5 Đề đọc hiểu ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 16042
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề đọc hiểu ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf5_de_doc_hieu_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_co_dap_an.pdf

Nội dung text: 5 Đề đọc hiểu ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)

  1. Đề 1: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [ ] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đạnh bại nhất (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình). Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Câu 2. Nêu nội dung của văn bản ? - Mong người thầy hãy dạy cho con biết quý trọng sức lao động, chấp nhận thất bại, tránh xa đố kị và không được bắt nạt người khác Câu 3. Xác định những biện pháp nghệ thuật ? - Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, tương phản Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt chủ đạo? - Biểu cảm Câu 5. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: Xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố - Giúp chúng ta biết quý trọng công sức lao động mình bỏ ra và biết tự trọng trong cuộc sống. Câu 6. Từ câu nói: Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn, Anh /chị rút ra được bài học gì? - Cho ta thấy được cuộc sống rất đa dạng, phong phú, phức tạp có tốt – xấu, bạn- thù và hãy sống lạc quan, có niềm tin Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “cách chấp nhận thất bại” - Thất bại là gì? Khi thất bại con người thường có những biểu hiện tiêu cực: chán nản, bỏ cuộc, cay cú, - Liên hệ bản thân: Cần mạnh mẽ để vươn lên, không gục ngã, Câu 8. Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên. Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn (7- 10 dòng) trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó? - Quý trọng sức lao động - Có ý thức giữ gìn nhân phẩm, lương tâm Câu 9. Trong đoạn trích trên, người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình những điều gì? Người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình: – Một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố. – Cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. – Tránh xa sự đố kị. – Bí quyết của niềm vui thầm lặng. – Những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. Đề 2: Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượng trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế. (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình). Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? Nguyễn Quốc Trung – THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
  2. - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Câu 2. Nêu nội dung của văn bản ? - Mong người thầy dạy cho con biết sự quý giá của sách, yêu quý cuộc sống, biết chấp nhận thi rớt chứ không gian lận, biết sống hòa nhập với mọi người Câu 3. Xác định những biện pháp nghệ thuật ? - Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, tương phản Câu 4. Xác định các phương thức biểu đạt ? - Nghị luận, biểu cảm Câu 5. “Sự bí ẩn muôn thuở” mà Lin-Côn muốn nói đến là gì? - đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượng trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh Đề 3: Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếu thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. [ ] Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm. (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? - PCNN sinh hoạt Câu 2. Nêu nội dung của văn bản ? - Mong người thầy dạy cho con cần có lòng tự trọng, tránh xa những cạm bẫy, có thể bán sức lực nhưng không bán trái tim, biết thử thách trong cuộc sống để trưởng thành Câu 3. Xác định những biện pháp nghệ thuật ? - Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, tương phản Câu 4. Xác định các phương thức biểu đạt ? - Nghị luận, biểu cảm Câu 5. Xác định nhân vật giao tiếp trong đoạn trích - Lin-Côn, người thầy, người con Câu 6. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”? Vì sao? - “Cơ bắp và trí tuệ” là những khả năng vốn có và được trau dồi từng ngày của mỗi con người, đó chính là sức lao động. Chính chúng là thứ của cải quan trọng để mỗi người có thể dùng nuôi sống bản thân trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ngài tổng thống cũng nhấn mạnh một khía cạnh không kém phần quan trọng, đó là : “Không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”. Một người nào đó có thể bán sức lực và trí tuệ của mình để lấy những giá trị vật chất cao quý nhất, nhưng anh ta không thể và không được phép “bán” cả nhân cách, lương tâm của mình. Câu 7. Vì sao A. Li-côn lại xin thầy giáo của con trai “hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã”. – Biết mỉm cười khi buồn bã: lạc quan A. Li-côn lại xin thầy giáo của con trai “hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã” vì: – Khi buồn bã là những khi ta chán nản, bế tắc, tuyệt vọng, thất bại. Ta cần biết “mỉm cười”, lạc quan tin tưởng để nhận ra những thiếu sót của bản thân từ đó rút kinh nghiệm. – Khi biết lạc quan con người sẽ biết cần phải nỗ lực, ý chí để bước tiếp, có thể đạt đến mục đích sống, đạt đến thành công. – Câu nói gửi đến thông điệp: Hãy biết dấn thân vào những thử thách, khó khăn trong cuộc sống bởi chỉ có những khó khăn, thử thách thực sự của cuộc sống mới có thể tôi luyện nên những phẩm chất tuyệt vời, đáng quý cho con người. Câu 8. Anh/chị nhận được thông điệp gì từ câu nói “chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn”? Nguyễn Quốc Trung – THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
  3. – Câu nói gửi đến thông điệp: Hãy biết dấn thân vào những thử thách, khó khăn trong cuộc sống bởi chỉ có những khó khăn, thử thách thực sự của cuộc sống mới có thể tôi luyện nên những phẩm chất tuyệt vời, đáng quý cho con người. Đề 4: Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú. [ ] (Theo Võ Nguyên Giáp trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1997) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn ? - PCNN khoa học Câu 2. Đặt tên cho đoạn văn ? - Vẻ đẹp của thơ Nôm – Nguyễn Trãi Câu 3. Xác định những biện pháp nghệ thuật ? - Liệt kê, ẩn dụ, câu hỏi tu từ Câu 4. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn ? - Thuyết minh Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dung của biện pháp tu từ sử dụng trong câu văn sau: Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên? - Liệt kê: Liệt kê các loại rau củ từ dưới đất (củ khoai) đến trên cây (quả ổi) hay xuống bùn (bè rau muống). Y muốn nói bao trùm hết những thứ thân thuộc với con người ta được đưa hết vào thể loại văn chương lớn hơn: văn chương bác học - Câu hỏi tu từ: Là câu hỏi nhưng không có ý hỏi như một lời khẳng định rằng: Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Câu 6. Chép lại hai câu thơ Nôm của Nguyễn Trãi mà anh/chị biết? - Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Đề 5: Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách. (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. - PCNN nghệ thuật Câu 2. Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. - Thông thường người yếu đuối sẽ là nơi dựa cho người vững manh. Ở đây, ngược lại, người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dày dạn chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường Câu 3. Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời? - Nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống Câu 4. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. - Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, ), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, ), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn. Nguyễn Quốc Trung – THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
  4. - Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Câu 5. Đặt tên cho đoạn trích trên: Nơi dựa Câu 6. Các hình ảnh "em bé" và "bà cụ" gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về "nơi dựa" của con người trong cuộc sống? - Hình ảnh em bé và bà cụ cho thấy trong cuộc sống, nhiều khi nơi dựa vững chắc của mỗi người không phải là những người trẻ, khỏe, đầy đủ về vật chất mà lại chính là những người có vẻ yếu đuối, mong manh như em nhỏ, người già ”Nơi dựa” thực sự của mỗi người chính là nơi chúng ta tìm thấy sự bình tâm, niềm tin tưởng, sự bình yên để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Câu 7. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tầm quan trọng của “nơi dựa” trong cuộc sống của mỗi người? (Câu 6) Câu 8. Có ý kiến cho rằng, NƠI DỰA là SỐNG DỰA, anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Trình bày suy nghĩ của anh chị bằng đoạn văn (khoảng 200 chữ) - Nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần, vật chất, từ đó giúp ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng đến cuộc sống tốt đẹp - Sống dựa là sống phụ thuộc vào người khác, dễ làm chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, động lực để hướng tới cuộc sống tốt đẹp Câu 9. Phương thức biểu đạt chính? - Biểu cảm Nguyễn Quốc Trung – THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt