Đề ôn tập thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề 1 (Có đáp án)

docx 16 trang thaodu 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề ôn tập thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ BÀI ÔN TẬP ĐỀ 1 Phần I. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Buy-phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. “Chính vì sợ hãi - ông nói - mà chúng thường hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường đủ làm cho chúng nháo nhào, co cụm lại với nhau, và đã sợ sệt thế lại còn hết sức đần độn, vì chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm. Thậm chí dường như chúng không cảm thấy tình huống bất tiện của chúng; chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi. Chúng cứ đứng lì ra, muốn bắt chúng di chuyển đi nơi khác và bước đi, cần phải có một con đầu đàn người ta bảo nó đi trước, và thế là tất cả bắt chước nhất nhất làm theo. Ngay con đầu đàn ấy cũng đứng ỳ ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi”. Mọi chuyện ấy đều đúng nhưng các con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phía trước, cho đến khi con đã bú xong. La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế " (Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1(0,5 điểm). Nêu xuất xứ của đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định một biện pháp tu từ đặc sắc có trong câu văn sau: Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phía trước, cho đến khi con đã bú xong. Câu 3(1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa xác định trong câu văn trên. Câu 4(1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em có đồng tình với thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với tài năng nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn La Phông-ten không? Tại sao? Phần II. (7 điểm) Câu 1(2 điểm). Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức văn học, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về giá trị khác nhau của những phát hiện về tính cách con cừu của nhà khoa học và nhà thơ Câu 2(5 điểm). Cảm nhận khổ thơ sau: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! (Đồng chí – Chính Hữu - SGK Ngữ văn 9 - NXBGD)
  2. DAPAN TT Nội dung Điểm Phần I Câu 1(0,5 điểm). 0,5 - Xuất xứ: Trích trong văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” của tác giả H. Ten. Câu 2(0,5 điểm). 0,5 - Biện pháp tu từ nhân hóa: Con cừu mẹ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng Câu 3(1,0 điểm). Tác dụng: + Khiến cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, Tăng sức 0,25 thuyết phục. + Làm cho hình ảnh con cừu trở nên gần gũi, có tính cách như con người, giúp người đọc hình dung được hình ảnh 0,5 những người mẹ nhân từ hiền hậu hết lòng yêu thương con + Thể hiện ngòi bút tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả, đồng thời cũng thể hiện cách nhìn riêng mang 0,25 tính nhân văn của nhà thơ. Câu 4(1,0 điểm). - HS bày tỏ thái độ đồng tình với ý kiến của tác giả: trân 0,5 trọng, ngợi ca của tác giả đối với tài năng nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn La Phông-ten 0,5 - Lý giải: Bởi vì + Vì tài năng nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn La Phông-ten đã xây dựng lên hình tượng con cừu sinh động gợi cảm và gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. + Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten đã để lại ấn tượng và những cảm xúc suy nghĩ sâu sắc trong lòng người đọc.
  3. TT Nội dung Điểm Phần II Câu 1(2,0 điểm) Hình thức: - Biết cách viết một đoạn nghị luận xã hội theo kiểu diễn dịch 0,25 - Không mắc lỗi về diễn đạt, đảm bảo dung lượng 0,25 Nội dung: đảm bảo các yêu cầu sau - Giá trị khác nhau của những phát hiện về tính cách con cừu 0,25 của nhà khoa học và nhà thơ: Qua sự so sánh và khám phá, văn bản của H.Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. - Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán về đặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản 0,5 nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng và cảm xúc của nhà thơ, qua đó thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả. - Cách nhìn của nhà khoa học giúp ta có cách nhìn khách quan, không định kiến. Không gán cho các đặc tính sinh học những ẩn dụ 0,25 về con người. Đó là cách để ta học từ thiên nhiên muôn loài và yêu thế giới quanh ta. - Thơ ca giúp con người nhận thức sâu sắc, rộng rãi, sinh động và nhân văn về cái đẹp và cuộc sống. 0,25 - Bằng hình tượng nghệ thuật, thơ ca khơi gợi nhiều suy nghĩ, liên tưởng và cảm xúc trong long người đọc. - Mọi người, nhất là học sinh cần có ý thức tìm đọc những tác 0,25 phẩm văn học có giá trị để nâng cao hiểu biết,, khả năng tư duy và tư tưởng, tình cảm cho bản thân. Câu 2. (5,0 điểm) 1. Yêu cầu hình thức, kĩ năng. - Đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn trích tác phẩm thơ; kết hợp hài hòa nhiều thao tác lập luận; luận điểm rõ ràng, bố cục đủ ba phần: mở 0,5 bài, thân bài, kết bài.
  4. - Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm. Trình bày rõ ràng, đúng chính tả. 2. Yêu cầu nội dung, kiến thức. Học sinh có thể tổ chức bài văn theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 2.1. Mở bài: - Dẫn dắt giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu và bài thơ "Đồng 0,5 Chí" - Nêu vấn đề nghị luận: Khổ thơ thể hiện thật xúc động cơ sở hình thành tình đồng chí hay là vẻ đẹp mộc mạc mà nghĩa tình ở những người nông dân mặc áo lính - Trích dẫn khổ thơ. 2.2. Thân bài: a. Khái quát chung. - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được viết năm 1948 khi đất nước ta bước vào giai đoạn đàu cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng là lúc tác giả vừa cùng đồng đội trực tiếp tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) bài thơ trích trong tập "Đầu súng trăng 0,5 treo". - Khái quát chung: bài thơ “Đồng chí” viết theo thể thơ tự do, với hai mươi dòng thơ, chia làm ba đoạn. Cả bài thơ đều tập trung vào thể hiện chủ đề về tình đồng chí, về hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp. Sự trải nghiệm trên chiến trường và những rung cảm trước vẻ đẹp của người lính của Chính Hữu đem đến cho bài thơ nét mộc mạc làm xao động lòng người. - Đoạn trích là khổ thơ mở đầu bài thơ thể hiện thật xúc động cơ sở hình thành tình đồng chí hay là vẻ đẹp mộc mạc mà nghĩa tình ở những người nông dân mặc áo lính b. Cảm nhận cụ thể: Cơ sở hình thành tình đồng chí hay là vẻ đẹp mộc mạc mà nghĩa tình ở những người nông dân mặc áo lính
  5. b1. - Những người lính đều xuất thân từ nông dân, từ những 0,25 miền quê nghèo khó: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá - Là những người “xa lạ”, lần đầu gặp mặt, lời tâm sự về quê 0,25 hương trở thành lời mở đầu cho câu chuyện làm quen của những người lính. Thật giản dị bởi trong trái tim mỗi người lính là hình ảnh làng quê thân thuộc, gắn bó. “Quê hương anh ; Làng tôi ”. Nhà thơ đã sử dụng kết cấu song hành để diễn tả lời tâm sự của những người lính. - Họ đều có sự tương đồng về cảnh ngộ nghèo khó: “Quê 0,25 hương anh nước mặn, đồng chua - Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Những người lính là những người con của làng quê nghèo lam lũ, vất vả với cày cấy, ruộng đồng. Họ từ các phương trời không hề quen nhau “từ muôn phương về tụ hội trong hàng ngũ của những người lính cách mạng”. Đó chính là cơ sở của tình đồng chí, sự đồng cảm giai cấp của những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu để giải phóng quê hương, đất nước. b2. - Những người lính nông dân bình dị từ mọi miền quê tụ 0,25 hội về đây vì họ có chung một mục đích, một lý tưởng, cùng sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Hai hình ảnh hoán dụ “súng” và “đầu” được tác giả đặt gần nhau 0,5 khẳng định sự thống nhất trong lí trí và tình cảm của người chiến sĩ. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; “đầu” biểu tượng cho lí trí và tình cảm. Từ cái khó khăn, thiếu thốn khiến cho người lính hiểu và thông cảm cho nhau hơn và chính điều đó đã khiến họ trở thành “tri kỉ”. - Thật cảm động biết bao khi đọc câu thơ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Đúng là “trong khó khăn hoạn nạn mới hiểu lòng 0,25 nhau” như câu ngạn ngữ đã nói. Sự nghiệp giải phóng dân tộc đã xoá bỏ mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người. “Súng bên súng” là chung chiến đấu; “đầu sát bên đầu” thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lí tưởng. Đến khi đắp chung chăn trong đêm giá rét thì họ đã
  6. thực sự là anh em một nhà. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết: “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” để thể hiện tình kháng chiến gắn bó, bền chặt. Để nói về sự gần gũi, sẻ chia, về cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chung chăn. Sự đồng điệu trong tâm hồn người lính Cụ Hồ 0,25 - Tình Đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở một tình tri kỉ sâu sắc, từ những cái chung giữa “anh” và “tôi”. Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi, đắng cay với bạn. Tác giả dùng đôi thật tinh tế. Đôi là gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau như đôi bát, đôi đũa Đó là nét độc đáo trong cách dùng từ của nhà thơ. 0,5 b3. - Hai tiếng “Đồng chí” được tác giả cố ý tách ra thành một câu thơ như một dụng ý nghệ thuật vừa tạo ra sự hài hoà, cân đối của bài thơ vừa tạo ra điểm nhấn “Đồng chí!”như khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội đồng thời nó khép lại một ý thơ. Hai tiếng “Đồng chí” vang lên như một “nốt nhấn”, là sự kết tinh của mọi cảm xúc, mọi tình cảm. Câu thơ “Đồng chí” vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ hai của bài thơ. Dòng thơ “Đồng chí” như khép lại, như lắng sâu vào lòng người cái tình ý sáu câu đầu của bài thơ, như một sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí. Sáu câu thơ trước hai tiếng “Đồng chí” ấy là cội nguồn về sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Câu thơ chỉ vẻn vẹn có hai chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo. Đó chính là cái làm nên chất hàm súc trong ngôn từ của Chính Hữu. c. Đánh giá, liên hệ. 0,5 - Cơ sở của tình đồng chí cao đẹp đó được nhà thơ thể hiện thành công bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: Những câu thơ đối nhau, hình ảnh thơ sóng đôi, ngôn ngữ thơ giản dị, chắt lọc tinh tế lắng đọng, biện pháp tu từ hoán dụ, sử dụng thành ngữ . - Liên hệ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, những ngôi sao xa xôi 2.3. Kết bài: - Hình ảnh những người lính trong đoạn thơ nói riêng, trong 0,5 toàn bài thơ nói chung và cơ sở của tình đồng chí trong đó được Chính Hữu khắc họa thật chân thực. - Tình đồng chí ấy sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau Cảm ơn nhà thơ đã
  7. mang đến cho bao thế hệ người đọc những cảm nhận sâu sắc về một tình cảm thiêng liêng cao quý - tình đồng chí. Với bài thơ, Chính Hữu đã góp phần khắc họa thành công một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng. - Liên hệ bản thân
  8. ĐỀ BÀI ÔN TẬP ĐỀ 2 Phần I. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Còn chó sói, bạo chúa của cừu, trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten, cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. Cứ nhìn bộ mặt nó lấm lét và lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó là thế nào rồi. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten chỉ là một gã vô lại luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn." (Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1(0,5 điểm). Nêu xuất xứ của đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định một biện pháp tu từ đặc sắc có trong câu văn sau: "Cứ nhìn bộ mặt nó lấm lét và lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó là thế nào rồi" Câu 3(1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa xác định trong câu văn trên. Câu 4(1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em có đồng tình với thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với tài năng nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn La Phông-ten không? Tại sao? Phần II. (7 điểm) Câu 1(2 điểm). Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức văn học, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về giá trị khác nhau của những phát hiện về tính cách con sói của nhà khoa học và nhà thơ Câu 2(5 điểm). Cảm nhận khổ thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (Đồng chí – Chính Hữu - SGK Ngữ văn 9 - NXBGD)
  9. DAPAN TT Nội dung Điểm Phần I Câu 1(0,5 điểm). 0,5 - Xuất xứ: Trích trong văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” của tác giả H. Ten. Câu 2(0,5 điểm). 0,5 - Biện pháp tu từ nhân hóa: bộ mặt nó lấm lét và lo lắng, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi Câu 3(1,0 điểm). Tác dụng: + Khiến cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, Tăng sức 0,25 thuyết phục. + Làm cho hình ảnh con sói trở nên gần gũi, có tính cách như con người, giúp người đọc hình dung được hình ảnh những 0,5 kẻ hung bạo, tàn ác, vừa đáng ghét, vừa đáng thương hại + Thể hiện ngòi bút tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả, đồng thời cũng thể hiện cách nhìn riêng mang 0,25 tính nhân văn của nhà thơ. Câu 4(1,0 điểm). - HS bày tỏ thái độ đồng tình với ý kiến của tác giả: trân 0,5 trọng, ngợi ca của tác giả đối với tài năng nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn La Phông-ten 0,5 - Lý giải: Bởi vì + Vì tài năng nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn La Phông-ten đã xây dựng lên hình tượng con sói sinh động gợi cảm và gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. + Hình tượng con sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten đã để lại ấn tượng và những cảm xúc suy nghĩ sâu sắc trong lòng người đọc.
  10. TT Nội dung Điểm Phần II Câu 1(2,0 điểm) Hình thức: - Biết cách viết một đoạn nghị luận xã hội theo kiểu diễn dịch 0,25 - Không mắc lỗi về diễn đạt, đảm bảo dung lượng 0,25 Nội dung: đảm bảo các yêu cầu sau - Giá trị khác nhau của những phát hiện về tính cách con sói của 0,25 nhà khoa học và nhà thơ: Qua sự so sánh và khám phá, văn bản của H.Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán về đặc tính, về tính chất của sự vật. 0,75 Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng và cảm xúc của nhà thơ, qua đó thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả. - Cách nhìn của nhà khoa học giúp ta có cách nhìn khách quan, không định kiến. Không gán cho các đặc tính sinh học những ẩn dụ về con người. Đó là cách để ta học từ thiên nhiên muôn loài và yêu thế giới quanh ta. 0,25 - Thơ ca giúp con người nhận thức sâu sắc, rộng rãi, sinh động và nhân văn về cái đẹp và cuộc sống. - Bằng hình tượng nghệ thuật, thơ ca khơi gợi nhiều suy nghĩ, liên tưởng và cảm xúc trong long người đọc. - Mọi người, nhất là học sinh cần có ý thức tìm đọc những tác 0,25 phẩm văn học có giá trị để nâng cao hiểu biết,, khả năng tư duy và tư tưởng, tình cảm cho bản thân. Câu 2. (5,0 điểm) 1. Yêu cầu hình thức, kĩ năng. - Đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn trích tác phẩm thơ; kết hợp hài hòa nhiều thao tác lập luận; luận điểm rõ ràng, bố cục đủ ba phần: mở 0,5 bài, thân bài, kết bài.
  11. - Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm. Trình bày rõ ràng, đúng chính tả. 2. Yêu cầu nội dung, kiến thức. Học sinh có thể tổ chức bài văn theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 2.1. Mở bài: 2.1. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu và bài thơ "Đồng Chí" - Nêu vấn đề nghị luận: Khổ thơ thể hiện thật xúc động cơ sở hình thành tình đồng chí hay là vẻ đẹp mộc mạc mà nghĩa tình ở những người nông dân mặc áo lính - Trích dẫn khổ thơ. 2.2. Thân bài: a. Khái quát chung. - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được viết năm 1948 khi đất nước ta bước vào giai đoạn đàu cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng là lúc tác giả vừa cùng đồng đội trực tiếp tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) bài thơ trích trong tập "Đầu súng trăng 0,5 treo". - Khái quát chung: - Bài thơ Đồng chí khai thác đề tài tình đồng chí đồng đội trong chiến tranh. Phần đầu của bài thơ là sự cắt nghĩa về cội nguồn sâu sắc của tình đồng chí. Đoạn thơ này thuộc phần thứ hai của tác phẩm. Không đi sâu vào những chuyện đời tư hay dừng lại ở bức chân dung ngoại hình của người lính, đoạn thơ giúp người đọc cảm nhận rõ sự đồng cảm - biểu hiện tình cảm sâu sắc của tình đồng chí! b. Cảm nhận cụ thể: Biểu hiện tình cảm sâu sắc của tình đồng chí!
  12. b1. Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí được thể hiện qua sự đồng 0,25 cảm sâu sắc với hoàn cảnh và tâm tư của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính - Giọng điệu chậm rãi, tình cảm thiết tha khiến câu thơ lắng sâu vào trong nỗi nhớ. Mấy câu thơ nói về gia cảnh lại diễn tả tình yêu thương lặng lẽ của người chiến sĩ. - Hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa là những gì gắn bó, gần gũi, thân thiết với người chiến sĩ xuất thân từ 0,25 nông dân. Là nông dân, họ quý đất hơn vàng. Phép hoán dụ đã diễn tả sâu sắc sự hi sinh của người nông dân mặc áo lính, bởi vì đó là những tài sản quý giá nhất của người nông dân. Ra trận, các anh chấp nhận bỏ lại những gì thân thiết và quý giá vì nghĩa lớn Những người lính lên đường vì nghĩa lớn để lại sau lưng mảnh trời quê hương với biết bao băn khoăn, trăn trở. Những câu thơ đâu chỉ gợi gia cảnh của người lính. Mà ta còn bắt gặp ở đó một sự thay đổi lớn trong quan niệm của người chiến sĩ Vệ quốc. Tất cả gửi bạn thân cày. Người lính chấp nhận sự hi sinh. - Chí khí, nỗi niềm của người ra đi vì nghĩa lớn được thể hiện qua từ mặc kệ. Hai tiếng mặc kệ thốt lên đầy khảng khái, rất lính. Qua đó làm toát lên sự kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của người ra đi khi mục đích đã rõ ràng, lí tưởng đã chọn lựa. Từ ngữ đã diễn tả thật đúng, thật hay, thật chính xác tâm thế sẵn sàng lên đường của người lính nông dân, sáng ngời lên khí thế binh lửa ngày nào “một giã gia đình một dửng dưng”. - Mặc kệ là không quan tâm, không để ý. Phải chăng, từ mặc kệ diễn tả sự vô tình, thờ ơ, không quan tâm đến quê hương, gia đình? Không! Hiểu một cách sâu sắc hơn, mặc kệ thể hiện quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn, là sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người trai thời loạn. Đằng sau sự dửng dưng, thờ ơ đó là một sự hi sinh vô cùng lớn lao, là tình yêu sâu nặng của các anh cho quê hương, đất nước. - Rõ ràng, phía sau thái độ dứt khoát ấy là sự nặng lòng với quê hương. Bởi lẽ, các anh làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cũng chính là để bảo vệ quê hương mãi mãi thanh bình. Và nếu không trân trọng nhớ thương thì sao họ có thể hình dung quê hương đang đợi chờ, trông ngóng? Chính thái độ dửng dưng, sự gồng mình lên của các anh lại
  13. cho ta hiểu rằng, người lính càng kìm nén bao nhiêu thì tình cảm càng bỏng cháy, da diết. - Thủ pháp hoán dụ kết hợp nhân hóa "Giếng nước gốc đa nhớ 0,25 người ra lính" đã biểu đạt sâu sắc tâm hồn và tình yêu người lính. Hình ảnh giếng nước gốc đa chỉ quê hương xứ sở, những miền quê nghèo nơi từ đó anh đi. + Câu thơ diễn tả nỗi nhớ thương của quê hương dành cho người lính, và hơn thế nữa, đó cũng chính là tâm tư của người chiến sĩ. Phép nhân hóa, hoán dụ tô đậm sự gắn bó, yêu thương của người lính với quê nhà. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính hay chính là tấm lòng người chiến sĩ không nguôi nhớ quê hương. Tình yêu ấy khiến anh liên tưởng ở nơi xa xôi quê hương đang nhớ mình. Quả thật, giếng nước, gốc đa cũng có tâm hồn. Giữa người lính và quê hương có một mối giao cảm, một tình cảm song phương đậm đà, thắm thiết. Đó là nỗi lòng của bạn, cũng chính là nỗi lòng của chính bản thân mình. Ở nơi chiến trường đối diện với bom đạn, người lính vẫn không nguôi nhớ về quê hương, nhớ cây đa cũ, con đò xưa, giếng nước, mái đình Nỗi nhớ quê đã giúp cho các anh thêm gắn bó, chia sẻ và đồng cảm với nhau, các anh có sự đồng điệu trong tâm hồn, cùng hướng về miền quê yêu dấu. Có thế nói, chính tình yêu quê hương góp phần làm sâu sắc thêm, gắn bó thêm tình đồng chí đồng đội. Ruộng nương, gian nhà và xóm làng thân thuộc là động lực để các anh chấp nhận gian khổ, hi sinh. b2. Vẻ đẹp của tình đồng chí ở người lính cụ Hồ được tôi 0,25 luyện trong gian lao thiếu thốn, thể hiện ở sự chia sẻ, thông cảm với những gian khổ của đời lính nơi chiến trường khốc liệt: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi - Bức tranh hiện thực của đời sống chiến trường trong buổi đầu 0,25 chống Pháp đã được miêu tả qua những hình ảnh cụ thể, chân thực: cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt mồ hôi. - Một loạt các hình ảnh, chi tiết chọn lọc đã tái hiện cuộc sống đầy những gian lao, thiếu thốn, gian khổ của cuộc đời người lính. Sốt rét ác tính là căn bệnh phổ biến trong những cuộc hành quân. Người lính bị hành hạ do bị kẹp chặt giữa nóng lạnh giao nhau.
  14. => Người đọc cảm nhận được cái ớn lạnh của bệnh sốt rét. Cả người mồ hôi đầm đìa mà cái rét từng cơn toát ra từ bên trong cơ thể rất đáng sợ. + Chính Hữu nói về căn bệnh này để làm sáng lên tình đồng chí, đồng đội. Bởi lẽ, ngay cả những lúc bị bệnh tật hành hạ, các anh vẫn luôn bên nhau. Người lính cụ Hồ đồng cam cộng khổ, bên nhau vượt qua sự hành hạ của bệnh tật. Nếu không từng trải qua những cơn sốt đáng sợ trong những năm tháng gian khổ của đời lính thì không thể viết nên những vần thơ như thế. + Ở những dòng thơ đầu tác phẩm, anh - tôi có sự song hành nhưng tách riêng trong các dòng thơ đối ứng. Nhưng đến đây anh với tôi xuất hiện trong một dòng thơ. - Cấu trúc anh với tôi như diễn tả sự đồng hành gắn bó bền chặt keo sơn. Người chiến sĩ xót thương nhau, lo lắng theo dõi cơn sốt của bạn, cảm nhận được cái ốm, cảm nhận được cơn bạo bệnh của đồng đội mình b3. c.Cuộc sống của người lính cụ Hồ không chỉ hiện lên 0,25 qua những qua những cơn ớn lạnh, Chính Hữu đưa chúng ta đến với những hình ảnh sinh động hơn, cụ thể hơn, để thấy họ cùng vượt qua thiếu thốn, thấy được tình thương nhau của những người chiến sĩ : Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay - Nhà thơ viết về hiện thực của đời quân ngũ thật tự nhiên, 0,5 chân thực không chút tô vẽ và giàu sức gợi. Hình ảnh ngôn ngữ thơ đều cô đọng, hàm súc lời ít mà ý nhiều: “áo rách, quần vá, chân không giày”. Ngày đầu kháng chiến, những người lính cụ Hồ phải đối diện với biết bao gian khổ, thiếu thốn đủ bề. Áo rách, quần vá Quần áo rách phải buộc túm lại nên người lính Vệ quốc còn được gọi là “vệ túm”. => Người đọc cảm nhận được sự vất vả lam lũ của người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Quần áo giày dép là những tư trang tối cần thiết nhất mà vẫn rách, vẫn thiếu. Những người chiến sĩ
  15. xuất thân nghèo khó, vào chiến trường phải đối diện với bao gian khổ, thiếu hụt mọi bề. Sự thiếu thốn đã đi đến tận cùng. Đó cũng là những khó khăn gian khổ trong cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Người đọc không khỏi chạnh lòng thương khi thấu hiểu những gian nan vất vả mà thế hệ cha anh từng trải qua. Đồng thời trào dâng một niềm cảm phục ý chí và bản lĩnh của người lính Vệ quốc năm nào. - Cái đẹp của những câu thơ này thể hiện ở chỗ, chính trong sự thiếu thốn khốn khó ấy, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm của người lính càng thêm đẹp đẽ. Cấu trúc sóng đôi “áo anh /quần tôi” đã tô đậm thêm sự gắn bó keo sơn của các anh. Họ cùng sẻ chia những nhọc nhằn. - Gian khổ đã tôi luyện thêm bản lĩnh, ý chí quyết tâm của các anh và hun đúc lên sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Tình cảm ấy là động lực, là sức mạnh thần kì giúp người lính vượt qua và chiến thắng tất cả. 0,25 - Trong hoàn cảnh ấy, các anh vẫn luôn lạc quan, kiêu hãnh, đầy tình thương và ý chí: + Hình ảnh “miệng cười buốt giá” là một hình ảnh thơ vừa giản dị vừa giàu sức gợi. Người chiến sĩ luôn tươi cười trước mọi khó khăn, nụ cười trong gian lao thử thách, sáng lên tinh thần lạc quan, kiêu hãnh. - Người chiến sĩ luôn có đồng đội ở bên, họ truyền cho nhau tinh thần, nghị lực, ý chí và sự lạc quan. Nụ cười của các anh thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, nụ cười làm ấm lòng nhau, khích lệ nhau vượt gian khó. - Tình đồng chí, đồng đội kết tụ trong một hành động thật đẹp “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Tình thương đồng đội được biểu hiện bằng cử chỉ thân thiết. Bàn tay tìm đến nhau để truyền cho nhau hơi ấm, tay nắm tay thể hiện tình đồng đội keo sơn, truyền cho nhau niềm tin và sức mạnh. Nội lực tinh thần ẩn sâu trong trái tim người 0,25 lính đã thể hiện trong cái nắm tay thân tình ấy. Đó cũng là chiều sâu của tình đồng chí. - Chữ “thương nhau" được đặt nên đầu dòng thơ tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ về sức mạnh của tình đồng chí thiêng liêng. - Hình ảnh những bàn tay nắm lấy nhau chặt chẽ kia nói lên tất cả. Đó là sức mạnh vô địch mà kẻ thù phải khiếp sợ, đó là cái tình người thực tế nhất, đẹp đẽ nhất, đáng quý nhất của quân đội ta. c. Đánh giá, liên hệ. 0,5
  16. - Thể thơ tự do, khổ thơ có những câu dài, ngắn đan xen linh hoạt. - Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi. - Giọng thơ tâm tình, thiết tha. => Khổ thơ giúp người đọc cảm nhận được sức mạnh kì diệu của tình đồng chí đồng đội giản dị mà thiêng liêng của người lính cụ Hồ. => Các anh chiến đấu và chiến thắng bởi trong trái tim người lính luôn chan chứa tình yêu quê hương đất nước. Và đặc biệt, các anh chiến thắng vì bên anh luôn có một người đồng chí, đồng đội. Sức mạnh của người lính là tình yêu nước, lí tưởng cách mạng cao đẹp. Tình đồng chí là một trong những sức mạnh để các anh làm nên chiến thắng. Điều đó để lại trong lòng người đọc niềm cảm phục, tự hào sâu sắc . - Liên hệ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, những ngôi sao xa xôi 2.3. Kết bài: III. Kết bài 0,5 - Khổ thơ có một vị trí đặc biệt quan trọng, làm nên thành công của bài thơ. Đưa “Đồng chí” trở thành tác phẩm hay nhất về đề tài người lính. - Bài thơ đã xây dựng một tượng đài bất tử về hình ảnh người lính Vệ quốc trong kháng chiến chống Pháp: giản dị, mộc mạc với tình đồng chí cao đẹp, thiêng liêng. - Liên hệ bản thân