tư tưởng phong kiến? A. Phong trào Cần Vương. B. Phong trào Đông du. C. Phong trào Duy Tân. D. Phong trào Đông kinh nghĩa thục. Câu 102: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh nào sau đây theo khuynh hướng dân chủ tư sản? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế. C. Phong trào Đông du. D. Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 103: Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX cho thấy cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về: A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Đường lối. D. Tiềm lực quân sự. Câu 104: Nguyễn Sinh Cung đổi tên là Nguyễn Tất Thành năm nào? A. Năm 1901. B. Năm 1905. C. Năm 1908. D. Năm 1911. Câu 105: Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha, mẹ đến Huế vào năm nào? A. Năm 1895. B. Năm 1898. C. Năm 1901. D. Năm 1905.
  17. Câu 106: Nguyễn Tất Thành cùng anh Nguyễn Tất Đạt theo cha đến Huế vào năm nào? A. Năm 1905. B. Năm 1906. C. Năm 1907. D. Năm 1908. Câu 107: Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu “TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI” khi nào? A. Đến Huế lần thứ nhất. B. Đến Huế lần thứ hai. C. Khi học ở Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh năm 1905. D. Đến Pháp năm 1911. Câu 108: Động lực thôi thúc chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành sang phương Tây để tìm đường cứu nước là: A. Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” trong cuộc đại cách mạng Pháp. B. Lòng yêu nước, thương dân. C. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga. D.Sự phát triển của nền kinh tế phương Tây. Câu 109: Năm 1911 khi ra đi tìm đường cứu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên là gì? A. Nguyễn Sinh Cung. B. Nguyễn Tất Thành. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Nguyễn Văn Ba. Câu 110: Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi nào? A. Khi lên tàu từ bến Nhà Rồng năm 1911. B. Khi viết Yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vecxay năm 1919. C. Khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920. D. Khi dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô năm 1924. Câu 111: Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh khi nào? A. Khi trở về nước năm 1941. B. Khi bị quân Tưởng Giới Thạch bắt 1942. C. Khi viết Tuyên ngôn độc lập năm 1945. D. Khi viết Di chúc năm 1965. Câu 112: Người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành ra đi tim đường cứu nước vào ngày, tháng năm nào? A. Ngày 5/6/1911. B. Ngày 6/5/1911 C. Ngày 19/5/1911 D. Ngày 15/9/1911
  18. Câu 113: Tài sản có giá trị nhất trong hành trình của Nguyễn Tất Thành lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 là: A. Một vốn học vấn chắc chắn cùng với năng lực trí tuệ sắc sảo của bản thân. B. Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết của nhân dân. C. Truyền thống cần cù, lạc quan, yêu đời của con người Việt Nam. D. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong dựng nước và giữ nước. Câu 114: Với Hồ Chí Minh, yếu tố lúc đầu đưa Người tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba là: A. Vốn hiểu biết sâu rộng cùng với năng lực trí tuệ sắc sảo của bản thân. B. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. C. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. D. Khát vọng giải phóng dân tộc. Câu 115: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp khoảng thời gian nào? A. Cuối năm 1917. B. Đầu năm 1918. C. Đầu năm 1919. D. Cuối năm 1920. Câu 116: Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Vecxay vào tháng, năm nào? A. Tháng 6/1919. B. Tháng 7/1919. C. Tháng 6/1920. D. Tháng 7/1920. Câu 117: Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxay bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm mấy đỉểm? A. 6 điểm. B. 7 điểm. C. 8 điểm. D. 9 điểm. Câu 118: Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam vào tháng, năm nào? A. Tháng 6/1920. B. Tháng 7/1920. C. Tháng 9/1920. D. Tháng 12/1920. Câu 119: Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua, tán thành Quốc tế 3, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp khi nào? A. Tháng 12/1918. B.Tháng12/1919.
  19. C.Tháng 12/1920. D. Tháng 12/1921. Câu 120: Nguyễn Tất Thành đã tham dự cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Trung kỳ vào thời gian nào? A. Năm 1906. B. Năm 1907. C. Năm 1908 D. Năm 1909. Câu 120: Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô vào năm nào? A. Năm 1923. B. Năm 1924. C. Năm 1925. D. Năm 1926. Câu 121: Nguyễn Ái Quốc đã tán thành Quốc tế Cộng sản do ai sáng lập? A. C.Mác. B. Ph.Angghen. C. V.I.Lênin. D. Stalin. Câu 122: Chủ trương thành Quốc tế Cộng sản của V.I.Lênin là: A. Đoàn kết vô sản với nhân dân thuộc địa; giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. B. Thức tỉnh nhân dân các dân tộc thuộc địa. C. Giải phóng giai cấp vô sản ở chính quốc. D. Vạch trần tội ác của chủ nghĩa đế quốc. Câu 123: Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở đâu? A. Cao Bằng – Việt Nam. B. Thượng Hải – Trung Quốc. C. Hương Cảng – Trung Quốc. D. Quảng Châu – Trung Quốc. Câu 124: Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở đâu? A. Cao Bằng – Việt Nam. B. Thượng Hải – Trung Quốc C. Hương Cảng – Trung Quốc. D. Quảng Châu – Trung Quốc. Câu 125: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin là: A. Bản chất cách mạng.
  20. B. Bản chất khoa học. C. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để. D. Phương pháp làm việc biện chứng. Câu 126: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của Học thuyết Khổng Tử là: A. Tinh thần hiếu học. B. Tinh thần nhân nghĩa. C. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. D. Quản lý xã hội bằng đạo đức. Câu 127: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân là: A. Đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc. B. Đánh đế quốc, thực dân. C. Đấu tranh giái phóng dân tộc thuộc địa. D. Chính sách phù hợp với điều kiện nước ta. Câu 128: Hồ Chí Minh gọi phép biện chứng là: A. Nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin. B. Nội dung rất quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin. C. Linh hồn sống của chủ nghĩa Mác-Lênin. D. Nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Câu 129: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do tổ chức/ do ai sáng lập? a) Đảng Cộng sản Việt Nam b) Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh c) Chủ tịch Hồ Chí Minh d) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Câu 130: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy điều gì làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên? a) 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng b) Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em c) Luật Trẻ em d) Tất cả đều đúng. Câu 131: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì mục đích gì? a) Quyền lợi của trẻ em b) Hòa bình c) Hạnh phúc của các dân tộc. d) Tất cả đều đúng Câu 132: Theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, đội viên là thiếu niên Việt Nam trong khoảng độ tuổi nào? a) 8 – 14 tuổi
  21. b) 9 – 14 tuổi c) 9 – 15 tuổi d) 8 – 15 tuổi Câu 133: Các biểu trưng của Đội bao gồm: a) Cờ đội, huy hiệu đội b) Khăn quàng đỏ, đội ca c) A và B đều đúng d) A và B chưa đầy đủ. Câu 134: Đội ca là bài hát “Cùng nhau ta đi lên” của nhạc sĩ nào? a) Phong Nhã b) Hoàng Vân c) Lưu Hữu Phước d) Văn Cao Câu 135: Những nội dung sau đây được quy định tại Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, với tiêu đề là gì? “Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Tuân theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Giữ gìn danh dự Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.” a) Lời hứa của đội viên b) Nhiệm vụ của đội viên c) Quyền của đội viên d) Tất cả đều sai Câu 136: Khi đội viên hết tuổi Đội, cá nhân/ tổ chức nào có trách nhiệm làm lễ trưởng thành Đội? a) Giáo viên làm Tổng phụ trách b) Hội đồng Đội cấp xã c) Chi đội d) Liên đội Câu 137: Phong trào “Trần Quốc Toản” do tổ chức/ cá nhân nào khởi xướng? a) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh b) Bác Hồ c) Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa d) Kim Đồng Câu 138: Phong trào “Tìm địa chỉ đỏ” được thiếu nhi ở địa phương nào khởi xướng? a) Hà Nội b) Hải Phòng c) Bến Tre d) TP. Hồ Chí Minh Câu 139: Việc thành lập các chi đội hoặc liên đội trong nhà trường do tổ chức nào ra quyết định?
  22. a) Chi đội phụ trách b) Ban Chấp hành Đoàn cấp xã c) Hội đồng Đội cấp xã d) B hoặc C Câu 140: Theo quy định Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhi đồng là trẻ em Việt Nam trong khoản độ tuổi nào? a) 6 – 9 b) 6 – 8 c) 7 – 9 d) Tất cả đều sai Câu 141 : Nhiệm kỳ Đại hội Chi đội, Liên đội là bao nhiêu năm? a) 4 năm b) 3 năm c) 2 năm d) 1 năm Câu 142: Nghi thức và hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay được ban hành kèm theo quyết định nào của Hội đồng Đội Trung ương? a) QĐ số 25-QĐ/HĐĐTW ngày 10/8/2015 b) QĐ số 25-QĐ/HĐĐTW ngày 10/8/2013 c) QĐ số 25-QĐ/HĐĐTW ngày 10/8/2014 d) Tất cả đều sai Câu 143: Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh được định nghĩa thế nào? a) Là những quy định mang nét đặc trưng của Đội được vận dụng tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương. b) Là những quy định về 7 kỹ năng đối với đội viên c) Là những quy định thống nhất mang nét đặc trưng của Đội được thể hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, nghi lễ thủ tục và đội hình đội ngũ. d) Tất cả đều đúng. Câu 144: Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh có mục đích giáo dục gì đối với đội viên? a) Ý thức kỷ luật b) Tinh thần tập thể c) Tư thế, tác phong d) Tất cả đều đúng Câu 145: Kích thước tối thiểu của khăn quàng đỏ là bao nhiêu? a) Đường cao 0,35m; cạnh đáy 1m b) Đường cao 0,35m; cạnh đáy 1,25m c) Đường cao 0,25m; cạnh đáy 1,25m d) Đường cao 0,25m; cạnh đáy 1m Câu 146: Kích thước tối đa của khăn quàng đỏ là bao nhiêu? a) Đường cao 0,25m; cạnh đáy 1,2m
  23. b) Đường cao 0,35m; cạnh đáy 1,2m c) Đường cao 0,25m; cạnh đáy 1,3m d) Tất cả đều sai Câu 147: Theo Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, có tất cả bao nhiêu đội hình, đội ngũ? a) 5 đội hình, 3 đội ngũ b) 4 đội hình, 2 đội ngũ c) 4 đội hình, 3 đội ngũ d) 5 đội hình, 2 đội ngũ Câu 148: Theo Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, Chỉ huy đội có bao nhiêu cách để phát lệnh tập hợp? a) 4 b) 3 c) 2 d) 1 Câu 149: Theo Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, có bao nhiêu quy định về vị trí của chỉ huy đội trong đội hình, đội ngũ? a) 5 b) 4 c) 3 d) Không quy định Câu 150: Theo Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, có bao nhiêu Nghi lễ của Đội? a) 10 b) 9 c) 8 d) 7 Câu 151 : Động tác vác cờ được thực hiện khi nào? a) Khi diễu hành b) Khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ c) Khi chào cờ d) A và B đúng Câu 152: Khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, đội viên cầm cờ thực hiện tư thế nào? a) Cầm cờ b) Giương cờ c) Vác cờ d) A và B đúng Câu 153: Tập hợp nhanh được sử dụng cho đội hình nào? a) Hàng dọc và hàng ngang
  24. b) Hàng dọc và chữ U c) Hàng ngang và chữ U d) Tất cả các đội hình Câu 154: Tập hợp chậm được sử dụng cho đội hình nào? a) Hàng dọc và hàng ngang b) Hàng dọc và chữ U c) Hàng ngang và chữ U d) Tất cả các đội hình Câu 155: Trong quá trình tập hợp chậm, khi chi đội đang ở đội hình này cần chuyển sang đội hình khác, nhằm giúp cho đội viên chuẩn bị tập hợp theo đội hình mới, người chỉ huy hô khẩu lệnh như thế nào? a) Chi đội giải tán! b) Các phân đội tập hợp! c) Chi đội giải tán, các phân đội tập hợp. d) Không cần hô khẩu lệnh. Câu 156: “Tay trái đưa sang ngang tạo với thân người một góc 90độ, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống” là động tác, tư thế của người chỉ huy khi tập hợp đội hình nào? a) Hàng dọc b) Hàng ngang c) Chữ U d) Vòng tròn Câu 157: “Tay trái đưa sang ngang, cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới, bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người” là động tác, tư thế của người chỉ huy khi tập hợp đội hình nào? a) Hàng dọc b) Hàng ngang c) Chữ U d) Vòng tròn Câu 158: “Tay trái giơ thẳng lên cao, lòng bàn tay khép kín, hướng về phía thân người” là động tác, tư thế của người chỉ huy khi tập hợp đội hình nào? a) Hàng dọc b) Hàng ngang c) Chữ U d) Vòng tròn Câu 159: Lệnh thực hiện bằng còi ".- .- .- .-" là nhằm thể hiện lệnh nào? a) Tập hợp toàn đơn vị b) Giục nhanh lên
  25. c) Gọi phân đội trưởng d) Gọi chi đội trưởng Câu 160: Lệnh thực hiện bằng còi ". ." là nhằm thể hiện lệnh nào? a) Tập hợp toàn đơn vị b) Giục nhanh lên c) Gọi phân đội trưởng d) Gọi chi đội trưởng Câu 161 : Lệnh thực hiện bằng còi "-.-." là nhằm thể hiện lệnh nào? a) Tập hợp toàn đơn vị b) Giục nhanh lên c) Gọi phân đội trưởng d) Gọi chi đội trưởng Câu 162: Khi tổ chức Lễ Chào cờ, có bao nhiêu hình thức chuẩn bị cờ? a) 4 b) 3 c) 2 d) 1 Câu 163: Khi tổ chức Lễ Chào cờ, hình thức chuẩn bị cờ được quy định như thế nào theo Nghi thức Đội? a) Tập hợp toàn đơn vị b) Cờ được treo sẵn trên cột cờ c) Cờ được đội viên cầm, đứng trước đơn vị d) Tất cả đều đúng. Câu 164: Nghi lễ nào của Đội nhằm để biểu dương lực lượng, giới thiệu thành tích của các tập thể Đội và thiếu niên, nhi đồng? a) Lễ Chào cờ b) Lễ Diễu hành c) Lễ Duyệt đội d) Đại hội Đội Câu 165: Nghi lễ nào của Đội nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội đối với tổ chức Đội? a) Lễ Chào cờ b) Lễ Diễu hành c) Lễ Duyệt đội d) Đại hội Đội Câu 166: Lễ trưởng thành đội viên được tổ chức khi nào? a) Học kỳ I lớp 9
  26. b) Học kỳ II lớp 9 c) Học kỳ I lớp 10 d) Học kỳ II lớp 8 Câu 167: Bài hát nào được sử dụng trong phần bế mạc của Lễ Trưởng thành đội viên? a) Bay cao tiếng hát ước mơ b) Tiến lên đoàn viên c) Hành khúc đội d) Mơ ước ngày mai Câu 168: Bài hát “Tiến lên đoàn viên” do nhạc sĩ nào sáng tác? a) Phạm Tuyên b) Lưu Hữu Phước c) Hà Hải d) Trương Quang Lục Câu 169: Bài hát nào được sử dụng trong phần bế mạc của Lễ kết nạp đội viên? a) Hành khúc đội b) Cùng nhau ta đi lên c) Mơ ước ngày mai d) Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh Câu 170: Bài hát “Mơ ước ngày mai” do nhạc sĩ nào sáng tác? a) Phạm Tuyên b) Phạm Trọng Cầu c) Hà Hải d) Trần Đức Câu 171 : Hồ Chi Minh viết tác phẩm “Đường Kách mệnh” vào năm nào? a) 1926 b) 1927 c) 1928 d) 1929 Câu 172: Ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn – Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu mang tên gì? a) Santa Maria b) SS Normandie c) Marseillaise d) Amiral La Touche De Tréville Câu 173: Tháng 6/1925, Hồ Chí Minh sáng lập một tổ chức cách mạng, tên gọi của tổ chức đó là gì?
  27. a) Hội Việt Nam cách mạng thanh niên b) Đông Dương Cộng sản Liên đoàn c) Tân Việt Cách mạng Đảng d) An Nam Cộng sản Đảng Câu 174: Vào năm 1922, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc là đồng sáng lập một tờ báo có tên gọi là gì? a) Thanh niên cách mệnh đồng chí hội b) Thanh niên c) Người cùng khổ d) Đường Kách mệnh Câu 175: Trong thời gian ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã làm những công việc gì: a) Thợ ảnh, làm bánh b) Phụ bếp, cào tuyết c) Bán báo d) Tất cả đều đúng. Câu 176: Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc vào thời gian nào? a) Khi lên tàu từ bến Nhà Rồng năm 1911 b) Khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua tháng 12/1920 c) Khi ang Liên Xô làm việc ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tháng 6/1923 e) Tại Hội nghị Vécxay (Pháp) ngày 18/6/1919 Câu 177: Để công nhận chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên gồm có bao nhiêu hạng? A. 2 hạng B. 3 hạng C. 4 hạng D. 5 hạng Câu 178: Phong trào kế hoạch nhỏ bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình lúc bấy giờ là gì? a) 1959: “Hợp tác xã Măng non” b) 1858: “Vì Miền Nam ruột thịt” c) 1958: “Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong” d) 1976: “Đoàn tàu Thống nhất” Câu 179: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường Cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Lý Tự Trọng nói câu này ở đâu? a. Lúc bị địch bắt. b. Khi còn đang học ở Trung Quốc. c. Lúc 10 tuổi.
  28. d. Trước tòa án của giặc. Câu 180: Anh hùng Tô Vĩnh Diện trong kháng chiến chống Pháp đã có hành động dũng cảm: a. Lấy thân mình làm giá súng b. Lấy thân mình chèn pháo. c. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai. d. Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu. Câu 181 : Anh hùng Bế Văn Đàn : a. Lấy thân mình làm giá súng b. Lấy thân mình chèn pháo. c. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai. d. Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu. Câu 182: Câu nói : “ Đả dảo đế quốc Mỹ Đả đảo Nguyễn Khánh Hồ Chí Minh muôn năm” của Anh : a. Lê Anh Xuân b. Nguyễn Văn Trỗi c. Lý Tự Trọng d. Trần Văn Ơn. Câu 183: Năm đội viên đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là: a. Nông Văn Dền, Hồ Văn Mên, Nguyễn Bá Ngọc, Nông Văn Thàn, Lý Thị Xậu. b. Nguyễn Bá Ngọc, Lê Văn Tám, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mi, Hồ Văn Mên. c. Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Xậu, Lý Thị Ni. d. Nguyễn Bá Ngọc, Hồ Văn Mên, Lê Văn Tám, K'pa K'lơn, Lý Văn Tịnh. Câu 184: Người phụ trách 5 đội viên đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là: a. Anh Đức Thanh b. Anh Lê Văn Tám c. Anh Kim Đồng. d. Anh Cao Sơn. Câu 185: “-. " (te tích te te) là tín hiệu morse được quy ước bởi chữ cái nào? a) X b) Y c) L d) B Câu 186: Dấu đường được quy ước là gì? a) Đi chậm lại b) Vượt chướng ngại vật
  29. c) Chạy nhanh lên d) Đi theo hướng này Câu 187: Dấu đường được quy ước là gì? a) Cắm trại được b) Nhà vệ sinh hướng này c) Có trại hướng này d) Có mật thư phía trước Câu 188: Nút thợ dệt là nút dây nào dưới đây? A C B D Câu 189: Hãy cho biết nội dung dịch nghĩa của bản tin sau: Chìa khóa : Tứ quý NW/ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao /AR a) Thu đông xuân hạ b) Xuân hạ thu đông c) Trúc măng giá sen d) Tất cả đều sai Câu 190: Theo quy ước chung, khoảng cách tối đa giữa hai dấu đường là bao nhiêu? a) 100m b) 70m c) 50m d) 30m Câu 191: Khi hành tiến, vị trí của chỉ huy được quy định như thế nào theo Nghi thức Đội? a) Chỉ huy đi trước cờ và trước đơn vị b) Chỉ huy đi sau cờ và trước đơn vị c) Chỉ huy đi sau cờ và đi cạnh đơn vị d) Tất cả đều sai. Câu 192: Đối với đại hội liên đội, số lượng đoàn Chủ tịch gồm bao nhiêu đội viên? a) Từ 7 đến 9 đội viên b) Từ 5 đến 7 đội viên c) Từ 3 đến 5 đội viên d) Từ 2 đến 3 đội viên Câu 193: Hãy cho biết nội dung dịch nghĩa của bản tin sau Chìa khóa: Điểm số từ trái sang phải, số lẻ bước về trước một bước, bước! NW/ Xây đời dựng mãi đội để vững mạnh luôn./ AR a) Đời mãi để mạnh b) Xây dựng đội vững mạnh
  30. c) Xây đời để vững mạnh d) Xây dựng đội mạnh luôn. Câu 194: "- " (te tích tích tích) là tín hiệu morse được quy ước bởi chữ cái nào? a) B c) C d) D e) E Câu 195: " " (tích tích tích) là tín hiệu morse được quy ước bởi chữ cái nào? a) E b) I c) S d) H Câu 196: Khi người phát tin thổi tín hiệu ".-, .-, .-" (tích te, tích te, tích te) là nhằm để thể hiện nội dung gì? a) Bắt đầu bảng tin b) Kết thúc bảng tin c) Chú ý d) Sai, phát lại bảng tin Câu 197: Dấu đường được quy ước là gì? a) Nước uống được b) Nước không uống được c) Có con suối phía trước d) Có cong sông phía trước Câu 198: Dấu đường được quy ước là gì? a) Theo hướng bãi cát b) Theo hướng đồng cỏ/ cánh đồng lúa c) Theo hướng rừng cây d) Theo hướng bãi đá Câu 199: Hãy cho biết nội dung dịch nghĩa của bản tin sau Chìa khóa: Phân đội trưởng, phân đội phó tập hợp! NW/ Rèn tốt môn đạo đức Luyện cho giỏi cho tài Văn ôn phải thật hay Chữ rèn phải thật tốt /AR a) Rèn đạo đức thật tốt b) Rèn đức luyện tài văn hay chữ tốt c) Rèn luyện văn chữ đức tài hay tốt d) Rèn luyện đức tài văn hay chữ tốt
  31. Câu 200: " -. " (tích tích te tích) là tín hiệu morse được quy ước bởi chữ cái nào? a) F b) L c) Y d) Q THE AND