Chuyên đề ôn tập môn Địa lý Lớp 9

doc 37 trang thaodu 11972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề ôn tập môn Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_on_tap_mon_dia_ly_lop_9.doc

Nội dung text: Chuyên đề ôn tập môn Địa lý Lớp 9

  1. Ngày soạn: Ngày giảng: CHUYÊN ĐỀ I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ. I. Đặc điểm dân số Việt Nam. a. Số dân. - Việt Nam là một quốc gia đông dân. Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người. Về diện tích, lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, còn về dân số nước ta đứng thứ 14 trên thế giới. Năm 2007 dân số nước ta là 85,1 triệu người. b. Gia tăng dân số. - Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985). - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhưng có xu hướng giảm dẫn đến năm 2003 chỉ còn 1,43 %. Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh do: + Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ. - Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở nước ta. Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,12 % thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi 1,52 % cả nước là 1.43 %. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất 1.11 %, Tây Bắc cao nhất 2,19 % ( 1999). * Hậu quả của việc dân số đông và tăng nhanh. 1. Tích cực: + Dân số đông và tăng nhanh làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào, trẻ đó là vốn quý để phục vụ các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng. + Nhân lực dồi dào, giá rẻ và thị trường rộng lớn kích thích các ngành sản xuất trong nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài. 2. Tiêu cực. * Gây sức ép lên vấn đề kinh tế + Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gia tăng + Tốc độ phát triển kinh tế chậm. + Tiêu dùng lớn nên tích luỹ để đầu tư phát triển kinh tế ít. * Gây sức ép lên vấn đề xã hội. + Dân số đông tăng nhanh nên dịch vụ y tế, giáo dục chậm được nâng cao về chất lượng. Số y bác sỹ, số giường bệnh, số giáo viên, lớp học/1000 dân còn thấp. Thu nhập bình quân/người thấp, chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao tệ nạn xã hội theo đó tăng lên. Nền sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của mọi tầng lớp nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng. * Gây sức ép lên vấn đề môi trường. 1
  2. + Dân số đông tăng nhanh dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để sản xuất nên cạn kiệt + Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững như: thiên tai, dịch bệnh . = > Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. c. Cơ cấu dân số. - Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân nước ta cao trong một thời gian dài nên nước ta có cơ cấu dân số trẻ. - Năm 1999 cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta như sau: Nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động từ 0- 14 tuổi là: 33.5 % giảm so với những năm trước. Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động từ 15- 59 tuổi là: 58,4%. Nhóm tuổi trên độ tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên là: 8,1%. Hai nhóm tuổi trên đều tăng so với những năm trước. - Dân số từ 0 – 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này. - Cơ cấu giới tính của dân số. + Ở nước ta tỉ số giới tính ( số nam so với 100 nữ) của dân số đang thay đổi. Tác động của chiến tranh kéo dài làm cho cấu giới tính mất cân đối ( Năm 1979 là 94,2) vì nam thường đi chiến trận nhiều hơn, lao động nặng nhọc, nguy hiểm hơn và thường sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn ( Năm 1999 là 96,9). +Tỉ số giới tính ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư . Tỉ số này thường thấp ở những nơi có các luồng xuất cư và cao ở các nơi có những luồng nhập cư. Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm có các luồng xuất cư di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước do có tỉ lệ nhập cư cao nên tỉ số giới tính cao rõ rệt. Bài tập về nhà và thực hành. 1. Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979-1999 ( %0.) Năm 1979 1999 Tỉ suất Tỉ suất sinh 32,5 19,9 Tỉ suất tử 7,2 5,6 - Tính tỉ lệ ( %) gia tăng tự nhiên của dân số các năm và nêu nhận xét - Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979- 1999. Gợi ý trả lời Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. + Đối với vấn đề kinh tế. Tiêu dùng ít hơn có tích luỹ để tái đầu tư phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nên giải quyết tốt việc làm cho số dân . 2
  3. + Đối với vấn đề xã hội: Giáo dục. y tế, mức sống- thu nhập. + Đối với vấn đề môi trường. Thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Dưới độ tuổi lao động giảm dẫn đế số trẻ em giảm giảm sức ép lên các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường còn chứng tỏ tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm, cơ cấu dân số đang dần tiến tới ổn định. Câu 2 - Tính tỉ lệ % gia tăng tự nhiên của dân số là lấy tỉ suất sinh – tỉ suất tử. Trước khi trừ đổi đơn vị ra phần trăm - Gợi ý vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Vẽ đường tỉ suất sinh và tỉ suất tử phần chênh lệch giữa hai đường biểu diễn là tỉ lệ gia tăng tự nhiên. II. Mật độ dân cư và phân bố dân cư. 1. Mật độ dân cư và phân bố dân cư. + Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới. Năm 2003 là 246 người / km 2 ( Thế giới là 47 người / km2). + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều do nhiều nhân tố: - Nhân tố tự nhiên như: Khí hậu, nước, địa hình, đất đai, khoáng sản, sinh vật. - Nhân tố kinh tế, xã hội, lịch sử: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, vấn đề chuyển cư. + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi. - Đồng bằng chỉ chiếm có 1/4 diện tích nhưng lại tập trung tới 80% dân số. - Trung du, miền núi có tới 3/4 diện tích chỉ có 20% dân số. + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị. Năm 2003 có 26 % dân cư sống ở thành thị, 74 % dân số sống ở nông thôn. +. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam. - Phía Bắc có lịch sử định cư lâu đời hơn nên MĐDS cao hơn phía Nam. - Thí dụ: ĐBSH có MĐDS là 1179 người / km2, ĐBSCL là 420 người / km2 ( 2002). +. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều trong phạm vi nhỏ. - Trong cùng 1 khu vực ở ĐBSH dân cư tập trung đông nhất ở Hà Nội, thưa ở rìa phía Bắc và Tây Nam. - ĐBSCL tập trung đông ở ven sông Tiền và sông Hậu thưa ở đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. 2. Phân tích hậu quả của việc phân bố dân cư không đều. a. Tích cực. Đồng bằng và các thành phố lớn dân cư tập trung đông, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn thuận lợi việc hình thành các trung tâm công nghiệp và dịch vụ. b. Tiêu cực. + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều gây khó khăn cho sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên trong nước cũng như mỗi vùng kinh tế. - Ở đồng bằng đất chật người đông thừa lao động tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, bình quân lương thực và GDP/người thấp. - Ngược lại ở trung du miền núi dân cư thưa, đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu lao động để khai thác nhất là lao động có kĩ thuật TNTN bị lãng phí trong khi đời sống của đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn cần được nâng cao. 3
  4. + Mặt khác quá trình đô thị hoá không đi đôi với quá trình công nghiệp hoá nên tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao. Ở nông thôn lao động dư thừa ra thành phố tìm việc làm tạo nên sức ép về vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường đô thị 3. Biện pháp khắc phục. + Phân bố lại dân cư thực hiện chương trình di dân xây dựng vùng kinh tế mới. + Có chính sách ưu đãi với lao động kĩ thuật lên canh tác ở trung du miền núi. + Phân công lại lao động theo ngành và theo lãnh thổ. - Ở nông thôn: Xây dựng các cơ sở chế biến tiểu thủ công nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá các loại hình nông nghiệp chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá. - Ở thành thị phát triển các trung tâm công nghiệp và dịch vụ. III. Quá trình đô thị hoá. - Mức độ đô thị hoá và trình độ đô thị hoá ở nước ta còn thấp. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng qua các năm nhưng không đều và còn chậm. Giai đoạn tăng nhanh nhất là từ 1995-2003 số dân thành thị tăng 5931,4 nghìn người, tỉ lệ dân đô thị tăng 5.05 % điều này cho thấy quy mô đô thị hoá ở nước ta ngày càng mở rộng nhưng so với thế giới vẫn còn rất thấp. - Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị còn mang tính chất xen cài trong lối sống, trong quan hệ kinh tế và không gian đô thị. - Các đô thị ra đời trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp , dịch vụ hành chính, ít đô thị phát triển dựa vào sản xuất công nghịêp. - Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các đô thị còn kém phát triển. Các đô thị thường có quy mô nhỏ, phân bố không đều tập trung ở đồng bằng ven biển. Bài tập rèn kĩ năng Cho bảng số liệu về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta thời kì 1985- 2003. Năm 1985 1990 1995 2000 2003 Tiêu chí Số dân thành thị ( 11360,0 12880,3 14938,1 18771,9 20869,5 Nghìn người) Tỉ lệ dân thành thị (%) 18,97 19,51 20,75 24,18 25,80 Vẽ biểu đồ thể hiện thích hợp thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta thời kì 1985- 2003 Cho nhận xét . Gợi ý trả lời. Vẽ biểu đồ cột đường kết hợp. Số dân thành thị cột, tỉ lệ dân thành thị đường. Hai trục tung. Nhận xét dựa vào phần III. Đô thị hoá 4
  5. 1. Nguồn lao động. + Nguồn lao động nước ta bao gồm những người trong trong độ tuổi lao động ( Nước ta quy định nam từ 15 – 60, nữ từ 15- 55 tuổi) có khả năng lao động , có nghĩa vụ lao động và những người ngoài độ tuổi lao động trên nhưng vẫn tham gia lao động gọi là lao động dưới và trên độ tuổi. + Năm 2003 nước ta có 41,3 triệu lao động trong đó khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2 %, khu vực nông thôn chiếm 75,8 %. + Số lao động nước ta qua đào tạo chỉ chiếm 21,2 % trong đó có 16,6 % có trình độ công nhân kĩ thuật và trung học chuyên nghiệp, số còn lại là cao đẳng đại học , trên đại học. Số chưa qua đào tạo chiếm 78,8 %. + Lực lượng lao động nước ta dồi dào tăng nhanh , mỗi năm bình quân nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động. * Ưu điểm của nguồn lao động nước ta. - Lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật , năng động, linh hoạt với cơ chế thị trường. - Lao động đông, dồi dào, giá rẻ, thị trường rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Lực lượng lao động tập trung đông ở ĐBSH, ĐNB, và các thành phố lớn thuận lợi cho hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thuận lợi cho các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao phát triển. * Tồn tại của nguồn lao động. - Lao động nước ta hạn chế vể thể lực và trình độ chuyên môn gây khó khăn cho việc sử dụng lao động - Lao động phân bố chưa hợp lí dẫn đến đồng bằng và thành phố lớn thừa lao động gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm nhưng trung du, miền núi nhiều tài nguyên lại thiếu lao động khai thác. 2. Sử dụng lao động. - Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội của đất nước số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991-2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Năm 2003 lao động hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 59,6 % giảm 11,9 % so với năm 1989; khu vực công nghiệp – xây dựng là 16,4 % tăng 5,2 % so với năm 1989 và chiếm tỉ lệ thấp nhất; khu vực dịch vụ là 24% tăng 3,7 % so với năm 1989. - Việc sử dụng lao động theo các thành phân kinh tế cũng có những biến chuyển. Phần lớn lao động nước ta làm trong khu vực ngoài quốc doanh 90,4 %; khu vực nhà nước chỉ chiếm 9,6 %. 3. Vấn đề việc làm. .- Nguồn lao động dồi dào tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. - Do đặc điểm của mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thời gian thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn. Năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sư dụng ở nông thôn là 77,7 % . Vì vậy dân cư nông thôn bỏ ra thành phố tìm việc làm rất nhiều. - Ở thành thị dân cư tập trung đông trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị tương đối cao khoảng 6%. * Các giải pháp giải quyết việc làm. 5
  6. - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để vừa tạo thêm việc làm vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động đến xây dựng kinh tế mới. - Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình giảm sự gia tăng dân số để đi đến cân đối giữa quy mô nguồn lao động với khả năng thu hút lao động của nền kinh tế . - Đối với nông thôn: Đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống: mây tre đan, mộc, khảm trai, thêu ren - Đối với thành thị: Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động thu ngoại tệ. Câu hỏi và bài tập kĩ năng. Cho bảng số liệu thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ( %) Năm 1985 1990 1995 2002 Thành phần Khu vực nhà nước 15,0 11,3 9,0 9,6 Các khu vực kinh tế khác 85,0 88,7 91,0 90,4 1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ( %). - 2. Nêu nhận xét về sự thay đổi trên. 6
  7. Ngày soạn: Ngày giảng: CHUYÊN ĐỀ II: ĐỊA LÍ KINH TẾ. Bài 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta thoát ra cuộc khủng hoảng từng bước ổn định và phát triển. Từ đó đến nay nền kinh tế có ba sự chuyển dịch lớn. a. Chuyển dịch cơ cấu ngành. + Thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP. - Tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp liên tục giảm; năm 1991 là 40,5 % đến năm 2002 chỉ còn 23% thấp hơn công nghiệp và dịch vụ. Đây là sự giảm về tỉ trọng còn giá trị tuyệt đối của nông nghiệp vẫn tăng do công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh hơn và chiến tỉ trọng cao hơn nhờ chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng lên nhanh nhanh nhất từ dưới 24 % năm 1991 lên 38,5 % năm 2002. Do chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế gắn liền đường lối đổi mới nên công nghiệp được khuyến khích phát triển. - Tỉ trọng dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. Từ năm 1991 – 1996 dịch vụ tăng liên tục cao nhất là năm 1996 tỉ trọng lên tới gần 45 % nguyên nhân là do năm 1995 ta bình thường hoá với Mỹ tạo bối cảnh thuận lợi cho kinh tế đối ngoại phát triển. Từ năm 1996 trở lại đây có xu hướng giảm do 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực diễn ra và hoạt động kinh tế đối ngoại tăng chậm. Nay có xu hướng phục hồi. + Thay đổi trong nội bộ các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp tự túc, độc canh sang nền nông nghiệp hàng hoá. Từ tỉ trọng của ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn chuyển sang chú trọng đến ngành chăn nuôi. Trong công nghiệp xuất hiện nhiều ngành công nghiệp trọng điểm nổi bật là ngành dần khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng phù hợp với thị trường. Trong dịch vụ đã đa dạng các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ cao hơn trước. b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. - Đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp. Thí dụ: ĐBSH và ĐBSCL chuyên canh cây lương thực thực phẩm; Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chuyên canh cây công nghiệp. - Trong công nghiệp đã hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh .cùng với các trung tâm dịch vụ tạo nên các vùng kinh t ế phát triển năng động. - Cả nước có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm. + Vùng kinh tế trọng điểm là vùng tập trung lớn về công nghiệp, thương mại dịch vụ nhằm thu hút những nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh đặc biệt là công nghiệp. + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Diện tích 15,3 nghìn km 2 dân số 13 triệu người (2002) gồm 8 tỉnh ( Đọc át lát) + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Diện tích 27,4 nghìn km 2 dân số 6 triệu người (2002) gồm 5 tỉnh ( Đọc át lát) + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Diện tích 28 nghìn km2 dân số 12,3 triệu người (2002) gồm 7 tỉnh ( Đọc át lát). 7
  8. c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Có 5 thành phần kinh tế: + Thành phần kinh tế Nhà nước. + Thành phần kinh tế tập thể + Thành phần kinh tế tư nhân + Thành phần kinh tế cá thể. + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài 1. Các thành phần kinh tế Tỉ lệ % Thành phần kinh tế Nhà nước. 38.4 Thành phần kinh tế tập thể 8.0 Thành phần kinh tế tư nhân 8.3 Thành phần kinh tế cá thể. 31.6 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.7 Tổng cộng 100 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế và cho nhận xét. Gợi ý trả lời. Vẽ biểu đồ tròn. Thµnh phÇn kinh tÕ Nhµ n­íc. Thµnh phÇn kinh tÕ tËp thÓ Thµnh phÇn kinh tÕ t­ nh©n Thµnh phÇn kinh tÕ c¸ thÓ. Thµnh phÇn kinh tÕ cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi Nhận xét: Nước ta có 5 thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất sau đó đến thành phần kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thấp nhất là thành phần kinh tế tập thể. ( Lấy số liệu chứng minh thành phần kinh tế Nhà nước gấp bao nhiêu lần thành phần kinh tế tập thể) 8
  9. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp 9
  10. ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP A. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp I. Các nhân tố tự nhiên. a. Tài nguyên đất. - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghịêp. Có hai loại đất chính. - Đất phù sa có khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác. Phân bố tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL và đồng bằng ven biển miền Trung. - Đất Fe- ra-lit chiếm diện tích 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du miền núi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su. - Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp nước ta. - Ngoài ra còn có các loại đất xám phù sa cổ, đất lầy thụt và đất mặn, chua phèn . Nếu cải tạo hợp lí và sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng diện tích đất nông nghiệp. b. Tài nguyên khí hậu. + Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thuận lợi: Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cây xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ 2-3 vụ lúa và rau màu trong năm, nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. - Khó khăn: Sâu bệnh, sương muối, nấm mốc thiệt hại mùa màng. + Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo bắc – nam, theo mùa, theo độ cao. - Thuận lợi: Tạo nên nhiều vùng miền khí hậu khiến cho nước ta có thể trồng hệ cây trồng vật nuôi đa dạng từ các loại cây cận nhiệt ôn đới, đến nhiệt đới. Cơ cấu mùa vụ phong phú, đa dạng. - Khó khăn: Miền Bắc có mùa đông gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất ở Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng, miền núi có sương muối, sương giá vào mùa đông. Mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt , bão gió thất thường gây thiệt lớn cho mùa màng. c. Tài nguyên nước. + Thuận lợi: Có nguồn nước dồi dào mạng lưới dày đặc cả nước có 2360 con sông trên 10 km. Đi dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp 1 cửa sông. Các sông có giá trị về thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi dào cung cấp nước tưới cho nông nghiệp đặc biệt là mùa khô điển hình là vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. + Khó khăn: Mùa lũ mùa màng bị thiệt hại, mùa khô thiếu nước. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ở nước ta vì chống lũ lụt trong mùa mưa lũ cung cấp nước tưới cho mùa khô, thau chua, rửa mặn cải tạo mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ ; thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng, tăng năng suất. d. Tài nguyên sinh vật Trọng môi trường nhiệt đới ẩm tài nguyên sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về thành phần loài. Tài nguyên sinh vật phong phú là cở thuần dưỡng lai tạo các cây trông vật nuôi trong đó có nhiều giống vật nuôi cây trồng có chất lượng tốt thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. II. Các nhân tố kinh tế xã hội. 10
  11. 1. Dân cư- lao động nông thôn - Năm 2003 nước ta vẫn còn khoảng 74 % dân số sống ở vùng nông thôn và trên 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. - Ưu điểm: Người dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp gắn bó với đất đai khi có chính sách khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù sáng tạo của mình. - Tồn tại: Trình độ lao động thấp phân bố không đều nơi đất chật người đông thừa lao động nơi đất rộng như trung du miền núi thưa dân thiếu lao động. Tư tưởng lao động tư hữu làm việc manh mún, nhỏ lẻ. 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện, công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp gồm: + Hệ thống thuỷ lợi: Cơ bản được hoàn thành hệ thống kênh mương được kiên cố hoá có khoảng hơn 3000 trạm bơm phục vụ tưới tiêu. + Hệ thống dịch vụ trồng trọt: Như các cơ sở bán thuốc trừ sâu, phân bón, các cơ sở xay, xát + Hệ thống dịch vụ chăn nuôi: Các cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, các cơ sở thú y. + Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác như viện nghiên cứu lai tạo giống năng suất cao, các trung tâm thương mại, các hệ thống thông tin liên lạc các mạng lưới giao thông vận tải tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông . 3 . Chính sách phát triển nông nghịêp Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên làm giàu thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Một số chính sách cụ thể là phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hướng ra xuất khẩu, giao đất khoán 10, hỗ trợ vốn 4. Thị trường trong và ngoài nước. - Sau đổi mới và bình thường quan hệ hoá với Mỹ thị trường nước ta được mở rộng đã thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng - Tuy nhiên do chất lượng sản phẩm và sức mua của thị trường trong nước còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn. Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số loại cây công nghiệp và thuỷ sản. BUỔI 6 B. Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt ở nước ta. Từ một nền nông nghiệp chủ yếu dự trên độc canh cây lúa nước ta đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và cây trồng khác. Năm 2002 cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng cây lương thực là 60,8 %, cây công nghiệp 22,7 %. Cây ăn quả, rau đậu và cây khác là 16,5 %. Như vậy nước ta đang phát triển đa dạng cây trồng và phát huy được thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. 1. Sản xuất cây lương thực. a. Vai trò 11
  12. - Lương thực là một trong yếu tố để duy trì sự sống đảm bảo sự tồn tại của con người đồng thời còn góp phần trực tiếp vào việc thực hiện đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước. - Tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp góp phần đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư. - Ổn định an ninh lương thực tăng cường phòng thủ đất nước. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi để đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong nông nghiệp. b. Sự phát triển - Chiếm 60,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ( 2002). Ngành trồng cây lương thực gồm lúa, ngô, khoai, sắn Trong các cây lương thực lúa là cây lương thực chính ở nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Các chỉ tiêu về sản xuất lúa năm 2002 đều tăng so với các năm trước. Năm 2000 diện tích trồng lúa là 7504 nghìn ha, năng suất lúa cả năm là 49,5 tạ/ha. Sản lượng lương thực bình quân là 342 kg/người, sản lượng lúa cả năm là 34,4 triệu tấn - Thành tựu nổi bật của ngành trồng lúa là chuyển từ một nước nhập lương thực sang xuất khẩu lương thực đỉnh cao là năm 1999 xuất 4,5 triệu tấn năm 2004 xuất 3,8 triệu tấn, c. Phân bố . Lúa phân bố rải rác khắp đất nước. Do trồng nhiều giống mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi có vụ lúa sớm, vụ chính và vụ muộn. Hại vùng trọng điểm lúa lớn nhất là ĐBSH và ĐBSCL. 2.Cây công nghiệp. a. Vai trò - Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. - Có ý nghĩa cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất, khí hậu, thuỷ văn. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp đa dạng hoá nông nghiệp tạo thu nhập bằng tiền mặt lớn cho nông dân thúc đẩy kinh tế miền núi phát triển. - Phát triển vùng chuyên canh công nghiệp góp phần phân bố lại dân cư và nguồn lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. b. Hiện trạng phát triển và phân bố. - Chiếm 22,7 % trong cơ cấu giá trị của ngành trồng trọt và ngày càng được chú trọng phát triển - Cây công nghiệp gồm cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp lâu năm. - Quy luật phân bố - Cây công nghiệp ngắn ngày ( hàng năm) thường được trồng ở đồng bằng một số trồng xen trên đất lúa và đất xám phù sa cổ gồm: Lạc, đậu tương, thuốc lá, mía, bông, dâu tằm, cói. - Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở miền núi, cao nguyên gồm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè - Cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới phân bố chủ yếu ở trung du miền núi phía bắc như chè, hồi, sơn quế. - Cây có nguồn gốc nhiệt đới chủ yếu ở phía nam như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa. - Phân bố cụ thể của từng loại cây đọc trong át lát 1. Cây ăn quả. 12
  13. - Do khí hậu phân hoá và tài nguyên đất đa dạng nước ta có nhiều loại hoa quả ngon từ hoa quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như táo, lê mận đào đến các loại đặc sản nhiệt đới như thanh long , sầu riêng, mãng cầu, xoài thường được ưa chuộng - Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Bài tập rèn luyện kĩ nămg Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ( nghìn ha) Năm 1990 2002 Các nhóm cây Tổng số 9040.0 12831.4 Cây lương thực 6474.6 8320.3 Cây công nghiệp 1199.3 2337.3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366.1 2173.8 a Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy cho nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây. Gợi ý trả lời. Vẽ hai biểu đồ tròn bán kính khác nhau. Bước 1: Xử lí số liệu * Cách tính bán kính của các biểu đồ như sau. Chọn R1 là bán kính năm 1990 là 1 dơn vị ( 1 đơn vị có thể là 1,2,3,4,5,6, cm). Gọi tổng số năm 1990 là S1, năm 2002 là S2 S2 12832,4 Bán kính năm 2002 là R2 = R1. S1 = R1. = R1 1,2. 9040.0 Muốn tính bán kính của năm có tổng số cao hơn ta lấy tổng của năm cao chia cho tổng của năm thấp sau đó khai căn bậc hai được kết quả nhân với bán kính của năm có tổng số nhỏ hơn. Nếu chọn R 1990 là 1 cm thì R 2002 = 1. 1,2= 1.2 cm. Nếu chọn R 1990 là 2 cm thì R 2002 = 2. 1,2=2,4 cm. Cách tính tỉ lệ phần trăm của từng thành phần. Lấy từng thành phần chia cho tổng số nhân 100. Ví dụ Phần trăm cây lương thực năm 1990 =6474.6 . 100 = 9040.0 Cách tính các thành phần khác tương tự như trên. Sau khi tính được phần trăm cần đổi ra số độ theo công thức sau: 100% = 360 0 -> 1% = 3.60 Lập bảng xử lí số liệu. Loaùi caõy Cơ cấu diện tích Goực ụỷ taõm treõn cây trồng bieồu ủoà troứn (ủoọ) 1990 2002 1990 2002 Toồng soỏ 100 100 360 360 Caõy lửụng thửùc 71,6 64,8 258 233 Caõy coõng nghieọp 13,3 18,2 48 66 Caõy thửùc phaồm, caõy aờn quaỷ, 15,1 16,9 54 61 caõy khaực 13
  14. Bước 2: Vẽ biểu đồ - Vẽ hai đường tròn với bán kính theo tỉ lệ đã chọn - Vẽ từng năm theo trình tự bắt đầu từ tia 12 h vẽ theo trình tự số liệu cho số liệu nào trước thì vẽ trước cho đến hết ( tuyệt đối không vẽ tuỳ tiện thấy tỉ lệ ở giữa dễ vẽ vẽ trước thì không cho điểm). - Vẽ từng thành phần sau đó điền số % vào mỗi ô hình quạt tương ứng đã vẽ. Bước 3: Kẻ nền và chú giải. Bước 4: Đặt tên biểu đồ ( Dựa vào câu hỏi yêu cầu vẽ gì thì đặt tên biểu đồ ấy.) c. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi - Ngành chăn nuôi phát triển trên cơ sở thức ăn tự nhiên ( đồng cỏ nước ta khoảng 350.000 ha tươi tốt quanh năm), sản phẩm của ngành trồng trọt: lúa, ngô, khoai , sắn; phụ phẩm của ngành thuỷ sản và thức ăn chế biến công nghiệp. - Ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm trên 1/4 giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn còn thấp và chưa phát triển hiện đại. Tuy nhiên giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đang tăng nhanh và chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại được mở rộng ở nhiều địa phương. Cơ cấu sản phẩm trong chăn nuôi cũng có sự thay đổi là tăng sản phẩm không qua giết mổ như trứng, sữa 1. Chăn nuôi trâu bò. Năm 2002 đàn bò có trên 4 triệu con, đàn trâu khoảng 3 triệu con. Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi chủ yếu để lấy thịt, sữa và cũng được dùng làm sức kéo. Đàn bò phát triển trên quy mô lớn phân bố chủ yếu ở duyên hải Nam Trung Bộ, bò sữa đang phát triển ở ven các thành phố lớn và ở các cao nguyên Mộc Châu, Ba Vì. 2. Chăn nuôi lợn. Đàn lợn tăng khá nhanh. Năm 1990 cả nước có 12 triệu con năm 2002 đã có 23 triệu con. Chăn nuôi lợn tập trung ở các vùng nhiều hoa màu, lương thực thực phẩm hoặc đông dân như: ĐBCSH, ĐBSCL. 3. Chăn nuôi gia cầm Đàn gia cầm phát triển nhanh năm 2002 có hơn 230 triệu con gấp hơn hai lần năm 1990. Đàn gia cầm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng đặc biệt là vịt phát triển mạnh ở ĐBSCL. Ở ven thành phố có các trại nuôi gà thịt và trứng theo hình thức công nghiệp. Bài tập rèn luyện và phát triển kĩ năng. Cho bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.( %) Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm Phụ phẩm trứng sữa chăn nuôi 1990 100 63,9 9,3 12.9 3.9 2002 100 62.8 17.5 17.3 2.4 Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi 14
  15. Ngày soạn: Ngày giảng: LÂM NGHIỆP- THUỶ SẢN. A. Lâm nghiệp 1. Tài nguyên rừng - Trước đây hơn nửa thế kỉ Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay tài nguyên rừng dã bị cạn kiệt ở nhiều nơi. Năm 2002, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35 %. Trong điều kiện 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi thì tỉ lệ này là rất thấp. - Rừng sản xuất năm 2000 là 4.733.000 ha cung cấp gỗ cho nghiệp chế biến và xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân. - Rừng phòng hộ năm 2000 là gần 54 nghìn ha là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển miền Trung và các dải rừng ngập mặn ven biển. - Rừng ngập mặn năm 2000 là 1.442.500 ha đó là các khu vườn quốc gia và các khu dự trữ tự nhiên Cúc Phương, Ba Vì. 2. Sự phát triển và phân bố a. Sự phát triển. - Hoạt động khai thác gỗ, lâm sản và chế biến lâm sản. Hiện nay hàng năm cả nước khai thác khoảng hơn 2,5 triệu m 3 gỗ. Gỗ chỉ được pháp khai thác trong khu vực rừng sản xuất chủ yếu ở trung du miền núi, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với vùng nguyên liệu. - Hoạt động trồng và bảo vệ rừng: Chúng ta đang đầu tư để phấn đáu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45 %. Chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, trồng cây gây rừng. - Phải bảo vệ và trồng rừng ví rừng có nhiều lợi ích như: + Duy trì cân bằng sinh thái, hạn chế lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá, giữ đất, giữ mực nước ngầm góp phần lớn tới việc hình thành bảo vệ đất. + Bảo vệ nguồn gen sinh vật quý giá. Cung cấp lâm sản thoả mãn nhu cầu đời sống, cung cấp dược liệu + Phát triển du lịch sinh thái . - Mô hình nông – lâm kết hợp đang được phát triển. c. Phân bố. - Rừng phòng hộ phân bố ở ven biển, miền núi. - Rừng sản xuất phân bố ở núi thấp và trung du - Rừng đặc dụng phân bố ở các môi trường tiêu biểu cho các hệ sinh thái. B.THUỶ SẢN. 1. Vai trò. - Là ngành kinh tế quan trọng có ý nghĩa to lớn về kinh tế- xã hội góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta. - Bổ sung nguồn đạm động vật trong cơ cấu bữa ăn. - Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên đa dạng hoá nông nghiệp. - Tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hướng ra xuất khẩu thu ngoại tệ và tăng thu nhập. Cung cấp thức ăn cho gia súc. 2. Điều kiện phát triển ( nguồn lợi thuỷ sản) 15
  16. * Nước ta có điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ. - Nước ta có nguồn lợi thuỷ sản phong phú 2000 loài cá, 70 loài tôm, 50 loài cua, 650 loài rong biển và nhiều hải sản quý như: bào ngư, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết . - Có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng, Quảng Ninh; Trường Sa, Hoàng Sa; Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu; Cà Mau- Kiên Giang. - Ven bờ có nhiều bãi triều, đầm, phá, các dải rừng mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Ở các vùng biển ven các đảo, vũng vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn trên biển. * Điều kiện dân cư xã hội. - Dân cư: Đông, lao động dồi dào có kinh nghiệm đánh bắt cá và đi biển cũng như kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản. - Cơ sở vật chất kĩ thuật: Chúng ta xây dựng được nhiều cảng cá và đóng được một số tàu lớn hiện đại thuận lợi cho phát triển đánh bắt xa bờ. Công nghiệp chế biến ngày càng được nâng cấp mở rộng. - Chính sách: Có chính sách khai thác hợp lí tài nguyên biển, nhiều chính sách đầu tư khuyến khích đánh bắt xa bờ bằng công nghệ hiện đại. - Thị trường: Ngày càng mở rộng đặc biệt là Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Á - Thái Bình Dương. Khó Khăn. - Hàng năm có từ 9-10 trận bão bị biến động bởi gió mùa đông bắc gây khó khăn cho đánh bắt. - Còn đánh bắt chưa hợp lí ven bờ cạn kiệt, đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, hoá chất gây suy thoái môi trường suy giảm nguồn lợi thuỷ sản. - Thị trường bấp bênh, kém ổn định dễ bị kiện phá giá: như các tra, cá ba sa. tôm 3. Sự phát triển và phân bố. - Do thị trường mở rộng mà hoạt động thuỷ sản trở nên sôi động. Gần nửa số tỉnh nước ta giáp biển ( 29 tỉnh) hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ta đang được đẩy mạnh nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển.mạnh. - Năm 2002 sản lượng là 2.647.400 tấn ( trên 2 triệu tấn) - Khai thác thuỷ sản: Sản lượng tăng khá nhanh. Năm 2002 đạt 1.802.600 tấn chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đàu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. - Nuôi trồng thuỷ sản: Gần đây phát triển nhanh. Năm 2002 là 844.800 tấn đặc biệt là nuôi tôm cá. các tỉnh có sản lượng lớn nhất là Cà Mau; An Giang, Bến Tre. - Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuqất khẩu năm 1999 đạt 917 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD ( đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuy sản. Hiện nay sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh. 16
  17. Ngày soạn: Ngày giảng: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP A. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. a. Tài nguyên khoáng sản. Rất phong phú có tới 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 mỏ khoáng sản khác nhau. 1Khoáng sản nhiên liệu: Gồm có than, dầu khí thuận lợi cho công nghiệp năng lượng và hoá chất. - Than có 4 loại: + Than An-tra-xit phân bố tập trung ở Quảng Ninh trữ lượng 3,5 tỉ tấn tính đến độ sâu 3000m => công nghiệp nhiệt điện. + Than mỡ ở làng Cẩm, Phấn Mễ, núi Hồng Thái Nguyên dùng làm nguyên liệu luyện than cốc phục vụ trong nghiệp luyện kim. + Than nâu ở đồng bằng Bắc Bộ dự báo khoảng 210 tỉ tấn đang khai thác ở Khoái Châu Hưng Yên. + Than bùn ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu ở U minh. - Dầu khí; Tập trung ở bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Cửu Long và đang mở rộng thăm dò ở bể sông Hồng và Thổ Chu. Trữ lượng ước khoảng 4-5 tỉ tấn dầu quy đổi. Các mỏ dầu khí lớn là mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Lan đỏ, Lan Tây, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Đại Hùng phục vụ cho ngành công nghiệp điện - đạm, hoá dầu . - Các nguồn dự trữ năng lượng như U-ra-ni-um với U-ra-ni thiên nhiên ở Lai Châu, nguồn nhiệt khoáng, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, gió, thuỷ triều có tiềm năng rất lớn. d. Khoáng sản kim loại.( Đọc át lát) - Kim loại đen phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim đen. + Sắt: phân bố ở Thạch Khê ( Hà Tĩnh), Tòng Bá ( Hà Giang), Trại Cau (Thái Nguyên), Quý Sa ( Yên Bái) . + Man gan ở Cao Bằng, Chiêm Hoá ( Tuyên Quang), Núi Thành ( Long An). + Crôm: Cổ Định ( Thanh Hoá). - Kim loại màu phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim màu. + Bô xit ở Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. + Thiếc- Vôn fram: Tĩnh Túc- Cao Bằng, Sơn Dương- Tuyên Quang, Quỳ Hợp - Nghệ An, Nam Trung Bộ. + Đồng – Ni ken: Sơn La + Chì- Kẽm ở Bắc Can + Vàng ở Quảng Nam e. Khoáng sản phi kim. + Apatit ở Lào Cai, Pirit ở Huế, Graphit ở Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ngãi => công nghiệp hoá chất, phân bón. 17
  18. + Vật liệu xây dựng: Sét, cao lanh: Hải Dương, Sơn La, Hoà Bình, Hà Tiên, Tây Ninh Đá vôi ở Hà Tiên, Trung du miền núi phía Bắc, cát ở ven biển => Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. b. Thuỷ năng sông suối. Tổng trữ năng thuỷ điện đạt công suất khoảng 15 triệu kw, sản lượng 82 tỉ kw/ h. Hệ thống sông Hồng, sông Đà tiềm năng lớn chiếm 85,45 trữ lượng thuỷ năng cả nước => công nghiệp thuỷ điện. c.Tài nguyên đất, khí hậu, rừng, nước, sinh vật, biển. Rất phong phú thuận lợi cho nông- lâm – ngư nghiệp phát triển phục vụ cho công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và công nghiệp nhẹ. * Sự phân bố tài nguyên taọ nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng Ví dụ : Trung du miền núi có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng. * Tuy nhiên còn 1 số khó khăn như: Khoáng sản trữ lượng nhỏ phân bố không đều phân tán khó khai thác. B. Các nhân tố kinh tế xã hội. 1. Dân cư- lao động. Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp. Nguồn lao động dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp. 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng. - Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. - Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện nước . đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở vùng này. 3. Chính sách phát triển công nghiệp. - Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử. Có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp. - Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển công nghiệp đã gắn liền với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại. 4. Thị trường Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường. Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường này cũng bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước ta có lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã và chất lượng . Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp ngày trở nên phong phú đa dạng, linh hoạt hơn. Rèn luyện về kĩ năng đọc át lát Dựa vào át lát hãy trình bày những nguồn lực về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Sự phát triển và phân bố công nghiệp. 18
  19. I. Cơ cấu ngành công nghiệp. - Hệ thống công nghiệp nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. - Nước ta có đầy các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. Sau đây là sơ đồ cơ cấu các ngành công nghiệp. Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp sản Công nghiệp chế biến năng lượng vật liệu xây xuất công cụ lao và sản xuất hàng tiêu dựng động dùng Dầu Than Điện Vật Hoá Luyệ Điện Cơ Công Công khí liệu chất n kim tử khí nghiệp sản nghiệp chế xây xuất hàng biến nông dựn tiêu dùng – lâm – g thuỷ sản - Cơ cấu sản phẩm công nghiệp cũng có những thay đổi: Khoảng 30 % số sản phẩm công nghiệp không được tiếp tục sản xuất do thị trường không có nhu cầu hoặc không cạnh tranh nổi với hàng nhập ngoại. Bên cạnh đó hàng loạt sản phẩm mới ra đời phù hợp với thị trường và có chất lượng cao. - Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm. Đó là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Sự phát triển của những ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là: Khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí- điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may II. Các ngành công nghiệp trọng điểm. 1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu ( 10,3 %) - Nguồn nguyên liệu ( kể tên các mỏ than và mỏ dầu trong át lát) - Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm sản xuất khoảng từ 15-20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính còn lại là khai thác trong hầm lò. - Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam. Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được khai thác. Năm 2002 khai thác 16,9 triệu tấn dầu. Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Năm 2002 xuất 16,9 triệu tấn dầu thô. 19
