40 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "40 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 40_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.pdf
Nội dung text: 40 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
- UBND TỈNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02) Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Câu 3. (2,0 diểm) Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Hãy lí giải sự lựa chọn đó của em (Trình bày khoảng 5-7 dòng). Phần II. Làm văn (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ sau Người vá trời lấp bể Kẻ đắp lũy xây thành Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là xanh (Nguyễn Sĩ Đại) Câu 2. (10,0 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 1
- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6.0 1 - Văn bản nói về cách nhìn cuộc sống của các bạn trẻ. 1.0 - Đưa ra lời khuyên quý giá về sự trưởng thành: dám chấp nhận và đối mặt với thử thách cuộc sống. 2 - Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Đi qua (sống, trải qua), hoa hồng 0.5 (niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi, thành công ), chông gai (nỗi buồn, khó khăn, thất bại ) -Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hình ảnh, gợi 0.5 cảm. Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả suy nghĩ của người viết, qua đó, giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc ở tương lai phía trước, chúng ta có thể phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. 3 Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.Bởi vì: - Cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy, bản thân 0,5 nó luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. - Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn, 1,0 thậm chỉ phải trả giá bằng nhiều thứ, không chỉ một lần mà là nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta trưởng thành hơn trong tương lai. - Điều quan trọng là mỗi người cần có đủ dũng khí để đương 0,5 đầu với nghịch cảnh, với khó khăn của cuộc đời. 4 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý: - Tuổi trẻ sống phải có bản lĩnh, kiên cường 1.0 - Ước mơ và hoài bão luôn gắn với với tuổi trẻ - Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực * Lí giải hợp lí, thuyết phục 1,0 II Làm văn 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 4,0 về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các 0.25 phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người mơ ước lớn lao, còn có người chỉ bình dị, nhỏ bé. 2
- c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong 0,25 phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận. c.2. Các câu phát triển đoạn: - Giải thích: Tác giả đặt ra một đối 0,75 lập giữa ”người”,”kẻ” với”ta”: Nếu”người”và”kẻ”(chỉ những người khác) đều muốn làm những việc lớn lao là”vá trời lấp bể”,”đắp lũy xây thành”– cách nói khoa trương để chỉ những ước muốn to lớn, thậm chí phi thường của con người thì”ta”– chỉ đơn giản ý thức một cách khiêm tốn và thực tế”chỉ là chiếc lá”bé nhỏ. -> Nguyễn Sĩ Đại đã nêu lên một quan điểm sống của chính tác giả: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người mơ ước lớn lao, còn có người chỉ bình dị, nhỏ bé, ý thức được”việc của mình là xanh”,là cống hiến. -Phân tích, chứng minh 1,5 +Trong cuộc đời mỗi người đều có quyền có những mơ ước của riêng mình. Có người có những mơ ước kì vĩ, lớn lao”dời non lấp bể”,”đắp lũy xây thành”. Lại có người chỉ mơ ước bình dị, thiết thực: có một gia đình bình yên; có một công việc ổn định (Dẫn chứng: Những người”vá trời lấp bể”,”đắp lũy xây thành”ai cũng biết tuổi tên Những người lặng thầm cống hiến, bình dị nhưng có ý nghĩa cho đời ) + Suy nghĩ của Nguyễn Sĩ Đại từ góc độ cá nhân, tự ý thức về bản thân: bé nhỏ, thậm chí có thể khuất lấp giữa muôn người chỉ như chiếc lá bé nhỏ Nhưng dù”chỉ là chiếc lá”vẫn phải sống bằng đời của lá, nghĩa là”phải xanh”, phải ý thức đúng về bổn phận và trách nhiệm của mình với cuộc đời. + Ý thức về bản thân một cách đúng đắn là suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ ấy khiến con người không tự huyễn hoặc hay ảo tưởng về bản thân; không mơ ước xa vời, phù phiếm. Đây là biểu hiện sự từ tốn ngay từ ước mơ: không qúa lớn lao ngoài năng lực của mình; dù nhỏ bé nhưng không có nghĩa là vô nghĩa. Vì nhỏ bé, nên mơ ước dễ trở thành hiện thực, mang đến niềm vui sống cho con người - Bàn luận mở rộng: 0,5 + Có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình; tự cao cho mình làm nên những điều to lớn, nhưng lại chỉ là sự trống rỗng một cách vô duyên + Lại có người tự ti cho rằng”mình chỉ là chiếc lá”nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa giữa cuộc đời, nên chẳng cần phấn 3
- đấu đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn Những biểu hiện này cần bị phê phán c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù 0,25 hợp: + Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân. Chẳng ai vô nghĩa giữa cuộc đời. Chỉ có người tự cho là mình vô nghĩa mà thôi. + Hãy làm việc, hãy cống hiến bằng sức lực của mình. Ước mơ và phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực + Hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi nơi, mọi lúc d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0,25 sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 2 Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: 10 “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25) 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự (9.0) cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi: 1,0 – Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi). – Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy. -> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi. 3.2. Bình luận sức mạnh của thơ 1,0 a. Công dụng trước hết của thơ là gọi tên sự vật: Mọi loại 4
- hình nghệ thuật đều phải lấy hiện thực làm chất liệu sáng tác cho mình. Một tác phẩm thơ có giá trị phải bắt rễ thật chặt với hiện thực cuộc sống để phản ánh một cách trung thực, sinh động những vấn đề tiêu biểu, điển hình trong cuộc sống. b. Không chỉ gọi tên sự vật, thơ ca”tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, hình ảnh, toả ra vùng ánh sáng động đậy”: - Vùng ánh sáng trong tác phẩm thơ: đó là ánh sáng của những kí thác, tâm sự, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mãnh liệt của tác giả gửi gắm vào tác phẩm của mình, có khả năng tung toả, mở rộng, khơi gợi cảm xúc, hình ảnh về cuộc sống; đặc biệt chiếu toả, soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ, lay thức tâm hồn ta những tình cảm tốt đẹp: biết rung động, say mê trước cái đẹp; biết buồn, vui, yêu ghét, căm thù; biết cho và nhận, hưởng thụ và cống hiến từ đó hướng đến cải tạo xã hội, hoàn thiện tâm hồn, nhân cách mỗi người. c. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy: Cái đẹp của hiện thực hay thế giới tâm hồn con người trong thơ được thể hiện ở “sức gợi”bằng ngôn ngữ có tính hàm súc của nghệ thuật, mang hơi thở cuộc đời, cảm xúc tâm hồn con người, thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh Đó là thứ ngôn ngữ có giá trị thẩm mĩ cao, gắn với cá tính, phong cách riêng của người nghệ sĩ. -> Nguyễn Đình Thi đã khái quát vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về giá trị sức mạnh của thơ ca trong việc phản ánh hiện thực và khơi gợi những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp cho mỗi người (gắn với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận) 3.3. Chứng minh 1,0 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm * Chứng minh nhận định vào tác phẩm 1,0 a) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã”gọi tên sự vật”bằng sự phản ánh chân thực, sinh động về hiện thực (Khái quát được hiện thực không khí lao động dựng xây CNXH ở miền Bắc những năm 1958; hoàn cảnh ra đời bài thơ gắn với sự thay đổi tư tưởng của Huy Cận về cuộc sống.) b) 2,0 - Thi phẩm Đoàn thuyền đánh cá là sự”giải toả”những cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp hoà hợp giữa bức tranh thiên nhiên, vũ trụ với người lao động, qua đó thể hiện tình yêu cuộc sống, niềm lạc quan, tin yêu phơi phới của nhà thơ trước cuộc đời, con người. (Phân tích, làm rõ vẻ đẹp hoà hợp giữa thiên nhiên và người lao động ở 3 phần, theo trình tự chuyến ra khơi đánh cá cùng những tình cảm của nhà thơ trong tác phẩm) - Bài thơ đã tác động sâu sắc tới người đọc, giúp ta nhận ra vẻ 5
- đẹp và giá trị thực sự của cuộc sống, thôi thúc ta sống có hoài bão, lí tưởng, biết yêu thiên nhiên, đất nước, hăng say lao động để góp phần dựng xây Tổ quốc. c)”Sức gợi”cảm xúc, tình cảm con người trước hiện thực cuộc 2,0 sống ở Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở dấu ấn đặc sắc về ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện (Phân tích, làm rõ giá trị nghệ thuật ở các phương diện: thể thơ 7 chữ; âm hưởng hào hùng, khoẻ khoắn; hình ảnh liên tưởng, kì vĩ; bút pháp pháp khoa trương, phóng đại, lãng mạn, bay bổng; sử dụng kết hợp hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như kết cấu lặp lại, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ, liệt kê, nói quá, từ láy ) 4. Đánh giá, nâng cao 1,0 – Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, tính nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ – đặc trưng cơ bản của thơ ca văn học. - Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn ở các hình tượng nghệ thuật, hình ảnh, nhạc điệu Làm sao đó để thông qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi trong thơ, người đọc như nhận ra cả thể giới đang hiện hữu, nhận ra chính mình ở trong đó, thêm hiểu về con người và bản thân mình hơn. - Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ gắn với thời đại, xã hội, con người cụ thể bằng cảm xúc chân thành của bản thân và sự đồng sáng tạo với người nghệ sĩ trong tác phẩm thơ ca. 4. Sáng tạo (0,25) Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 6
- PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8,0 điểm). Cho câu chuyện: Diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra người biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Mọi người xúm vào khuyên nhủ ông nhưng ông lão vẫn cứ khóc. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế, giờ lâu ông lão bỗng ngừng khóc và ôm lấy câụ bé. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời:”Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. (Theo”Phép màu nhiệm của đời”- NXB Trẻ, 2005) Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm). “ Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại của mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”. (Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, 2005, tr. 160) Qua trích đoạn”Làng”(Kim Lân) và”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật), hãy chứng minh rằng: các nhà văn đã”hát đúng giai điệu về thời đại của mình”và”miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”. Hết 7
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2019 -2020 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (8,0 điểm). 1. Về kĩ năng: - HS trình bày dưới dạng bài văn nghị luận xã hội, có hệ thống luận điểm 0,5 đ rõ ràng, chính xác, khoa học. - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, không mắc 0,5 đ lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Về kiến thức: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đạt được những nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 0,5 đ * Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện: - Em bé đạt giải trong cuộc thi là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với 0,5 đ người khác. Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là quá đủ. - Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất”trẻ con”: ngồi vào lòng 0,5 đ người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống -> Quan tâm, lắng nghe chân thành là cách chia sẻ hiệu quả nhất. * Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện: - Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau 1,0 đ thương, cần một mối đồng cảm từ những người xung quanh (học sinh lấy dẫn chứng trong cuộc sống, văn học để làm rõ). - Sự quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách 1,0 đ thể hiện sự quan tâm đó như thế nào cần tùy thuộc ở mỗi người (học sinh lấy dẫn chứng trong cuộc sống, văn học để làm rõ). * Liên hệ, mở rộng: - Trong cuộc sống có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ 0,5 đ những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi người phải suy ngẫm. Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống. 8
- - Sự quan tâm phải xuất phát từ một tình cảm chân thành, không vụ lợi 0,5 đ - Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ với khó khăn, bất 0,5 đ hạnh đau khổ của người khác. * Khẳng định, lời khuyên: - Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được 0,5 đ một việc ý nghĩa. - Liên hệ bản thân. 0,5 đ * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. 1,0 đ Câu 2 (12,0 điểm). 1. Về kĩ năng (1,0 đ): - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học, vận dụng tích hợp liên môn. - Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc, thể hiện được năng lực cảm nhận sâu sắc. 2. Về kiến thức (11,0 đ): Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau: * Giải thích - Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực thông qua lăng kính chủ 0,5 đ quan và sự sáng tạo của người cầm bút. - Hiện thực được phản ánh phải trung thực, phù hợp với hoàn cảnh của 0,5 đ thời đại. Hiện thực mỗi thời kì khác nhau nên văn học mang lại nội dung cụ thể của thời đại: thời đại nào, văn học ấy. - Bằng sở trường của mỗi nhà văn, hiện thực cuộc sống được ghi lại trong 0,5 đ tác phẩm bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo. Mỗi tác phẩm tồn tại như một thông điệp báo cho người đọc hôm nay biết tác phẩm ấy đang ở đâu trong chiều ngang của không gian và khoảng nào trong chiều dọc của lịch sử. Lời bàn trên về mối quan hệ giữa cuộc sống, tác giả, tác phẩm thật sâu sắc. *Chứng minh qua trích đoạn”Làng”(Kim Lân). - Giai điệu về thời đại được nhà văn Kim Lân khai thác là đời sống kháng 3,0 đ chiến của nhân dân ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai - nhân vật tiêu biểu cho người nông dân yêu nước thời kì đó. Chọn lọc, phân tích dẫn chứng: + Ở nơi tản cư ông nhớ làng, khi nghe tin quân ta thắng trận ở khắp nơi, 0,5 đ ông vui tươi phấn khởi như mở cờ trong bụng. + Khi đột ngột nghe tin dữ làng Chợ Dầu theo giặc, ông đau đớn và thể 0,5 đ hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, tự hứa với lòng mình quyết tâm theo kháng chiến, theo Cụ Hồ, Khi nghe được tin cải chính + Kim Lân đã”hát đúng giai điệu về thời đại của mình ”. Nông dân là 0,5 đ 9
- lực lượng cơ bản của Cách mạng, những con người hiền lành, chất phác trong đời sống hàng ngày nhưng rất giàu lòng yêu nước, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Người nông dân không còn u mê, ngu muội, cam chịu đời sống nô lệ như trước nữa. Ánh sáng của Đảng, Cách mạng đã soi sáng, dìu dắt họ thoát khỏi đêm trường khổ ải, bước đi trên con đường độc lập, tự do, được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. Đó chính là những chuyển biến trong nhận thức, trong tâm tư, tình cảm của người nông dân mà Kim Lân là người rất thấu đáo, tường tận. - Hình ảnh người nông dân từ hiện thực đi vào trong tác phẩm không hề 0,5 đ tô vẽ. Nhân vật ông Hai cũng chính là bóng dáng, là tấm lòng, tình cảm, tinh thần của Kim Lân và biết bao người Việt Nam đối với quê hương, đất nước. Làng không chỉ nói về một làng Chợ Dầu cụ thể mà tất cả mọi làng quê trên đất nước Việt Nam đều có chung tinh thần ấy. Cũng nhờ vậy mà vẻ đẹp của “Làng”được tỏa sáng. * Chứng minh qua”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật). - Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác là hiện thực của đất nước 0,5 đ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với lớp lớp thanh niên”xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, những chiếc xe không kính vẫn tiến thẳng ra mặt trận, đã trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng, phản ảnh đúng tính chất khốc liệt của cuộc chiến. - Song giai điệu về thời đại mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn ca hát, đó 2,5 đ là vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe. (Chọn lọc, phân tích dẫn chứng để làm rõ: tư thế ung dung, tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ coi thường hiểm nguy, thử thách, trẻ trung, sôi nổi, ấm áp tình đồng chí, đồng đôij, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam). - Bài thơ vừa mang không khí của thời đại, vừa mang tầm vóc lịch sử. Đó 0,5 đ là tiếng nói của cuộc sống hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mĩ, là biểu tượng tuyệt vời về người lính Trường Sơn. Bài thơ góp phần làm sống mãi hình ảnh thể hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh gian khổ mà oanh liệt, trở thành bài thơ nổi tiếng, được nhiểu người yêu thích. * Đánh giá - Hai tác phẩm là hai giai điệu hát cho hai thời kì kháng chiến chống thực 0,5 đ dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, là”những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”giúp cho thế hệ sau thấy được học đã sống, chiến đấu và chiến thắng oanh liệt như thế nào. - Kim Lân và Phạm Tiến Duật là những tác giả có sự sáng tạo độc đáo, 0,5 đ tạo nên hai tác phẩm tiêu biểu cho hai thể loại văn học ở hai thời kì – hai bài ca hát mãi với thời gian làm rung động lòng người. Vẻ đẹp của nó đã minh chứng cho nhận định”hát đúng giai điệu về thời đại của mình”và”miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”. Hết 10
- PHÒNG GD- ĐT ANH SƠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9– MÔN NGƯ VĂN PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình. (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương, NXB Văn học, Năm 2015, tr 21) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp tu từ đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1 (6.0 điểm): Suy nghĩ của em về câu nói: Cháy lên để tỏa sáng. Câu 2 (10.0 điểm): Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều, giáo sư Lê Trí Viễn viết: Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam. Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của tác giả Truyện Kiều. Bằng những đoạn trích đã học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9 - tập 1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 11
- PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Ngữ văn 9 Khóa thi ngày: 16/01/2020 NĂM HỌC: 2019-2020 Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ ĐỀ XUẤT (Không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang 02 câu Câu 1.(8,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau: “Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả.Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được.Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.” (Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123) Câu 2.(12 điểm) Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng:”Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi " (Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ”Ánh trăng”(Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 12
- PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 24/10/2019 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa ( ) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo. Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985) Câu 1. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ sân khấu. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển. Câu 3. Đoạn thơ đã gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo? PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. (7.0 điểm) Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười. (Trịnh Công Sơn. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui) Từ nội dung của những ca từ trên, em hãy viết một bài văn bàn luận về niềm vui trong cuộc sống. Câu 2. (10.0 điểm) Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng:”Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) 13
- PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THỊ Xà ĐIỆN BÀN Năm học 2019-2020 Môn thi : NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Ngày thi : 10/10/2019 Câu 1: (2.0 điểm) Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I) Câu 2: (3.0 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 3: (5,0 điểm) “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp." Hãy khám phá”xứ sở của cái đẹp”qua bài thơ”Sang thu”của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9, tập 2). -HẾT- CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k; 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=60k; 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9; 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 14
- UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019 -2020 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9 Đề chính thức Ngày thi: 13/01/2020 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1. (8 điểm) "Những giọt sương lặn vào lá cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương " (Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân) Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ đoạn trích trên. Câu 2. (12 điểm) “Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người.”(Hoài Thanh) Bằng những hiểu biết của em về các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều - Nguyễn Du hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. .Hết 15
- PHÒNG GD & ĐT ĐÔ LƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 C ĐỀ CHÍNH THỨ Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi: 13/12/2019 PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cách yêu bản thân,chấp nhận bản thân mà tôi tán thành không phải là yêu bản thân theo cách tự phụ, chỉ biết đến mình mà thôi. Cách yêu bản thân mà tôi khuyến khích là yêu không vị kỷ. Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho mà không cần phải được yêu cầu. Bạn chia sẻ ngay cả khi bạn không có nhiều. Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm người khác mỉm cười. Bạn yêu bản thân bởi vì bạn không chỉ sống cho bản thân mình. Bạn hạnh phúc và hài lòng với chính mình bởi vì bạn làm cho những người khác hạnh phúc để đếm gần bên bạn. (Trích Vẻ đẹp khó thấy, Sống cho điều ý nghĩa hơn, Nick Vujicic, NXB Tổng hợp TP Hồ chí minh, 2013,tr 27) Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Chỉ rõ biện pháp thu thừ có trong hai câu: Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho mà không cần phải được yêu cầu. Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu: Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm người khác mỉm cười. Câu 4: Từ đoạn trích, Trình bày 5-7 dòng về: Cách yêu bản thân của em. PHẦN 2: LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1: (6,0 điểm) Kết thúc năm học 2018 - 2019, thầy giáo Đỗ Đức Anh (giáo viên Ngữ văn trường THPT Bù Thị Xuân, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh) đã giao cho các em học sinh”bài tập về nhà”rất đặc biệt. Bài tập đó gồm 6 câu với câu số 6 là: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc. Từ bài tập trên của thầy, em hãy viết một bài văn ngắn với đề tài: Người tử tế. Câu 2: (10 điểm) Bàn về những vấn đề liên quan đến văn học, Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Qua một vài tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 - tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh . Chữ ký giám thị 1: . Chữ ký giám thị 2: 16
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN ĐỐNG ĐA NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 19 - 10 - 2019 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (6 điểm) Chiếc lá vàng Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi: - Sao sớm thế? Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non. (Theo”Truyện ngụ ngôn chọn lọc", NXB Thanh niên, 2003) Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên bằng một bài văn ngắn (khoảng hai trang giấy thi). Câu 2 (14 điểm) Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng:”Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.” Em hãy lựa chọn và phân tích một tác phẩm trong chương trình THCS để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 17
- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THÀNH PHỐ PLEIKU NĂM HỌC: 2019 -2020 Môn: Ngữ văn (thời gian: 120 phút) ĐỀ BÀI: Câu 1: (2.0 điểm) Cảm nhận của em về những câu thơ sau: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Câu 2 (3 điểm) LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời, miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát:”Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”Họ đi tiếp tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối nước và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:”Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi:”Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết lên đá?”Anh ta trả lời:”Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 160) Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống. Câu 3: (5.0 điểm) Nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà cho rằng:”Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bếp lửa của Bằng Việt, hãy làm sáng tỏ ý kiến. HẾT 18
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 02 câu, 01 trang) Câu 1. (4,0 điểm) Suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ bức ảnh dưới đây. Câu 2. (6,0 điểm) Trong bài viết Sự sáng tạo cái mới trong văn học nghệ thuật, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới Cái quý của nhà văn là sáng tạo ra cái mới chứ không phải viết được nhiều. (Văn học và thời gian – NXB Văn học, 2001 – trang 185) Hãy làm rõ sự sáng tạo cái mới của Huy Cận trong đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng (Trích Đoàn thuyền đánh cá) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2: 19
- PHÒNG GD & ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN HÀ ĐÔNG MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2019 - 2020 Thời gian: 150 phút ĐỀ BÀI Câu 1: (7 điểm) Greta Thunberg (16 tuổi) là nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển. Trước sự chậm trễ của các nhà lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Thunberg có bài phát biểu chỉ trích mạnh mẽ các lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động Khí hậu (ngày 23/9/ 2019, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ). Cô bé khẳng định:”Các ngài đã đánh cắp ước mơ và tuổi thơ của chúng cháu bằng những ngôn từ sáo rỗng Mọi người đang chịu đau khổ, mọi người đang chết”. Sự kiện nêu trên gợi trong em những suy nghĩ gì? Hãy trình bày những suy nghĩ ấy bằng một bài viết ngắn (dưới 02 trang giấy thi). Câu 2: (13 điểm) Em hãy làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Nghiêm Toản: Trong”Đoạn trường Tân Thanh”luôn luôn có những bức tranh nho nhỏ như những hạt kim cương rải rác đính trên một tấm thêu nhung”. (Trích trong Việt Nam văn học sử trích yếu”- 1949) Hết 20
- UBND TỈNH HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN Ngày thi: 15 tháng 01 năm 2020 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 câu hỏi, 01 trang) Câu 1: (4.0 điểm) Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đến xin thần Dớt thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói:”Con không thích đứng ở góc đường chân trời. Ở đó không có gì nổi bật cả". Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ:”Quan trọng là bản thân có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng không". Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. Câu 2: (6.0 điểm) Ánh sáng từ bài thơ”Bếp lửa”của Bằng Việt (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9; 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 21
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP THÀNH PHỐ HUẾ Năm học 2019- 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , nhà thơ Nguyễn Duy viết: Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao. Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. 1.1. (1,5 điểm) Xác định biện pháo tu từ từ vựng có trong khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng. 1.2. (0,5 điểm) Cảm nhận của em về giá trị biểu đạt của cụm từ”trong leo lẻo”trong câu thơ trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Câu 2. (3,0 điểm) Cho thông tin sau: Bill Gates hiện là một trong những tỉ phú của thế giới. Nhà đồng sáng lập Microsoft có khối tài sản ước tính trị giá 104 tỉ USD. Ông và vợ (bà Melinda) cũng thường xuyên đến các quốc gia để làm từ thiện, quyên góp hàng triệu USD cho chăm sóc sức khỏe và phát triên giáo dục. “Hạt gạo từ tâm 5000 đồng”(số 22 Mang Cá, Thành phố Huế) là quán cơm xã hội được thành lập và duy trì hoạt động bởi các bạn trẻ đến từ Hội từ thiện”hearts for bridging – Lết nối những trái tim”. Trung bình mỗi tháng, quán cơm xã hội này hỗ trợ gần 5000 suất cơm giá rẻ cho người lao động nghèo và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế. (nguồn Internet) Từ những thông tin trên, bằng một văn bản (không quá 01 trang giấy thi), hãy viết những suy nghĩ của em về sự giàu có vật chất và giàu có tấm lòng. Câu 3. (5,0 điểm) Nhà văn Anh A.L.Huxley cho rằng: Văn học giống như ánh sáng, nó có thể xuyên thấu mọi thứ. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên bằng trãi nghiệm văn học, hãy làm rõ cách hiểu đó qua một văn bản đượ học trong chương trình Ngữ văn THCS đã giúp em nhận ra ánh sáng xuyên thấu trong cuộc sống của mình. Hết 22
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi 24/12/2019 I.PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông. Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư. Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư. (Trích lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn) Câu 1. (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 2(1,0 điểm). Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong hai câu hát: Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư. Câu 3 (1,0 điểm). Hãy chép lại hai câu tục ngữ Việt Nam được gợi nhớ từ nội dung của câu hát: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội. Câu 4 (1,5 điểm). Bức thông điệp được gửi đến người đọc qua đoạn trích là gì? II.PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 ĐIỂM) Câu 1 (6,0 điểm). Từ việc đọc hiểu đoạn trích trong bài hát Khát vọng của Phạm Minh Tuấn cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ về ước mơ, khát vọng sống của tuổi trẻ hiện nay bằng một văn bản (không quá 02 trang giấy thi). Câu 2.(10,0 điểm) Rất thèm người nhưng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa cuả Nguyễn Thành Long lại xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét không một bóng người để rồi vẫn luôn khao khát được gặp người. Rất yêu thương con nhưng nhân vật anh Sáu trong tác phẩm Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng lại dứt khoát từ giã gia đình đi chiến đấu, để rồi khôn nguôi thương nhớ con. Qua cảm nhận về những hành động, nghịch lí của hai nhân vật trên, em hãy chỉ ra những thông điệp mà các tác giả gửi gắm. Hết . (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh Số báo danh . Chữ ký của giám thị: .Phòng số 23
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN KẾ SÁCH NĂM HỌC 2019 – 2020 ¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề chính thức Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi này có 01 trang Câu 1: (8,0 điểm) Trong nhà trường, trước đây, theo nhận định của nhiều phụ huynh và giáo viên, hiện tượng nói tục, chửi bậy chỉ có ở những học sinh cá biệt; thì hiện nay, ngày càng phổ biến cả với những học sinh ngoan, hiền. (Tin trên báo Thanh Niên Online) Theo em, cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện lời ăn tiếng nói của học sinh như thế nào? Câu 2: (12 điểm) “Dù nơi núi cao, biển xa hay heo hút chân trời góc bể, vẫn có những người lao động nhiệt tình, âm thầm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc”. Dựa vào hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm sáng tỏ nhận định trên./. 24
- UBND HUYỆN KIM THÀNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8,0 điểm). Cho câu chuyện: Diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra người biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Mọi người xúm vào khuyên nhủ ông nhưng ông lão vẫn cứ khóc. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế, giờ lâu ông lão bỗng ngừng khóc và ôm lấy câụ bé. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời:”Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. (Theo”Phép màu nhiệm của đời”- NXB Trẻ, 2005) Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm). “ Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại của mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”. (Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, 2005, tr. 160) Qua trích đoạn”Làng”(Kim Lân) và”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật), hãy chứng minh rằng: các nhà văn đã”hát đúng giai điệu về thời đại của mình”và”miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”. Hết 25
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN LÝ NHÂN Năm học 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ I (có 02 trang) (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: " Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một thêm bạc như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi tóc bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỷ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng." (Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018) a. (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? b. (0,5 điểm): Đặt nhan đề cho văn bản trên. c. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong những câu văn sau:”Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi tóc bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn". d. (1,0 điểm):”Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy". Trong đoạn văn trên tác giả nhắc đến những món ăn nào? Tại sao những món ăn ấy lại được cảm nhận là: anh em tôi thấy ngon biết mấy. đ. (1,0 điểm): Qua đoạn văn, tác giả thể hiện được tình cảm gì với gia đình. Câu 2. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom ” (Trích”Khoảng trời hố bom”- Lâm Thị Mỹ Dạ) a. (1,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1 cũng có những câu thơ nói về ngọn lửa. Em hãy chép lại những câu thơ đó. Những câu thơ vừa chép ở bài thơ nào? Ai là tác giả? b. (1,0 điểm): Chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh”ngọn lửa”trong mỗi đoạn thơ trên. 26
- II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14 điểm) Câu 1. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người phụ nữ trong những đoạn thơ phần đọc hiểu văn bản (Bài viết không quá 02 trang giấy thi). Câu 2. (9,0 điểm) Năm 2019, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về một số sự việc sau: - Một Đại úy công an”đại náo”sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. - Tại một cây ATM, một thanh niên đánh một phụ nữ vì bị nhắc nhở phải xếp hàng khi chờ rút tiền. - Một lái xe tải đã dừng lại, xuống xe để dắt một bà cụ qua đường quốc lộ. - Một em bé cắm cúi nhặt những tờ hóa đơn mà người rút tiền trong cây ATM vứt xuống đất để bỏ vào sọt rác. Em hãy gọi tên những sự việc trên và viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình. Hết CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 27
- UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (4,0 điểm) Trong một chiều thanh minh, bên dòng suối nhỏ, Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên, Nguyễn Du miêu tả: “Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện Kiều lại viết: “Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.” Em hãy nêu nét đặc sắc trong việc sử dụng từ ngữ và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du ở hai đoạn thơ trên. Câu 2: (6,0 điểm) Nhà thơ Ta-go cho rằng“Thà làm một bông sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông.”Em suy nghĩ gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Câu 3 (10,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng trăng trong hai đoạn thơ sau: Đoạn 1: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí – Chính Hữu – SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.129) Đoạn 2: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy - SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.156) Hết 28
- PHÒNG GD&ĐT MINH HÓA ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày tháng 11 năm 2019 Môn thi: Ngữ văn Họ và tên: LỚP 9 SỐ BÁO DANH: Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 01 trang Câu 1 (2 điểm) Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ sau: ”Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” (Trích:”Bếp lửa”- Bằng Việt) Câu 2 (3 điểm) Đọc câu chuyện sau: Vết nứt và con kiến “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. (Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống) Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân. Câu 3 (5 điểm) “Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người” (Đặng Thai Mai –”Trên đường học tập và nghiên cứu”- NXB Văn học 1969) Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm”Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I) Hết 29
- HUYỆN MƯỜNG LA CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I- Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình. (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? Căn cứ nào để xác định thể loại đó? (1.0 đ) Câu 2: Trong các từ sau:”tóm tém”,”châu chấu”,”cào cào”, từ nào là từ láy? (1.0 đ) Câu 2: Xác định 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (1.0 đ) Câu 4: Nêu cảm nhận của em về”ngày thơ bé”của tác giả trong đoạn thơ.(Viết khoảng 5- 7 dòng) (1.0đ) Phần II- Làm văn (16 điểm) Câu 1. (6 điểm) CÂU CHUYỆN CỦA HÒN SỎI Một hòn sỏi kể về nguồn gốc của mình:”Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”. Em hãy trình bày suy nghĩ về thông điệp cuộc sống mà văn bản trên gợi ra? Câu 2. (10 điểm) Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật. Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc, Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây. (Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985) Từ một tác phẩm thơ đã học, em hãy bàn luận về quan niệm trên? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./ 30
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THÀNH PHỐ NINH BÌNH Năm học 2019 - 2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Đề gồm 05 câu trong 02 trang) Thời gian làm bài 150 phút Phần I: Đọc - hiểu văn bản(6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “Ông ấy cũng giống như chúng ta”. Đây là nhận xét của giới truyền thông phương Tây trong những ngày vừa qua về Bill Gates, người giàu thứ 2 thế giới hiện nay với khối tài sản ước tính lên đến 96 tỷ USD. Tờ Sydney Morning Herald thuật lại rằng, nhà đồng sáng lập Microsoft khi đến cắt tóc tại một cửa hàng ở Double Bay thuộc ngoại ô Sydney, trong một chuyến thăm thành phố này đã xếp hàng như bao người khác. Đây quả là một thông tin tin khiến không ít người cảm thấy hiếu kỳ, vì trong tưởng tượng của hầu hết chúng ta một đại tỷ phú như Bill Gates hẳn phải có thợ cắt tóc riêng hoặc phải có những”đặc quyền đặc lợi”khi đến bất cứ đâu, được ưu tiên, được cung phụng,vv và vv Thế nhưng ông ấy vẫn xếp hàng như bao vị khách khác. Điều thú vị là khi vị tỷ phú 63 tuổi hỏi người thợ cắt tóc rằng liệu ông có thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê hay không thì được trả lời: Ông có thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu. Bill Gates khiêm nhường thì đã đành, mà quy định của cửa hiệu cắt tóc này rất rõ ràng. Họ coi mọi khách hàng đều bình đẳng như nhau. Đây không phải hoàn toàn là điều dễ gặp, khi mà đứng trước một nhân vật nổi tiếng, đầy quyền lực như Bill Gates đâu phải ai cũng giữ được cách ứng xử điềm nhiên, sòng phẳng như người thợ cắt tóc kia! ( ) Có thể nhiều người có tiền mua burger hay cắt tóc, nhưng không phải ai cũng khiêm nhường xếp hàng như Bill Gates. Ngược lại không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates, song vẫn có thể học được rất nhiều điều về phong cách sống của ông, tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh! (Theo Bích Diệp, ngẫm về sự giản dị của tỷ phú - Báo Dân trí) Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 2 (3,0 điểm). Câu văn in đậm ở văn bản trên, xét về cấu tạo thuộc loại câu gì? Vì sao? Việc”Tỷ phú Bill Gates 63 tuổi xếp hàng và hỏi người thợ cắt tóc có thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê không thì được trả lời: Ông có thể tự do đi lấy cà phê, miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu”nói lên điều gì trong cách ứng xử nơi công cộng của Bill Gates và người thợ cắt tóc? Câu 3 (1,0 điểm). Theo người viết, Bill Gates là tỷ phú có phong cách sống như thế nào? Điều gì khiến ông ghi điểm trong lòng công chúng? Câu 4 (1,5 điểm). Em rút ra bài học gì cho bản thân từ văn bản trên? Phần II: Tạo lập văn bản (14 điểm) Câu 1(4,0 điểm). Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, theo em người giàu có về trí tuệ có cần giàu có về nhân cách không? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 600 từ) để nêu lên ý kiến của mình. Câu 2(10,0 điểm). Không có tiếng nói riêng, tác phẩm văn học sẽ không có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua văn bản”Lặng lẽ Sa Pa”của nhà văn Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo Dục). Hết 31
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG TỈNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN (VÒNG 3)LỚP 9 NĂM HỌC: 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: Đọc – hiểu (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”. (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004) Câu 1. Gọi tên hai biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để kể chuyện. Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai”mong được ông chủ mang gieo xuống đất.”? Câu 3. Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống? Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản? II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1. (6.0 điểm) LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát:”Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp tục, thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:”Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi:”Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh ta trả lời:”Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. 32
- Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1,NXB giáo dục, 2009, tr 160) Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lỗi lầm và sự biết ơn trong cuộc sống. Câu 2(10.0 điểm) “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”(Pautopxki) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy khám phá xứ sở của cái đẹp qua bài thơ sau của nhà thơ Hàn Mạc Tử: MÙA XUÂN CHÍN Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi; Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây, Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang?” HẾT 33
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN PHÚ HÒA NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: Ngữ văn 9 (vòng1) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1.(8.0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói:”Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.”. Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không. Anh nói to với con:”Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ.” Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng:”Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu cảu con vào đó. Tất cả dành cho cha mà.” Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình. (Trích Hạt giống tâm hồn) Thực hiện các yêu cầu: a) Bài học rút ra từ câu chuyện trên. b) Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một tang giấy thi) nói về chủ đề gia đình. Câu 2.(12.0 điểm) Nói về văn thơ hiện đại Việt Nam, có ý kiến cho rằng: Thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? bằng những tác phẩm văn học giai đoạn này đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 34
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THỊ XÃ QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ - NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) Câu 1 (8.0 điểm) 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Dội nước lạnh để dập tắt hay làm bùng nổ nghị lực tiềm tàng của người khác, đó là sự lựa chọn thái độ ứng xử của chúng ta trước những thất bại ( ) Ngạn ngữ xứ mình có câu”Thất bại là mẹ thành công”nhưng nhìn lại câu chuyện tối qua, có hai cách ứng xử với thất bại. Có không ít người ngoài cuộc đã chế giễu sai lầm của thủ môn Bùi Tiến Dũng một cách thiếu tế nhị, đã đổ lỗi - thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức rằng”tuyển”thì không thể có những sai lầm”vớ vẩn". Còn người trong cuộc thì sao? Thành Chung, sau khi ghi bàn gỡ hòa đã vội vàng chạy về ôm Tiến Dũng - người đồng đội vừa gây ra sai lầm - để động viên.( ) Người có”quyền sinh sát”với mọi cầu thủ - Huấn luyện viên Park Hang Seo khi nhận được câu hỏi về sai lầm của học trò mình đã bình thản trả lời:”Mọi sai lầm của cầu thủ trên sân đều là lỗi của ban huấn luyện”. (Theo Học được gì từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng? Gia Tuệ - Trích báo Phụ nữ online - Sau trận Việt Nam gặp Indonesia – SEA Games 30, ngày 01/12/2019) a. Thông điệp được tác giả gửi đến người đọc qua ngữ liệu trên là gì? (1,0 điểm). b. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ (gạch chân) trong câu văn sau đây:”Dội nước lạnh để dập tắt hay làm bùng nổ nghị lực tiềm tàng của người khác, đó là sự lựa chọn thái độ ứng xử của chúng ta trước những thất bại”(1,0 điểm). c. Trình bày suy nghĩ về câu ngạn ngữ”Thất bại là mẹ thành công”. (6,0 điểm). Câu 2 (12.0 điểm) Bàn về thơ, Lưu Quang Vũ từng viết: “Mỗi bài thơ của chúng ta Phải như một ô cửa Mở tới tình yêu” (Liên tưởng tháng hai) Anh/chị hiểu thế nào về ý thơ trên và làm sáng tỏ qua một bài thơ trong chương trình đã học. –––––––––––––Hết–––––––––––– Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: 35
- UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 17.01.2020 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi này gồm có 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi nghe kể rằng, khi một con chim đại bàng biết sắp có bão, nó sẽ bay tới một chỗ nào đó thật cao và chờ gió tới. Khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ mở rộng cánh và chính cơn gió đầy nguy hiểm ấy sẽ nâng đại bàng lên cao, cao hơn cả bão. Trong khi mưa bão gầm gào giận dữ ở bên dưới, thì đại bàng đang sải cánh bên trên. Đại bàng không đi trốn cơn bão, đại bàng lại dùng cơn bão để nâng nó lên cao hơn, vì nó cưỡi trên những cơn gió mang bão tới, có lẽ chính vì vậy mà đại bàng mạnh mẽ, oai hùng và được coi là vua chim chăng? (Theo Sống đẹp - Điều kì diệu của cuộc sống, NXB Hà Nội, 2017, tr 21) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung của văn bản? Câu 3: (2 điểm) Trong văn bản trên, đại bàng đã làm gì để tránh bão? Hành động đó của đại bàng có ý nghĩa như thế nào? Câu 4: (1) Bài học rút ra từ văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN: (16 điểm) Câu 1: (6,0 điểm) Từ câu chuyện ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:”Nếu cứ chờ đợi cho đến lúc mọi thứ đã sẵn sàng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu”(I.Turgeniev) Câu 2: (10,0 điểm) Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh” Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9, Tập 1) là một bài thơ hay./. 36
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP THÀNH PHỐ TUY HÒA 9 THCS, NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: NGŨ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 05/12/2019 Thời gian: 150 phút(không kể thời gian phát đề) Câu 1: (8,0 điểm) Đọc bài thơ sau: QUÁN HÀNG PHÙ THỦY (K.Badjadjo Pradip) Một phù thủy Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thủy ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non. Còn quả chính, anh phải trồng, không bán!” (Thái Bá Tân dịch) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa triết lí của bài thơ. Câu 2: (12,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất. Có ý kiến cho rằng: Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: Cách kết thúc của tác giải như vậy là hợp lí. Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên. HẾT 37
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN TỨ KỲ NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau: Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén. (Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123) Câu 2: (12 điểm) Có ý kiến khẳng định: thiên nhiên trong”Truyện Kiều”của Nguyễn Du chiếm một vị trí danh dự. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua các đoạn trích Truyện Kiều”đã học trong SGK NV9 tập 1. 38
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI HƯNG HÀ Lớp 9, cấp huyện, năm học 2019 - 2020 Môn kiểm tra: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề kiểm tra này gồm 01 trang) Câu 1 (6,0 điểm). Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. Viết bài nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 2 (14,0 điểm). “Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người” (Đặng Thai Mai - Trên đường học tập và nghiên cứu – Nhà xuất bản Văn học, năm 1969). Bằng sự hiểu biết về Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2013), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1: Giám thị 2: 39
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THÀNH PHỐ VINH NĂM HỌC 2019-2020 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thơi gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung lính cháy. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ:”Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình:”Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau:”Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị:”Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. (Nguồn Câu 1. (1,0 điểm): Xác định và nêu hiệu quả các biện pháp tư từ được sử dụng trong văn bản Câu 2. (1,0 điểm):”Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi”. Câu văn gợi cho em suy nghĩ gì về cây nến? Câu 3. (1,0 điểm): Vì sao ngọn nến buồn thiu khi đèn dầu được thắp lên? Câu 4. (1,0 điểm): Trình bày ngắn gọn bài học của bản thân được rút ra từ văn bản II. LÀM VĂN Câu 1 (6,0 điểm) Cảm nhận hình ảnh vầng trăng trong hai đonạ thơ sau: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ (Trích Vọng nguyệt, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2013, tr.37) Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.129) Câu 2.(10,0 điểm) Bàn về thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng: Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả, còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Từ những hiểu biết về các đoạn trích”Cảnh ngày xuân”và”Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên Hết 40
- UBND HUYỆN THANH SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1. (8,0 điểm): Ngày 03/10/2019 bà Lê Thị Thu Hằng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao đã đưa tin:”Theo các cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết, nhóm tàu Hải Dương 8 lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định phù hợp với các quy định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên” (Theo: Báo lao động 03/10/2019) Từ tình hình biển đảo hiện nay, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh, thiếu niên, học sinh đối với biển đảo quê hương. Câu 2. (12,0 điểm): "Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người.” (Hoài Thanh) Bằng những hiểu biết của em về các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT Số báo danh: , Họ và tên thí sinh: (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 41
- UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 5 tháng 12 năm 2019 Phần I. (8 điểm): Bức tranh tuyệt vời Một họa sĩ suốt đời mơ ước về một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời:”Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời:”Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”. Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời:”Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp.” (Theo”Phép mầu nhiệm của đời”, NXB Trẻ, 2004) Nếu được hỏi,em sẽ lựa chọn điều gì là đẹp nhất trên trần gian để họa nên bức tranh tuyệt vời? (Trình bày bằng 1 bài văn nghị luận khoảng 02 trang giấy thi). Phần II. (12 điểm) Claudio Magris - một nhà văn Ý cho rằng:”Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào”. Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm thơ hoặc truyện trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, 9 em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Chúc các em làm bài tốt! 42
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG 1 HUYỆN THANH LIÊM NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia dưới lá là hầm, là tăng, là võng là cơn sốt rét rừng vàng bủng là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn ngủ ôm súng suốt một thời trai trẻ đêm trăn trở đố nhau: bao giờ về thành phố? con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về! [ ] Qua hai mùa thay lá những hàng me cái tết hoà bình thứ ba đã tới chao ôi nhớ tết rừng không hương khói đốt nhang lên chợt hiện tiếng tắc kè Tôi giật mình nghe có ai nói ở cành me: sắp về! (Nghe tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy) Câu 1. Qua hồi tưởng của nhân vật trữ tình, em hiểu gì về những người chiến sĩ Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ? (1,5 điểm) Câu 2. Ở khổ 1 của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,5 điểm) Câu 3. Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9? Từ nội dung đoạn thơ, hãy chỉ ra điểm tương đồng về hoàn cảnh sáng tác và tư tưởng chủ đề của hai tác phẩm đó. (1,5 điểm) Câu 4. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận sâu sắc của em khi đọc đoạn thơ trên. (1,5 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện ngụ ngôn sau đây: CHIM CHÀNG LÀNG Chàng Làng vẫn thường hãnh diện và kiêu ngạo về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Nó có thể hót tiếng của nhiều loài chim. Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót lên cành cây cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa, khi thì giống giọng của sáo đen, khi là giọng của chích chòe, hoạ mi. Ai cũng khen chú bắt chước giống và tài tình quá. Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng Làng đứng mãi mà không hót được giọng của riêng mình, Chàng Làng xấu hổ cất cánh bay thẳng. Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho chính mình. Câu 2. (10,0 điểm) Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều đã học, đã đọc trong chương trình Ngữ văn lớp 9. – Hết – 43
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THỐNG NHẤT Năm học: 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm 01 trang; 02 mục; 05câu) I/ ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc thầm đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên, cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. (Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm – Sách Ngữ văn 9, tập 2) 1. Hãy cho biết phép lập luận của đoạn văn là gì? Đâu là luận điểm xuất phát? 2. Xác định kiểu câu của câu văn đầu tiên trong đoạn trích (Theo cấu trúc chủ - vị). Phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn ấy. 3. Cũng theo cấu trúc chủ - vị, câu văn cuối cùng của đoạn trích là kiểu câu gì? Vì sao em biết nó là kiểu câu ấy? II/ LÀM VĂN (7 điểm) 1. Từ nội dung phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày hiểu biết có được của bản thân sau khi đọc xong một quyển sách hay. 2. Trong tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết: “Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.” Hãy viết bài văn nghị luận để giải thích câu văn trên và phân tích tác phẩm”Ánh trăng”của Nguyễn Duy làm sáng tỏ ý nghĩa ấy. Hết (Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm) SBD: . Chữ ký của giám thị: 44
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN TRIỆU SƠN NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 03 tháng 12 năm 2019 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Có lần tôi nói dối mẹ Hôm sau tưởng phải ăn đòn Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn Ôm tôi hôn lên mái tóc - Con ơi trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. - Mẹ ơi chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu ” ( Lời mẹ dặn, Phùng Quán) Câu 1.(1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2.(1,0 điểm) Trong đoạn thơ, người cha trước khi nhắm mắt đã dặn con điều gì? Câu 3.(2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong những dòng thơ sau: Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu Câu 4.(2,0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm trong câu thơ: Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét không? Vì sao? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1.(4,0 điểm) Từ nội dung gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của lối sống chân thật trong cuộc sống. Câu 2.(10,0 điểm) Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết:”Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” Em hiểu như thế nào về quan niệm trên của Chế Lan Viên? Qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, liên hệ với bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên hãy làm sáng tỏ quan niệm trên. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) 45
- UBND HUYỆN VĂN BÀN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 - 2020 Đề thi môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 01 trang 02 câu) Câu 1 (8,0 điểm) CÁI KÉN BƯỚM Một cậu bé nhìn thấy cái kén của một con bướm. Một hôm cái kén hở ra một khe nhỏ, cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được kết quả nào cả, nên nó dừng lại. Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay, nhưng cơ thể nó bị phồng rộp lên và cánh nó co lại bé xíu. Cậu bé hi vọng đôi cánh sẽ đủ lớn để con bướm có thể bay lên. Nhưng chuyện đó đã không diễn ra. Thực tế, con bướm này phải bò trườn suốt cả cuộc đời. Nó không bao giờ bay được nữa. Cậu bé không hiểu rằng, chính việc tự mình nỗ lực thoát ra khỏi cái kén chật chội kia là điều kiện không thể thiếu để chất lưu trong cơ thể con bướm chuyển vào đôi cánh, giúp nó bay được. (Theo Hạt giống tâm hồn) Trình bày suy nghĩ của em về bài học nhận được từ câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm): Nhận xét về truyện”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:”Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật". Qua truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ___ Lưu ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 46
- PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn Ngày thi: 03/01/2020 (Thời gian làm bài 150 phút) (Đề thi gồm có 06 câu) PHẦN I: ĐỌC HIỂU - (6 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghi đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ được rửa sạch. Lỗi lầm của người khác thay vì gìn giữ trong lòng và tức giận, thì bỏ qua mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là môt bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 số tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt bừng sáng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo”Tony buổi sáng, cà phê cùng Tony – Tư duy tích cực”– NXB trẻ 2016) Câu 1 (1,0đ): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn? Câu 2 (1,0đ): Tìm và phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu văn:” Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt bừng sáng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” Câu 3 (2,0đ): Từ”cháy”trong câu cuối cùng được hiểu như thế nào? Diễn đạt bằng một đoạn văn khoảng 5 dòng. Câu 4 (2,0đ): Những thông điệp cho cuộc sống ý nghĩa mà em cảm nhận được qua đoạn trích? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN – (14 điểm) Câu 1 (4,0đ):”Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt bừng sáng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”. Viết một đoạn văn khoảng 300 chữ bàn về ý nghĩa của thông điệp này. Câu 2 (10,0đ):”Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”(Sóng Hồng). Hãy làm rõ điều đó qua hình tượng người lính thời chiến và thời bình trong 2 tác phẩm”Đồng Chí”(Chính Hữu) và”Ánh Trăng”(Nguyễn Duy). Hết 47
- SỞ GD&ĐT YÊN BÁI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Năm học 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể giao đề. (Đề thi có 03 câu, 01 trang) Câu 1: (4,0 điểm) Nhà thơ Tố Hữu trong bài”Khi con tu hú”đã mở đầu bằng câu thơ:”Khi con tu hú gọi bầy”và kết thúc bài thơ là”Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Trong bài thơ”Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt cũng viết: “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau trong sự cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ. Câu 2: (6,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về bài học cuộc sống đặt ra trong tác phẩm sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Câu 3: (10,0 điểm) Những nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam qua hình ảnh người lính trong tác phẩm”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật và nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long. Hết Lưu ý: Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: 48
- PHÒNG GD&ĐT T.X ĐÔNG TRIỀU KIỂM TRA LOẠI ĐỘI TUYỂN LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” (Trích Sang thu, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.70). Câu 2 (6,0 điểm) Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin: Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động rơi lệ. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự việc trên. Câu 3 (12,0 điểm) Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 09/01/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác phẩm”Chiếc lược ngà”của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT 49
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN GI I THI U Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ Ớ Ệ (Đề này gồm 2 câu, 01 trang) Câu 1: (4,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện dưới đây: LẠNH Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần. Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:”Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị và giàu có kia?”. Người đàn ông giàu có lui lại một chút, nhẩm tính:”Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù:”Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”. Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ:”Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”. Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng. (Theo www.sgd.edu.vn/hat-giong-tam-hon/) Câu 2: (6,0 điểm) Đọc”Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải, có ý kiến cho rằng:”Bài thơ không chỉ có hình tượng đẹp mà còn đầy ắp chất nhạc, chất thơ.” Bằng sự cảm nhận về tác phẩm, hãy làm sáng tỏ điều đó. Hết 50
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 THỌ XUÂN Môn thi: Ngữ Văn Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: LỜI NGUYỆN CẦU Môt con tàu đang lênh đênh trên biển gặp bão to và bị đắm. Chỉ có hai trong số những thủy thủ trên tàu đủ sức bơi một hòn đảo gần đó. Họ sống sót nhưng không biết làm gì để sinh tồn nên quyết định cầu nguyện. Tuy nhiên, họ muốn xem ai có lời nguyện cầu thấu tới Thượng đế nên đã phân chia lãnh thổ, mỗi người ở một nửa hòn đảo. Đầu tiên, họ cầu nguyện để có thức ăn. Sáng hôm sau, người đàn ông thứ nhất nhìn thấy một cây đầy trái ngọt ở trên phần đảo của mình, giờ thì anh ta không lo bị đói nữa. Người đàn ông kia lại ở mảnh đất cằn cỗi rất khó khăn để tìm đủ thức ăn cho mình. Sau một tuần, người đàn ông thứ nhất cảm thấy cô đơn. Anh ta quyết định cầu xin một người vợ. Ngày hôm sau, một con thuyền khác bị đắm và chỉ có một người phụ nữ duy nhất sống sót bơi được vào bờ đảo của anh ta. Ngay sau đó, anh ta lại cầu nguyện nhà cửa, quần áo và thêm nhiều thức ăn hơn nữa. Và như một phép màu, chỉ sau môt ngày cầu nguyện người đàn ông đó có mọi thứ mình muốn. Vậy mà, ở bên kia bờ đảo, người đàn ông thứ hai vẫn không có gì cả. Cuối cùng, người đàn ông thứ nhất cầu nguyện có một con tàu để anh ta và vợ có thể rời hòn đảo về đất liền. Vào buổi sáng, anh ta phát hiện một con tàu đang cập bến hòn đảo. Anh ta cùng vợ lên tàu, quyết định không gọi người đàn ông thứ hai cùng đi. Khi tàu chuẩn bị rời đi, anh ta chợt nghe thấy giọng nói từ trên cao vọng xuống:”Tại sao nhà ngươi không gọi người bạn đồng hành của mình đi cùng?". Người đàn ông trả lời:”Tôi là một người cầu nguyện chăm chỉ và tôi xứng đáng được hưởng những phước lành của tôi. Những lời cầu nguyện của anh ta không được Thượng đế trả lời vậy nên anh ta không xứng đáng được hưởng bất cứ điều gì".”Nhà ngươi lầm rồi", giọng nói quở trách vang lên.”Anh ta đã chỉ có một lời cầu nguyện duy nhất và ta luôn trả lời. Nếu không thì nhà người không bao giờ nhận được những phước lành ấy".”Hãy nói cho tôi biết, anh ta đã cầu nguyện điều gì?”Người đàn ông ngạc nhiên hỏi.”Người bạn tốt bụng của ngươi đã luôn cầu nguyện rằng mọi lời nguyện cầu của nhà ngươi sẽ thành sự thật”. (Trích”Quà tặng cuộc sống”) Câu 1: Trong văn bản các nhân vật được đặt vào một tình huống như thế nào? Ý nghĩa của cách tạo dựng tình huống đó? Câu 2: Lời nguyện cầu cho biết tính cách, lối sống của mỗi người như thế nào? Câu 3: Thượng đế có hoàn toàn công bằng không khi để người đàn ông thứ nhất được hưởng tất cả những phước lành đó? Câu 4: Câu chuyện đem đến cho người đọc những bài học sâu sắc nào? II. PHẦN LÀM VĂN (14 điểm). Câu 1. Nghị luận xã hội (4,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp cho và nhận được gửi gắm từ văn bản trên. Câu 2. Nghị luận văn học (10,0 điểm) So với cách”ngắm trăng”của Hồ Chí Minh trong Ngắm trăng (Vọng nguyệt), cách”ngắm trăng”của nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng có điều gì gần gũi, quen thuộc và điều gì là mới mẻ, bất ngờ? Bài học thấm thía rút ra từ hình tượng”ánh trăng”của ông là gì? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh .Số báo danh 51