Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019

docx 9 trang thaodu 4132
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (4.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kì diệu.” Hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 2 (6.0 điểm). Trong bài Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tác giả Phan Ngọc có viết: “Thiên nhiên của Nguyễn Du xuất hiện là để nói thay con người, bằng ngôn ngữ của chính nó.” Bằng hiểu biết của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
  2. Họ tên học sinh: Số báo danh: . Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giáo viên có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. - Điểm toàn bài là 10,0 điểm chi tiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm *Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Bài viết có bố cục rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài), lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. Câu 1 - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (4,0 đ) * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm bắt được nội dung, ý nghĩa của câu nói, học sinh lựa chọn cách làm bài khác nhau, song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: a. Mở bài: 0,25
  3. - Có lời dẫn hợp lý nêu đúng vấn đề nghị luận. - Trích dẫn ý kiến. b. Thân bài (3,5 điểm) * Giải thích ý kiến: - Tình yêu thương: Là sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống của mỗi con người. - Điều kì diệu: Những điều tốt đẹp mà người ta mơ ước hoặc (0,5) vượt ra ngoài mơ ước của con người, thậm chí làm thay đổi cuộc đời, khiến con người cảm thấy hạnh phúc. -> Câu nói trên muốn khẳng định tầm quan trọng, sức mạnh của tình yêu thương - một tình cảm đẹp của con người, có thể giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. * Phân tích, chứng minh: * Bàn luận, Phân tích tính đúng đắn của ý kiến: - Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng. + Lí giải- Vì sao cứ nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó có điều kì diệu? - Tình yêu thương chính là cầu nối, giúp con người tiến lại gần nhau hơn, cùng sẻ chia, vượt qua hoạn nạn; cuộc sống trở nên ấm áp, ngập tràn hạnh phúc. - Tình yêu thương là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam, nó giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. - Tình yêu thương còn là nơi bắt nguồn, nơi chắp cánh cho biết bao tình cảm cao đẹp khác: tình bạn, tình thầy trò, tình 2 người trong cuộc sống hôm nay.Thấu hiểu được vai trò tình yêu thương, ông cha ta từ xưa đã dạy: “ Lá lành đùm lá rách” hay là “ Thương người như thể thương thân” . + Chứng minh: Dẫn chứng: - Nhờ tình yêu thương, các bác sĩ đã cứu sống bao bệnh nhân hiểm nghèo Nhờ tấm lòng hảo tâm mà những chương trình từ thiện như Trái tim cho em, Cặp lá yêu thương, Lục lạc vàng, Tiếp sức hồi sinh, phong trào quyên góp ủng hộ trẻ em nghèo miền núi, đồng bào gặp thiên tai bão lũ đã đem lại nụ cười, cuộc sống tốt đẹp cho bao con người kém may mắn trong cuộc sống. (HS có thể lấy những dẫn chứng khác nhưng đúng vấn đề nghị luận vẫn cho đủ điểm) * Mở rộng vấn đề: 0,5
  4. - Phê phán một số người không có tình yêu thương: + Họ vô tình, không quan tâm đến người khác, dửng dưng trước hoàn cảnh đáng thương nhất. + Chỉ biết yêu chính bản thân mình mà không hề biết san sẻ tình yêu thương cho bất kì ai khác. - Hậu quả: Trở nên cô đơn lạc lõng, không bè bạn, người thân, cuộc sống nhạt nhẽo có thể dễ dàng gây ra cái ác, nỗi đau cho đồng loại. * Lật lại vấn đề: - Tình yêu thương không thể chỉ bằng lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. - Cần yêu thương đúng người, đúng cách * Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức: Hiểu được ý nghĩa bài học rút ra từ ý kiến. 0,5 - Hành động: Liên hệ bản thân. c. Kết bài: - Đánh giá khẳng định lại vấn đề, đưa ra lời nhắn nhủ, lời 0.25 khuyên đối với mọi người - trong cuộc sống cần phải có tình yêu thương * Yêu cầu về kĩ năng: Câu 2 - Đảm bảo một văn bản nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ (6,0 đ) chức sắp xếp hệ thống các luận điểm một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chuyển ý, chuyển đoạn tự nhiên; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, dùng từ * Yêu cầu về kiến thức: - HS có thể khai thác vấn đề, tổ chức sắp xếp luận điểm theo nhiều hướng, nhưng phải trên cơ sở hiểu đề, nắm chắc nội dung, nghệ thuật của hai đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích. Bài văn cần làm rõ các ý cơ bản sau: a.Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều. 0,5 - Nêu vấn đề nghị luận: trích lời nhận xét của Phan Ngọc. b. Thân bài (5,0 điểm) 1. Giải thích ngắn gọn lời nhận xét của Phan Ngọc. 0,5 điểm Nhận định của Phan Ngọc nói về bút pháp nghệ thuật 5,0 đặc sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Du miêu tả cảnh thiên nhiên còn là
  5. để gửi gắm những tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của con người. Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều không tách rời con người mà luôn gắn bó, hoà quyện, đồng hành với con người. 2. Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định: Cả hai đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích đều xuất hiện cảnh thiên nhiên. a “Thiên nhiên của Nguyễn Du xuất hiện là để nói thay con người, bằng ngôn ngữ của chính nó.” Được thể hiện trong đoạn trích:Cảnh ngày xuân + Bốn câu thơ đầu: Thiên nhiên xuất hiện trong buổi sáng mùa xuân đã nói lên tâm trạng vui vẻ, náo nức trong lòng những con người đi dự hội Đạp thanh (Trích dẫn thơ và phân tích.) 0,5 điểm + Sáu câu thơ cuối: Thiên nhiên xuất hiện trong buổi chiều ngày xuân lại như nói thay con người một nỗi buồn man mác, một sự nuối tiếc khi hội đã tan. (Trích dẫn thơ và phân tích.) 1.0 điểm b. “Thiên nhiên của Nguyễn Du xuất hiện là để nói thay con người, bằng ngôn ngữ của chính nó.” Được thể hiện trong đoạn trích:Kiều ở lầu ngưng Bích + Sáu câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên hiện lên khi Kiều ở lầu Ngưng Bích lại hoang vắng, bao la, rợn ngợp. Nó diễn tả sự cô đơn, bẽ bàng và hoàn cảnh đáng thương tội nghiệp của Kiều. (Trích dẫn thơ và phân tích.) 1.0 điểm + Tám câu cuối: Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài lầu Ngưng Bích còn như nói với người đọc một nỗi buồn, sự đau đớn, nỗi tuyệt vọng và cả sự sợ hãi, kinh hoàng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Mỗi một cảnh vật là một ẩn dụ gợi cho Kiều những nỗi buồn khác nhau. (Trích dẫn thơ và phân tích.) 1,5 điểm 3. Đánh giá, mở rộng: (0,5 điểm) - Đánh giá về nghệ thuật của Nguyễn Du trong hai đoạn trích - Liên hệ mở rộng với một số câu thơ khác trong Truyện Kiều cùng chủ đề. c/Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định vấn đề vừa chứng minh và nhấn mạnh tài năng của Nguyễn Du. Khẳng định sức sống lâu bền của tác phẩm (có thể bộc lộ cảm xúc của bản thân).
  6. Lưu ý: - Khi chấm cả hai câu GV cần bám sát yêu cầu về kĩ năng và yêu cầu về kiến thức - Đây là kì thi để chọn ra những học sinh giỏi Ngữ văn cấp huyện cho nên GV chấm không nên đếm ý cho điểm mà nên căn cứ vào thực tế kĩ năng làm bài, diễn đạt, câu chữ, trình bày,chất văn của từng học sinh để cho điểm phù hợp. Hết ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC MÔN THI: NGỮ VĂN Câu 1 (2.0 điểm): Kết thúc đoạn trích “Cảnh ngày xuân’’, Nguyễn Du viết: Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Nguyễn Du, Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9, trang 85) Hai câu cuối tuy là tả cảnh nhưng lại diễn tả rất rõ tâm trạng con người. Em hãy phân tích tâm trạng đó? Câu 2 ( 3.0 điểm): Trong bài diễn văn, Steve Jobs (Tổng giám đốc điều hành hãng Apple) đã khuyên các bạn trẻ rằng: "Cái chết giống như là phát minh của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ
  7. (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống". Lời khuyên ấy gợi cho em suy nghĩ? Câu 3 (5.0 điểm): Đại văn hào Nga M.Gorki (1868-1936) viết: "Mỗi tác phẩm văn học đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi dần con thú để lên tới gần con người " Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua hai tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận và "Ánh trăng" của Nguyễn Duy để làm rõ phần nào nhận định trên? ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC MÔN THI: NGỮ VĂN Câu 1 (2,0 điểm): 1. Về kỹ năng: - Viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn. - Bố cục, lập luận chặt chẽ. - Thể hiện năng lực cảm thụ sâu sắc, khả năng diễn đạt. 2. Kiến thức: Đảm bảo các ý sau - Đặc điểm nổi bật trong bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du là dùng cảnh để thể hiện tâm trạng. Cảnh trong thơ Nguyễn Du là tâm cảnh. Cho nên qua hai câu thơ trong đoạn trích trên có thể thấy được tâm trạng nàng Kiều. (0.5 điểm) - Cảnh trong hai câu này rõ ràng vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nhịp cầu, dòng nước và nó hòa với cảnh sắc bốn câu trên tạo ra một bức vẽ về cảnh mùa xuân thơ mộng. Nhưng chính cái vẻ êm dịu ấy, hòa với buổi chiều tà, bản thân nó đã gợi ra cái buồn man mác (bởi Chiều - Buồn là ước lệ trong thơ cổ). Tính từ "nao nao" vừa là dáng điệu của dòng nước, vừa như thể hiện cái "nao nao" trong tâm hồn. Ở đây cần phải thấy, cảm giác bâng khuâng xao xuyễn ấy thêm một lần khẳng định cái tinh tế, đa cảm của Thúy Kiều, cũng chính là niềm tiếc nuối bởi phải chia tay giữa mùa xuân tuyệt diệu. -> Thể hiện tài năng, sự tinh tế trong thơ Nguyễn Du. (1,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm): 1. Về kỹ năng: - Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. - Nắm được kỹ năng làm bài nghị luận xã hội. - Luận điểm rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt trôi chảy; chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. 2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản đáp ứng những ý chủ yếu sau: 2.1. Giải thích: (0,75 điểm)
  8. - Cái chết là một qui luật tất yếu của đời người. - Mốc quan trọng chuyển giao thế hệ, loại bỏ sự cũ kĩ (người già) mở đường cho cái mới (lớp trẻ) -> Nói vể cái chết -> Đặt ra vấn đề về quan niệm sống, sống như thế nào, để lại dấu ấn trong cuộc đời. 2.2. Đánh giá: (1,5 điểm) - Quan niệm đúng đắn và hết sức đặc biệt, gợi cho lớp trẻ nhiều suy nghĩ. + Về cách sống: Sống đẹp: sống có ích, có lí tưởng (nêu một vài biểu hiện cụ thể). + Về sự cống hiến -> để lại dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời mình và cuộc đời chung (nêu một vài biểu hiện cụ thể). + Về trách nhiệm của lớp trẻ (nêu một vài biểu hiện cụ thể). 2.3. Mở rộng, liên hệ: (0,75 điểm) - Sống như thế nào là tùy thuộc vào thái độ và sự lựa chọn của mỗi người - Sống có lí tưởng, cống hiến cho cuộc đời - Liên hệ bản thân: nhận thức được quy luật của cuộc sống, sống lành mạnh, có ý nghĩa, cống hiến cho cuộc đời Câu 3 (5,0 điểm): 2. Về kiến thức: Với dạng đề này, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản đáp ứng những ý chủ yếu sau: 2.1. Phần giải thích - Chữ nghĩa: Tác phẩm văn học ở đây – không phải nói tác phẩm nói chung, mà chỉ những tác phẩm chân chính, những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. "Con thú" chỉ thói hư tật xấu, những hạn chế, phần bóng tối của con người. Con người chỉ phần cao cả, trong sáng, ngược lại với thú tính, với bản năng con vật => Ý kiến của Gorki muốn khẳng định vị trí của tác phẩm văn học - vừa giúp con người tránh thói hư tật xấu, vừa giúp con người nhận được thêm những cái hay, cái đẹp để từ đó sống tốt hơn. " Chân – Thiện – Mỹ" chính là hồn cốt của văn chương. - Mặt khác, hai chữ "Con – Người" bản thân nó đã chứa đựng phần tự nhiên và xã hội, bản năng và văn hóa, rắn rết và rồng phượng Cuộc đấu tranh giữa hai phần đó thực ra luôn luôn căng thẳng, kéo dài. Để vươn tới chữ Người theo đúng nghĩa, nó đòi hỏi con người phải không ngững đấu tranh, rèn luyện. Trong quá trình ấy, các tác phẩm văn học có vai trò vô cùng to lớn. Nó giúp cho người ta nhận ra mình, hiểu mình là ai, biết thói hư tật xấu, cái rắn - rết - thấp - hèn, từ đó sẽ biết gần gụi, biết yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống (1,0 điểm) 2.2. Phân tích-chứng minh. a. Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (2,0 điểm) - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. - " Phần người" tiếp nhận qua tác phẩm:
  9. + Nhận thấy vẻ đẹp kỳ vĩ của biển trời quê hương đất nước mình (phân tích dẫn chứng) => thêm yêu và tự hào gấp bội. + Thấy vẻ đẹp của người lao động: tư thế chủ động, niềm hứng khởi ( phân tích dẫn chứng) => củng cố niềm tin vào con người, biết yêu lao động, biết trân trọng những giá trị đời thường xung quanh mình., nhiệt tình công hiến cho TQ và dân tộc. + Sự vững chãi, vui vẻ trước gian lao cũng là bài học cho con người, nhất là tuổi trẻ chúng ta không sợ gian khó, dám đương đầu trước nghịch cảnh. b. Tác phẩm Ánh trăng (1,5 điểm) - Khái quát về tác giả, nội dung tác phẩm. - Bài thơ giống như một câu chuyên sâu sắc về lẽ đòi, cho ta hai bài học lớn: + Làm người cần phải "biết ơn nguồn cội", không được vô tình với những gì đã qua, nói khác đi phải có trách nhiệm với quá khứ - bởi chính quá khữ đã là một phần máu thịt làm nên cuộc đời mình. (Phân tích, dẫn chứng). + Cái "giật mình" của nhân vật trữ tình trong thơ - chính là "cái xấu hổ cao đẹp" để từ đó nhận chân giá trị bản thân, đối diện với cuộc sống xung quanh mình. (Phân tích, dẫn chứng). 3. Nâng cao vấn đề: - Nhận định của Gorki rất sâu sắc: vừa nhắc nhở trách nhiệm người nghệ sĩ phải bám sát cuộc đời, dấn thân vào đời sống; vừa nhắc nhở bạn đọc nói chung, học sinh nói riêng đọc tác phẩm một cách có trách nhiệm, vận dụng trở thành bài học làm người để thành Người theo đúng nghĩa (0,5 điểm)