  20. 2. Công nghiệp điện ( 6%). Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện. Hiện nay mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kwh và sản lượng điện ngày tăng đủ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Các nhà máy thuỷ điện lớn là ( Kể tên trong át lát). Nhà máy thuỷ điện Sơn La đang xây dựng sẽ là nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mỹ( tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) chạy bằng khí. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là máy nhiệt điện chạy than lớn nhất cả nước. 3. Một số ngành công nghiệp nặng khác. - Công nghiệp cơ khí- điện tử (12,3 %) là ngành có cơ cấu sản phẩm hết sức đa dạng. Các trung tâm công nghiệp cơ khí điện tử lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Ngoài ra là các trung tâm Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà, Cần Thơ - Công nghiệp hoá chất ( 9,5%) có sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các trung tâm công nghiệp hoá chất lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà ( Đồng Nai), Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì- Lâm Thao ( Phú Thọ). - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ( 9,9 %) có cơ cấu khá đa dạng. Các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đã được xây dựng, tập trung nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn, nơi có nhu cầu lớn về các loại sản phẩm này. 4. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Đây là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp (24,4%). Các phân ngành chính là: - Chế biến sản phẩm trồng trọt ( xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật,). - Chế biến sản phẩm chăn nuôi (Chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp. - Chế biến thuỷ sản ( làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh .) Công nghiệp chế biến lượng thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Biên Hoà, Cần Thơ 5. Công nghiệp dệt may (7,9%). Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta. Công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ. Các sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Nam Định bởi vì ở đây nhiều lao động, thị trường tiêu thụ rộng thương mại giao thông vận tải phát triển . III. Các trung tâm công nghiệp lớn. Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. ( Tự đọc tên các ngành công nghiệp trong hai trung tâm này trong at lat). Rèn luyện về kĩ năng đọc át lát - Dựa vào át lát hãy trình bày sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm (Điều kiện phát triển, sự phát triển và phân bố công nghiệp)? - Gợi ý trả lời : Điều kiện phát triển: Chọn lọc ở phần trước. Sự phát triển: Gồm có tình hình khai thác và sản lượng các ngành trong át lát. Phân bố ( trong at át) 20
  21. Ngày soạn: Ngày giảng: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ. I. Cơ cấu, vai trò của ngành dịch vụ. 1, Cơ cấu ngành dịch vụ. Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế, rất rộng lớn và phức tạp. Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người, được chia thành dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng. - Dịch vụ tiêu dùng gồm: + Thương nghiệp, dịch vụ sửâ chữa. + Khách sạn, nhà hàng. + Dịch vụ cá nhân và cộng đồng - Dịch vụ sản xuất gồm: + Giao thông vận tải, bưa chính viễn thông + Tài chính, tín dụng. + Kinh doanh tài sản, tư vấn. - Dịch vụ công cộng gồm: + Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. + Quản lí Nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống - Nhờ có các hoạt động vận tải, thương mại mà các ngành kinh tế, nông –lâm – ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của ngành này cũng được tiêu thụ. Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. - Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. II. Đặc điểm phát triển và phân bố. 1. Đặc điểm phát triển - Khu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5 % trong cơ cấu GDP năm 2002. - Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế. - Tỉ trọng của nhóm dịch vụ tiêu dùng chiếm 51% cao nhất trong cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, dịch vụ sản xuất chiếm 26,8 % và dịch vụ công cộng thấp nhất 22,2 %. - Dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng là hai loại hình dịch vụ quan trọng nhưng lại chiếm tỉ trọng còn thấp => dịch vụ nước ta chưa thật phát triển. - Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch, giáo dục đại học . Điều này càng cho thấy rõ khả năng thu lợi nhuận của các ngành dịch vụ. - Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật tốt. Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta. 2. Đặc điểm phân bố. 21
  22. - Sự phát triển của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ trước hết là sự phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều loại hình dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn. - Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đây cũng là hai trung thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống đều phát triển mạnh. ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI. 1. Vai trò. - Giao thông vận tải là ngành có vai trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đó là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế hội của đất nước. C. Sự phát triển. - Giao thông vận tải nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình. a. Đường bộ: ( Chiếm 67,68 % khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002). Hiện nay cả nước có gần 205.000 km đường bộ, trong đó có hơn 15 nghìn km đường quốc lộ. Vận tải đường bộ chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, đồng thời cũng được đầu tư nhiều nhất. Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng và nâng cấp, tiêu biểu là quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh. Nhiều phà lớn đã thay thế bằng cầu, nhờ đó giao thông được thông suốt. Tuy nhiên còn nhiều đường hẹp và xấu. b. Đường sắt: ( Chiếm 2,92 % khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002). Tổng chiều dài đường sắt là 2632 km. Đường sắt Thống nhất Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông vận tải nước ta. Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền Bắc. Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật.( Kể tên các tuyến đường sắt chính trong át lát). c. Đường sông: ( Chiếm 21,7 % khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002). Mạng lưới đường sông ở nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long là 4500 km và lưu vực vận tải sông Hồng là 2500 km. d. Đường biển: ( Chiếm 7,67 % khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002). Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. e. Đường hàng không: ( Chiếm 7,67 % khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002 nhưng có tỉ trọng tăng nhanh nhất trong tất cả các loại hình đường ). Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004, hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại như Boeing 777, boeing 767, Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính là Hà Nội ( Nội Bài), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh ( Tân Sơn Nhất). Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam và nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Ôx- trây-li-a. 22
  23. g. Đường ống: Vận tải đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là cách vận tải hữu hiệu nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG Cho bảng số liệu sau. Loại hình vận tải Khối lượng hàng hoá vận chuyển 1990 2002 Tổng số 100 100 Đường sắt 4.30 2.92 Đường bộ 58.94 67.68 Đường sông 30.23 21.70 Đường biển 6.52 7.67 Đường hàng không 0.01 0.03 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu hàng hoá vận chuyển phân theo các loại hình vận tải (%) năm 1990 và 2002 Qua bảng số liệu rút ra nhận xét. Gợi ý trả lời. Vẽ biểu đồ hình tròn ( 2 biểu đồ bán kính bằng nhau. Vẽ trên cùng dòng ngang để dễ so sánh. §­êng s¾t §­êng bé §­êng s«ng §­êng biÓn 1990 §­êng hµng kh«ng 2002 Nhận xét: - Khối lượng hàng hoá vận chuyển của các loại hình vận tải có biến động, tăng, giảm không đều nhau. Loại hình vận tải đường hàng không tăng nhanh nhất tăng 3 lần, sau đó là loại hình vận tải đường bộ, đường biển ( Lấy số liệu dẫn chứng) - Loại hình vận tải đường sông giảm nhanh nhất sau đó đến đường sắt ( Lấy số liệu chứng minh) - Khối lượng hàng hoá vận chuyển của các loại hình vận tải không bằng nhau. Chiếm tỉ trọng cao nhất là loại hình vận tải đường bộ thấp nhất là loại hình vận tải đường hàng không. 23
  24. Ngày soạn: Ngày giảng: BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG A. Sự phát triển. * Bưu chính: Đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện. Trong tương lai, nhiều dich vụ mới sẽ ra đời như bán hàng qua bưu chính , khai thác dữ liệu qua bưu chính. * Viễn thông: - Mật độ điện thoại – một chỉ tiêu tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông tăng lên rất nhanh, tốc độ lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế nói chung. - Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2002 trung bình có 7,1 điện thoại cố định trên 100 dân. Toàn mạng lưới điện thoại đã được tự động hoá, tới tất cả các huyện và tới hơn 90% số xã trong cả nước. Đến giữa năm 2002 cả nước có hơn 5 triệu thuê bao điện thoại cố định, gần 1 triệu thuê bao điện thoại di động. - Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ, thư điện tử, truyền số liệu không chỉ dừng ở các thành phố lớn như trước mà đã và đang phát triển đến hầu hết các tỉnh. Hơn 10 năm qua ngành viễn thông đã thành công trong việc đi thẳng vào hiện đại. Việt Nam có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiệp Việt Nam với hơn 30 nước, qua châu Á, Trung Cận Đông, đến Tây Âu. Tuyến cáp quang Bắc – Nam nối tất cả các tỉnh thành. - Nước ta hoà mạng Internet vào cuối năm 1997. Mạng Internet quốc gia là kết cấu hạ tầng tối quan trọng để phát triển và hội nhập. Trên cơ sở phát triển Internet và hàng loạt các dịch vụ khác đã được phát triển như phát hành báo điện tử, các trang WEB của của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các trường học Đang hình thành mạng giáo dục và có thể tiến hành dạy học trên mạng, giao dịch buôn bán trên mạng. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH. A. Thương mại. 1. Nội thương. - Nhờ vào những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới mà các hoạt động nội thương đã thay đổi căn bản. Cả nước là một thị trường thống nhất. Hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập cả ở thành thị và nông thôn. - Các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân đã giúp cho nội thương phát triển mạnh mẽ.Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm sau cao hơn năm trước. ( đọc trong at lat) - Quy mô dân số, sức mua của nhân dân tăng lên và sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác đã tạo nên mức độ tập trung khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước. Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, ít nhất ở Tây Nguyên. - Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. Ở đây có các chợ lớn và các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị, Đặc biệt các dịch vụ tư vấn, tài chính, các dịch vụ sản xuất và đầu tư nói chung đã làm nổi bật hơn nữa vai trò và vị trí của hai trung tâm này. 2. Ngoại thương. 24
  25. Ngoại thương là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia. A. Điều kiện phát triển ngành ngoại thương. * Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. - Vị trí địa lí: Rất thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế quốc tế và nằm gần trung tâm ĐNA vùng kinh tế phát triển năng động lại nằm ở nơi trung chuyển của đường hàng không và hàng hải quốc tế. - Đất, nước, khí hậu, địa hình rất thuận lợi cho sản xuất nông sản nhiệt đới hướng ra xuất khẩu. - Khoáng sản giàu và phong phú đặc biệt là than, dầu khí, có giá trị xuất khẩu. * Điều kiện kinh tế xã hội. - Dân cư đông, lao động dồi dào giá rẻ, thị trường rộng thu hút đầu tư nước ngoài và có khả năng xuất khẩu lao động thu ngoại tệ. Lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nhiều mặt hàng thủ công chế biến các sản phẩm để xuất khẩu. - Chính sách: Có nhiều chính sánh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có chính sách đối ngoại bình thường hoá quan hệ với Mỹ, sẵn sàng làm bạn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho đầu tư. - Thị trường: Ngày càng mở rộng ra các nước Tây Âu và Bắc Mỹ . c. Tình hình xuất nhập khẩu. Nước ta xuất khẩu các mặt hàng như: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông – lâm – thuỷ sản. Nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu. Phần nhập khẩu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhỏ. Thị trường: Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á- Thái Bình Dương như: Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và vùng lãnh thổ như Đài Loan. Thị trường châu Âu và Bắc Mỹ ngày càng tiêu thụ nhiều hàng hoá của Việt Nam. B. DU LỊCH. 1. Vai trò Du lịch này càng khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu knh tế cả nước, góp phần làm tăng sản phẩm trong nước đem lại nguồn thu nhập lớn. - Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới. - Giúp con người nắm vững hơn lịch sử văn hoá dân tộc mình cà dân tộc khác. Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. - Tăng cường sức khoẻ nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. - Tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống nhân dân. 2 Điều kiện phát triển. - Tài nguyên du lịch tự nhiên: Phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, có nhiều vườn quốc gia với các động thực vật quý hiếm ( Đọc trong át lát các địa danh trên) - Tài nguyên du lịch nhân văn: các công trình kiến trúc, di tịch lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian (Đọc trong át lát các địa danh trên). 3. Sự phát triển. Năm 2002 cả nước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và hơn 10 triệu lượt khách du lịch trong nước. Hiện nay ngành du lịch có doanh thu khoảng 25 nghìn tỉ đồng. Hiện nay khách quốc tế chiếm tỉ tăng cao nhất là Nhật Bản về Hoa Kì. So với các nước Đông Nam Á Việt Nam đứng thứ 6 về khách du lịch quốc tế. Bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài 1: Cho bảng số liệu sau; 25
  26. Các vùng kinh tế Giá trị ( Nghìn tỉ đồng) Đồng bằng sông Hồng 53.2 Trung du và miền núi Bắc Bộ 20.1 Bắc Trung Bộ 17.8 Duyên hải Nam Trung Bộ 26.5 Tây Nguyên 9.2 Đông Nam Bộ 89.4 Đồng bằng sông Cửu Long. 53.8 a. Hãy vẽ biểu đồ về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002. b. Cho nhận xét về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002. Bài 2. Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002. 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40.5 29.9 27.2 25.8 25.4 23.3 23.0 Công nghiệp- xây dựng 23.8 28.9 28.8 32.1 34.5 38.1 38.5 Dịch vụ 35.7 41.2 44.0 42.1 40.1 38.6 38.5 a. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002 b. Hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu kinh tế nước ta thời kì 1991-2002. Gợi ý trả lời. Bài 1: a. Vẽ biểu đồ cột đơn. 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 §ång b»ng Trung du vµ B¾c Trung Bé Duyªn h¶i T©y Nguyªn §«ng Nam Bé §ång b»ng s«ng Hång miÒn nói B¾c Nam Trung s«ng Cöu Bé Bé Long. Biểu đồ về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002. - Nhận xét: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002 có sự chênh lệch rõ rệt ( Khác nhau). - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất ở Đông Nam Bộ là 8,4 nghìn tỉ đồng; tiếp đó là Đồng bằng sông Cửu Long với 53,8 nghìn tỉ đồng . thấp nhất là Tây Nguyên có 9,2 nghìn tỉ đồng. - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở Đông Nam Bộ gấp gần 9 lần ở Tây Nguyên. Nguyên nhân. 26
  27. - Do dân cư ở các vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao hơn các vùng có doanh thu thấp. - Trình độ phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng ở các vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao hơn các vùng có tổng mức doanh thu thấp. Bài tập 2. a. Vẽ biểu đồ miền ( Hình chữ nhật ) 100% 90% 80% 70% 60% DÞch vô 50% C«ng nghiÖp- x©y dùng 40% N«ng, l©m, ng­ nghiÖp 30% 20% 10% 0% 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002. b. Nhận xét: Dựa vào bài sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 27
  28. Ngày soạn: Ngày giảng: CHUYÊN ĐỀ III: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. A ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN i. Vị trí địa lí. - Là vùng lãnh thổ phía bức với diện tích 100.965 km 2 chiếm 30,7 % diện tích và 14,4 % dân số cả nước (2002). - Tiếp giáp ( đọc át lát) - Điểm cực có 2 điểm cực trùng với điểm cực của tổ quốc. Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang Tây: Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. - Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, vùng Trung du và miền núi bắc bộ không chỉ phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông Nam. ii. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. a. Địa hình. Vùng Trung du và miền núi bắc bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình. Vùng có hai tiểu vùng. + Tiểu vùng Đông Bắc. Phần lớn là địa hình trung bình và núi thấp. Có các dãy núi hướng cánh cung như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Tiểu vùng Tây Bắc: Địa hình núi cao hiểm trở chia cắt sâu. Vùng còn có dải đất chuyển tiếp giữa trung du miền núi và châu thổ sông Hồng có tên là trung du và được đặc trưng bằng địa hình đồi bát úp xen kẽ các cánh đồng thung lũng bằng phẳng. Đây là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. b. Tài nguyên khí hậu. - Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta. Đông Bắc là miền núi thấp nhưng là vùng bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc vì có các dãy núi hình cánh cung xoè ra như những chiếc nan quạt đón gió mùa đông bắc. - Tiểu vùng Tây Bắc ảnh hưởng của gió mùa đông bắc ít hơn vì có dãy Hoàng Liên Sơn che chắn nhưng vì địa hình cao nên vẫn rất lạnh. - Vùng có thế mạnh đặc biệt trong việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới, cân nhiệt, rau quả ôn đới và các cây đặc sản: đỗ trọng, đương quy, hồi, tam thất, thảo quả . c. Tài nguyên đất. - Chủ yếu là đất fe-ra –lit hình thành trên đá phiến, đá granit có tầng mỏng và chua thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày. Có một số cao nguyên đất được phong hoá từ đá vôi thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. - Vùng còn có một số cánh đồng phù sa dọc thung lũng sông như: Nghĩa Lộ, Than Uyên, Trùng Khánh, . Thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây ngắn ngày. d. Tài nguyên nước. 28
  29. - Tiểu vùng Tây Bắc có các sông hướng Tây bắc- Đông nam có tiềm năng thuỷ điện lớn vì sông nhiều thác ghềnh. Hệ thống sông Hồng có trữ năng là 11 triệu kw chiếm 1/3 trữ năng của cả nước. - Tiểu vùng Đông Bắc có một số sông hướng vòng cung và có một số sông chảy hướng tây bắc- đông nam trữ năng thuỷ điện nhỏ. Sông có tác dụng tưới tiêu nước, du lịch nhưng kém về giá trị giao thông. - Nước khoáng: Quang Hanh, Kim Bôi. e. Tài nguyên sinh vật. - Thực vật: Rừng còn lại không nhiều, diện tích đất trống đồi trọc và hoang hoá chưa sử dụng có tới 6,5 triệu ha. Rừng có nhiều loại gỗ quý : Lim, lát, gụ, nghiến, và nhiều loại lâm sản khc như tre, nứa, song, mây, nấm hương, mộc nhĩ. - Động vật: Có nhiều động vật quý như: Hổ, báo, vượn. Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều: Cá, tôm, cua, - Rừng không chỉ có ý nghĩa kinh tế nà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái ở đồng bằng, ven biển, giữ đất, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi, lũ quét. f. Tài nguyên khoáng sản. Phong phú, đa dạng ( đọc át lát) g. Tài nguyên du lịch Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp: Sa Pa, hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long. Khó khăn: - Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới. - Khoáng sản tuy nhiều chủng loại phân bố khá tập trung song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. - Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến xói mòn, sạt lở, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng. iii. Các nhân tố kinh tế – xã hội. 1. Dân cư: Năm 2002 có 11,5 triệu người. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông , . ở Tây Bắc, Tày, Nùng, Dao, Mông ở Đông Bắc. Người kinh cư trú ở hầu hết các địa phương. Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. 2. Kinh tế – xã hội - Tuy nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư- xã hội. Trình độ dân cư – xã hội của tiểu vùng Đông Bắc cao hơn của Tây Bắc. Nhưng trình độ của cả vùng đều thấp hơn so với mức trung bình trung của cả nước. - Nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, đời sống của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện. Phát triển cơ sở hạ tầng nước sạch nông thôn, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong nhiều dự án phát triển kinh tế miền núi Bắc Bộ. Câu hỏi phát triển và rèn luyện kĩ năng. 1. Hãy so sánh thế mạnh về tự nhiên và kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? 2. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ? Gợi ý trả lời. Câu 1: Dựa vào bảng 17.1 SGK. 29
  30. Giống nhau: Đều chủ yếu là địa hình đồi núi đề có một kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến có một mùa đông lạnh nhất nước ta. Đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có như: Khoáng sản, trồng rừng Khác biệt ( Bảng 17.1). Câu 2: Vì trung du địa hình ít chia cắt hơn giao thông thuận tiện hơn, dễ canh tác hơn . B, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 1. Công nghiệp. Vùng phát triển mạnh công nghiệp năng lượng, khai thác khoáng sản. * Công nghiệp năng lượng. Nguồn than phong phú: ( Đọc át lát) để phát triển nhiệt điện như nhiệt điện Uông Bí ( 135 Mw). Có nguồn thuỷ năng dồi dào lớn nhất là hệ thống sông Hồng, Đà, Chảy. Vùng đã phát triển được nhiều nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình ( 1920 Mw trên sông Đà) Thác Bà ( 108 Mw trên sông Chảy). Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La ( 2400 Mw trên sông Đà) và nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang (342 Mw trên sông Gâm). Các nhà máy này cung cấp điện năng cho vùng và cả nước. - Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện đặc biệt là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có nhiều ý nghĩa: + Cung cấp điện năng. + Điều tiết lũ và cung cấp nước tưới cho mùa mưa ít ở đồng bằng sông Hồng + Nuôi trồng thuỷ sản + Khai thác du lịch. + Điều hoà tiểu khí hậu ở địa phương. * Công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. - Có nhiều tài nguyên khoáng sản: Kim loại đen ( đọc at lat), kim loại màu ( đọc at lat), phi kim loại ( đọc at lát). - Các cơ sở chế biến khoáng sản: Thái Nguyên. Khai thác than: Quảng Ninh, Thái Nguyên. - Các tỉnh đã xây dung các xí nhiệp công nghiệp nhẹ; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất xi măng; thủ công mỹ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ. 2. Nông nghiệp. a. Trồng trọt Cây lương thực thực phẩm. - Điều kiện phát triển: Đất, nước, khí hậu thuận lợi cho phát triển . - Lúa và ngô là các loại cây lương thực chính. Cây lúa chủ yếu được trồng ở một số cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh ( Điện Biên), Bình Lư ( Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái), Hoà An (Cao Bằng), Đại Từ ( Thái Nguyên). Ngô được trồng nhiều trên các nương rẫy. - Cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng. Nhờ điều kiện sinh thái phong phú với sự da dạng về khí hậu, địa hình và có đất Fe- ra- lit với diện tích lớn nên sản xuất nông nghiệp có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới) và tương đối tập trung về quy mô. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường như: Chè, hồi, hoa quả, ( Vải thiều, mận mơ, lê, đào ) - Thương hiệu chè Mộc Châu ( Sơn La), chè San ( Hà Giang), chè Tân Cương ( Thái Nguyên) được nhiều nước ưa chuộng. 30
  31. - Vùng có diện tích và sản lượng chè chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước vì có: diện tích đất Fe- ra- lit lớn, có khí hậu cận nhiệt thích hợp với điều kiện sinh thái của cây chè, thị trường tiêu thụ rộng vì đồ uống đi vào truyền thống nhân dân ta và được nhiều nước ưa chuộng. + Nhờ việc giao đất, giao rừng lâu dài cho hộ nông dân mà nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp. - Đàn trâu ở trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cả nước ( 53,7 %) . Chăn nuôi lợn cũng phát triển đặc biệt là các tỉnh trung du, chiếm khoảng 22% đàn lợn của cả nước ( năm 2002). - Nghề nuôi cá, tôm ở ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ ven biển tỉnh Quảng Ninh bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. - Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch và chưa chủ động được thị trường. 3. Dịch vụ. a. Thương mại. - Nội thương: Giữa Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng đã hình thành mối giao lưu thương mại lâu đời. Vùng nhập lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ các vùng ĐBSH và xuất khoáng sản, lâm sản xuống ĐBSH. - Ngoại thương: Các tỉnh biên giới của vùng có quan hệ trao đổi hàng hoá truyền thống với các tỉnh Vân Nam ( cửa khẩu Lào Cai), tỉnh Quảng Tây (Cửa khẩu Hữu Nghị, Móng Cái) của Trung Quốc. Với Lào qua cửa khẩu Tây Trang. Một số khu kinh tế mở được xây dựng tại các cửa khẩu biên giới Việt Trung sẽ thúc đẩy hàng hoá và phát triển dịch vụ. b. Giao thông vận tải. - Hệ thống đường sắt, đường ô tô, cảng biển ( Quảng Ninh) nối liền hầu hết các thị xã trung du và miền núi Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng công Hồng và các vùng khác nhất là thủ đô Hà Nội. Các tuyến đường quan trọng từ Hà Nội đến các vùng ( đọc at lat) c. Du lịch. - Vùng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để phát triển du lịch như: Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đền Hùng, Tân Trào, Pác Bó, là những điểm du lịch hướng về cội nguồn. Hồ Ba Bể, Sa Pa, Tam Đảo là những địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn. - Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh của vùng , đồng thời góp phần củng cố và phát triển hữu nghị gữa các dân tộc hai bên đường biên giới. b. Các trung tâm kinh tế. Đọc At lát tên các trung tâm và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Bài tập rèn luyện kĩ năng. Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp ở trung du miền núi Bắc Bộ ( tỉ đồng). Năm 1995 1995 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3 Vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Gợi ý trả lời. Vẽ biểu đồ cột gộp nhóm theo từng năm. Nhận xét. 31
  32. Ngày soạn: Ngày giảng: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng với các đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ . ( Xác định vị trí tiếp giáp đọc trong at lat) Ý nghĩa. - Giao lưu với các vùng trong nước như Bắc Trung Bộ, Trung Du miền núi Bắc Bộ. - Giao lưu quốc tế qua đường biển cảng Hải Phòng. - Phát triển kinh tế biển- đất liền. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. a. Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận chí tuyến có một đông lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng tư năm sau. Tổng nhiệt hoạt động từ 8500 đến 9500 0 c. Thuận lợi cho đa dạng hoá cơ cấu mùa vụ và cây trồng. Bên cạnh các cây nhiệt đới còn có các cây cận nhiệt và hệ cây trồng vụ đông: Xu hào, bắp cải, cà chua, khoai tây . b. Đất đai. Là tài nguyên quan trọng nhất của đồng bằng sông Hồng. Vùng Đồng bằng sông Hồng Có 5 loại đất: Đất fe-ra lit; lầy thụt; phù sa; đất mặn, phèn; đất xám trên phù sa cổ nhưng quan trọng nhất vẫn là đất phù sa. d. Thuỷ văn ( sông ngòi) Có hệ thống sông ngòi đày đặc gồm hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình thuận lợi cho tưới nước vào mùa đông ( khô), tiêu nước mùa lũ phục vụ nông nghiệp; Cung cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Nguồn nước ngầm dồi dào: phục vụ nước trong mùa đông ( khô) đ. Tài nguyên khoáng sản Tương đối ít có giá trị đáng kể là các mỏ đá ( Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh ( Hải Dương), than nâu ( Hưng Yên), khí tự nhiên ( Thái Bình). e. Tài nguyên sinh vật. Rừng có rất ít chỉ có ở Cúc Phương ( Ninh Bình), Ba Vì ( Hà Tây) trên một số vùng rìa trung du và núi đá vôi, rừng ngập mặn ở ven biển Hải Phòng, Thái Bình f. Tài nguyên Biển. Đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch II. Đặc điểm dân cư- xã hội. a. Dân cư: - Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình 1179 người/ km2 ( năm 2002). - Mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng cao gấp gần 5 lần trung bình cả nước gấp 12 lần Tây Nguyên và gần 10 lần Trung du miền núi Bắc Bộ. - Trong vùng nổi lên một số địa phương có MĐ DS quá cao như Hà Nội, Hải Phòng trên 2000 người /km2 32
  33. - Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng đã giảm mạnh còn 1,1 % nhưng mật độ dân số vẫn cao. - Mật độ dân số của ĐBSH cao có những thuận và khó khăn nhất định cho phát triển kinh tế xã hội của vùng. - Tình hình phát triển dân cư xã hội của vùng cao hơn một số vùng trong cả nước. Tuy nhiên do dân số đông mà một số chỉ tiêu về tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ dân thành thị thấp hơn so với mức trung bình trung của cả nước. - ĐBSH là vùng có kết hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000 km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam. - ĐBSH có một số đô thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên đời sống dân cư ở đồng bằng sông Hồng cũng còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số còn quá đông. Bài tập rèn luyện kĩ năng. Cho bảng số liệu về diện tíhc đất nông nghiệp, dân số của cả nước và ĐBSH, năm 2002. Đất nông nghiệp ( nghìn ha) Dân số ( triệu người) Cả nước 9406.8 79.7 ĐBSH 855.2 17.5 Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở ĐBSH và cả nước (ha/ người). Nhận xét. Gợi ý trả lời. Tính bình quân đất nông nghiệp theo đầu người Công thức lấy diện tích đất nông nghịêp chia cho dân số. Vẽ biểu đồ cột dơn. Nhận xét IV TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐBSH. 1. Công nghiệp. - Công nghiệp ở ĐBSH hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng ( năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước ( năm 2002). Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố: Hà Nội, Hải Phòng. - Các ngành công nghiệp trọng điểm của ĐBSH là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, và công nghiệp cơ khí. - Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như: vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh. - Phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ( At lat) 2. Nông nghiệp * Điều kiện phát triển. ( chọn lọc ở phần điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến nông nghiệp gồm có đất, nước, khí hậu, địa hình) * Hiện trạng phát triển. 33
  34. a. Trồng trọt. - Về diện tích và tổng sản lương lương thực, ĐBSH chỉ đứng sau ĐBSCL, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao. - Năng suất lúa của ĐBSH năm 2002 là 56,4 tạ/ha cao nhất trong cả nước ( ĐBSCL là 46,2 tạ/ha.) - Hầu hết các tỉnh ở ĐBSH đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương. Đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính có các lợi ích b. Chăn nuôi. Đàn lợn ở ĐBSH chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước ( 27,2 %, năm 2002). Chăn nuôi bò (đặc biệt là chăn nuôi bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản được chú ý phát triển. 3. Dịch vụ. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế ở ĐBSH: 43,9% năm 2002 - Giao thông vân tải. Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở lên sôi động. Ở đây phát triển đủ các loại hình giao thông ( đọc trong at lat các tuyến đường bộ, sắt, hàng không chính).Vận tải trong nước và quốc tế qua cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài ngày càng quan trọng. - Bưu chính viễn thông. Là ngành phát triển mạnh ở ĐBSH. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất của nước ta. - Du lịch. Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. ĐBSH có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc- Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà V. Các trung tâm kinh tế lớn ( đọc trong at lát) - Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long ( Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng ĐBSH, TDMNBB. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Diện tích: 15,3 nghìn km2. Dân số: 13 triệu người ( năm 2002). Bài tập rèn luyện kĩ năng. Cho kiểm tra 60 phút, Câu 1. Nêu tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở ĐBSH cùng những điều kiện thuận lợi và khó khăn để sản xuát lương thực của vùng? Câu 2: Cho bảng số liệu về tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và binhdf quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH ( %) Năm 1995 1998 2000 2002 Tiêu chí Dân số 100.0 103.5 105.6 108.2 Sản lượng lương thực 100.0 117.7 128.6 131.1 34
  35. Bình quân lương thực tồi đầu người 100.0 113.8 121.8 121.2 a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH. b. Cho nhận xét và nêu ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng. VÙNG BẮC TRUNG BỘ. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - BTB là một dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam. - Tiếp giáp ( xác định trong at lat) - Ý nghĩa của vị trí địa lý. + Là cửa ngõ ra biển của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển và ngược lại từ các nước trong cộng đồng quốc tế vào các nước tiểu vùng Mê Kông. + Là cầu nối giao lưu giữa Bắc Bộ và phía nam. + Phát triển kinh tế biển. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Địa hình. - Từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng đều cí núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. - Địa hình bị chia cắt phức tạp, hẹp ngang lại kéo dài . Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn phía đông hướng ra biển có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt => gây khó khăn cho phát triển kinh tế và khai thác lãnh thổ. b. Khí hậu. - Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa dông khá lạnh nhưng không sâu sắc như ở miền Bắc. Mùa hạ từ tháng 4- tháng 8 hàng năm gió Tây Nam - Gió Phơn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng, còn kết hợp với hạn hán đốt cháy cây cối, mùa màng. - Vùng hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều đợt hoạt động của khí áp tây Thái bình Dương ( áp thấp nhiệt đới) nên thường xuyên gây ra bão lụt thiệt hại lớn. c. Đất đai. Có ba loại chính. - Đất đỏ vàng. ở phần trung du miền núi phía tây thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp , cây ăn quả. - Đất phù sa bồi tụ ven sông và đồng bằng ven biển thíc hợp với cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất cát hoặc đất cát pha ven biển chất lượng kém chỉ trồng được một số cây màu trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển. d. Tài nguyên nước. Vùng có nhiều sông nhưng phần lớn đều là sông nhỏ, ngắn và dốc, dễn gây ra lũ quét khi mùa mưa đến và khô dòng khi mùa đông ( khô hạn ) E . Tài nguyên sinh vật. Tài nguyên rừng Có gần 1.7 triệu ha chiếm 18.6 % đất tự nhiên của vùng nhưng có sự khác biệt giữa bắc Hoàng Sơn và nam Hoành Sơn. Tỉ lệ đất nông nghiệp có rừng ở bắc Hoành Sơn là 61 %, nam Hoành Sơn là 39 %. e. Tài nguyên sinh vật biển. Rất phong phú qua điều tra có tới 30- 40 loài cá, 30 loài tôm, có nhiều đầm phá và các vùng nước lợ ven biển, cửa sông thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. 35
  36. g. Tài nguyên khoáng sản. - Phong phú đa dạng nhưng ở bắc Hoàng Sơn phong phong phú hơn ở nam Hoành Sơn ( Đọc các loại khoáng sản và địa bàn phân bố trong at lat) - Thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp nói chung. III. Đặc điểm dân cư – xã hội. 1. Dân cư: - 10,3 triệu năm 2002. MĐ DS 195 người/km2 đây là vùng thưa dân hơn mật độ trung bình của cả nước. Tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn mức trung bình của cả nước 1,5 %. Đời sống dân cư, đặc biệt là ở vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến trình dộ phát triển chung của vùng. - Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây. Người kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển; còn vùng miền núi, gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người. Trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ có sự khác biệt. Các dân tộc Hoạt động kinh tế Đồng bằng ven Chủ yếu là người Kinh Sane xuất lương thực, cây công nghiệp biển phía đồng hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất công nghệp, thương mại và du lịch. Miền núi, gò Chủ yếu là cãc dân tộc: Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu đồi phía tây Thái, Mường, Tày, Mông, năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi Bru- Vân Kiều . trâu bò đàn. 2. Xã hội. Nhiều chỉ tiêu về phát triển dân cư, xã hội ở Bắc Trung Bộ đều thấp hơn mức trung bình trung của cả nước, nhưng chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn mức trung bình trung của cả nước => truyền thống hiếu học, trình độ học vấn cao. - Người dân Bắc Trung Bộ còn có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm. Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới đã được UNECO công nhận. III. Tình hình phát triển kinh tế. 1. Nông nghiệp. - Nhìn chung Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. ( đất xấu, địa hình nhiều đồi núi bị chia cắt phức tạp, nhiều thiên tai như gió Lào, lũ bão ). Năng suất cũng như bình quân lương thực có hạt ( lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. Năm 2002 bình quân lương thực có hạt trên người là 333,7 kg/người. - Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ. Một số cây công nghiệp hàng năm như: lạc, vừng . được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải. Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò đàn, trong khi vùng ven biển phía đông phát triển rộng rãi nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. - Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa đang được triển khai tại các vùng nông – lâm kết hợp nhằm phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường. - Việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ có những vai trò rất to lớn . 2. Công nghiệp. 36
  37. - Giá trị sản xuất công nghiệp thời kì 1995- 2002 của Bắc Trung Bộ tăng liên tục. Năm 2002 đạt 9883,2 nghìn tỉ đồng ( giá so sánh năm 1994). - Nhờ có nguồn khoáng sản đặc biệt là đá vôi, Bắc Trung Bộ phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng. ( Xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: Thiếc, crôm, ti tan, đá vôi trong at lat) - Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu khắp các địa phương. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng được cải thiện. 3. Dịch vụ. - Giao thông vận tải. Nhờ vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ với các tỉnh phía nam nên Bắc Trung Bộ là địa bàn trung chuyển một khối lượng hàng hoá và hành khách giữa hai miền Nam – Bắc đất nước qua tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất; từ Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông qua các tuyến đường quốc lộ 7,8,9. - Du lịch. - Bắc Trung Bộ có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn du khách ( đọc tên các bãi tắm, các vườn quốc gia các điểm du lịch nhân văn trong at lat). Trong xu thế kinh tế mở, du lịch cũng bắt đầu phát triển. Số lượng khách du lịch tới Bắc Trung Bộ ngày càng tăng nhanh. IV. Các trung tâm kinh tế. Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ ( xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm này trong at lat). Thành phố Thanh Hoá là trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ. Thành phố Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ. Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước. 37