26 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Soạn theo cấu trúc mới - Nguyễn Lý Tưởng (Có đáp án)

docx 14 trang thaodu 149092
Bạn đang xem tài liệu "26 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Soạn theo cấu trúc mới - Nguyễn Lý Tưởng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx26_de_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_soan_theo_cau_t.docx

Nội dung text: 26 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Soạn theo cấu trúc mới - Nguyễn Lý Tưởng (Có đáp án)

  1. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI ĐỀ 01 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Cả nhà đi học Đưa con đến lớp mỗi ngày Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô" Chiều qua bố đón tình cờ Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy" Cả nhà đi học, vui thay! Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà Hèn chi mười điểm hôm qua Nhà mình như thể được ba điểm mười. ( Cao Xuân Sơn ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì ? Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ. Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt. Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau: Đàn chim se sẻ Hót trên cánh đồng Cánh diều bay lượn Bạn ơi biết không Thênh thang lúa đồng Hè về rồi đó Bạn ơi thích không? Hè về rồi đó! Chiều nay bạn gió Mang nồm về đây Ôi mới đẹp thay! Phượng hồng mở mắt Dòng sông trong vắt Trườn lên bãi xa Một chuyến đò qua Mang theo lũ bướm Trang 1 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  2. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI ( Nguyễn Lãm Thắng, Hè về ) Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả. (Hết) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Thể thơ : Lục bát 1,0 2 - Mỗi lần gặp thầy, gặp cô giáo của con, bố, mẹ đều “chào cô, 1,0 thưa thầy” thành tâm, kính trọng. ( Nét đẹp đã trở thành bình thường đó, nhưng lại được đẩy lên thành chuyện "bất thường", hơn thế, trở thành một “vấn đề”, vấn đề quan trọng, qua con mắt nhìn trẻ thơ của bé! Nên em reo lên 3 -Biện pháp so sánh: Như con, mẹ cũng “thưa thầy”, “chào cô” 0,5 - Tác dụng: 1,5 + Diễn tả sự thành tâm, kính trọng của bố mẹ mỗi lần gặp thầy, gặp cô giáo của con. + Đó cũng là thắc mắc âm thầm thú vị của em bé cho thấy cái nhìn tinh tế, tình yêu mến của tác giả đối với tuổi thơ. 4 - Niềm vui đi học của cả nhà được diễn tả qua khổ thơ thứ hai thật 1,0 hồn nhiên và đáng yêu. Khi cả nhà đều đi học, đều là học trò của các thầy giáo, cô giáo thì ai cũng được chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong học tập. - Khi có "điểm xấu" thì "buồn lây cả nhà". Khi được "điểm mười" 1,0 thì niềm vui cũng được nhân lên. Kết quả học tập tốt đã thật sự làm cho cả nhà sung sướng và hạnh phúc II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5 (4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Hình ảnh mẹ / bố khi em 0,5 làm được điểm tốt. c. Nội dung: - Giới thiệu đối tượng cần tả: Hình ảnh mẹ / cha khi em được một 0,25 điểm tốt. - Khái quát chung về hoàn cảnh được tả: Em được điểm tốt khi nào 0,25 (thời gian)? - Hình ảnh mẹ / cha trong hoàn cảnh đó: 1,0 + Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng + Đôi mắt: Ánh lên niềm vui và tự hào, nhìn em thân thương, trìu mến + Miệng cười tươi rạng rỡ Trang 2 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  3. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI +Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng + Hành động: Xoa đầu khen ngợi, ôm con vào lòng, ân cần, quan tâm chăm sóc - Cảm nghĩ của em về cha / mẹ: Cảm động trước tình yêu thương 0,5 của cha / mẹ Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa để cha mẹ vui lòng - (HS có thể miêu tả bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm) d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,5 về vấn đề của câu trả lời. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, 0,5 ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0 (10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi âm thanh và có sức biểu cảm b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản: b.1. Mở bài: 1,0 - Giới thiệu về mùa hè. b.2. Thân bài: 6,0 (Dựa vào nội dung bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả cảnh hè về trên quê hương em). * Tả bao quát mùa hè về. 1,25 - Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 - Phượng nở báo hiệu mùa hè đến - Ve ve kêu - Nắng chói chang, oi bức * Tả chi tiết màu hè về 1,0 - Con người: + Học sinh nghỉ hè + Người lớn vẫn đi làm bình thường + Chuẩn bị bắt đầu một kì nghỉ dài cho học sinh - Tả cảnh buổi sáng mùa hè 1,25 + Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm + Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ + Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi + Những chú chim hót ríu rít + Những chú ve kêu râm rang - Tả cảnh buổi trưa mùa hè 1,25 +Trời nắng gắt hơn lúc sáng + Những tia nắng rất chói chang và bức bối Trang 3 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  4. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI +Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng + Những chú ve vẫn kêu + Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít 1,25 - Tả cảnh buổi chiều mùa hè + Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần + Thời tiết bắt đầu dịu lại + Những chú chim nhảy nhót + Mọi người tụ tập hóng gió + Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ 1,0 b.3. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè - Mùa hè mang lại sức song mới và giải trí cho những ngày học mệt mỏi c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 0,5 yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, 0,5 ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. ĐỀ 04 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai, Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi ” (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai, Câu 4 (2,0 điểm): Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Trang 4 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  5. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ ? Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau: Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn Từng nhành lá mướt non màu áo mới Em có nghe xuân về vui phơi phới Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi Khắp không gian rộn rã như gọi mời Phố náo nức dòng người như trẩy hội ( Nguyễn Hưng,Tiếng xuân về ) Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân. (Hết) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Thể thơ : Tự do 1,0 2 Từ đi (Để con đi ) Chỉ hoạt động của người đến một nơi khác, hoặc tiến đến một mục đích, một kết quả nào đó không kể bằng cách gì, 1,0 phương tiện gì. (dùng theo nghĩa chuyển) (HS không giải thích mà chỉ nêu Nghĩa chuyển vẫn cho điểm tuyệt đối) 3 - Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: 0,5 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai. - Tác dụng: 1,5 + Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giúp người đọc hình dung cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi sáng đẹp trời với ánh nắng mềm mại, dịu dàng và tràn ngập khắp nơi làm sáng đẹp lên hình ảnh của họ. + Cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và niềm vui sướng của người con đi dạo bên cha. + Thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương đất nước với những cánh buồm tuổi thơ Trang 5 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  6. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI của tác giả. 4 - Lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi ” - Cảm nhận được: + Một ước mơ rất trong sáng, đẹp đẽ đáng trân trọng và ngợi ca. 0,5 + Ước mơ đó gắn liền với cánh buồm trắng, với khát vọng đi xa đến 1,0 những nơi chưa biết, đến những chân trời mới. + Đó là ước mơ của một tâm hồn trẻ thơ, ham hiểu biết muốn khám 0,5 phá, chinh phục những bí ẩn của thế giới. II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5 (4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: ý nghĩa của ước mơ đối với 0,5 tuổi thơ c. Nội dung: Đây là câu hỏi mở tùy sự lựa chọn câu trả lời của HS miễn là hợp lí. Sau đây là định hướng: - Ước mơ là những điều tốt đẹp mà con người khao khát, hướng tới, 0,5 mong muốn đạt được trong tương lai. Ước mơ tuổi thơ lúc nào cũng chất chứa đầy sự cao đẹp và trong sáng. Nó đơn thuần là xuất phát từ sở thích, niềm đam mê nhưng cho dù là kiểu ước mơ nào thì cũng thật đẹp đẽ và xứng đáng được trân trọng. - Với tuổi thơ, ước mơ có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần 1,0 và nuôi dưỡng những ý nghĩ bay bổng cho các em, có ước mơ giúp các bạn học hành chăm chỉ, rèn luyện tu dưỡng đạo đức tích cực hơn, có kế hoạch, mục tiêu cần đạt được cho cuộc sống; là động lực, là nguồn sống, là điểm tựa để tuổi thơ vươn lên; là trạng thái của tâm hồn, - Cần phải có ước mơ ngay từ khi còn nhỏ và biết cách nuôi dưỡng 0,5 ước mơ ( học tập, rèn luyện ) Cần trân trọng, nâng niu và chắp cánh cho những uớc mơ đẹp (như ước mơ của cậu bé trong đoạn thơ trên) để biến ước mơ thành hiện thực. (HS có thể trả lời bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm) d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 vấn đề của câu trả lời. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0 (10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi âm thanh và có sức biểu cảm b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa Trang 6 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  7. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản: b.1. Mở bài: 1,0 Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương. b.2. Thân bài: 6,0 (Dựa vào ý bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả cảnh buổi sáng mùa xuân trên quê hương.). * Cảnh vật mùa xuân 2,0 - Bầu trời trong xanh: cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá. - Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời. - Không khí: ấm áp - Mưa xuân: lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: ấm áp chiếu xuống vạn vất như muốn đánh thức tất cả ) - Gió xuân: nhẹ nhẹ, mơn man, 1,0 * Tả bao quát mùa xuân - Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khỏi và tươi vui - Con đường trải dài sắc xuân - Không gian như chìm đắm trong hương xuân * Tả chi tiết mùa xuân 3,0 - Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi, tràn đầy ước mơ, hi vọng, - Ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui - Cây cối đua nhau nở rộng - Chim choc ríu tít kêu - Khắp nơi đều rộn rang sắc xuân - Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới - Những người lao động sẽ có một kì nghĩ dài b Kết bài 1,0 - Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu 0,5 cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. Trang 7 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  8. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI ĐỀ 10 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới “Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.” ( “Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ mà em thích nhất. Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha dặn dò mình như thế? Câu 2 (10,0 điểm): Câu chuyện của nàng tiên xuân kể về thiên nhiên, con người mỗi khi Tết đến xuân về . (Hết) Trang 8 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  9. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Thể thơ: Năm chữ (ngũ ngôn) 1,0 2 Từ “Đi”trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa 1,0 chuyển. 3 ???????????????/ 0,5 - Nêu được tác dụng: + Giúp con hiểu lời dặn dò khuyên nhủ của người cha một cách cụ thể, sâu sắc hơn. + Làm cho lời dặn dò của người cha thêm gần gũi mà ý nghĩa sâu xa xuất phát từ lòng yêu thương con sâu nặng: + Cách diễn đạt của người cha có hình ảnh, tinh tế, lắng sâu. (Tùy theo từng biện pháp tu từ để nêu tác dụng, có thể HS phát hiện 1,5 tác dụng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm.) 4 Điều mà người cha muốn nói với con qua đoạn thơ: + Khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc đời thực có 1,0 nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào. Để có được hạnh phúc con phải vất vả khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình. + Nhưng hạnh phúc của con giành được trong cuộc đời thực sẽ thật 1,0 sự là của con (do chính công sức lao động và khối óc của con làm ra) sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh. II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5 (4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: 0,5 Trả lời được lời dặn dò khuyên nhủ của người cha. c. Nội dung: Đây là câu hỏi mở tùy sự lựa chọn câu trả lời của HS miễn là hợp lí. Sau đây là định hướng: - Con cảm nhận và thấu hiểu lời dặn dò khuyên nhủ của người cha 0,5 tuy giản dị mà sâu sắc xuất phát từ lòng yêu thương con sâu nặng. - Vì vậy con sẽ ghi nhớ suốt đời và thực hiện lời cha ngay từ lúc từ giã tuổi ấu thơ và trong từng việc nhỏ nhất hàng ngày. 0,5 - Con sẽ không còn quá vô tư hồn nhiên, giận hờn vô cớ hay sống dựa dẫm ỷ lại cha mẹ nữa mà sẽ tự lập. 0,5 - Con sẽ suy nghĩ và hành động chín chắn hơn, mạnh mẽ hơn để vượt Trang 9 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  10. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI qua những khó khăn, gian nan thử thách bằng bàn tay và khối óc của 0,5 chính mình để dành lấy niềm hạnh phúc tự mình tạo ra (HS có thể trả lời bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm) d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 vấn đề của câu trả lời. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân bài, 1,0 (10,0đ) kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi âm thanh và có sức biểu cảm b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết vận dụng kĩ năng làm văn tả cảnh để làm bài đúng theo yêu cầu của nội dung. Sau đây là định hướng các ý cơ bản: b.1. Mở bài: - Giới thiệu chung về nhân vật "tôi"( Mùa Xuân ) và "sự việc" (câu 1,0 chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến xuân về ) b.2. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân 6,0 - Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời 2,0 ??????????????????? - Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người + Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống. 4,0 + Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. + Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất. + Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp. b.3. Kết bài - Kể về sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật Trang 10 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  11. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất - Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người: Mọi người 1,0 đều yêu mến Mùa Xuân nên Mùa Xuân càng bâng khuâng, lưu luyến mỗi khi phải xa các bạn Mùa Xuân sẽ trở lại và ở mãi trong lòng mọi người c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu 0,5 cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. ĐỀ 15 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Sự tích hoa cúc trắng Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói: – Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bống buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Trang 11 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  12. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng. Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Câu 2 (1,0 điểm): Theo tác giả, bông hoa cúc biểu tượng cho điều gì ? Câu 3 (2,0 điểm): Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Câu 4 (2,0 điểm): Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua văn bản trên là gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Từ việc hiểu nội dung văn bản phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ ? Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau Gi ữa mùa thi bận rộn VƯỜN ĐÊM Trong vườn đêm bắt gặp Có tiếng gì rất nhẹ Thoáng êm đềm như mơ Thì thầm trong vườn đêm Có tiếng gì mênh mang Tan theo sương vào cỏ Đọng lại trên tàu lá Lăn từng giọt trăng rơi Cơn gió xinh đặt lời Trên từng phím đàn lá Hương của hoa của quả Chiu chắt từ đất quê Ngọt cả khúc tình si Bâng khuâng trong dìu dặt Chàng dế cười tít mắt Trên vạt cỏ xanh non Cậu đóm ta chong đèn Trang 12 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  13. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI ( Lương Đình Khoa) Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả. (Hết) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Điểm Nội dung I ĐỌC HIỂU 6,0 1 1,0 2 1,0 3 0,5 0,75 0,75 4 2,0 II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5 (4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Trách nhiệm của con cái 0,5 với cha mẹ. c. Nội dung: Đây là câu hỏi mở tùy sự lựa chọn câu trả lời của HS miễn là hợp lí. Sau đây là định hướng: . - Cha mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo chúng ta nên 0,5 người. 0,5 . - Bổn phậm làm con phải yêu thương kính trọng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, tuổi già, sức yếu. 0,5 Trang 13 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)
  14. 26 BỘ ĐỀ ÔN THI HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI . - Ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia 0,5 đình và xã hội. . - Phê phán những hành vi ngược đãi, đối xử thô bạo đối với cha mẹ. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 vấn đề của câu trả lời. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0 (10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi âm thanh và có sức biểu cảm b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản: b.1. Mở bài: 1,0 - Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh. b.2. Thân bài: 6,0 - Lúc bước ra sân: bao quát không gian 2,0 + Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây + Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu - Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh. 2,0 + Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn. + Không gian mát mẻ, trong lành + Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào. + Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật. - Lúc bước vào nhà: 2,0 + Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng 1,0 chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng. b.3. Kết bài - Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương. c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu 0,5 cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. Trang 14 Gv: Nguyễn Lý Tưởng (0986.217.081)