5 Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn lần 3 - Thiên Hương
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn lần 3 - Thiên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 5_de_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_lan_3_thien_huong.pdf
Nội dung text: 5 Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn lần 3 - Thiên Hương
- 1 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 3 ĐỀ 1 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Chọn đáp án đúng, viết vào bài thi. Câu 1. Bài thơ: “Ánh trăng” – Nguyễn Duy, nhắc nhở đạo lí nào của dân tộc ta? A. Tôn sư trọng đạo. B. Lá lành đùm lá rách. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Ở hi ề n gặ p lành. Câu 2. Đoạn trích nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện thành công nhất nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? A. Chị em Thúy Kiều C. Mã Giám Sinh mua Kiều B. Cảnh ngày xuân. D. Kiều ở lầu Ngưng Bích. Câu 3. Câu: “Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.”, vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chất. B. Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ. Câu 4. Yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có vai trò gì? A. Làm cho câu chuyện sinh động và hiện lên như thật B. Làm cho nhân vật gần gũi hơn C. Truyện ngắn gọn hơn D.Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.” a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? (0,25 điểm) b) Hãy nên nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm) c) Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp. (0,25 điểm) d) Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? (1,0 điểm) e) Từ ý nghĩa của đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương. (1,0 điểm) Câu 6 (5,0 điểm). Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 2 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 3 ĐỀ 2 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người " (Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ - 2005) 1. Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. Hãy cho biết, trong các phương thức biểu đạt ấy, đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng? (0.5 điểm) 2. Câu văn “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại ” mang hàm ý gì? Tác dụng? (0.5 điểm) 3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong đoạn văn. (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, Albert Einstein đã từng chia sẻ rằng: “Tôi rất biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc.” Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu nói của Einstein. Câu 3: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ” (“Sang thu” – Hữu Thỉnh) Hết Lưu ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu; Giám thị xem thi không giải thích gì thêm. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 3 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 3 ĐỀ 3 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4: “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” - Ngữ văn 9, Tập hai) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Tác giả truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”. Câu 3 (1,0 điểm): Tìm và nêu tác dụng của một câu rút gọn trong đoạn văn? Câu 4 (1,0 điểm): Vẻ đẹp nhân vật “tôi” qua đoạn văn. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy) Hết THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 4 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 3 ĐỀ 4 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.” (Ngữ Văn 9, tập II, NXB GD) Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Đoạn trích thể hiện thái độ của tác giả về vấn đề gì? Câu 2: Chỉ ra phép lập luận luận trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của nghệ thuật lập luận đó trong việc thể hiện vấn đề được nói đến? Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày một vài nét nhận thức của bản thân trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. (Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập, chỉ rõ thành phần biệt lập được sử dụng) file word đề-đáp án Zalo 0946095198 Phần II. (6 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới “ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Ngữ văn 9, tập I, NXBGD Việt Nam) Câu 1: Nêu thông tin về tác giả của đoạn trích trên? Câu 2: Chỉ ra một vài nét nghệ thuật trong đoạn trích trên? Nêu giá trị biểu đạt của nét nghệ thuật đó? Câu 3: Theo đoạn văn bản trên, hãy viết một bài văn (khoảng 300-400 từ) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp và bài học cuộc sống mà nhân vật người kỹ sư khí tượng thủy văn đã mang lại cho em. TÀI LIỆU ÔN THI VÀO 10 VĂN 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 5 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 3 ĐỀ 5 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau vả thực hiện các yêu cẩu từ câu 1 đên câu 4: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trọng lứa tuồi học trò - lứa tuổi bất ôn định nhât. Nêu bạn không theo đuôi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chi dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cùng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu. về diều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tinh được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thê hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ cùa bạn. Hãy tìm ra ước mơ chảy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Phạm Lữ Ân. Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012. Tr 43, 44) Câu 1(0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2(0,5 điểm). Tìm hai từ đồng nghĩa với từ ước mơ. Câu 3(0,5 diêm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Sống một cuộc đời cùng giống như vẽ một bức tranh vậy. Câu 4(0,5 điểm). Nội dung của đoạn trích gợi cho em những suy nghĩ gì? II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điềm) Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Em hãy viết một bài văn ngắn về lòng nhân ái trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Bàn về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, có ý kiến cho rằng: Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật. (Ngữ Văn 9, tập Một, Trang 202- NXB GDVN 2017) Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ Văn 9, tập Một) THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC