200 Câu trắc nghiệm và tự luận Địa lí 9 cả năm theo từng bài học (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "200 Câu trắc nghiệm và tự luận Địa lí 9 cả năm theo từng bài học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 200_cau_trac_nghiem_va_tu_luan_dia_li_9_ca_nam_theo_tung_bai.docx
Nội dung text: 200 Câu trắc nghiệm và tự luận Địa lí 9 cả năm theo từng bài học (Có đáp án)
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN ĐỊA LÍ 9 (200 câu hỏi) Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam * Chuẩn cần đánh giá: Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất: A. thâm canh lúa nước với trình độ cao. B. công nghiệp và dịch vụ. C. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công truyền thống. D. nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: Địa lí dân cư * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Số lượng các dân tộc của nước ta hiện nay là A. 52. B. 54. C. 56. D. 64. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. B
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: Địa lí dân cư * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày khái quát về sự phân bố các dân tộc ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Khái quát tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta: - Người Việt ( Kinh) phân bố rộng khắp trong cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. + Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp có người Tày, Nùng ( tả ngạn sông Hồng), người Thái, Mường ( hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả) Ở sườn núi cao 700-1000m có người Dao. Trên các vùng núi cao có người Mông. + Trường Sơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc, cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: Đăk Lăk có người Ê-đê, Kon Tum và Gia Lai có người Gia-rai, Lâm Đồng có người Cơ-ho + Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm và người Khơ-me cư trú thành dải hoặc xem kẽ với người Việt. Người Hoa sống tập trung ở các đô thị. - Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đang thay đổi. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: Địa lí dân cư * Chuẩn cần đánh giá: Thu thập thông tin về một dân tộc. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Em hãy thu thập thông tin về một dân tộc ở Việt Nam theo gợi ý sau: GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Câu 4. Học sinh thu thập thông tin thông qua bài học, tư liệu hoặc một dân tộc ở địa phương học sinh cư trú theo gợi ý sau: Dân tộc, ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, địa bàn cư trú. Bài 2. Dân số và gia tăng dân số Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 2. Dân số và gia tăng dân số * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta: dân đông, gia tăng dân số nhanh; dân số trẻ, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi; nguyên nhân và hậu quả * Mức độ: nhận biết- thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có đặc điểm là : A. già và ổn định. B. trẻ và ổn định. C. già nhưng đang trẻ dần. D. trẻ nhưng đang già dần. Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. D Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả: - Đối với kinh tế: dân số đông và tăng nhanh khiến tích luỹ được ít, hạn chế việc đầu tư, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. - Đối với xã hội: Dân số tăng nhanh sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, cải thiện nhà ở, giao thông khiến đời sống người dân chậm được nâng cao. - Đối với môi trường : Dân số đông và tăng nhanh dẫn tới phải tăng cường khai thác tài nguyên, làm cho tài nguyên chóng cạn kiệt, đồng thời gây ô nhiễm môi trường Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: Địa lí dân cư
- * Chuẩn cần đánh giá: Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Cho bảng số liệu sau Tỉ suất sinh và tỉ suất tử nước ta giai đoạn 1979-2009 (đơn vị: ‰) Tỉ suất Năm 1979 Năm1989 Năm1999 Tỉ suất sinh 32,5 31,3 19,9 Tỉ suất tử 7,2 8,4 5,6 a) Tính tỉ lệ (%) gia tăng dân số của nước ta các năm và nhận xét. b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên nước ta các năm 1979,1989,1999. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. a) Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Tỉ lệ gia tăng dân 2,53 2,29 1,43 số tự nhiên (%) Nhận xét : - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta qua các năm giảm. - Giai đoạn 1989 đến 1999 giảm mạnh nhất. b) Biểu đồ:
- Biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên nước ta các năm Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: Địa lí dân cư * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 * Mức độ: vân dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình trong SGK, hãy phân tích và so sánh 2 tháp dân số của nước ta năm 1989 và 1999 về: hình dạng của tháp, cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ dân số phụ thuộc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Phân tích và so sánh 2 tháp dân số của nước ta năm 1989 và 1999 - Hình dạng: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, nhưng ở tháp dân số năm 1999 nhóm từ 0 đến 4 tuổi thu hẹp hơn so với năm 1989. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động + Nhóm dưới độ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động đều cao, nhưng năm 1999 nhóm dưới độ tuổi lao động nhỏ hơn năm 1989 (dẫn chứng) + Nhóm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động năm 1999 cao hơn năm 1989 (dẫn chứng) - Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỉ trọng (dẫn chứng). Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I
- * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư * Chuẩn cần đánh giá: Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Hãy lựa chọn các nội dung dưới đây rồi điền vào các ô trống ở dưới sao cho phù hợp 1. Người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau. 2. Mật độ dân số rất cao 3. Kiểu nhà biệt thự, nhà vườn, 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. 5. Kiểu nhà ống san sát nhau khá phổ biến 6. Nhiều chung cư cao tầng đang được xây dựng 7. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ngày càng tăng Quần cư nông thôn Quần cư thành thị GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN - Quần cư nông thôn: 1, 4, 7 - Quần cư thành thị: 2, 3, 5, 6 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư * Chuẩn cần đánh giá: Dựa vào bảng số liệu để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. * Mức độ: vận dụng
- CÂU HỎI Câu 2. Cho bảng số liệu sau: Dân số và diện tích các vùng nước ta năm 2008 Dân số trung bình Diện tích (km2) (nghìn người) Cả nước 86210,8 331150,4 Đồng bằng sông Hồng 19654,8 21061,5 Trung du và miền núi phía Bắc 11207,8 95346,0 Bắc Trung Bộ 10795,1 51534,2 Duyên hải miền Trung 9025,1 44360,7 Tây Nguyên 5004,2 54640,3 Đông Nam Bộ 12828,8 23605,5 Đồng bằng sông Cửu Long 17695,0 40602,3 1. Tính mật độ dân số cả nước và các vùng của nước ta năm 2008. 2. Dựa vào kết quả tính được hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. 1. Tính mật độ dân số nước ta. Mật độ dân số được tính bằng: số dân / diện tích (Đơn vị: người/km2) Vùng Mật độ dân số (người/km2) Cả nước 260 Đồng bằng sông Hồng 933 Trung du và miền núi Bắc Bộ 118 Bắc Trung Bộ 209.4 Duyên hải miền Trung 203.4 Tây Nguyên 92 Đông Nam Bộ 543 Đồng bằng sông Cửu Long 436 2. Nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta
- - Năm 2008 nước ta có mật độ dân số là 260 người/km2, là quốc gia có mật độ dân số cao. - Phân bố dân cư nước ta không đều: + Vùng có mật độ dân số cao là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng. + Vùng có mật độ dân số thấp là Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thấp nhất là Tây Nguyên. Các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ mật độ dân số ở mức trung bình và thấp hơn bình quân chung của cả nước. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư * Chuẩn cần đánh giá: Dựa vào bản đồ nhận biết được sự phân bố dân cư Việt Nam (sự phân bố các đô thị) * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang Dân số nhận xét về quy mô dân số đô thị và sự phân bố các đô thị ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Về quy mô + Về quy mô dân số các đô thị nước ta được chia thành 5 cấp: đô thị trên 1 triệu người, từ 500 001 đến 1 triệu người, từ 200 001 đến 500 000 người, từ 100 000 đến 200 000 người và dưới 100 000 người. + Đa số các đô thị của nước ta có quy mô dân số nhỏ từ 100 000 đến 500 000 người. Chỉ có 3 đô thị có số dân trên 1 triệu người: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, 3 đô thị có số dân từ 500 001 đến 1 triệu người: Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ. - Về phân bố + Các đô thi tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ , Đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển duyên hải Miền Trung. + Các khu vực trung du và miền núi: Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía tây Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên mạng lưới đô thị thưa thớt và đa số là các đô thị nhỏ với số dân dưới 100 000 người. Bài 4. Lao đông và việc làm. Chất lượng cuộc sống
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động: nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh; chất lượng lao động còn hạn chế; cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Trình bày đặc điểm nguồn lao động ở nước ta Câu 2. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta có sự chuyển biến như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự chuyển biến đó. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Số lượng lao động: + Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. + Lực lượng lao động chiếm tỉ trọng trên 50% dân số - Chất lượng nguồn lao động: + Người lao động có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. + Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. + Người lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. Câu 2. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta: - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi + Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm. + Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhanh. + Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ cũng có xu hướng tăng. - Ý nghĩa của sự thay đổi: Sự thay đổi trên là theo hướng tích cực, cho thấy nền kinh tế nước ta đang chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống * Chuẩn cần đánh giá: Biết được sức ép của dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm
- * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Nêu một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Vấn đề việc làm ở nước ta: - Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế - xã hội đất nước, số lao động có việc làm ở nước ta ngày càng tăng. - Tuy nhiên, nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, chất lượng lao động chưa cao trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn đã gây sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay: + Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn mới đạt 77,7%. + Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị khoảng 6%. - Để giải quyết vấn đề việc làm cần thực hiện các giải pháp: + Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. + Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. + Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở thành thị. + Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta: còn thấp, không đồng đều, đang được cải thiện. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng? Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là A. mức thu nhập bình quân đầu người tăng B. người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn
- C. chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các vùng còn chênh lệch D. tuổi thọ trung bình của người dân tăng GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. C Bài 6. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 1. Quá trình phát triển kinh tế * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu vào thời gian A. sau năm 1954 đến năm 1975 B. từ năm 1945 đến 1954 C. cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX D. cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX Câu 2. Thành tựu kinh tế nổi bật nhất trong công cuộc Đổi mới là : A. nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng tương đối vững chắc. B. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. C. hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. D. nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. C Câu 2. A Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I
- * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 1. Quá trình phát triển kinh tế * Chuẩn cần đánh giá: Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới: thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Sau thời kì Đổi mới, cơ cấu nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo xu hướng: A. tăng dần tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ. B. giảm dần tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. C. tỉ trọng khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ ổn định, tỉ trọng công nghiệp tăng rất nhanh. D. nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao và luôn ổn định, tỉ trọng công nghiệp tăng chậm, dịch vụ tăng nhanh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 1. Quá trình phát triển kinh tế * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào biểu đồ dưới đây, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
- Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005 GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Cơ cấu kinh tế nước ta phân theo ngành giai đoạn 1990-2005 đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp tăng đến năm 1991, sau đó liên tục giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất (dẫn chứng). - Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng giảm đến năm 1991 sau đó liên tục tăng và năm 2005 chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng). - Tỉ trọng dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao, tuy nhiên sự tăng giảm không ổn định (dẫn chứng) Bài 7. Các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản; điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định (tài nguyên đất, khí hậu. nước, sinh vật; dân cư và lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường). * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Nối các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp có diện tích là 3 triệu ha, thích hợp với cây lúa và các Đất nông nghiệp cây ngắn ngày khác. Tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long, các đồng bằng Duyên hải Miền trung Đất phù sa có diện tích là 16 triệu ha, thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả. Đất pheralit có diện tích là 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông Đất lâm nghiệp nghiệp nước ta.
- Câu 2. Điều kiện tự nhiên chủ yếu nào sau đây tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở nước ta? A. Đất. B. Nước. C. Khí hậu. D. Sinh vật. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Câu 2. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản; điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định (tài nguyên đất, khí hậu. nước, sinh vật; dân cư và lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường). * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Nhân tố quyết định tạo nên thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta những năm qua là : A. nguồn lao động ở nông thôn dồi dào, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
- B. cơ sở vật chất – kĩ thuật nông nghiệp ngày càng hoàn thiện. C. chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn của Nhà nước. D. thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản; điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định (tài nguyên đất, khí hậu. nước, sinh vật; dân cư và lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường). * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta. Câu 5. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp. - Tài nguyên đất khá đa dạng, với hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp. + Nhóm đất phù sa: Tập trung tại các đồng bằng. Thích hợp trồng lúa nước và các loại cây ngắn ngày. + Nhóm đất feralit: Tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi. Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và một số cây ngắn ngày khác ( sắn, đậu tương ). - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nhiệt ẩm phong phú: cấy cối phát triển quanh năm, trồng được nhiều vụ. Khí hậu phân hoá theo mùa, theo chiều bắc-nam và theo độ cao tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp đa dạng : có thể trồng được các cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới, cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng. - Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, có giá trị lớn về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng.
- - Tài nguyên động, thực vật phong phú, nhiều giống cây trồng và vật nuôi có chất lượng tốt. Câu 5. - Giúp cho việc sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài. - Làm tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh. - Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh, góp phần gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp. - Sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh góp phần giảm bớt khâu trung gian, giảm cước phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm. Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Các vùng trồng cây ăn quả lớn ở nước ta là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long Câu 2. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, chiếm tỉ trọng lớn nhất là A. cây công nghiệp B. cây ăn quả và rau đậu C. cây lương thực D. các loại cây khác Câu 3. Nêu tình hình phát triển và phân bố ngành trồng lúa ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B
- Câu 2. C Câu 3. - Sự phát triển: + Từ năm 1980 đến năm 2002, diện tích trồng lúa tăng hơn 1,3 lần, năng suất lúa cả năm tăng 2,2 lần , nhờ vậy sản lượng lúa cả năm tăng gần 3 lần và sản lượng lúa bình quân đầu người tăng gần 2 lần. + Cơ cấu mùa vụ đang có sự thay đổi. - Phân bố: + Cây lúa được trồng rộng rãi trên khắp đất nước. + Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm Phụ phẩm trứng, sữa chăn nuôi 2000 100 64,4 17,8 15,1 2,6 2007 100 71,7 13,0 13,5 1,9 a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước ta các năm. b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2000-2007. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. a. Vẽ hai hình tròn chính xác về tỉ lệ phần trăm, có chú giải, tên biểu đồ. b. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2000-2007 cơ sự thay đổi:
- - Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi gia súc tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng). - Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm trứng sữa và các phụ phẩm chăn nuôi giảm (dẫn chứng). Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 3. Lâm nghiệp và thủy sản * Chuẩn cần đánh giá: Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta; vai trò của từng loại rừng. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Rừng đầu nguồn có tác dụng rất lớn trong việc A. chắn sóng biển. B. điều hoà mực nước sông, chống lũ, chống xói mòn đất. C. chắn gió và cát lấn đồng bằng. D. cung cấp gỗ và các lâm sản quý. Câu 2. Hãy cho biết cơ cấu và ý nghĩa của các loại rừng ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B Câu 2. Dựa vào ý nghĩa của rừng, có thể chia rừng nước ta thành 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. - Rừng sản xuất chiếm 40,9% tổng diện tích rừng ( năm 2000 ), cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ cho xuất khẩu và cho đời sống nhân dân. - Rừng phòng hộ chiếm 46,6% tổng diện tích rừng, gồm rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có ý nghĩa lớn về bảo vệ môi trường , phòng chống thiên tai. - Rừng đặc dụng chiếm 12,5% tổng diện tích rừng, gồm các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên. Rừng đặc dụng có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm, bảo vệ sinh thái.
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 3. Lâm nghiệp và thủy sản * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được nguồn lợi thuỷ, hải sản; sự phát triển và phân bố ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (sản lượng, trị giá xuất khẩu, các tỉnh dẫn đầu về khai thác thuỷ sản) * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Nêu những thuận lợi về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành thuỷ, hải sản ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Những thuận lợi về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành thuỷ sản. - Về khai thác thuỷ sản: + Nguồn lợi thuỷ sản phong phú, gồm cả thuỷ sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ. + Đường bờ biển dài 3260 km, với 4 ngư trường trọng điểm đánh bắt thuỷ sản nước mặn : ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. + Nhiều sông hồ là nơi đánh bắt thuỷ sản nước ngọt. - Về nuôi trồng thuỷ sản: + Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. + Vùng biển ven các đảo, các vũng, vịnh là nơi nuôi trồng thuỷ sản nước mặn. + Các mặt nước sông, suối, ao , hồ là nơi nuôi cá, tôm nước ngọt. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 3. Lâm nghiệp và thủy sản * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
- Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1999-2007 ( nghìn tấn) Năm 1999 2003 2005 2007 Sản lượng thủy sản 2007 2859 3466 4198 Sản lượng thủy sản khai thác 1526 1856 1988 2075 Sản lượng thủy sản nuôi trồng 481 1003 1478 2123 Nhận xét về tình hình phát triển ngành thuỷ sản nước ta giai đoạn 1999-2007. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Sản lượng ngành thủy sản, sản lượng khai thác, nuôi trồng không ngừng tăng trong giai đoạn 1999-2007. - Sản lượng ngành thủy sản tăng 2,1 lần, sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh nhất 4,4 lần, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn tăng 1,3 lần. - Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản có sự thay đổi: Năm 1999 tỉ trọng giá trị thủy sản khai thác chiếm 76,1%, tỉ trọng giá trị thủy sản nuôi trồng chiếm 23,9%. Năm 2007 tỉ trọng giá trị khai thác và nuôi trồng tương ứng là 49,4% và 50,6%. Bài 11. Các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 4. Ngành công nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Nguồn khoáng sản chủ yếu để phát triển luyện kim đen, luyện kim màu là A. than, dầu B. sắt, man gan, thiếc, chì, crôm, C. apatit, pirit, photphorit D. đá vôi, sét. Câu 2. Đóng vai trò quan trọng nhất trong các ngành công nghiệp khai thác là nhân tố A. tự nhiên B. kinh tế-xã hội C. đầu ra D. chính sách phát triển công nghiệp
- Câu 3. Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta. Câu 4. Phân tích tác động của dân cư, lao động, thị trường đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B Câu 2. C Câu 3. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta : - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để hình thành cơ cấu công nghiệp đa ngành : + Nguồn nhiên liệu để phát triển công nghiệp nhiệt điện, hoá chất. + Nguồn khoáng sản kim loại để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu. + Nguồn khoáng sản phi kim loại để phát triển công nghiệp hoá chất. + Nguồn vật liệu xây dựng để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. + Nguồn thuỷ năng sông, suối để phát triển công nghiệp thuỷ điện. + Nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, qua đó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. - Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo nên các thế mạnh khác nhau của từng vùng. Câu 4. Tác động của dân cư, lao động, thị trường tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Tác động của dân cư và lao động : + Dân số đông, sức mua tăng lên, thị hiếu thay đổi đã kích thích công nghiệp phát triển. + Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. - Các điều kiện trên cũng đã hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp. - Tác động của thị trường : + Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước: thị trường trong nước rộng lớn với hơn 80 triệu dân, thị trường ngoài nước có nhiều khả năng mở rộng do hàng công nghiệp của Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu. + Sức ép của thị trường làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.
- Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 4. Ngành công nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Điền các từ còn thiếu vào ô trống để hoàn thành nội dung sau đây " Một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta đã được hình thành; đó là những ngành (A) trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh về (B) , (C) nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra (D) chủ lực. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A- chiếm tỉ trọng cao; B-tài nguyên thiên nhiên; C-nguồn lao động; D-nguồn hàng xuất khẩu Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 4. Ngành công nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp: cơ cấu ngành đa dạng, một số ngành công nghiệp trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước, thực hiện công nghiệp hoá. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Trình bày tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Công nghiệp nước ta phát triển nhanh trong những năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước. - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và đang có chuyển biến tích cực (dẫn chứng). - Một số ngành công nghiệp trọng điểm được hình thành ( dẫn chứng cụ thể) - Trên phạm vi cả nước hình thành các trung tâm công nghiệp lớn, trung bình, nhỏ, các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 4. Ngành công nghiệp * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích bản đồ công nghiệp Việt Nam để thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một số ngành công nghiệp ở nước ta. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang Công nghiệp chung): a) Cho biết tên hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất và hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta. b) Kể tên các trung tâm công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ ở Đồng bằng sông Hồng. Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Công nghiệp), cho biết hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm đó. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. a) Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất là: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng; hai trung tâm công nghiệp lớn: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. b) Các trung tâm công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ ở Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định. Câu 4. - Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. - Cơ cấu ngành công nghiệp của 2 trung tâm này đa dạng: + Hà Nội (dẫn chứng) + TP Hồ Chí Minh (dẫn chứng) Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ: (cơ cấu ngành dịch vụ gồm ba nhóm ngành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch
- vụ công cộng). * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Trong cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ ở nước ta A. nhóm dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn nhất. B. nhóm dịch vụ sản xuất chiếm tỉ trọng lớn nhất. C. nhóm dịch vụ công cộng chiếm tỉ trọng lớn nhất. D. Các nhóm có tỉ trọng tương đương nhau. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Nêu cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Cơ cấu: đa dạng, gồm ba nhóm ngành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng. - Vai trò: + Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế. + Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. + Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 3. Hãy cho biết đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất nên các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều: + Các thành phố, thị xã, đồng bằng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. + Ở các vùng núi, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn. - Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung * Trang số theo chương trình GDPT: 78 CÂU HỎI Câu 4. Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Các ngành dịch vụ nước ta phân bố không đều vì: - Sự phát triển và phân bố dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí, điều kiện giao lưu, sự phân bố dân cư, sự phát triển của các ngành kinh tế khác, - Ở nước ta dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, các thành phố lớn, các đô thị, nhưng lại rất thưa thớt ở miền núi, trung du. Hoạt động kinh tế cũng rất chênh lệch giữa các vùng, phát triển chủ yếu ở các vùng kinh tế năng động là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Vì vậy hoạt động dịch vụ của nước ta cũng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở nơi đông dân, các thành phố, thị xã, đồng bằng, các vùng kinh tế phát triển. Thưa thớt ở miền núi, trung du. Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ
- * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Loại hình giao thông vận tải nào mới xuất hiện trong những năm gần đây ? A. đường biển B. đường hàng không C. đường ống D. đường sắt Câu 2. Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá là A. đường biển B. đường bộ C. đường sắt D. đường hàng không GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1: C Câu 2: B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính - viễn thông trong sản xuất và đời sống. Chứng minh rằng ngành bưu chính nước ta có bước phát triển mạnh, viễn thông phát triển nhanh và hiện đại. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. a. Vai trò của ngành bưu chính - viễn thông trong sản xuất và đời sống - Vai trò của bưu chính - viễn thông trong sản xuất: Giúp cho các nhà kinh doanh chỉ đạo sản xuất, điều hành sản xuất, tạo cầu nối cho các cơ sở sản xuất, giữa các vùng, giữa nước ta với các nước trên thế giới. - Vai trò của bưu chính - viễn thông trong đời sống: Vận chuyển thông tin chính xác, kịp thời giúp cho con người xích lại gần nhau, giảm khoảng cách không gian lãnh thổ, tạo điều kiện tiếp cận với văn minh nhân loại.
- b. Ngành bưu chính nước ta có bước phát triển mạnh, viễn thông phát triển nhanh và hiện đại. - Bưu chính có bước phát triển mạnh mẽ: mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao ra đời (ví dụ) - Viễn thông phát triển nhanh và hiện đại: + Mật độ điện thoại tăng rất nhanh, tốc độ tăng hơn mức tăng trưởng kinh tế, đứng thứ hai trên thế giới. + Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc, các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng (dẫn chứng) và phát triển rộng khắp lãnh thổ. + Ngành viễn thông hơn 10 năm qua đi thẳng vào hiện đại: nước ta có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển nối với hơn 30 nước trên thế giới, tuyến cáp quang Bắc-Nam nối tất cả các tỉnh thành. + Nước ta hòa mạng Internet vào cuối năm 1997, số lượng đăng kí thuê bao Internet không ngừng tăng, hàng loại các dịch vụ, trang web, báo điện tử, được phát triển; Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh Vinasat. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ nước ta. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình vận tải nước ta giai đoạn 1999-2007 (đơn vị %) Trong đó Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 1999 100 2.6 64.2 26.8 6.4 2007 100 1.5 67.6 22.7 8.2 a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình giao thông vận tải năm 1999 và 2007. b. Ngành vận tải nào chiếm tỉ trong khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất, nhỏ nhất năm 1999 và 2007.
- GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. a. Vẽ biểu đồ cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình giao thông vận tải năm 1999 và 2007. Biểu đồ cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình giao thông vận tải năm 1999 và 2007 (%) b. Ngành vận tải chiếm tỉ trong khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất là: đường bộ năm 1999 chiếm 64,2%, năm 2007 chiếm 67,6%. Ngành vận tải chiếm tỉ trong khối lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ nhất là đường sắt năm 1999 chiếm 2,6%, năm 2007 chiếm 1,5%. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Xác định trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông hãy xác định các quốc lộ 1, 14, 5, 51, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống nhất Hà Nội-TP Hồ Chí Minh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông hãy xác định các quốc lộ 1, 14, 5, 51, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống nhất Hà Nội-TP Hồ Chí Minh. - Quốc lộ 1 chạy từ Lạng Sơn qua Hà Nội chạy dọc theo phía đông của duyên hải miền trung qua nhiều thành phố, thị xã, qua TP Hồ Chí Minh rồi đến Cà Mau. Đây là quốc lộ quan trọng nhất nước ta.
- - Quốc lộ 14 chạy dọc Tây Nguyên qua Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa đến cửa ngõ TP Hồ Chí Minh. Đây là tuyển đường quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên. - Quốc lộ 5 Hà Nội-Hải Phòng, tuyến đường nối Thủ đô với cảng biển Hải Phòng. - Quốc lộ 51 TP Hồ Chí Minh-Vũng Tàu, nối TP lớn nước ta với cảng biển Vũng Tàu. - Tuyến đường sắt Thống Nhất Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, chạy từ Lạng Sơn qua Hà Nội, đến TP Hồ Chí Minh, cùng với quốc lộ 1 làm thành trục xương sống của giao thong vận tải nước ta. Bài 15. Thương mại và du lịch Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ: thương mại, du lịch * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hoạt động nội thương ở nước ta đã có những thay đổi căn bản nhờ A. cả nước đã tạo ra được thị trường thống nhất B. hàng hoá dồi dào và đa dạng C. hệ thống chợ hoạt động tấp nập D. thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới Câu 2. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta năm 2002 là A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Hồng GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1: D Câu 2: A Thông tin chung
- * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích biểu đồ để nhân biết cơ cấu và sự phát triên của ngành dịch vụ nước ta * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào hình 15.1 SGK hãy cho biết nội thương phát triển mạnh ở những vùng nào của nước ta? Giải thích nguyên nhân. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. - Nguyên nhân: + Các vùng này có quy mô dân số đông (chứng minh), sức mua của dân cư lớn + Các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, ) phát triển và phân bố tập trung tạo nên tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển và có mức độ tập trung cao. + Trong các vùng trên tập trung nhiều trung tâm thương mại lớn nhất cả nước từ đó tạo ra tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 5. Ngành dịch vụ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ: thương mại, du lịch * Mức độ: thông hiểu-vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Trình bày tiềm năng phát triển du lịch ở nước ta. Kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới ở nước ta. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Tiềm năng phát triển du lịch ở nước ta: + Nước ta giàu tài nguyên du lịch tự nhiên: nhiều nơi có phong cảnh đẹp, các bãi tắm nổi tiếng (Sầm Sơn, Cửa Lò, Mỹ Khê, Vũng Tàu, ), khí hậu tốt, các khu vực địa
- hình cao khí hậu mát mẻ (Sa Pa, Đà Lạt, ).có nhiều vườn quốc gia (Cúc Phương, Pù Mát, Vũ Quang, ) với các động vật quý hiếm. + Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú đa dạng: các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian, - Các địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta đã được công nhận là di sản thế giới: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Cố Đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Nêu đặc điểm vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ý nghĩa vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. * Đặc điểm vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Trung du miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc lãnh thổ nước ta, có diện tích rộng lớn nhất nước ta (chiếm 30,7% diện tích cả nước), bao gồm phần đất liền và vùng biển có các đảo và quần đảo trên vịnh Bắc Bộ. - Phần phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía đông và nam giáp Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông. * Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng - Vùng có đường biên giới kéo dài giáp với nam Trung Quốc và thượng Lào với nhiều cửa khẩu thông thương đây là điều kiện thuận lợi cho vùng trong sự giao lưu và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Giáp với Đồng bằng sông Hồng, một vùng kinh tế năng động và là thị trường tiêu thụ lớn. - Cửa ngõ thông ra biển tạo điều kiện cho vùng giao lưu bằng đường biển và đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. Thông tin chung
- * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Tiểu vùng Đông Bắc có thế mạnh để phát triển A. thuỷ điện. B. khai thác khoáng sản. C. chăn nuôi lợn và gia cầm. D. trồng cây lương thực. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tê- xã hội * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Nêu những thế mạnh và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ để phát triển kinh tế-xã hội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Thế mạnh và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ. * Thế mạnh - Tài nguyên khoáng sản đứng thứ nhất nước ta. Vùng này tập trung nhiều loại khoáng sản như than ở Quảng Ninh với trữ lượng lớn; sắt ở Thái Nguyên; apatít ở Lào Cai; đồng ở Sơn La, Yên Bái; thiếc, man gan ở Cao Bằng; đá vôi, đất hiếm có ở nhiều nơi trong vùng. - Tài nguyên đất: dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng (trung du) có địa hình thấp, đồi bát úp, xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng,
- đây là địa bàn thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và xây dựng các cơ sở kinh tế-kĩ thuật, đô thị. - Tài nguyên nước: trong vùng có nhiều sông lớn, là thượng nguồn của nhiều hệ thống sông lớn ở nước ta, tạo tiềm năng to lớn về thuỷ điện như sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, ngoài ra còn có nguồn nước khoáng. - Tài nguyên khí hậu : khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh tạo thế mạnh trồng cây cận nhiệt và ôn đới. - Tài nguyên sinh vật : có các vườn quốc gia. - Tài nguyên biển : vùng biển kín, nhiều đảo, giàu tiềm năng kinh tế. - Các cảnh quan : địa hình núi đá vôi, hồ, thác ghềnh, có giá trị du lịch. * Hạn chế: - Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là các vùng núi cao. - Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bố khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp - Diện tích rừng bị thu hẹp làm gia tăng các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, xói mòn đất, chất lượng môi trường suy giảm. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Các dân tộc ít người sống tập trung ở tiểu vùng Đông Bắc là: A. Thái, Mường, Dao, Mông B. Tày, Nùng, Dao, Mông C. Hoa, Chăm, Khơ-me D. Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. B
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tê-xã hội * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 5. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 5. Đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng. - Đặc điểm: + Đây là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng, Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương. + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc (dẫn chứng). + Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới. - Thuận lợi: + Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ) + Đa dạng về văn hóa. - Khó khăn: + Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế. + Đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Bài 18. Vùng Trung du và miền ní Bắc Bộ (tiếp theo) Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một sản phẩm ngành nông nghiệp. * * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 1. Cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cây chè. B. cây cà phê. C. cây cao su. D. cây điều. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó * Mức độ: thông hiểu-vận dụng CÂU HỎI Câu 2. Trình bày thế mạnh về nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 3. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ: - Nhờ có điều kiện sinh thái phong phú nên cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, hồi, mơ, mận, đào, lê Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước. - Chăn nuôi: Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cả nước; chăn nuôi lợn cũng phát triển, đặc biệt là ở các tỉnh trung du. Câu 3. Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đây là vùng có địa hình dốc, đời sống của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ đang góp phần nâng độ che phủ của rừng, hạn chế xói mòn đất, hạn chế tốc độ dòng chảy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thuỷ điện, cung cấp nước tưới,
- cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, chế biến giấy, tận dụng lao động, tăng thu nhập và nâng cao mức sống, từng bước xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. - Việc kết hợp với phát triển nông nghiệp vừa góp phần phát huy thế mạnh của vùng vừa góp phần giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm tại chỗ cho nhân dân. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích bản đồ và số liệu thống kê về tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết tên các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. a) Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Na Dương. b) Các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà, Hòa Bình, Tuyên Quang, Nậm Mu, Sơn La. c) Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên. d) Trung tâm công nghiệp cơ khí: Thái Nguyên, Hạ Long. e) Trung tâm hóa chất: Bắc Giang, Việt Trì. Bài 20. Đồng bằng sông Hồng Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 1.
- a. Trình bày vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng. b. Phân tích đánh giá ảnh hưởng vị trí của Đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. a. Vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai nước ta, nằm tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ nơi giàu tiềm năng về khoáng sản, thủy điện nhất nước ta. Phía đông và đông nam tiếp giáp với biển vùng biển giàu tiềm năng, có cảng Hải Phòng với năng lực bốc, xếp lớn. Vùng Đồng bằng sông Hồng còn là vùng kinh tế năng động của nước ta, phần lớn các tỉnh ở đồng bằng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong vùng có thủ đô Hà Nội vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và ngoại giao của nước ta. b. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội - Thuận lợi cho giao lưu kinh tế-xã hội giữa vùng với các vùng lân cận, trong quá trình phát triển kinh tế giúp cho đồng bằng có thể mở rộng được vùng nguyên liệu, vùng tiêu thụ sản phẩm. Cảng Hải Phòng được coi như cửa ngõ cho vùng thông ra bên ngoài. - Cho phép phát triển đa ngành kinh tế biển : du lịch, giao thông, khai thác sa khoáng - Nhiều tỉnh của đồng bằng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vì vậy sự phát triển kinh tế của vùng có ý nghĩa then chốt đối với nền kinh tế nước ta. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Hồng cho phát triển kinh tế - xã hội
- a. Thuận lợi - Tài nguyên đất với các loại đất chính như : đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, thích hợp với thâm canh lúa nước. - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, với cơ cấu sản phẩm đa dạng và là điều kiện để phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. - Tài nguyên khoáng sản : than nâu, khí thiên nhiên, đá vôi, sét, cao lanh, nước khoáng. Thuận lợi cho vùng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng, - Tài nguyên rừng : vùng có một số vườn quốc gia như Cát Bà (Hải Phòng), Xuân Thủy (Nam Định), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), vừa có ý nghĩa về bảo vệ môi trường và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. - Tài nguyên du lịch : Các hang động đá vôi ở Hà Tây, Ninh Bình. Các bãi tắm ở Đồ Sơn, Cát Bà có sức hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. - Hệ thống các bãi tôm, bãi cá b. Khó khăn - Nhiều khu vực đất đã bị bạc màu; Thời tiết khí hậu thất thường, lắm thiên tai. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm kinh tế-xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Điều kiện kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng cho phát triển kinh tế - xã hội a. Thuận lợi - Vùng dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Người lao động có trình độ thâm canh cây lúa nước cao nhất nước ta. Mặt bằng dân trí cao.
- - Kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện (mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cơ sở giáo dục, y tế, ), cơ sở vật chất của các ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng nông thôn, hệ thống đê điều, vừa tạo nền tảng phát triển các ngành kinh tế vừa có ý nghĩa là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. - Một số đô thị được hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng long, nay là thủ đô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ vào ra cho toàn đồng bằng và phần nào là cả Bắc Bộ. b. Khó khăn - Dân số đông, bình quân đất đầu người thấp. Sức ép dân số lên sự phát triển kinh tế- xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng. - Một số khu vực kết cấu hạ tầng đã bị xuống cấp - Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ tự nhiên để thấy rõ sự phân bố tài nguyên của vùng * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào lược đồ hình 20.1 SGK hãy nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển nông nghiệp. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của chúng - Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất vùng, tập trung ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, các loại đất này là địa bàn quan trọng để qui hoạch vùng thành vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm trọng điểm. - Đất phù sa mặn diện tích không lớn, tập trung thành một dải dọc theo bờ biển của vùng, loại đất này nhân dân qui hoạch để nuôi trồng thủy sản và trồng cói, trồng rừng ngập mặn. - Đất pheralit diện tích không lớn tập trung ở khu vực trung du, rìa phía bắc, tây bắc, tây nam của vùng, nơi tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đất lầy thụt diện tích không lớn tập trung ở vùng trũng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, loại đất này ít có giá trị kinh tế nông nghiệp.
- - Đất phù sa cổ diện tích không đáng kể tập trung ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tỉnh Hà Tây, loại đất này tuy đã bạc màu song có ý nghĩa phát triển cây công nghiệp lâu năm, hàng năm. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích số liệu thống kê để thấy được đặc điểm dân cư của vùng * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 5. Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học: MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA, NĂM 2009 Mật độ dân số trung bình Khu vực (người/km2) Cả nước 260 Đồng bằng sông Hồng 1 232 Trung du và miền núi Bắc Bộ 120 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 197 Tây Nguyên 94 Đông Nam Bộ 597 Đồng bằng sông Cửu Long 425 a) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng. b) Mật độ dân số cao có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 5. Mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số 1232 người/km2 (năm 2009).
- - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ thâm canh nông nghiệp lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tương đối cao, đội ngũ trí thức, cán bộ kĩ thuật đông đảo + Thị trường tiêu dùng rộng lớn là động lực thúc đẩy sản xuất, dịch vụ phát triển. - Khó khăn: + Mật độ dân số cao gây sức ép lớn đối với tài nguyên, môi trường: bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, môi trường ô nhiễm + Mật độ dân số cao gây sức ép tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Mật độ dân số cao gây sức ép lên các vấn đề xã hội: vấn đề việc làm, vấn đề nhà ở, vấn đề giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội Bài 21, 22. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển kinh tế * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Trong sản xuất lương thực Đồng bằng sông Hồng có ưu thế nổi trội hơn Đồng bằng sông Cửu Long về A. diện tích cây lương thực B. sản lượng lương thực C. năng suất lương thực D. bình quân lương thực đầu người Câu 2. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là A. công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí B. công nghiệp luyện kim, hoá chất. C. công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghệp nhiệt điện D. tất các các ngành trên. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. C Câu 2. A Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I
- * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Tam giác tăng trưởng kinh tế mạnh ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là A. Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh B. Hà Nội - Hải Phòng - Vĩnh Phúc C. Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh D. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. D Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích biểu đồ và số liệu thống kê để thấy được sự phát triển kinh tế của vùng * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào biểu đồ sau :
- Tạ/ha 60 55.2 54.3 48.9 50.4 50 44.4 40.2 42.4 42.3 40 36.9 30 20 10 0 1995 2000 2005 Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Biểu đồ so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhận xét năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Câu 5. Cho bảng số liệu sau Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2007 (Đơn vị: %) Năm Tiêu chí 1995 1998 2000 2005 2007 Dân số 100 104.8 107.8 115.4 118.3 Sản lượng lương thực 100 117.7 132.1 151.6 154.0 Bình quân lương thực đầu người 100 112.3 122.5 131.3 130.1 1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ gia tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2007. 2. Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Năng suất lúa Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đều tăng, nhưng Đồng bằng sông Hồng năng suất lúa tăng nhiều hơn (dẫn chứng). - Giai đoạn gần đây năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng chững lại trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước vẫn tăng mạnh.
- - Đồng bằng sông Hồng luôn có năng suất lúa cao hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Câu 5. a. Biểu đồ Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2007 b. Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng. - Tỉ lệ tăng dân số và việc đảm bảo lương thực của vùng Đồng bằng sông Hồng có mối liên hệ mật thiết với nhau. - Giảm tỉ lệ tăng dân số sẽ làm cho tốc độ tăng dân số phù hợp hơn với tốc độ tăng sản lượng lương thực. - Tỉ lệ gia tăng dân số giảm, số người tăng thêm hằng năm giảm, bình quân lượng thực đầu người tăng, vấn đề an toàn, an ninh lương thực ngày càng được đảm bảo hơn. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ * Trang số theo chương trình GDPT: 80 CÂU HỎI Câu 5. Kể tên các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta.
- GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 5. - Tên của các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. - Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ kinh tế để phân tích và thấy rõ sự phân bố các ngành kinh tế của vùng * * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 6. Dựa vào hình 21.2 và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. Câu 7. Dựa vào hình 21.2 và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 6. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. - Công nghiệp trong vùng phát triển sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên 55,2 nghìn tỉ đồng năm 2002 tăng gấp 3 lần và chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước. - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng : + Các ngành công nghiệp trọng điểm là : Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí. + Các sản phẩm công nghiệp trọng điểm là : máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sử dân dụng, quần áo, hàngdệt kim, giấy viết, thuốc, ). - Phân bố : công nghiệp phân bố ở hầu hết các tỉnh, nhưng mức độ phân bố dày đặc hơn ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Trong vùng có các trung
- tâm công nghiệp rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ, Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng. Câu 7. Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. - Trồng trọt: + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng suất lúa (dẫn chứng ). + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn (dẫn chứng) + Vụ đông xuân đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số các địa phương. - Chăn nuôi: Đàn lợn chiếm tỉ trong lớn nhất cả nước (dẫn chứng). Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa) đang phát triển, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản được chú ý phát triển. - Phân bố: Cây lúa được trồng ở tất cả các tỉnh, rau và cây thực phẩm trồng nhiều ở các vùng xung quanh thành phố. Chăn nuôi lợn phân bố rộng rãi, chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn ở Ba Vì. Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội * * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi A. Hoành Sơn B. Trường Sơn. C. Tam Điệp D. Bạch Mã Câu 2. Hai tỉnh nằm ở đầu phía bắc và đầu phía nam của vùng Bắc Trung Bộ là A. Nghệ An và Quảng Trị. B. Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế. C. Nghệ An và Thừa Thiên - Huế. D. Thanh Hóa và Quảng Trị. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. D Câu 2. B
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội * * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Trình bày hình dạng lãnh thổ, vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ. Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. a. Vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ. - Hình dạng lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ là dải đất kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ tây sang đông. - Vị trí được là cầu nối các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc với Duyên hải Nam Trung Bộ. - Phía tây là dải núi Trường Sơn Bắc và tiếp giáp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía đông là Biển Đông giàu tiềm năng. b. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế –xã hội. - Lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ có sự phân hoá từ bắc xuống nam. - Phía đông giáp Biển Đông giàu tiềm năng cho phép vùng phát triển đa ngành kinh tế biển : du lịch, khai thác khoáng sản, xây dựng các cảng biển, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản - Việc mở rộng quan hệ với các vùng trong nước (Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ) khá dễ dàng (vùng có quốc lộ 1 và đường sắt Thống nhất chạy qua). Các cảng biển phía đông được coi như là cửa ngõ cho các tỉnh phía tây của vùng thông ra biển. - Tuy nhiên Bắc Trung Bộ nằm ở khu vực có nhiều thiên tai: bão, lụt, triều cường, gió Lào khô nóng, Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng trên bản đồ
- * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình 21.3 SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Nêu tên các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ b. Trình bày vị trí địa lí của vùng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. a. Các tỉnh của Bắc Trung Bộ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. b. Vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ - Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, phía nam giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ. - Phía tây tiếp giáp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía đông là Biển Đông giàu tiềm năng. - Vị trí của vùng được coi như cầu nối các tỉnh phía bắc và phía nam nước ta. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 5. Bằng kiến thức đã học hãy hoàn thành sơ đồ sau Khoáng sản Thuận lợi ĐIỀU ẢNH KIỆN TỰ Đất đai HƯỞNG NHIÊN ĐẾN TÀI PHÁT NGUYÊN Rừng TRIỂN THIÊN KINH TẾ- Khó khăn NHIÊN XÃ HỘI Biển
- GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 5. Khoáng sản phong phú đa dạng Thuận lợi: quặng sắt (Hà Tĩnh), Crôm (Thanh - Sản xuất Hóa), thiếc (Nghệ An), đá vôi lương thực, (Thanh Hóa, Nghệ An), sét, cao cây công lanh ( Thanh Hóa) nghiệp, phát triển nghề cá, chăn nuôi đại gia súc; phát triển mô hình kinh tế Đất đai: dải đồng bằng ven biển, nông lâm đất phù sa (cát pha là chủ yếu); ĐIỀU KIỆN ngư. vùng đồi đất pheralit, Nghệ An, - Phát triển TỰ NHIÊN Quảng Bình, Quảng Trị có đất ẢNH dịch vụ: du TÀI pheratlit ba dan HƯỞNG lịch, cảng NGUYÊN ĐẾN PHÁT biển THIÊN TRIỂN NHIÊN KINH TẾ- XÃ HỘI Rừng khá phong phú, tỉ lệ độ che phủ rừng khá cao; có nhiều vườn quốc gia như Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế). Khó khăn - Vùng chịu ảnh hưởng thiên tai như bão, hạn hán, cát bay, - Địa hình có Biển: bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng: có nhiều bãi tắm độ dốc lớn, nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò, đồng bằng Thiên Cầm, Nhật Lệ; có nhiều bãi nhỏ hẹp, về tôm, bãi cá; có nhiều địa điểm xây mùa mưa hay dựng cảng biển, bị lũ quét. - Hiện tượng cát bay lấn vào đồng ruộng
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 6. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ. Những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 6. * Đặc điểm dân cư: - Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
- - Phân bố dân cư có sự khác biệt từ tây sang đông: + Người kinh chủ yếu sống ở phía đông, ở đồng bằng ven biển. + Miền núi và gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người. - Người dân ở Bắc Trung Bộ có truyền thống cần cù lao động, dũng cảm giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm. - Tuy nhiên đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới trình độ phát triển kinh tế chung của vùng. - Vùng có nhiều di tích lịch sử văn hoá: Cố đô Huế là di sản văn hoá được UNESCO công nhận. * Thuận lợi: - Vùng có lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm. - Các di tích lịch sử văn hoá thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. * Khó khăn: mức sống nhân dân chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đời sống nhân dân vùng cao,vùng biên giới hải đảo còn nhiều khó khăn. Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo) Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu: trồng rừng và cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là A. khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng B. chế biến lâm sản, chế biến lương thực, thực phẩm C. cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng D. thủy điện, chế biến thủy sản Câu 2. Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Câu 2. Những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ. * Thành tựu : - Sản xuất lương thực trong những năm gần đây có tiến bộ đáng kể, trình độ thâm canh được nâng cao, tăng năng suất, sản lượng lương thực tăng, kéo theo bình quân lương thực đầu người tăng từ 235 kg/người năm 1995 lên 333 kg/người năm 2002. - Một số cây công nghiệp lạc, vừng, mía được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải. Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò đàn. Vùng phía đông phát triển rộng rãi ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. - Chương trình trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp nhằm phát triển nông nghiệp và giảm bớt thiên tai, bảo vệ môi trường. * Khó khăn : - Diện tích đất canh tác ít, đất xấu và thường bị thiên tai. - Bình quân lương thực đầu người có tăng song vẫn còn ở mức thấp hơn bình quân chung của cả nước. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ kinh tế để phân tích và trình bày sự phân bố một số ngành sản xuất của vùng Bắc Trung Bộ * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào hình 24.2, 24.3 và kiến thức đã học trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 2,6 lần từ năm 1995 đến năm 2002. - Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng: công nghiệp cơ khí, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm với qui mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu hết các địa phương. Ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu
- xây dựng, phát triển thủy điện đang phát triển nhanh, đây là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng. - Các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện. - Vùng Bắc Trung Bộ có một số trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh, Huế và các điểm công nghiệp khác. - Vùng đang đứng trước triển vọng lớn do nhiều dự án kinh tế đang được triển khai để đón trước sự khởi phát của hành lang kinh tế đông-tây trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 3. Vùng Bắc Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nêu tên được các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Trung tâm du lịch lớn ở miền trung và cả nước là thành phố A. Vinh B. Huế C. Thanh Hóa D. Đồng Hới Câu 5. Thành phố hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ là A. Vinh B. Huế C. Thanh Hóa D. Đồng Hới GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. B Câu 5. A Bài 25. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
- * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (theo chiều bắc - nam): A. từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận. B. từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. C. từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận. D. từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Vị trí địa lí và giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Thuộc về vùng có các quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) + Vùng có lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp từ Tây sang Đông, tiếp giáp với: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Biển Đông - Thuận lợi: + Vị trí địa lí của vùng có vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng kinh tế nước ta: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên + Trong vùng đồng thời cho phép phát triển kết hợp kinh tế và quốc phòng giữa đất liền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
- + Phía đông có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế biển (nghề làm muối, khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển). - Khó khăn: Vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tai bão, lũ lụt, thủy triều cường, hạn hán vào mùa khô Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Trình bày những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a) Thuận lợi - Địa hình, đất đai phân hoá theo chiều đông - tây, tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng: + Miền núi, gò đồi phía tây có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn (đặc biệt là nuôi bò đàn). + Các đồng bằng ven biển thích hợp trồng lúa, hoa màu, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị (bông, mía). + Nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, hình thành các vũng vịnh để lập hải cảng. - Tài nguyên khoáng sản: cát thuỷ tinh, ti tan, vàng. - Tài nguyên rừng: Ngoài gỗ còn có các lâm sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim, thú quý hiếm. - Tài nguyên biển: Ngoài khơi nhiều bãi tôm, bãi cá. Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp nuôi trồng thuỷ sản (tôm sú, tôm hùm). Trên một số đảo có tổ chim yến (yến sào). Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa lớn về kinh tế, quốc phòng. Ven biển nhiều bãi tắm tốt. Vùng cực Nam Trung Bộ khô, nhiều nắng thuận lợi cho nghề làm muối.
- b) Khó khăn - Một số thiên tai: hạn hán, mưa bão. - Hiện tượng sa mạc hoá ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày đặc điểm dân cư xã hội: những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông. + Đồng bằng ven biển : Dân cư: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. Hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. + Vùng đồi núi phía tây : Dân cư: chủ yếu là các dân tộc : Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê, Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao. Hoạt động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, GDP/người, tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước. - Người dân cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác tự nhiên. - Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn được UNESCO cộng nhận là di sản văn hoá thế giới. Bài 26. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng: chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; du lịch, vận tải biển; cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta phân bố ở tỉnh A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Ninh Thuận D. Bình Thuận Câu 2. Trình bày thực trạng khai thác tiềm năng kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 3. Trình bày về ngành công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B Câu 2. Việc khai thác các tiềm năng kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ được thể hiện ở các ngành kinh tế biển của vùng: - Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, năm 2002 chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước. Sản lượng thủy sản các năm tăng trưởng mạnh nhất là năm 1995 : 339 nghìn tấn, năm 2002 : 521,1 nghìn tấn. Tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như : cá mực, tôm, cá đông lạnh và sấy khô. Nha Trang, Phan Thiết là các địa phương sản xuất nước mắm nổi tiếng thơm ngon. - Dọc theo bờ biển hình thành nghề làm muối với các cánh đồng muối nổi tiếng như: Cà Ná (Phan Rang-Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Khai thác cát thủy tinh và ti tan ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. - Du lịch biển rất phát triển, các bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Qui Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận), các đảo Phú Quí, Hòn Tre, Các vịnh biển rất nổi tiếng Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh đang được khai thác phát triển du lịch hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đông đảo. - Cảng biển, Duyên hải Nam Trung Bộ có các cảng biển như : Đà Nẵng, Dung Quất, Qui Nhơn, Nha Trang, Câu 3. Ngành công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ
- - Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị công nghiệp cả nước (5,6% năm 2002) nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (năm 2000 bằng 192,9% và năm 2002 bằng 262,5% của năm 1995), nhanh hơn trung bình của cả nước. - Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may ). Trong đó, công nghiệp cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển. Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát thủy tinh (Khánh Hoà), ti tan (Bình Định) - Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính * Mức độ: nhận biết KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI Câu 4. Trung tâm kinh tế lớn nhất về quy mô, cơ cấu ngành đa dạng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Nha Trang. D. Quy Nhơn. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. A Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI
- Câu 5. Nêu tên các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế -xã hội vùng và cả nước. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 5. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố : Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Vai trò vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng có tác động lôi kéo sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân. + Vùng cũng là trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. + Góp phần giải quyết việc làm cho vùng và các vùng lân cận. Cung cấp cho các vùng lân cận những sản phẩm công nghiệp và dịch vụ cần thiết. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích số liệu thống kê, bản đồ kinh tế để nhận biết đặc điểm kinh tế của vùng * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 6. Cho bảng số liệu sau Giá trị sản lượng thủy sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh năm 1999-2007 (đơn vị: nghìn tấn) 1999 2007 Đà Nẵng 26.3 40.4 Quảng Nam 36.0 59.6 Quảng Ngãi 60.1 94.6 Bình Định 70.9 117.8 Phú Yên 28.6 40.4 Khánh Hoà 56.6 83.0 Ninh Thuận 31.5 61.0 Bình Thuận 131.3 161.7 Toàn vùng 441.1 658.4
- a. Tính cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản của các tỉnh so với toàn vùng năm 1999-2007 b. Vì sao khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? Câu 7. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết: a) Duyên hải Nam Trung Bộ có các trung tâm công nghiệp nào? Những trung tâm nào lớn hơn cả? b) Cơ cấu công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm gì? Nêu tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh của vùng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 6. a. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản của các tỉnh so với toàn vùng năm 1999-2007 (Đơn vị: % ) 1999 2007 Đà Nẵng 6.0 6.1 Quảng Nam 8.2 9.1 Quảng Ngãi 13.6 14.4 Bình Định 16.1 17.9 Phú Yên 6.5 6.1 Khánh Hoà 12.8 12.6 Ninh Thuận 7.1 9.3 Bình Thuận 29.7 24.6 Toàn vùng 100.0 100.0 b. Khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì: - Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản. + Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. + Khí hậu ấm áp cho phép các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản diễn ra quanh năm. + Trữ lượng tôm cá ở vùng biển phong phú, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao: tôm hùm, cá mực, cá ngừ, + Nhân dân trong vùng giàu kinh nghiệm khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- - Khai thác và nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Câu 7. a) Các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Các trung tâm lớn: Đà Nẵng, Nha Trang. b) Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh: chế biến nông sản, dệt may, cơ khí, sản xuất giấy, Bài 28. Vùng Tây Nguyên Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 5. Vùng Tây Nguyên * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tê-xã hội * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hai tỉnh nằm ở đầu phía bắc và đầu phía nam của vùng Tây Nguyên là A. Kon Tum và Đắk Nông. B. Gia Lai và Lâm Đồng. C. Kon Tum và Lâm Đồng. D. Đắk Lắk và Đăk Nông. Câu 2. Tỉnh nào sau đây ở Tây Nguyên nằm ở ngã ba các nước Đông Dương? A. Gia Lai. B. Kon Tum. C. Đắk Lắk. D. Đắk Nông. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. C Câu 2. B
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 5. Vùng Tây Nguyên * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Trong xây dựng kinh tế -xã hội, Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi và khó khăn gì? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Thuận lợi: + Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng, với các cao nguyên có độ cao khác nhau và có mặt bằng rộng lớn tạo điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với qui mô lớn. Đất đai : Đất badan với diện tích 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích đất badan của cả nước), thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm. + Rừng có diện tích rừng khoảng 3,0 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng của cả nước), trong rừng có nhiều loại gỗ quí như pơ mu, sến, táu, Tây Nguyên còn có các vườn quốc gia như : Chư Mom Rây (Kon Tum), Kon Ka Kinh ( Gia Lai), Yok Đôn ( Đắk Lắk), + Sông ngòi giàu tiềm năng về thủy điện, vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn : sông Ba, Đồng Nai, Srêpôk, XêXan, giàu tiềm năng về thủy điện, trữ năng thủy điện chiếm 21% cả nước. + Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, khí hậu ở các cao nguyên cao mát mẻ kết hợp với thiên nhiên phong cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thoại, các vườn quốc gia tạo nên thế mạnh phát triển du lịch sinh thái. + Tây Nguyên nghèo khoáng sản chủ yếu chỉ có bô xít trữ lượng khoảng vài tỉ tấn. - Khó khăn: + Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt + Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi trước đây để lại hậu quả xấu về môi trường. Mùa khô nguy cơ cháy rừng cao. + Nghèo tài nguyên khoáng sản.
- Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 5. Vùng Tây Nguyên * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Hãy nêu những đặc điểm dân cư của Tây Nguyên. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Đặc điểm dân cư ở Tây Nguyên - Dân số: hơn 4,4 triệu người (năm 2002). - Tây Nguyên là vùng đất có nhiều dân tộc: Các dân tộc ít người chiếm khoảng 30% dân số, bao gồm: Gia- Rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho , ngoài ra còn một số dân tộc ít người mới nhập cư từ các vùng khác tới. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 70% dân số, tập trung chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông và các nông, lâm trường. - Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù. - Mật độ dân số khoảng 81 người/km2 (năm 2002), là vùng thưa dân nhất nước ta. Dân cư phân bố rất không đều, tập trung cao ở các đô thị, ven các trục đường giao thông, thưa thớt ở các vùng núi. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đối cao so với trung bình của cả nước. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 5. Vùng Tây Nguyên * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích số liệu thống kê để biết đặc điểm dân cư của vùng * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 5. Dựa vào bảng: Một số chỉ tiêu phát triển dân cư và xã hội ở Tây Nguyên SGK Địa lí 9. Hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội của vùng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Câu 5. - Tình hình dân cư : + Vùng có mật độ dân cư thưa thớt nhất nước ta, mật độ dân cư chưa bằng 1/2 cả nước. + Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao năm 1999 là 2,1%, trong khi đó cả nước là 1,4%. Tuổi thọ trung bình thấp hơn bình quân chung cả nước. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ chung cả nước, vì đa số dân cư ở Tây Nguyên sinh sống ở các thị xã, thị trấn ven các quốc lộ. - Xã hội : + Tỉ lệ hộ nghèo cao nhất nước ta 21,2% (cả nước 13,3%). + Thu nhập bình quân đầu người một tháng cao hơn cả nước. Nguyên nhân chính là vùng có số dân ít, việc phát triển cây công nghiệp cho lợi nhuận cao, song thu nhập không đều. + Tỉ lệ người lớn biết chữ thấp 83%, cả nước 90,3%. Bài 29. Vùng Tây Nguyên Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 5. Vùng Tây Nguyên * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là A. cà phê. B. chè. C. cao su. D. dâu tằm. Câu 2. Khó khăn lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. đất bạc màu. B. mùa khô kéo dài. C. nhiều sương muối. D. sông ngắn và dốc.
- Câu 3. Các nhà máy thuỷ điện nào sau đây nằm trên địa bàn Tây Nguyên? A. Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An. B. Yaly, Xê Xan. C. Thác Bà, Thác Mơ. D. Sông Hinh, Vĩnh Sơn. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 5. Vùng Tây Nguyên * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học trình bày sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, bông ở Tây Nguyên. Câu 5. Dựa vào bảng số liệu sau : Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (Giá so sánh năm 1994, đơn vị nghìn tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 2007 Tây Nguyên 1,2 1,9 2,3 4,8 Cả nước 103,4 198,3 261,1 568,1 a) Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 =100%) b) Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên. c) Kể tên các trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, bông ở Tây Nguyên.
- - Cà phê được trồng ở tất cả các tỉnh của Tây Nguyên, tỉnh trồng nhiều cà phê nhất là Đắk Lắk. - Cao su trồng nhiều ở Gia Lai, Đăk Lắk. - Chè trồng ở các cao nguyên cao của Gia Lai, Lâm Đồng. - Hồ tiêu trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai. - Bông trồng nhiều ở Đắk Lắk và rải rác ở Gia Lai. Câu 5. a) Tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở Tây Nguyên và cả nước (Đơn vị :%) Năm 1995 2000 2002 2007 Tây Nguyên 100 158,3 191,6 400,0 Cả nước 100 191,7 252,5 549,4 b) Tình hình phát triển công nghiệp của Tây Nguyên. - Từ năm 1995 đến 2007 giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên liên tục tăng tăng từ 100% lên 400%. Giai đoạn 2002 đến 2007 tăng nhanh hơn giai đoạn 1995 đến 2000. - Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên tăng chậm hơn giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. c) Các trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên: Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Plây Ku. Bài 31. Đông Nam Bộ Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 6. Vùng Đông Nam Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế -xã hội * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của vùng Đông Nam Bộ? A. Nằm ở nơi tiếp giáp của 3 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. B. Là cầu nối giữa nhiều vùng trong nước. C. Tiếp giáp với với Biển Đông.
- D. Có khoảng cách tương đối gần với các nước trong khu vực. Câu 2. Đông Nam Bộ không giáp với vùng kinh tế nào dưới đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Câu 2. A Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 6. Vùng Đông Nam Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy xác định vị trí địa lí và giới hạn của vùng Đông Nam Bộ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh - Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản. - Phía tây giáp Cam-pu-chia với các cửa khẩu quốc tế quan trọng Mộc Bài, Xa Mát. - Phía đông giáp biển - vùng biển giàu tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển. - Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất nước ta. Thông tin chung
- * Khối: 9 Học kỳ: II * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 6. Vùng Đông Nam Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. a) Thuận lợi - Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, đất badan phân bố ở các vùng đồi thấp, đất phù sa cổ xám bạc màu các đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta và phân bố cácngành kinh tế. - Khí hậu tính chất cận xích đạo với đặc điểm thời tiết khí hậu khá ổn định, nguồn thủy sinh tốt. - Vùng biển ấm ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, giàu tiềm năng về dầu khí. - Mạng lưới sôngngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp, b) Khó khăn + Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt của nhân dân + Trên đất liền nghèo khoáng sản. + Diện tích rừng thấp, nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt cao, vấn đề bảo vệ môi trường luôn luôn phải quan tâm. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 6. Vùng Đông Nam Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế-xã hội * Mức độ: thông hiểu
- CÂU HỎI Câu 5. Trình bày đặc điểm dân cư-xã hội của vùng Đông Nam Bộ, đánh giá tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 5. - Đặc điểm: + Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước (dẫn chứng); có TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. + Các tiêu chí về xã hội: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, đều cao hơn bình quân chung của cả nước. + Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử văn hoá: Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo, - Thuận lợi và khó khăn: + Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn; người lao động có tay nghề cao, năng động, có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. + Nhiều di tích lịch sử - văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. + Tuy nhiên dân đông gây sức ép lên tài nguyên môi trường và các vấn đề kinh tế-xã hội. Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 6. Vùng Đông Nam Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP; công nghiệp có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Loại cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là A. cây cao su. B. cây cà phê. C. cây hồ tiêu D. cây điều.
- Câu 2. Trình bày tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ Câu 3. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Câu 2. - Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta (dẫn chứng). - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, với nhiều ngành công nghiệp có trình độ khoa học kĩ thuật cao: điện tử, cơ khí, luyện kim, khai thác dầu khí, nhiệt điện khí, hoá chất, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ôtô, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, - Các trung tâm công nghiệp dày đặc, trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là TP Hồ Chí Minh, các trung tâm công nghiệp lớn Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Câu 3. Tình hình sản sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ a) Điều kiện tự nhiên Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm: - Địa hình thoải. - Đất ba dan và đất xám trên phù sa cổ có diện tích lớn, màu mỡ. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. - Nguồn sinh thủy tốt. b) Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu và sự phân bố - Cây cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. - Cây cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. - Cây hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. - Cây điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Chủ đề: IV. Sự phân hóa lãnh thổ; 6. Vùng Đông Nam Bộ * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng * Mức độ: vận dụng
- CÂU HỎI Câu 4. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp, quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm trong vùng Đông Nam Bộ. Câu 5. Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét về tình hình sản xuất cao su của Đông Nam Bộ và vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với cả nước trong sản xuất cao su. DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2008 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1985 1990 1995 2000 2008 Cả nước 180,2 221,5 278,4 413,8 631,5 Đông Nam Bộ 56,8 72,0 213,2 272,5 395,0 GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Các trung tâm công nghiệp, quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm trong vùng Đông Nam Bộ: Các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Quy mô Cơ cấu Nam Bộ TP. Hồ Chí Minh Rất lớn Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất ô tô, đóng tàu, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. Biên Hoà Lớn Luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. Thủ Dầu Một Lớn Cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. Vũng Tàu Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hoá chất, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. Tây Ninh Nhỏ Hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. Câu 5. - Tình hình: Diện tích trồng cây cao su liên tục tăng (dẫn chứng), giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1990 - 1995. - Vai trò: Đông Nam Bộ ngày càng có vị trí cao trong sản xuất cao su của nước ta: năm 1985 chiếm 31,5%, năm 2008 chiếm 62,5% diện tích cao su cả nước. Đây là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta.