4 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thủy

docx 14 trang thaodu 4290
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx4_de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_n.docx

Nội dung text: 4 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thủy

  1. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 1 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Phần I (6,0 điểm) Trong truyện Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê có viết: "(1) Quen rồi. (2) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu trình có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cắt lạo xạo trong miệng. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu." 1. Từ “tôi” trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào? Nhân vật đó làm công việc gì? Tính chất của công việc đó như thế nào? (1,0 điểm). 2. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. (1,0 điểm) 3. Theo em câu văn “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần" có hàm ý gì? (0,5 điểm) 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, có sử dụng phép thế để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất (được bộc lộ trong đoạn trích trên) của nhân vật “tôi”. Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép thế. (3,5 điểm) Phần II (4,0 điểm) 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ. (1,0 điểm). 2. Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có đoạn: Ta là con chim hót Ta là một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời. (Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo Dục, tr. 55) Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng của khổ thơ em vừa chép ở câu 1 với đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
  2. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 3. Từ tình cảm biết ơn của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác khi ông vào lăng viếng Người, em suy nghĩ gì về lòng biết ơn trong xã hội ta ngày nay? Hãy trình bày ý kiến bằng đoạn văn có độ dài 2/3 trang giấy thi. (2,0 điểm)
  3. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 2 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I (5,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Trang cổ tròn vành vạnh để chỉ người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích: Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 156) 1.- Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ sau: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. 2. Em hãy giải thích tại sao trong suốt bài thơ, tác giả đùng hình ảnh “vầng trăng”, “trăng", nhưng đến hai dòng thơ cuối, tác giả lại dùng ánh trăng”? 3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về phút “giật mình" của nhân vật “ta” trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần phụ chú (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu có thành phần phụ chủ). Phần II (5,0 điểm): Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". 1, Đoạn văn trên là tâm sự của ai? Những tâm sự đó được nói trong hoàn cảnh nào? 2. Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy". Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào? 3. Theo em, điều gì đã giúp nhân vật vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ? 4. Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thỉ nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi ”.
  4. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 3 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I ( 5.0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới: " Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. ( ) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém." (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015) a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích. b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào? c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào? Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích. d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay. PHẦN II (5.0 điểm) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ” (Trích Ngữ văn 9, tập hai, trang 55-56, Nxb Giáo dục 2017) Câu 1 (1 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và nêu ý nghĩa nhan đề của bàithơ. Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối khổ thơ trên và xác định rõ từ ngữ thể hiện chúng. Câu 3 (0.5 điểm): Kể tên một văn bản cũng viết về đề tài mùa xuân mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và nêu rõ tên tác giả của văn bản đó. Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng mười hai câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh mùa xuân xứ Huế trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và phép thế dùng để liên kết. (Gạch chân, chú thích)
  5. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 4 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Phần I (7,0 điểm) Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng 1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó. 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” băng những giác quan nào ? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ? 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngỡ”. 4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán). Phần II (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người. Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua" (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.
  6. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào? 3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình ? Hết
  7. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 5 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014). 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy. 2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó. 3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật? 4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm. Phần II (5,0 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. – Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: – Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
  8. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014). 1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? 2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp. 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phép lặp)
  9. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐÁP ÁN ĐỀ 2: Phần I (5,0 điểm) 1. (1 điểm) - Chỉ ra được biện pháp nhân hóa: trăng “im phăng phắc (0,25 điểm) - Tác dụng: Trăng giống như một con người, im lặng bao dung và nghiêm khắc. Hình ảnh nhân hóa làm cho câu thơ sinh động, tăng khả năng gợi hình, gợi cảm. (0,25 điểm) - Chỉ ra được biện pháp tương phản giữa ánh trăng "im phăng phắc" và cái “ giật mình" của nhân vật “ta”. (0,25 điểm) - Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật giây phút bừng tỉnh của nhân vật. (0,25 điểm) 2. (0,5 điểm) Tác giả dùng "ảnh trăng” vì: ánh trăng giống như "ngôn ngữ" của vầng trăng, như một thông điệp ngầm mà “trăng" muốn gửi đến nhân vật, "ánh trăng" cũng là thứ ánh sáng đặc biệt có thể soi tỏ được vào những nơi khuất tối của tâm hồn, giúp nhân vật thức tỉnh. 3. (3,5 điểm) - Câu kết đoạn đạt yêu cầu (0.5 điểm) - Phần thân đoạn khoảng 10-11 câu, học sinh cần bám sát vào đoạn thơ, phân tích được trạng thái cảm xúc đặc biệt của nhân vật khi đối diện với bánh trăng im phăng phắc”, từ đó làm rõ được ý nghĩa đặc biệt của phút “giật mình" của nhân vật “ta”: + “Giật mình” để hối hận, tiếc nuối khi thấy mình đã bội bạc, vô tình với quá khứ, (0.5 điểm) + “Giật mình” để tự nhắc nhở mình hãy biết sống tình nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn; (0.5 điểm) + “Giật mình" để thức tỉnh, bừng tỉnh, nhìn lại những hạn chế của chính bản thân mình, từ đó vươn lên hoàn thiện nhân cách; (1 điểm) + Cái “giật mình” của nhân vật còn có sức lan toả cảm xúc, có thể làm người đọc “giật mình” nhận ra những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống, (0.5 điểm) - Có sử dụng phép nối (gạch dưới) (0,25 điểm) - Có một câu có thành phần phụ chú (gạch dưới) (0,25 điểm) Lưu ý: - Nếu đoạn văn quá dài hoặc quả ngắn trừ 0,5 điểm - Học sinh biết phân tích các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu của đoạn thơ để thấy được những nội dung trên. Học sinh có thể có những ý khác nhưng phải hợp lý. Phần II 1. (0.75 điểm) - Tâm sự của nhân vật anh thanh niên; (0,25 điểm)
  10. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 - Tâm sự đó được nói trong cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư mới ra trường. (0,5 điểm) 2. (1 điểm) - Công việc của anh thanh niên; làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu; hằng ngày anh phải đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất để báo về xuôi vào lúc bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giở sảng; (0,5 điểm) - Đây là công việc gian khổ vì anh phải làm việc một mình, trong điềukiện thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, đó là những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. (0,5 điểm) 3. Điều giúp anh thanh niên đã vượt lên những gian khổ đỏ để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ (1,25 điểm) - Anh là người yêu nghề, say mê công việc và ý thức sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình; (0,5 điểm) - Anh có lí tưởng sống đúng đắn, sống là cống hiến cuộc đời mình cho đất nước; (0,5 điểm) - Anh có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời và biết làm chủ cuộc sống của mình. (0,25 điểm) 4. Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về: (2.0 điểm) Nội dung: - Giải thích: Lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi" thể hiện suy nghĩ tích cực về công việc: công việc thực sự là một nguồn vui, một người bạn trong cuộc sống. (0,25 điểm) - Bàn luận được một số khía cạnh chính: (1 điểm) + Đó là suy nghĩ đúng đắn vì trong cuộc sống, ai cũng phải làm việc, phải lao động để nuôi sống bản thân và góp phần xây dựng gia đình, xã hội; + Khi coi công việc là bạn, là nguồn vui thì công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả; +Khi làm việc là lúc ta tự rèn luận các kĩ năng, do vậy công việc giúp ta hoàn thiện và phát triển bản thân; + Lời tâm sự của anh thanh niên gián tiếp phê phán những người coi công việc là gánh nặng, những người lười nhác - Bài học rút ra: (0,25 điểm) + Hiểu được tầm quan trọng của lao động trong cuộc sống: + Bản thân mỗi người cần có thái độ yêu lao động, coi lao động là niềm vui, niềm hạnh phúc. Hình thức: (0,5 điểm) Biết kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo qui định Chú ý: Học sinh có thể có những ý khác nhưng phải hợp lý; Cần kết hợp trình bày các ý với một một vài dẫn chứng phù hợp.
  11. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 4: Phần I. 1. - Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ 5 chữ - Hai tác phẩm khác trong chương trình văn 9 đó là: Mùa xuân nho nhỏ của Than Hải, Ánh trăng của Nguyễn Du 2. Trong khổ thơ đầu tác giả đã đón nhận thu về bằng các giác quan tế: khướu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). - Từ "bỗng": sự ngạc nhiên, bất ngờ đầy thú vị của tác giả khi ông nhận ra hương ổi. - Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, băn khoăn rất tinh tế, man mác của nhà thơ, cũng như vẻ ngờ ngợ không dám tin rằng thu đã về đấy rồi. 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ: "Sương chùng chình qua ngõ" Tác dụng: tác giả đã miêu tả tinh tế dấu hiệu của sự giao mùa ngày cuối hạ đầu thu, làm cho hình ảnh trở nên sống đông và gần gũi. 4. Gợi ý phân tích: Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả * Những tâm tư, suy ngẫm của tác giả Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa - Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn - Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi + Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa + Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” - trạng thái của con người + Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh. *Hai câu thơ cuối bài kết tinh những chiêm nghiệm, suy ngẫm sâu sắc của tác giả về con người, cuộc đời: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi - Nghĩa thực: tả thiên nhiên trong mùa thu, sấm thưa thớt dần và nhỏ dần, ít có giông bão, biến cố “sấm cũng bớt bất ngờ” - Nghĩa ẩn dụ: “sấm” là những biến động bất thường của hoàn cảnh và cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” là con người từng trải
  12. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 → Thu sang nhưng gợi liên tưởng tới đời người: con người khi đi qua những thăng trầm, bất ngờ của cuộc đời sẽ không cảm thấy sợ sệt, bất ngờ trước những sóng gió của cuộc đời. Phần II (3,0 điểm) 1. Phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng: + phép thế Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết: ấy (hoàn cảnh ấy = hoàn cảnh bức bách) + phép nối: Nhưng 2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử: người bi quan thì thất vọng, chán nản, thối chí, còn có người lại gồng mình vượt qua. 3. 1. Giới thiệu vấn đề: hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình 2. Bàn luận vấn đề *Giải thích - Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó, -> Trong hành trình đi đến thành công không phải ai cũng gặp may mắn, chúng ta tất yếu sẽ gặp khó khăn, vấp ngã mà buộc phải đứng dậy và vượt qua. Chính trong hoàn cảnh khó khăn đó con người sẽ khám phá ra nhiều năng lực của bản thân. * Biểu hiện: Khi làm một công việc nào đó ta gặp trở ngại, vấp ngã không thể hoàn thành. Trong | một bài toán không tìm ra lời giải, trong một bài văn không định hướng được cách làm, * Ý nghĩa vai trò của khó khăn với con người: - Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình? + Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân. + Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của bản thân. + Gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân. + Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc. + Gặp khó khăn sẽ giúp ta nhận ra những thiếu sót của bản thân để sửa chữa, trau dồi. * Chứng minh: học sinh lây dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề, * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân - Không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời để dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đảng phê phán.
  13. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 - Đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn. - Liên hệ bản thân em. 3. Kết thúc vấn đề ĐỀ 5: Phần I (5,0 điểm): Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Đôi nét về tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. - Bài thơ được sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt Câu 2: - Hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên: trời xanh - Tác dụng: "trời xanh " ẩn dụ cho niềm tin, niềm hi vọng của người lính lái xe vào thắng lợi của dân tộc. Câu 3: - Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật vì: Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ Câu 4: Hướng dẫn làm bài - Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: +/ Lòng dũng cảm là gì? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? +/ Ý nghĩa của lòng dũng cảm: Tạo nên sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ Là phẩm chất quý báu cần có của mỗi một con người. +/ Bài học nhận thức và hành động. +/ Liên hệ bản thân.
  14. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 Phần II (5,0 điểm) Câu 1: Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà - Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh. Câu 3: Hướng dẫn làm bài - Đoạn văn diễn dịch Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm Thân đoạn: Chỉ ra đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: tình cảm cha con sâu nặng, đầy cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay. Tình huống éo le: ông Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép, lúc này bé Thu mới nhận ra ba Tình yêu thương mãnh liệt bé Thu dành cho ba thể hiện ở các chi tiết như tiếng gọi ba, cử chỉ, hành động dành cho ba Tình yêu thương con sâu sắc ở ông Sáu biểu lộ qua những chi tiết diễn tả tâm trạng, cử chỉ, đặc biệt là ánh nhìn của ông dành cho con Từ những cảm nhận trên, cần khẳng định thành công của tác giả trong việc tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật nhằm làm nổi bật tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. - Gạch dưới câu có sử dụng phép lặp - Gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định