38 Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 9 TP. Hồ Chí Minh - Năm học 2017-2018 (Không có đáp án)

docx 18 trang thaodu 4540
Bạn đang xem tài liệu "38 Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 9 TP. Hồ Chí Minh - Năm học 2017-2018 (Không có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx38_de_kiem_tra_1_tiet_lan_1_mon_hoa_hoc_9_tp_ho_chi_minh_nam.docx

Nội dung text: 38 Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 9 TP. Hồ Chí Minh - Năm học 2017-2018 (Không có đáp án)

  1. 38 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 HÓA HỌC 9 TPHCM NĂM 2017-2018 (KHÔNG CÓ ĐÁP ÁN) ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG THCS VÕ THÀNH TRANG, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG THCS THOẠI NGỌC HẦU, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG THCS LÊ LỢI, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 6: TRƯỜNG THCS ĐẶNG TRẦN CÔN, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 7: TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 8: TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ĐANG, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 9: TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 10: TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 11: TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 12: TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 13: TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 14: TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 15: TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 16: TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 17: TRƯỜNG THCS ÂU LẠC, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 18: TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU, QUẬN GÒ VẤP, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 19: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI, QUẬN BÌNH TÂN, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 20: TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ, QUẬN 12, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 21: TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN, QUẬN 12, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 22: TRƯỜNG THCS LỮ GIA, QUẬN 11, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 23: TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 24: TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 25: TRƯỜNG THCS DIÊN HỒNG, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 26: TRƯỜNG THCS PHAN ĐĂNG LƯU, QUẬN 8, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 27: TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN, QUẬN 5, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 28: TRƯỜNG THCS LÝ PHONG, QUẬN 5, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 29: TRƯỜNG THCS LÝ PHONG, QUẬN 5, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 30: TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 31: TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 32: TRƯỜNG THCS LÊ LỢI, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 33: TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 34: TRƯỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 35: TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 36: TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 37: TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2017-2018 ĐỀ SỐ 38: TRƯỜNG THCS TÔ KÝ, HUYỆN HÓC MÔN, TPHCM, NĂM 2017-2018 Trang 1
  2. ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG THCS VÕ THÀNH TRANG, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,5 điểm) Viết công thức cấu tạo đầy đủ và viết gọn của các chất sau: 1) C2H4Br2 2) Metan 3) Benzen Câu 2: (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): 1) C6H6 + Br2 ⟶?+? 2) CH4 + ?⟶?+? 3) CH2=CH2 + Br2 ⟶? Câu 3: (1,5 điểm) Bằng phương trình hóa học em hãy phân biệt ba chất khí sau: CH4, C2H4, CO2. Câu 4: (1,5 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): C2H2Br4 ⟵C 2H2 ⟶C 2H6 ⟶C 2H5Cl Câu 5: (1,0 điểm) Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Khí Axetilen cháy trong Oxi với nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 30000C. Vì vậy, Axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì Oxi – Axetilen để hàn cắt kim loại. Em hãy: 1) Viết phương trình phản ứng cháy của khí Axetilen. 2) Viết phương trình phản ứng điều chế Axetilen từ Canxi cacbua (thành phần chính của đất đèn). Câu 6: (3,0 điểm) Đốt cháy 0,14 (kg) khí Etilen thì thể tích khí Cacbonic (đktc) sinh ra gây hiệu ứng nhà kính là bao nhiêu? Để bảo vệ môi trường ta cần dẫn khí Cacbonic qua dung dịch nước vôi trong (có dư). Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành? ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,0 điểm) Hãy nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học (dạng cấu tạo và phân tử) khi dẫn khí Etilen vào ống nghiệm đựng dung dịch Brom. Câu 2: (1,5 điểm) Vẽ công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử như sau: 1) C3H6 2) C2H6O 3) C4H10 Câu 3: (2,0 điểm) Thực hiện chuỗi biến hóa sau (có ghi điều kiện phản ứng nếu có): CO2 ⟶CH 4 ⟶C 2H2 ⟶C 6H6 ⟶C 6H12 Câu 4: (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học giữa các cặp chất sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): 1) Axetilen và Hidro (tỉ lệ 1 : 2). 2) Benzen và Brom lỏng (có xúc tác). 3) Metan và khí Clo. 4) Trùng hợp Etilen. Câu 5: (1,5 điểm) Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các khí sau: Axetilen, Cacbon dioxit, Nitơ. Câu 6: (2,0 điểm) Dẫn 6,72 (l) hỗn hợp khí Metan và Etilen (đktc) đi qua 200 (ml) dung dịch Brom thì thấy thoát ra 2,24 (l) khí (đktc). 1) Viết phương trình hóa học (dạng phân tử). Gọi tên sản phẩm. 2) Tính nồng độ dung dịch Brom đã tham gia phản ứng. 3) Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu? ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG THCS THOẠI NGỌC HẦU, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học theo chuỗi sau: C⟶CO 2 ⟶ CaCO3 ⟶ CO2 ⟶ Na2CO3 Câu 2: (2,0 điểm) Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất khí sau: Metan, Etilen, Cacbonic. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên. Câu 3: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ: 1) Metan 2) Etilen 3) Axetilen 4) Brom benzen Câu 4: (2,0 điểm) Đốt cháy 8,96 (l) khí Metan (đktc) 1) Tính thể tích Oxi cần dùng (đtkc). 2) Dẫn khí sinh ra đi qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. 3) Tại sao muốn trái cây nhanh chín, người ta xếp chung những trái còn xanh vào những trái đã chín. Trang 2
  3. Câu 5: (3,0 điểm) Dẫn 8,96 (l) hỗn hợp khí gồm Etilen và Axetilen đi qua 400 (ml) dung dịch Brom 1,5M thì thấy phản ứng vừa đủ. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng hóa học sau: CH4 ⟶C 2H2 ⟶C 6H6 ⟶C 6H6Cl6  CO2 Câu 2: (1,5 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất sau: 1) Etilen 2) C2H2Br4 3) C3H6 (mạch vòng) Câu 3: (0,5 điểm) Trong tinh dầu thông chứa Cembrene (công thức phân tử là C20H32), là sản phẩm thu được từ chế biến nhựa thông, là chất lỏng trong suốt, không màu, đặc trưng, không có cặn và nước. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra (bằng công thức phân tử) khi cho Cembrene phản ứng với khí Hidro dư để thu được chất X có công thức phân tử C20H40. Câu 4: (1,5 điểm) Hãy nhận biết các lọ chất khí bị mất nhãn sau: C2H2, CO2, CH4. Câu 5: (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: 1) nCH2=CH2 ⟶ 2) CH4 + O2 ⟶ 3) C6H6 + Br2 ⟶ Câu 6: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 (l) khí Etilen (đktc). 1 1) Tính thể tích O và không khí cần dùng (ở đktc). Biết V = V 2 O2 5 kk 2) Dẫn khí CO2 thu được sau phản ứng đi qua dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được bao nhiêu (g) chất kết tủa? 3) Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 10% cần dùng. ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG THCS LÊ LỢI, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của chất ứng với mỗi công thức phân tử sau: 1) CH4 2) C2H2 3) C2H4 4) C2H6 Câu 2: (3,0 điểm) 1) Lập phương trình hóa học sau: a) CH4 + Cl2 ⟶ b) C2H2 + Br⟶ c) C2H4 + O2 ⟶ d) CaC2 + H2O⟶ e) CH3-CH2-CH=CH2 + Br2 ⟶ 2) Từ Metan người ta điều chế được các chất CCl 2F2 (Dicloro difloro metan), CCl3F (Tricloro floro metan), gọi chung là Freon, viết tắt là CFC. Trong các chất trên, CCl2F2 là chất làm lạnh trong các máy lạnh, tủ lạnh. Tuy là chất làm lạnh rất tốt, không độc, không mùi nhưng CFC lại phá hủy tầng Ozon (O3) cũng giống Cacbon dioxit, là chất gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ O3 trong khí quyển tăng lên 2 lần thì nhiệt độ mặt đất tăng thêm 10C. Công ước quốc tế về môi trường đã cấm sản xuất hợp chất CFC, nhưng với khối lượng CFC hiện có trong khí quyển sẽ tiếp tục phá hủy tầng Ozon tời hàng trăm năm sau. Em hãy viết công thức phân tử của bốn chất gây hiệu ứng nhà kính. Câu 3: (2,0 điểm) 1) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi: Dẫn Etilen vào dung dịch Brom màu da cam. 2)Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt các chất rắn mất nhãn sau: NaCl, Na 2CO3, CaCO3. Câu 4: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 1,12 (l) Metan (đktc). 1) Viết phương trình hóa học và tính thể tích không khí cần, biết Oxi chiếm 20% thể tích của không khí. 2) Tính thể tích Cacbon dioxit tạo thành. Trang 3
  4. 3) Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình chứa lượng dư dung dịch Bari hidroxit thu được kết tủa trắng. Tính khối lượng kết tủa thu được. 4) Tính khối lượng Metan cần dùng. ĐỀ SỐ 6: TRƯỜNG THCS ĐẶNG TRẦN CÔN, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau: Metan⟶ Cacbon dioxit⟶ Natri cacbonat⟶ Cacbon dioxit⟶ Cacbon oxit Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1) ? + Cl2 ⟶ FeCl3 2) ? + Cl2 ⟶ HClO + ? 3) Na2CO3 + ?⟶ NaCl + ? 4) C2H2 + Br2 ⟶? 5) C2H4 + O2 ⟶?+? Câu 3: (1,0 điểm) Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra khi (có viết phương trình phản ứng): dẫn khí Etilen vào dung dịch Brom. Câu 4: (1,0 điểm) Phân biệt các khí sau bằng phương pháp hóa học: Clo, Hidro clorua, Oxi. Câu 5: (0,5 điểm) Khi cháy sinh ra nhiều khí Cacbon oxit. Khí Cacbon oxit dễ kết hợp với Hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận Oxi cho các tế bào và do đó gây tử vong cho con người. Có một thao tác giúp em thoát hiểm là cúi xuống sát đất để đi ra. Em hãy giải thích tại sao ta phải thao tác như thế? Câu 6: (3,0 điểm) Đốt cháy 6,72 (l) khí Metan (đktc) thu được khí Cacbon dioxit và hơi nước. Hãy: 1) Lập phương trình phản ứng. 2) Tính thể tích không khí cần dùng. 3) Tính khối lượng khí Cacbon dioxit thu được nếu hiệu suất của phản ứng là 85% 4) Dẫn toàn bộ lượng khí CO 2 vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2 thu được kết tủa A. Tính khối lượng kết tủa A. ĐỀ SỐ 7: TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (3,0 điểm) Bổ túc các sơ đồ phản ứng sau thành phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện (nếu có): 1) CH4 + O2 ⟶?+? 2) C2H4 + H2 ⟶? 3) CH2=CH2 + Br2 ⟶? 4) CaC2 + H2O⟶?+? 5) nCH2=CH2 ⟶? 6) C2H2 + O2 ⟶?+? Câu 2: (1,5 điểm) Trong giờ luyện tập Hóa: Cô giáo yêu cầu bạn An viết công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ, nhưng bạn An lại quên cách viết. Em hãy giúp bạn An viết công thức cấu tạo của các chất có tên sau nhé: 1) Metyl clorua 2) Tetrabrom etan 3) Brom benzen Câu 3: (2,0 điểm) Trong phòng thí nghiệm Hóa, bạn Tâm đã tiến hành một số thí nghiệm sau: 1) Đưa bình đựng hỗn hợp khí Metan và Clo ra ánh sáng. 2) Đun nóng hỗn hợp Benzen và Brom, có mặt bột sắt làm xúc tác. Em hãy giúp bạn Tâm: Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên. Câu 4: (3,5 điểm) Cho 5,6 (l) hỗn hợp khí gồm CO2 và C2H2 tác dụng vừa đủ với 200 (ml) dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau một thời gian phản ứng, thấy có một chất khí không màu thoát ra. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2) Tính khối lượng muối CaCO3 thu được. 3) Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp. 4) Bằng phương pháp hóa học, em hãy loại bỏ khí CO 2 ra khỏi hỗn hợp để thu được C 2H2 tinh khiết. Viết phương trình hóa học minh họa. ĐỀ SỐ 8: TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ĐANG, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (3,0 điểm) Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện xảy ra nếu có): 1) CH4 + O2 ⟶?+? Trang 4
  5. 2) ? + ?⟶C 2H2Br4 3) CH2=CH2 + H2 ⟶? 4) CaC2 + H2O⟶?+? 5) nCH2=CH2 ⟶? 6) C2H2 + O2 ⟶?+? Câu 2: (1,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các khí sau: C2H2, O2, CH4. Viết phương trình hóa học xảy ra nếu có. Câu 3: (1,5 điểm) Metan là khí đơn giản nhất trong các khí thuộc hidrocacbon no. Metan sạch là một khí không màu, không mùi và không vị. Nhưng do sự có mặt của các hidrocacbon thơm và dấu vết của Hidro sunfua có trong bầu không khí mỏ, nên đôi khi Metan có mùi đặc trưng tương tự như mùi táo chín. Metan không độc, nhưng khi hàm lượng của nó có trong không khí mỏ tăng lên sẽ làm cho hàm lượng Oxi giảm đi và gây nguy hiểm về nổ. 1) Hãy viết công thức phân tử và cấu tạo của khí Metan. 2) Khí Metan gây nổ đã xảy ra phản ứng với chất nào? Viết phương trình hóa học của phản ứng đó. Câu 4: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn khí Metan trong bình chứa khí Oxi, sản phẩm thu được qua dung dịch nước vôi trong lấy dư có nồng độ 0,5M thấy xuất hiện 3 (g) chất không tan màu trắng. 1) Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2) Tìm thể tích dung dịch nước vôi trong đã dùng. 3) Tìm thể tích khí Metan cần để đốt cháy (khí đo đktc). (thiếu – tổng điểm 4 câu ko đủ 10 điểm) ĐỀ SỐ 9: TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 1) C2H2 + Br2 ⟶ 2) CH4 + Cl2 ⟶ 3) CH2=CH2 + CH2=CH2 + ⟶ 4) CaC2 + H2O⟶ Câu 2: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt ba chất khí gồm: C2H2, CO2, CH4. Câu 3: (4,0 điểm) Nhiên liệu hay chất đốt là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Người ta chia nhiên liệu thành ba loại: rắn, lỏng, khí. - Nhiên liệu rắn gồm: than mỏ, gỗ, v.v nhiên liệu rắn chứa thành phần chủ yếu là Cacbon khi cháy sinh ra oxit của Cacbon như: CO, CO2; hơi nước và nhiệt lượng thấp. - Nhiên liệu lỏng gồm: các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, ) và rượu. Xăng là hỗn hợp của nhiều hidrocacbon từ C 7H16 đến C11H24, từ C15H32 trở lên là các loại dầu. Nhiên liệu lỏng khi cháy cũng sinh ra CO2, hơi nước, SO2, Chì oxit -Nhiên liệu khí gồm các loại khí thiên nhiên, khí dầu mỏ (CH4, C2H4, C3H8, C4H10, ) khí tan CO khí ga (hoặc gas) sử dụng trong gia đình còn được gọi tắt là LPG (Liquefied Petroleum Gasoline) là các khí CH4, C3H8, C4H10 khi nén lại sẽ hóa lỏng và được bơm vào bình chứa hoặc cho vào đường ống dẫn. Khi ga khi cháy sinh ra CO2, nước và tỏa nhiệt nhiều. 1) Theo em hiện nay loại nhiên liệu nào khi sử dụng sẽ ít gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường nhất? Vì sao? 2) Viết phương trình phản ứng cháy của C3H8, C2H6. 3) Viết công thức cấu tạo có thể có của C3H8, C4H10. Câu 4: (2,0 điểm) Cho 5,6 (l) (đktc) hỗn hợp khí gồm: C 2H2 và C2H4 tác dụng hết với dung dịch Brom, lượng Brom đã tham gia phản ứng là 5,6 (g). 1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2) Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ SỐ 10: TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Bổ túc, cân bằng phương trình, ghi điều kiện: 1) C2H2 + ?⟶CO 2 + ? 2) C2H2 + Br2 ⟶? Trang 5
  6. 3) CH2=CH2 ⟶? 4) CaC2 + H2O⟶?+? Câu 2: (2,0 điểm) 1) Thực hiện dãy chuyển hóa sau: C2H5OH⟶C 2H4 ⟶CO 2 ⟶ NaHCO3  C2H4Br2 2) Nêu phương pháp hóa học, nhận biết các lọ sau: Axetilen, Oxi, Metan. Câu 3: (2,0 điểm) 1) Hãy viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: a) CH4O b) C2H2 c) C2H4Br2 d) C4H10 2) Nguyên tố B là một nguyên tố quan trọng của sự sống. Nó kết hợp với Oxi để tạo ra Photphat, hợp chất đóng vai trò tạo ra liên kết trong ADN, làm xương chắc khỏe và thực hiện các phản ứng hóa học bên trong tế bào con người (theo Guardian). Nhưng nguyên tố B cũng có mặt tối của nó, khiến một số người mô tả chất hóa học này là “nguyên tố của quỷ dữ”. Hãy xác định: vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân loại và so sánh tính chất hóa học với các nguyên tố lân cận biết nguyên tố B mang số hiệu nguyên tử là 15. Câu 4: (1,0 điểm) Theo thống kê, những vụ nổ khí Metan (CH4) lò than tại Quảng Ninh từ năm 1999 đến nay: - Năm 1999, vụ nổ khí Metan tại mỏ than Mạo Khê, 19 công nhân thiệt mạng. - Năm 2002, nổ khí Metan tại mỏ Suối Lại và mỏ 909, hậu quả là 13 công nhân thiệt mạng. - Đầu năm 2006, nổ khí Metan tại mỏ Thống Nhất, khiến 8 công nhân thiệt mạng. - Ngày 08/12/2008, nổ khí Metan tại mỏ Khe Chàm, có 9 nạn nhân thiệt mạng, 24 người bị thương. Em hãy cho biết nguyên nhân các vụ nổ trên là gì? Hãy viết phương trình minh họa. Câu 5: (3,0 điểm) Cho 3,36 (l) hỗn hợp Metan và Axetilen đi qua bình chứa dung dịch nước Br2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 2,6 (g). Thể tích các khí đo ở đktc. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính % về thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu? 3) Tính % về khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu? ĐỀ SỐ 11: TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): 1) CH2=CH2 + Br2 ⟶? 2) C6H6 + O2 ⟶?+? 3) C6H6 + H2 ⟶?+? 4) CH4 + Cl2 ⟶?+? Câu 2: (3,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi: 1) Đem hỗn hợp Benzen và Brom khan nung nóng với xúc tác bột Sắt. 2) Dẫn khí Axetilen qua dung dịch Brom dư. Câu 3: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí sau: Metan, Oxi, Nitơ, Axetilen. Câu 4: (1,0 điểm) Gas là khí đốt hóa lỏng, viết tắt là LPG (Liquid Petroleum Gas). Gas là hỗn hợp của các chất hidrocacbon, trong đó thành phần chủ yếu là khí Propan (C 3H8), Butan (C4H10) và một số thành phần khác. Viết công thức cấu tạo và thu gọn của Propan (C3H8). Câu 5: (1,0 điểm) Phản ứng đốt cháy Axetilen tỏa nhiệt lượng lớn lên đến 3000 0C, nhờ lượng nhiệt cao này mà ứng dụng khí Axetilen vào trong đèn xì Axetilen – Oxi dùng để hàn cắt kim loại. 1) Tại sao sử dụng đèn xì Axetilen – Oxi để hàn cắt kim loại. 2) Viết phương trình phản ứng cháy khí Axetilen. Câu 6: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 13,44 (l) (đktc) Metan thu được khí Cacbonic và nước. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính thể tích khí Oxi (đktc)? 3) Đem toàn bộ sản phẩm thu được qua dung dịch nước vôi trong dư thu được m (g) kết tủa. Tính m. ĐỀ SỐ 12: TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Trang 6
  7. Câu 1: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo đầy đủ và viết gọn của các chất sau: 1) Axetilen 2) Etilen 3) Metan 4) Butan C4H10 (mạch nhánh) Câu 2: (2,0 điểm) Đất đèn là tên gọi một hợp chất hóa học có công thức CaC2 (Canxi cacbua). Khi cho đất đèn phản ứng với nước sẽ sinh ra khí Axetilen (C2H2) hay còn gọi là “khí đá”. Khí này có tác dụng làm trái cây chín đồng đều và đẹp hơn so với để chín tự nhiên. Để ủ chín, tùy theo từng loại trái cây, có thể phun khí Axetilen vào buồng ủ chín đến các nồng độ thích hợp. Theo đó khí Axetilen sinh ra từ đất đèn không gây ngộ độc lắm nếu chỉ tiếp xúc ở nồng độ thấp dưới 2,5% trong khoảng thời gian ngắn dưới một giờ. Nhưng nếu tiếp xúc ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. 1) Viết phương trình điều chế khí Axetilen từ CaC2. 2) Em hãy nêu cách để ủ chín trái cây bằng khí Axetilen. Câu 3: (2,0 điểm) Bổ túc và hoàn thành các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có và viết đúng dạng phương trình đã cho). 1) C2H2 + O2 ⟶ 2) C2H4 + Br2 ⟶ 3) nCH2=CH2 ⟶ 4) + Cl-Cl⟶ Câu 4: (2,0 điểm) Có ba lọ mất nhãn đựng các khí sau: Metan, Etilen, Cacbonic. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ đựng các khí trên. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 5: (2,0 điểm) Dẫn 14 (l) (đktc) hỗn hợp khí Etilen C 2H4 và Axetilen C2H2 qua dung dịch Brom, để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cần dùng 500 (ml) dung dịch Br2 2M. 1) Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu. 2) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ SỐ 13: TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 I. LÝ THUYẾT: (7 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất sau: 1) Dibrom etan 3)C2H6O 2) C3H6 (mạch vòng) 4)C2H7N Câu 2: (1,5 điểm) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1) C2H4 + Br2 ⟶ 2) CH4 + O2 ⟶ 3) CH2=CH2 + CH2=CH2 ⟶ Câu 3: (1,5 điểm) Hãy phân biệt các khí sau bằng phương pháp hóa học: CO2, CH4. Câu 4: (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học sử dụng công thức cấu tạo của phản ứng giữa Metan và Clo. Câu 5: (1,0 điểm) Nhiên liệu hay chất đốt là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Người ta chia nhiên liệu thành ba loại: rắn, lỏng, khí. - Nhiên liệu rắn gồm: than mỏ, gỗ, v.v nhiên liệu rắn chứa thành phần chủ yếu là Cacbon khi cháy sinh ra oxit của Cacbon như: CO, CO2; hơi nước và nhiệt lượng thấp. - Nhiên liệu lỏng gồm: các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, ) và rượu. Xăng là hỗn hợp của nhiều hidrocacbon từ C 7H16 đến C11H24, từ C15H32 trở lên là các loại dầu. Nhiên liệu lỏng khi cháy cũng sinh ra CO2, hơi nước, SO2, Chì oxit -Nhiên liệu khí gồm các loại khí thiên nhiên, khí dầu mỏ (CH4, C2H4, C3H8, C4H10, ) khí tan CO khí ga (hoặc gas) sử dụng trong gia đình còn được gọi tắt là LPG (Liquefied Petroleum Gasoline) là các khí CH4, C3H8, C4H10 khi nén lại sẽ hóa lỏng và được bơm vào bình chứa hoặc cho vào đường ống dẫn. Khi ga khi cháy sinh ra CO2, nước và tỏa nhiệt nhiều. Theo em hiện nay loại nhiên liệu nào khi sử dụng sẽ ít gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường nhất? Vì sao? Viết phương trình phản ứng cháy của C3H8. Trang 7
  8. II. BÀI TOÁN: (3 điểm) Khi cho 8,96 (l) hỗn hợp khí gồm: Etilen và Metan đi qua dung dịch Brom dư thì thu được 18,8 (g) một sản phẩm duy nhất và thấy có chất khí thoát ra. 1) Hãy tìm thể tích từng khí trong hỗn hợp ban đầu. 2) Tính thể tích khí Cacbon dioxit sinh ra nếu đem đốt cháy hết lượng khí đã thoát ra ở trên. (Các khi đều đo ở đktc). ĐỀ SỐ 14: TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (3,5 điểm) Chủ đề về hidrocacbon: Propan và Butan có đặc điểm giống Metan cũng là chất khí không màu, dễ cháy, trong công thức cấu tạo chỉ có liên kết đơn, có những tính chất giống như Metan. 1) Viết công thức cấu tạo có thể có của Butan (C4H10). 2) Butan được nạp vào bình ga để làm nhiên liệu. a) Viết phương trình cháy của Butan. b) Tính thể tích khí Oxi và không khí cần dùng để đốt cháy hết 23,2 (g) Butan (C4H10). Biết trong không khí có chứa khoảng 20% thể tích khí Oxi. 3) Tại sao khi nạp ga vào bình, nhà sản xuất có nạp thêm một khí có mùi như bắp cải thối. Câu 2: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các khí trong các lọ mất nhãn: CO2, CH4, C2H4. Câu 3: (3,0 điểm) Hoàn thành các phản ứng sau (ghi điều kiện nếu có), viết tên sản phẩm cho các sơ đồ sau: 1) + CH2=CH2 + CH2=CH2 + ⟶? 2) C2H4 + ?⟶H 2O + ? 3) CH2=CH2 + H2 ⟶? 4) CH2=CH2 + Br2 ⟶? 5) CH4 + ?⟶ CH 3Cl + ? 5) CH4 + ?⟶ CO 2 + ? Câu 4: (1,5 điểm) Cho 5,6 (l) khí Metan tác dụng với khí Clo với hiệu suất phản ứng H(%) là 80%. Tính khối lượng Metyl clorua thu được. ĐỀ SỐ 15: TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau: 1) C2H4 2) CH4O 3) C3H8 4) C2H5Cl Câu 2: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt ba chất khí gồm: C2H2, CH4 (thiếu – đề cho bị thiếu một chất khí) Câu 3: (1,0 điểm) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có). 1) C2H4 + O2 ⟶?+? 2) CaC2 + H2O⟶?+? 3)CH≡CH + Br2 ⟶? 4) CH4 + O2 ⟶?+? 5) C2H4 + ?⟶C 2H6 6) CH4 + ?⟶CH 3Cl + ? Câu 4: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: - Khí gas dân dụng được chiết xuất từ các mỏ dầu. Gas gia đình đang được sử dụng được hóa lỏng dưới áp suất cao và chứa trong các bình kim loại có dung tích 12 (kg) gas lỏng. Thành phần khí gas gồm 30% Propan C3H8 và 40% Butan C4H10. Gas được xem là loại nhiên liệu khá an toàn cho môi trường, nó sản sinh ra ít khí nhà kính nhất (là loại khí gây hiện tượng nóng lên toàn cầu) so với gỗ, than đá hay dầu mỏ. - Khí gas tự nhiên không có mùi và cũng không độc hại trực tiếp khi hít phải. Rủi ro đầu tiên của khí gas là khi bị tích tụ lâu ngày trong phòng kín thì dễ bắt lửa và cháy nổ, rất nguy hiểm và để lại các hậu quả khó lường. Chính vì thế gas thường được nhà sản xuất trộn với loại khí có mùi đặc trưng để có thể nhanh chóng phát hiện sự cố rò rỉ gas và ngăn chặn những rủi ro phát sinh. Bản thân khí gas không gây độc hại, tuy nhiên, nếu người dùng bị giam trong phòng kín và bị gas rò rỉ, chúng sẽ chiếm hết lượng khí Oxi cần thiết, gây ngạt thở, buồn nôn và chóng mặt. 1) Viết các phương trình hóa học xảy ra khi đốt khí gas. Trang 8
  9. 2) Giải thích tại sao Propan và Butan là những hidrocacbon không mùi, nhưng khí gas dân dụng lại có mùi? 3) Khi phát hiện sự cố rò rỉ khí gas, chúng ta phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Câu 5: (2,0 điểm) Cho 5,6 (l) (đktc) hỗn hợp khí gồm: Metan và Axetilen đi qua bình đựng dung dịch Brom, thấy có 64 (g) Brom đã tham gia phản ứng. 1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành. 3) Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ SỐ 16: TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,0 điểm) Trong quá trình chín, trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí Etilen. Khí Etilen có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp của trái cây làm cho quả xanh mau chín. Em hãy đề xuất phương pháp làm trái cây xanh mau chín. Câu 2: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết ba khí sau: Metan, Axetilen, Hidro clorua. Câu 3: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo có thể có của: 1) C2H4 2) C2H6O 3) C3H6 Câu 4: (2,0 điểm) Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch Brom. Viết phương trình hóa học (nếu có): 1) 3) CH2=CH-CH=CH2 2) CH≡CH 4) CH3-CH3 Câu 5: (1,0 điểm) X là chất khí có nhiều trong các mỏ than, mỏ dầu, trong bùn ao, trong khí biogas. Nó là hợp chất hữu cơ đơn giản nhất, nó chính là thủ phạm gây nên các vụ nổ lớn dẫn đến những cái chết thương tâm tại các mỏ than. Em hãy cho biết công thức phân tử, công thức cấu tạo, viết phương trình hóa học giải thích nguyên nhân các vụ nổ trong các mỏ than. Câu 6: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4,48 (l) khí Axetilen C 2H2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong 2M thu được chất kết tủa màu trắng. 1) Tính thể tích khí Oxi cần dùng (đtkc)? 2) Tính thể tích dung dịch nước vôi trong cần dùng. 3) Tính khối lượng kết tủa thu được. ĐỀ SỐ 17: TRƯỜNG THCS ÂU LẠC, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): CaC2 ⟶C 2H2 ⟶C 2H4 ⟶ Dibrom etan  CO2 Câu 2: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): 1) C6H6 + H2 ⟶?+? 2) C2H2 + O2 ⟶?+? 3) nCH2=CH2 ⟶? 4) CH4 + Cl2 ⟶?+? Câu 3: (0,5 điểm) Nêu hiện tường và viết phương trình phản ứng khi đun nóng hỗn hợp Benzen và Brom, có mặt bột Sắt. Câu 4: (2,0 điểm) - Metan có công thức hóa học là CH4, thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy. Nó được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá. Metan có nhiều ứng dụng, chủ yếu dùng làm nhiên liệu. - Axetilen có công thức hóa học là C2H2, là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Chất khí không màu này được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu và tổng hợp các hợp chất khác. Nó không ổn định ở dạng tinh khiết và do đó thường được để trong một dung dịch. Trang 9
  10. - Cabonic trong điều kiện bình thường là chất khí không màu, không mùi, có vị chua nhẹ hòa tan tốt trong nước, nặng gấp 1,524 lần không khí. CO 2 không tham gia các phản ứng cháy và hóa lỏng tại nhiệt độ 0 0 (âm) -78 C. CO2 có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 2000 C thành CO và O2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí trên. Câu 5: (0,5 điểm) Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức thu gọn của các chất sau: 1) C6H6O 2) C3H7Cl Câu 6: (0,5 điểm) Hiện nay, các nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt người dân ở nông thôn, người ta đã có giải pháp sản xuất khí Metan bằng cách nào dưới đây? A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogas. B. Thu khí Metan từ bùn ao. C. Lên men ngũ cốc. D. Cho hơi nước đi quan than nóng đỏ. Câu 7: (2,0 điểm) Cho 2,24 (l) hỗn hợp khí Etilen và Axetilen (đktc) phản ứng hết với 22,4 (g) Brom trong dung dịch. 1) Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp? 2) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí? ĐỀ SỐ 18: TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU, QUẬN GÒ VẤP, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,5 điểm) Bổ túc hoàn thành các phương trình hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có: 1) Khí Clo + dung dịch Natri hidroxit 2) Khí Clo + Metan 3) Trùng hợp Etilen 4) Khí Clo + nước 5) Khí Clo + Khí Hidro Câu 2: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: Etilen, Lưu huỳnh dioxit, Metan. Câu 3: (2,5 điểm) Viết công thức cấu tạo có thể có của các hợp chất hữu cơ sau: 1) Etilen 3) Dibrom etan 5) C3H6 (mạch vòng) 2) Metan 4) C4H10 Câu 4: (3,0 điểm) Cho 5,6 (l) (đktc) hỗn hợp khí A gồm Metan và Etilen phản ứng vừa đủ với 160 (g) dung dịch Brom 20%. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. 3) Tính thể tích khí Cacbon dioxit (đktc) sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí ban đầu. ĐỀ SỐ 19: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI, QUẬN BÌNH TÂN, TPHCM, NĂM 2017-2018 I. LÝ THUYẾT: (8 điểm) Câu 1: (0,75 điểm) Viết công thức cấu tạo, công thức rút gọn (dạng mạch hở) của các hợp chất hữu cơ sau: 1) C2H2 2) C4H10 (mạch thẳng, mạch nhánh) Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: CO2, CH4, C2H4. Câu 3: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có: 1) C2H4 + Br2 ⟶? 2) C5H12 + O2 ⟶?+? 3) C2H2 + H2 ⟶? 4) C2H6 + Cl2 ⟶?+? 5) CaC2 + H2O⟶?+? 6) C2H4 + ?⟶C 2H6 Câu 4: (1,0 điểm) Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây là hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ; chất nào là hợp chất hidrocacbon, chất nào là dẫn xuất hidrocacbon: 1) C2H2 4) C4H10 7) CO2 10) HCl Trang 10
  11. 2) C3H7Br 5) Na2CO3 8) C2H6 11) C2H5NH3 3) C2H5OH 6) C2H4 9) C2H5Br Câu 5: (1,0 điểm) Nêu hiện tượng quan sát được khi để bình chứa hỗn hợp khí CH4 và Cl2 nơi có anh sáng. Câu 6: (0,75 điểm) Trong những năm qua, ngành khai thác than tại một số hầm lò đã xảy ra các vụ nổ khí (chủ yếu là Metan) làm thiệt hại lớn về tài sản và sinh mạng con người. Vậy theo em: 1) Nguyên nhân của các vụ nổ trên là gì? Viết phương trình phản ứng chứng minh. 2) Hãy nêu các biện pháp nhằm nâng cao công tác an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động tại các hầm lò. II. BÀI TOÁN: (2 điểm) Đốt cháy 8,96 (l) (đktc) hỗn hợp khí A gồm Metan và Etilen phải dùng hết 22,4 (l) khí Oxi. Biết các khí đo ở đktc. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. 3) Lấy toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được a (g) kết tủa. Tính a? ĐỀ SỐ 20: TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ, QUẬN 12, TPHCM, NĂM 2017-2018 I. LÝ THUYẾT: (7 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Bổ túc phương trình hóa học sau (ghi điều kiện nếu có): 1) CaC2 + ?⟶C 2H2 + ? 2) CH4 + ? ⟶ ? + HCl 3) ? + 3O2 ⟶ 2CO2 + 2H2O 4) ? + ?⟶C 2H4Br2 Câu 2: (1,5 điểm) Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo các chất có tên gọi sau: 1) Metyl clorua 2) Tetrabrom etan 3) Etilen Câu 3: (1,5 điểm) Cho biết chất nào là hợp chất hữu cơ (hidrocacbon, dẫn chất hidrocacbon), hợp chất vô cơ: 1) C4H10 4) C2H4 7) C6H6 2) MgCO3 5) CuSO4 8) Ca(HCO3)2 3) C2H5Cl 6) C2H5ONa 9) C2H2Br4 Câu 4: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các chất khí sau: Metan, Cacbonic, Axetilen. II. BÀI TOÁN: (3 điểm) Cho 2,24 (l) (đktc) hỗn hợp gồm Metan và Etilen vào dung dịch Brom 0,2M. Sau phản ứng thu được 9,4 (g) Dibrom etan. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính phần trăm theo thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp. 3) Tính thể tích dung dịch Brom đã dùng. ĐỀ SỐ 21: TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN, QUẬN 12, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các hợp chất sau: 1) CH4 2) C2H4 3) C2H2 4) C2H4Br2 Câu 2: (1,0 điểm) Viết công thức cấu tạo có thể có của C4H10. Câu 3: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: 1) CH4 + Cl2 ⟶?+? 2) C2H4 + O2 ⟶?+? 3) CH4 + O2 ⟶?+? 4) CaC2 + H2O⟶?+? Câu 4: (2,0 điểm) Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí sau: CH4, C2H2. Câu 5: (3,0 điểm) Cho 4,48 (l) hỗn hợp gồm CH 4 và C2H4 đi qua bình đựng dung dịch Brom thì dùng vừa đủ 100 (ml) dung dịch Br2 1M. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính thể tích mỗi khí (ở đktc) có trong hỗn hợp ban đầu. 3) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí. ĐỀ SỐ 22: TRƯỜNG THCS LỮ GIA, QUẬN 11, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,75 điểm) Trang 11
  12. 1) Viết công thức cấu tạo của phân tử Metan. 2) Nhận xét gì về công thức cấu tạo của phân tử Metan. 3) Phản ứng đặc trưng của Metan. Viết phương trình hóa học (biểu diễn bằng công thức cấu tạo). 4) Gọi tên sản phẩm. Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). 1) C6H6 + Br2 ⟶? 2) nCH2=CH2 ⟶? 3) C3H8 + O2 ⟶?+? 4) CaC2 + H2O⟶?+? 5) CH≡CH + Br2 ⟶? Câu 3: (1,0 điểm) Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các khí sau: C2H4, CH4. Câu 4: (0,75 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: 1) C2H6O 2) C2H5Br Câu 5: (1,0 điểm) Nêu hiện tượng – Nhận xét – Viết phương trình hóa học khi dẫn khí Axetilen qua dung dịch Brom. Câu 6: (3,0 điểm) Cho 10,5 (g) hỗn hợp khí gồm Metan và Axetilen đi qua 400 (g) dung dịch Brom 20% lấy dư thì thấy có 40 (g) Brom tham gia phản ứng. 1) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu. 2) Tính khối lượng Tetrabrom etan thu được. 3) Đốt cháy hết lượng khí còn lại thì cần bao nhiêu (l) khí Oxi (đktc)? ĐỀ SỐ 23: TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất sau: 1) C2H4 2) CH4 3) C2H5Br 4) C3H4 Câu 2: (3,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): 1) C2H6 + O2 ⟶?+? 2) CaC2 + ?⟶C 2H2 + ? 3) CH4 + Cl2 ⟶?+? 4) CH3COONa + NaOH⟶?+? 5) C2H4 + ?⟶C 2H6 6) C2H4 + Br2 ⟶? Câu 3: (1,5 điểm) Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học: Cacbon dioxit, Axetilen, Metan. Câu 4: (3,5 điểm) 1) Đốt cháy hoàn toàn 4,8 (g) một hợp chất hữu cơ A (gồm hai nguyên tố), thu được 10,8 (g) nước, biết tỉ khối hơi của A so với Hidro là 8. a) Hãy xác định công thức phân tử của A. b) Viết công thức cấu tạo của A. 2) Đốt cháy 14 (ml) hỗn hợp khí Metan và Axetilen cần phải dùng 33,6 (ml) Oxi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). a) Viết phương trình phản ứng hóa học. b) Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. c) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 (l) hỗn hợp khí trên (đo ở đktc), đem sản phẩm cháy cho đi qua dung dịch nước vôi trong thì thu được bao nhiêu (g) kết tủa? ĐỀ SỐ 24: TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2017-2018 I. LÝ THUYẾT: (7 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) 1) Viết công thức cấu tạo (có thể có) của các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử: C5H12. 2) Hợp chất nào sau đây là vô cơ, hữu cơ, hidrocacbon, dẫn xuất của hidrocacbon: a) CO b) Ca(HCO3)2 c) C11H22 d) CH3COOK Câu 2: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): 1) CH4 + Cl2 ⟶?+? Trang 12
  13. 2) K2CO3 + Ca(OH)2⟶? +? 3) ? + Br2 ⟶CH 2Br-CH2Br 4) C5H12 + O2 ⟶?+? Câu 3: (2,0 điểm) 1) Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học: CH4, CO2, C2H4. 2) Gas được sử dụng như một loại nhiên liệu, chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa Biết thành phần gas có chứa C4H10, hãy viết phương trình phản ứng cháy của gas. II. BÀI TOÁN (3 điểm) Dẫn 3,36 (l) khí Etilen C2H4 (đktc) tác dụng vừa đủ với 150 (g) dung dịch Brom (Br 2). Sau phản ứng thu được Dibrom etan C2H4Br2. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Brom tham gia phản ứng. 3) Tính khối lượng của Dicrom etan C2H4Br2. 4) Cần bao nhiêu (l) khí O2 (đktc) để đốt cháy hết lượng khí Etilen nói trên. ĐỀ SỐ 25: TRƯỜNG THCS DIÊN HỒNG, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) 1) Nêu cấu tạo phân tử khí Etilen. 2) Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất sau: C4H10. Câu 2: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): 1) C2H4 + Br2 ⟶? 2) CH4 + ?⟶CO 2 + ? 3) nCH2=CH2 ⟶? 4) C2H2 + ?⟶CO 2 + ? Câu 3: (2,0 điểm) Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học: CO2, CH4, C2H2. Câu 4: (1,0 điểm) Khí Axetilen sinh ra khi cho đất đèn CaC 2 tác dụng với nước, được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì Oxi – Axetilen do khi cháy nhiệt độ ngọn lửa lên tới 30000C. Hãy viết phương trình hóa học điều chế và đốt cháy khí Axetilen. Câu 5: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 (l) khí Etilen (đktc) trong không khí. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Tính thể tích khí Oxi cần dùng (đktc). 3) Tính thể tích không khí, biết Oxi chiếm 20% thể tích không khí. 4) Nếu lấy lượng khí Etilen như trên hợp nước thu được rượu Etylic. Viết phương trình hóa học và tính khối lượng rượu thu được. ĐỀ SỐ 26: TRƯỜNG THCS PHAN ĐĂNG LƯU, QUẬN 8, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau: 1) C2H4 + O2 ⟶ 2) CH4 + Cl2 ⟶ 3) CaC2 + H2O⟶ 4) C2H2 + Br2 ⟶ Câu 2: (2,5 điểm) Viết tất cả công thức cấu tạo của các hợp chất sau: 1) CH4 2) C2H4 3) C2H5Br 4) C2H6O Câu 3: (2,0 điểm) Nhận biết các chất khí: CO2, CH4, C2H4. Câu 4: (1,0 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi cho Etilen tác dụng với Brom. Câu 5: (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 8,4 (g) Etilen thu được CO 2 và H2O. Dẫn khí CO2 thu được qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2, xuất hiện chất rắn màu trắng. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Tính thể tích khí Oxi cần dùng (đktc). 3) Tính khối lượng chất rắn màu trắng tạo thành. Trang 13
  14. 4) Giải thích tại sao khi xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. ĐỀ SỐ 27: TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN, QUẬN 5, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau: 1) Cl2 + H2 ⟶ 2) Cl2 + NaOH⟶ 3) NaOH + CO2 ⟶ 4) CO + CuO⟶ Câu 2: (1,0 điểm) Tại nhà máy hóa chất ở Biên Hòa, người ta sản xuất khí Clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn. Hãy viết phương trình phản ứng. Hãy nêu một ứng dụng của khí Clo mà em biết. Câu 3: (2,0 điểm) Cho hai hợp chất hữu cơ lần lượt có công thức phân tử C2H6 và C3H7Br. 1) Hãy viết công thức cấu tạo khai triển của hai hợp chất hữu cơ trên. 2) Cho biết hợp chất nào là hidrocacbon, hợp chất nào là dẫn xuất hidrocacbon? Vì sao? Câu 4: (1,0 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi đưa giấy quỳ tím ẩm vào bình chứa khí Clo. Câu 5: (2,0 điểm) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thì thu được 112 (ml) khí Clo (đktc). 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Nêu hai tính chất vật lý của khí Clo. 3) Tính khối lượng MnO2 đã phản ứng. Câu 6: (2,0 điểm) Khi cho 0,2 (mol) khí CO 2 tác dụng vừa đủ với 400 (ml) dung dịch Ca(OH) 2 thì thu được một muối duy nhất không tan trong nước. 1) Viết phương trình của phản ứng hóa học xảy ra. 2) Tính khối lượng muối thu được. 3) Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. ĐỀ SỐ 28: TRƯỜNG THCS LÝ PHONG, QUẬN 5, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,5 điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau: 1) CH4 + Cl2 ⟶ 2) C2H2 + O2 ⟶ 3) C2H4 + Br2 ⟶ 4) ? + ?⟶C 2H2 + Ca(OH)2 5) ? + ?⟶C 2H2Br4 Câu 2: (1,5 điểm) Thực hiện thí nghiệm điều chế Axetilen và dẫn khí Axetilen vào dung dịch Brom như hình vẽ. Viết phương trình của phản ứng hóa học xảy ra trong phòng thí nghiệm và mô tả hiện tượng quan sát được. Câu 3: (1,5 điểm) Cho các hợp chất sau: C4H8 (mạch vòng), C2H6O, C3H8 và CH3Cl. 1) Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trên. 2) Trong các chất trên, hãy cho biết chất nào là hidrocacbon, chất nà là dẫn xuất hidrocacbon? Câu 4: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí sau: (thiếu – nội dung câu hỏi không có chất khí nào) Câu 5: (2,0 điểm) Cho 5,6 (l) (đktc) hỗn hợp Metan và Etilen qua bình đựng dung dịch Brom dư thì dùng hết 100 (ml) dung dịch Brom 1M. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2) Tình thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. Trang 14
  15. Câu 6: (2,0 điểm) Đốt cháy V (l) Metan, toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy có 5 (g) kết tủa. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính V (l) Metan (đktc). ĐỀ SỐ 29: TRƯỜNG THCS LÝ PHONG, QUẬN 5, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,5 điểm) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau: 1) Phản ứng thế của Metan với khí Clo. 2) Phản ứng cháy của Etilen. 3) Điều chế Axetilen từ Canxi cacbua. 4) Axetilen tác dụng với dung dịch Brom dư. 5) Phản ứng điều chế Poli Etilen từ Etilen. 6) Nhiệt phân NaHCO3. Câu 2: (1,5 điểm) Thực hiện thí nghiệm dẫn khí Etilen vào dung dịch Brom. 1) Viết phương trình của phản ứng hóa học dưới dạng công thức cấu tạo. 2) Mô tả hiện tượng quan sát được. Câu 3: (1,5 điểm) Cho 11,2 (l) (đktc) khí Axetilen tác dụng với dung dịch Brom. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2) Tính lượng Brom tối thiểu và lượng Brom tối đa tham gia phản ứng. Câu 4: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí sau: CO2, C2H2 và CH4. Câu 5: (2,0 điểm) Cho 2,24 (l) (đktc) hỗn hợp Metan và Etilen qua bình đựng dung dịch Brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình đựng dung dịch Brom tăng lên 1,12 (g). 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2) Tính thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. Câu 6: (2,0 điểm) Đốt cháy V (l) Axetilen, toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thấy có 5 (g) kết tủa. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính V (l) Axetilen (đktc). ĐỀ SỐ 30: TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (3,0 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): 1) CH3COONa + ?⟶ CH 4 + ? 2) CH2=CH2 + Br2 ⟶? 3) C2H5OH⟶?+? 4) C6H6 + Br2 ⟶?+? 5) CaC2 +H 2O⟶?+? 6) C2H2 ⟶C 6H6 7) C2H4 ⟶PE Câu 2: (1,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: 1) Xiclo hexan 2) Etilen 3) Metyl clorua 4) Dibrom etan Câu 3: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các khí sau đựng riêng biệt mỗi lọ: H2, C2H2, SO2. Câu 4: (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học: đưa bình đựng hỗn hợp khí Metan và Clo ra ánh sáng. Sau một thời gian cho nước vào bình lắc nhẹ và thêm vào một mẫu giấy quỳ tím. Câu 5: (3,0 điểm) Đốt cháy 6,8 (g) hỗn hợp khí C2H4, C2H2 trong khí Oxi thu được 22 (g) khí CO2. 1) Tính thành phần % thể tích từng khí trong hỗn hợp ban đầu. 2) Tính thể tích khí Oxi và thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (biết thể tích khí Oxi chiếm 20% thể tích không khí). ĐỀ SỐ 31: TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,5 điểm) Viết công thức cấu tạo (dạng đầy đủ các liên kết) của các hợp chất hữu cơ sau: 1) Etilen 2) Metan 3) Brom benzen C6H5Br Câu 2: (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 1) C6H6 + O2 ⟶?+? 2) CH4 + ?⟶ ? + HCl 3) ? + ?⟶C 6H12 Câu 3: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết khí Metan, Etilen, Lưu huỳnh dioxit đựng trong ba lọ khí riêng biệt không nhãn. Trang 15
  16. Câu 4: (1,5 điểm) Cho các chất có công thức sau: CH4, C2H2, C6H6. 1) Chất nào tham gia phản ứng cộng với dung dịch Brom? 2) Chất nào tham gia phản ứng với Brom lỏng khi có xúc tác là bột Sắt, đun nóng? Viết phương trình hóa học (hợp chất hữu cơ viết công thức cấu tạo). Câu 5: (x,x điểm) Quá trình điều chế và thu khí Axetilen trong phòng thí nghiệm từ Canxi cacbua CaC2 (hình vẽ bên) thường có lẫn một số khí khác như khí SO 2, để được khí Axetilen tinh khiết ta cần loại bỏ khí này. Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình trên. Câu 6: (x,x điểm) Cho 6,72 (l) hỗn hợp khí CH4, C2H4 (ở đktc) qua bình đựng dung dịch Brom 2,5M. Khi phản ứng kết thúc có 1,12 (l) khí thoát ra. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. 3) Tính thể tích dung dịch Brom tham gia phản ứng. (thiếu - điểm cho câu số 5 và câu số 6) ĐỀ SỐ 32: TRƯỜNG THCS LÊ LỢI, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (1,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử: 1) Etilen 2) Brom benzen 3) Dibrom etan Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện nếu có: 1) CaC2 + H2O⟶ 2) C6H6 + H2 ⟶ 3) CH=CH + Br2 ⟶ 4) nCH2=CH2 ⟶ 5) CH4 + Cl2 ⟶ Câu 3: (2,0 điểm) Dùng phương pháp hóa học nhận biết các chất khí: CH4, C2H4, CO2. Câu 4: (1,0 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học: 1) Dẫn khí Axetilen vào dung dịch Brom. 2) Cho Benzen vào ông nghiệm chứa nước. Câu 5: (3,5 điểm) Cho 1,344 (l) hỗn hợp gồm Metan CH 4 và Axetilen C2H2 tác dụng vừa đủ với 48 (g) dung dịch Br2 10%. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp. 3) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp các khí trên (các khí đo ở đktc). ĐỀ SỐ 33: TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học giữa các chất sau: 1) CH4 với Cl2 (xúc tác ánh sáng). 2) C2H4 với Br2 3) C2H2 với Br2 0 4) C6H6 với Br2 (xúc tác Fe, t ). Câu 2: (3,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: 1) C6H6 2) C2H6O 3) C2H2 4) C2H4 5) C5H12 Câu 3: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí sau đựng riêng biệt mỗi lọ: CH 4, C2H4, CO2. Câu 4: (3,0 điểm) Cho 5,8 (l) (đktc) hỗn hợp khí A gồm CH4 và C2H4 đi qua dung dịch Brom dư, sau phản ứng thu được 18,8 (g) Dibrom etan. Trang 16
  17. 1) Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp (đktc). 2) Tính thành phần % thể tích từng khí trong hỗn hợp A. ĐỀ SỐ 34: TRƯỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): 1) Canxi cacbua + nước⟶ 2) Etilen + khí Oxi ⟶ 3) Benzen + Brom (lỏng) ⟶ 4) CH≡CH + Br2 ⟶ Câu 2: (1,0 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra cho các thí nghiệm sau: 1) Đốt cháy khí Axetilen trong không khí. 2) Dẫn khí Etilen qua dung dịch Brom có màu da cam. Câu 3: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí sau đựng riêng biệt mỗi lọ: Cacbonic, Metan, Etilen. Câu 4: (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học điều chế các chất sau: 1) Poli etilen 2) Brom benzen Câu 5: (1,0 điểm) Viết hai công thức cấu tạo khác nhau của mỗi công thức phân tử sau: 1) C2H6O 2) C3H6 Câu 6: (3,0 điểm) Cho 11,2 (l) (đktc) hỗn hợp khí A gồm Metan và Axetilen tác dụng vừa đủ với 400 (g) dung dịch Brom 10% thì thấy dung dịch Brom mất màu và có một chất khí thoát ra, phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1) Tính thành phần % thể tích từng khí trong hỗn hợp đầu. 2) Tính khối lượng sản phẩm thu được. 3) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 11,2 (l) hỗn hợp trên. ĐỀ SỐ 35: TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (3,0 điểm) Bổ túc các phương trình hóa học sau: 1) Na + Cl2 ⟶? 2) ? + Ca(OH)2 ⟶ CaCO3 + ? 3) SiO2 + ? ⟶ K 2SiO3 + ? 4) MnO2 + HCl ⟶ ? + ? + ? 5) Na2CO3 + ? ⟶ NaCl + ? 6) MgCO3 ⟶ ? + ? Câu 2: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau: 1) C5H12 2) C2H5Cl Câu 3: (1,5 điểm) Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại giảm dần: P, C, K, Br, N, Te, Se, Ra, Cl. Câu 4: (1,5 điểm) R tạo hợp chất khí với Hidro có công thức là RH 2. Trong công thức oxit cao nhất , R chiếm 40%. Xác định R, công thức oxit cao nhất. Câu 5: (2,0 điểm) Dẫn 14,56 (l) khí SO2 qua dung dịch NaOH 2,6M dư thu được dung dịch A (muối trung hòa). 1) Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng. 2) Tính nồng độ mol dung dịch A. ĐỀ SỐ 36: TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi: 1) Đưa bình thủy tinh (chứa sẵn mẫu giấy quỳ tím) đựng hỗn hợp CH4 và Cl2 ra ánh sáng. 2) Etilen lội qua dung dịch Brom. Câu 2: (2,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau: 1) Axetilen 2) Dibrom etan 3) C4H10 Câu 3: (2,0 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau: Rượu Etylic (C2H5OH)⟶ Etilen⟶ Etan (C 2H6)⟶ Etyl clorua (C 2H5Cl)  Nhựa Poli Etilen Câu 4: (1,0 điểm) Dùng phương pháp hóa học nhận biết các chất khí không màu, bị mất nhãn, đựng riêng biệt: CH4, C2H4, O2. Viết phương trình hóa học minh họa. Trang 17
  18. Câu 5: (3,0 điểm) Đốt cháy 7,84 (l) khí hỗn hợp Metan và Axetilen (ở đktc) tác dụng vừa đủ với 200 (ml) dung dịch Brom. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 6,5 (g). 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. 3) Tính nồng độ mol của dung dịch Brom đã dùng. ĐỀ SỐ 37: TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,5 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng và ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng (nếu có): 1) C2H4 + ?⟶ CO 2 + ? 2) C2H2 + Br2 ⟶? 3) C2H4 + H2 ⟶? 4) C2H2 + O2 ⟶ ? + ? 5) CH2=CH-CH3 + H2 ⟶ ? Câu 2: (1,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất khí: Metan, Etilen, Sunfurơ. Câu 3: (1,5 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng: 1) Dẫn khí Etilen qua dung dịch nước Brom dư. 2) Đưa hỗn hợp khí Metan và khí Clo ra ngoài ánh sáng. Cho nước vào bình lắc, thêm tiếp quỳ tím. Câu 4: (1,0 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất: 1) Axetilen 2) Etilen 3) Tetrabrom etan 4) Metyl bromua Câu 5: (3,0 điểm) Cho 6,72 (l) hỗn hợp khí gồm Metan và Etilen đi qua bình đựng dung dịch Brom, thì dùng hết 400 (ml) dung dịch Brom và thấy thoát ra 2,24 (l) khí. Các khí đo ở đktc. 1) Tính thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp. 2) Tính nồng độ mol của dung dịch Brom đã dùng. 3) Tính thể tích khí Oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên. Câu 6: (1,0 điểm) Trong những năm qua, ngành khai thác than tại một số hầm lò đã xảy ra các vụ nổ khí (chủ yếu là Metan) làm thiệt hại lớn về tài sản và sinh mạng con người. Vậy theo em: 1) Nguyên nhân của các vụ nổ trên là gì? Viết phương trình phản ứng chứng minh. 2) Hãy nêu các biện pháp nhằm nâng cao công tác an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động tại các hầm lò. ĐỀ SỐ 38: TRƯỜNG THCS TÔ KÝ, HUYỆN HÓC MÔN, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): 1) CH4 + Cl2 ⟶ ? + ? 2) C2H2 + H2 ⟶ ? 3) C3H8 + O2 ⟶ ?+? 4) C2H4 + O2 ⟶ ? + ? Câu 2: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất khí Metan, Etilen, Cacbonic. Câu 3: (3,0 điểm) Viết công thức cấu tạo (có thể có) của các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử sau: 1) CH4 2) CH4O 3) C2H4 4) C2H2 5) C4H10 Câu 4: (2,0 điểm) Cho Canxi cacbua CaC2 vào nước thu được 1,344 (l) khí Axetilen (đktc). 1) Viết các phương trình hóa học. 2) Tính khối lượng Canxi cacbua đã dùng. 3) Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra ở trên qua dung dịch Br2 dư. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành. Trang 18