4 Đề ôn thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Thiên Hương

docx 6 trang thaodu 3370
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề ôn thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Thiên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx4_de_on_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_thien_huong.docx

Nội dung text: 4 Đề ôn thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Thiên Hương

  1. 1 ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 9 Đề 01 Câu 1 (2,0 đ): a) Thuật ngữ là gì? Mỗi thuật ngữ biểu thị mấy khái niệm? Thuật ngữ có tính biểu cảm không? b) Nêu bốn thuật ngữ trong môn Tiếng Việt. Câu 2 (1,0 đ): Các từ hoa, lá trong đoạn thơ sau có được coi là thuật ngữ không? Vì sao? “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim. Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim.” (Từ ấy – Tố Hữu) Câu 3 (2 đ): a) Thế nào là phương châm về lương? Thế nào là phương châm về chất? b) Câu “Người bệnh nhân đó đã xuất viện từ hôm qua”. vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 4 (2 đ): a) Thế nào là dẫn trực tiếp? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp? b) Chuyển câu nói sau đây của J. Hơ-uốt thành lời dẫn trực tiếp: Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học. Câu 5 (3 đ): a) Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh đường phố, trong đó có từ “đầu” được dùng theo nghĩa chuyển. ĐÁP ÁN Câu 1: (2 đ) a) - Nêu đúng khái niệm thuật ngữ -> 0,5 đ. - Nói đúng mỗi thuật ngữ biểu thị 1 khái niệm -> 0,25 đ. - Nói đúng thuật ngữ không có tính biểu cảm -> 0,25 đ b) Nêu đủ, đúng bốn thuật ngữ trong môn Tiếng Việt -> 1,0 đ (ví dụ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, mỗi thuật ngữ đúng đạt -> 0,25 đ) Câu 2: (1 đ) - Các từ hoa, lá trong đoạn thơ không được coi là thuật ngữ -> 0,5 đ. - Vì chúng có tính biểu cảm -> 0,5 đ. Câu 3: (2 đ) THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  2. 2 a) - Nêu đúng định nghĩa phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa -> 0,5 đ. - Nêu đúng định nghĩa phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực -> 0,5 đ. b) Câu “Người bệnh nhân đó đã xuất viện từ hôm qua.” vi phạm phương châm về lượng (0,5 đ), vì dùng thừa từ người (nhân) -> người – nhân: đồng nghĩa. Lưu ý: HS có thể nói dùng thừa từ người hoặc từ nhân đều đúng. Câu 4: (2 đ) a) - Nêu đúng khái niệm dẫn trực tiếp: Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật -> 0,5 đ. - Nói đúng dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép -> 0,5 đ. b) Chuyển đúng câu nói của J. Hơ-uốt thành lời dẫn trực tiếp -> 1,0 đ. Vd: Để khẳng định tác hại của việc thất học, J. Hơ-uốt nói: “Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.” Câu 5: (3 đ) - HS trả lời đúng có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ -> 1,0 đ. - Viết đúng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh đường phố, trong đó có từ “đầu” được dùng theo nghĩa chuyển (ví dụ: đầu đường, đầu phố, đầu hẻm, ) -> 2,0 đ. Đề 02 Câu 1 (2,0 đ): a) Trình bày những nguyên nhân khiến người nói vi phạm phương châm hội thoại! b) Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Câu 2 (1,0 đ): Các từ hoa, lá trong hai câu thơ sau có được coi là thuật ngữ không? Vì sao? “Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 3 (2,0 đ): Có mấy cách phát triển số lượng từ ngữ, là những cách nào? Chỉ rõ từng cách và tìm dẫn chứng minh họa! Câu 4 (2,0 đ): a) Thế nào là lời dẫn gián tiếp? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn gián tiếp? b) Chuyển câu nói sau đây của Nhiệm Mạt thành lời dẫn gián tiếp: Người hiếu học dẫu chết vẫn như còn. Người không học nếu có sống chẳng qua cũng chỉ là thây đi thịt chạy mà thôi. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  3. 3 Câu 5 (3,0 đ): a) Nêu các phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ! b) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển. ĐÁP ÁN Câu 1 (2,0 đ): a) Trình bày đúng ba nguyên nhân khiến người nói vi phạm phương châm hội thoại: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp -> 0,5 đ. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn -> 0,5 đ. - Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó -> 0,5 đ. b) - Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại về chất có thể không được tuân thủ -> 0,25 đ. - Bác sĩ phải làm như vậy vì muốn tốt cho bệnh nhân -> 0,25 đ. Câu 2 (1,0 đ): - Các từ hoa, lá trong hai câu thơ không được coi là thuật ngữ -> 0,5 đ. - Vì chúng có tính biểu cảm -> 0,5 đ. Câu 3 (2,0 đ): Có hai cách phát triển số lượng từ ngữ là: - Tạo từ ngữ mới -> 0,5 đ (ví dụ: điện thoại di động, đường cao tốc, công viên nước, ) -> 0,5 đ - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài-> 0,5 đ (ví dụ: tài tử, giai nhân, ra-đi-ô, ma-ket-tinh, )-> 0,5 đ Câu 4 (2,0 đ): a) - Nêu đúng khái niệm cách dẫn gián tiếp: Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp -> 0,5 đ - Nói đúng dấu hiệu để nhận biết lời dẫn gián tiếp: Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép -> 0,5 đ b) Chuyển đúng câu nói sau đây của Nhiệm Mạt thành lời dẫn gián tiếp: -> 1,0 đ Vd: Để khẳng định vai trò của học vấn, Nhiệm Mạt nói rằng người hiếu học dẫu chết vẫn như còn. Kẻ không học nếu có sống chẳng qua cũng chỉ là thây đi thịt chạy mà thôi. Câu 5 (3,0 đ): a) Nêu đúng hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ: 1,0 đ - Phương thức ẩn dụ -> 0,5 đ - Phương thức hoán dụ -> 0,5 đ THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  4. 4 b) Viết đúng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển.(ví dụ: chân tường, chân bàn, chân ghế, chân cầu thang, )-> 2,0 đ Đề 03 Câu 1 (2,0 đ): a) Thế nào là thật ngữ? Thuật ngữ có tính biểu cảm không? b) Nêu bốn thuật ngữ trong môn hóa học. Câu 2 (1,0 đ): Từ muối thứ hai (in đậm) trong câu ca dao sau có được coi là thuật ngữ không? Vì sao? “Tay nâng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.” (Ca dao) Câu 3 (2,0 đ): a) Thế nào là lời dẫn gián tiếp? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn gián tiếp? b) Chuyển câu nói sau đây của Trương Tái thành lời dẫn gián tiếp: Người đi học xem sách, mỗi lần xem lại hiểu ra một điều mới mẻ, đó chính là sự tiến bộ đấy. Câu 4 (2,0 đ): a) Thế nào là phương châm quan hệ? Thế nào là phương châm lịch sự? b) Mỗi thành ngữ sau đây vi phạm những phương châm hội thoại nào: trống đánh xuôi kèn thổi ngược; nói băm nói bổ. Câu 5 (3,0 đ): a) Trong những trường hợp sau, trường hợp nào từ “lá” là nghĩa gốc, trường hợp nào từ “lá” là nghĩa chuyển: lá chanh, lá phổi, lá xoài, lá gan. b) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trong đó có từ “lá” được dùng theo nghĩa chuyển. ĐÁP ÁN Câu 1 (2,0 đ): a) - Nêu đúng khái niệm thật ngữ: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. -> 0,5 đ - Nói đúng thuật ngữ không có tính biểu cảm -> 0,5 đ b) Nêu đúng bốn thuật ngữ trong môn hóa học -> 1,0 đ (vd: hiện tượng hóa học, ô-xy hóa, phản ứng hóa học, ba-dơ, : mỗi thuật ngữ đúng đạt 0,25 đ) Câu 2 (1,0 đ): - Từ muối thứ hai (in đậm) trong câu ca dao không được coi là thuật ngữ -> 0,5đ - Vì nó có tính biểu cảm -> 0,5 đ Câu 3 (2,0 đ): THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  5. 5 a) - Nêu đúng khái niệm lời dẫn gián tiếp: Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. -> 0,5 đ. - Nói đúng dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép -> 0,5 đ. b) Chuyển đúng câu nói của Trương Tái thành lời dẫn gián tiếp: 1,0 đ Vd: Trương Tái đã nhận xét về vai trò của việc đọc sách rằng người đi học, mỗi lần xem sách lại hiểu ra một điều mới mẻ, đó chính là sự tiến bộ. Câu 4 (2,0 đ): a) - Nêu đúng khái niệm phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. -> 0,5 đ. - Nêu đúng khái niệm phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. -> 0,5 đ. b) Xác định đúng: - Thành ngữ: trống đánh xuôi kèn thổi ngược vi phạm phương châm quan hệ. -> 0,5 đ. - Thành ngữ: nói băm nói bổ vi phạm phương châm lịch sự.-> 0,5 đ. Câu 5 (3,0 đ): a) - Trường hợp từ “lá” là nghĩa gốc: lá chanh, lá xoài. -> 0,5 đ - Trường hợp từ “lá” là nghĩa chuyển: lá phổi, lá gan. -> 0,5 đ b) Viết đúng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về việc trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trong đó có từ “lá” được dùng theo nghĩa chuyển. -> 2,0 đ (ví dụ: Rừng, cây xanh là lá phổi của làng quê, xóm làng, thành phố, ngày đêm thanh lộc không khí, bảo vệ sự sống cho con người và sinh vật trên trái đất ) Đề 04 Câu 1 (2,0 đ): a) Trình bày đặc điểm của thuật ngữ. b) Mỗi thuật ngữ sau thuộc những lĩnh vực khoa học nào: lực, xâm thực, di chỉ, đường trung trực. Câu 2 (1,0 đ): Các từ hoa, lá trong đoạn thơ sau có được coi là thuật ngữ không? Vì sao? “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim. Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim.” (Từ ấy – Tố Hữu) Câu 3 (2,0 đ): a) Thế nào là phương châm cách thức? Thế nào là phương châm lịch sự? THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  6. 6 b) Khi người nói phải dùng những cách nói như: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi, là người nói muốn báo cho người nghe biết người nghe đang vi phạm phương châm hội thoại nào? Câu 4 (2,0 đ): a) Thế nào là dẫn trực tiếp? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp? b) Trích dẫn ý kiến sau đây của Bác Hồ thành lời dẫn trực tiếp: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng) Câu 5 (3,0 đ): a) Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức nào? b) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển. ĐÁP ÁN Câu 1 (2,0 đ): a) Trình bày đúng đặc điểm của thuật ngữ: - Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. -> 0,75 đ. hải dùng những cách nói như: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi, là người nói muốn báo cho người nghe biết người nghe đang vi phạm phương châm lịch sự -> 1,0 đ. Câu 4 (2,0 đ): a) - Nêu đúng khái niệm dẫn trực tiếp: Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật -> 0,5 đ. - Nói đúng dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép -> 0,5 đ. b) Trích dẫn đúng ý kiến của Bác Hồ thành lời dẫn trực tiếp: -> 1,0 đ. Ví dụ: Lịch sử nước ta là lịch sử của bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao tấm gương anh hùng đã không tiếc máu xương, chiến đấu, hy sinh cho độc lập tự do của dân tộc. Để nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải nhớ ơn các thế hệ cha anh, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Câu 5 (3,0 đ): a) HS trả lời đúng có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ -> 1,0 đ. b) Viết đúng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển.(ví dụ: chân tường, chân bàn, chân ghế, chân cầu thang, ) -> 2,0 đ THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC