50 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

pdf 58 trang thaodu 42831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "50 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf50_de_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019_co.pdf

Nội dung text: 50 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD- ĐT BÀI KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN TỈNH- LẦN I Năm học 2018 – 2019 MÔN: Ngữ văn 9 - Thời gian làm bài: 150 phút CÂU 1: (4 ĐIỂM) “Với một dòng sông trăng lấp loáng sông đà” (Tiếng đàn ba-la-lai-ca Quang Huy) “Sông được lúc dềnh dàng” (Sang thu- Hữu Thỉnh) Hãy phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ mà Quang Huy và Hữu Thỉnh sử dụng khi miêu tả dòng sông. CÂU 2: (6 ĐIỂM) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau: Con lừa già. Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Những bài học từ cuộc sống – Trích Internet) CÂU 3: (10 ĐIỂM) “Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống có bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai” (Đoạn trích trong bài làm của Nguyễn Bích Thảo, học sinh trường THPT Chuyên Thái Bình- Giải Nhất học sinh giỏi toàn quốc năm học 1990-1991) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm”Ánhtrăng”của Nguyễn Duy và”Bến quê”của Nguyễn Minh Châu) ===Hết=== Đề gồm có 01 trang Họ và tên thí sinh: Chữ kí giám thị 1: Số báo danh: Chứ kí giám thị 2: 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN TỈNH- LẦN I Năm học: 2018- 2019 Môn: Ngữ văn 9 CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Hình thức: Viết đúng đoạn văn, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt 0,5 Nội dung: Ý 1: Phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ của Quang Huy: - Câu thơ của Quang Huy sử dụng biện pháp ẩn dụ qua hình ảnh”dòng sông trăng” - Tác dụng: cảnh dòng sông Đà trong một đêm trăng hiện lên tuyệt đẹp, nên thơ. Ánh trăng chiếu xuống dòng sông, mặt sông lấp 1,5 1 loáng ánh vàng nhà thơ liên tưởng đó là”dòng sông trăng”. Cảm xúc của nhà thơ thật bay bổng, lãng mạn. Ý 2:Phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ của Hữu Thỉnh: - Câu thơ của Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ”dềnh dàng”để miêu tả dòng sông 1,5 - Tác dụng: nhờ biện pháp nhân hóa dòng sông được hiện lên với sự chuyển động nhẹ nhàng. Thiên nhiên, tạo vật vừa có hình, vừa có hồn:dòng sông lắng lại, lững lờ như ngẫm ngợi, suy tư trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Ý 3: Hai câu thơ hai bức tranh đẹp thể hiện tình yêu thiên nhiên, tạo vật; sự quan sát tinh tế; nét bút tài hoa của các tác giả. 0,5 A- Yêu cầu về kĩ năng: + Cần xác định đây là đề nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Học sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp, nhuần nhuyễn, huy động được các chất liệu đời sống. + Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B- Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: 2 I- Mở bài - Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài: câu chuyện con 0,5 lừa bị ngã xuống giếng. - Nêu vấn đề cần nghị luận: sự thông minh hạy bén khi gặp hoạn nạn, ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống. II- Thân bài: 1- Phân tích ý nghĩa câu chuyện”Con lừa”: - Vì sao con lừa có thể thoát khỏi cái hố đầy nguy hiểm? + Ban đầu: cầu cứu. 2
  3. + Nó không than khóc: dũng cảm đối diện với nguy hiểm. 1,5 + Hành động: bản lĩnh, bình tĩnh, thông minh trong xử lí và tìm con đường giải quyết khó khăn. - Cách xử trí của con lừa là bài học quan trọng của cuộc sống: + Cái hố: biểu tượng của cuộc sống, không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Cuộc sống có đầy những bất ngờ, khó khăn. Có khi chúng ta rơi vào cái hố của sự nguy hiểm, tuyệt vọng. + Tiếng khóc: bi quan, chán nản, tuyệt vọng. Đó là cách phản ứng yếu đuối của những ai thiếu bản lĩnh. Con người không thể chờ đợi sự giúp đỡ của người khác. + Hành động im lặng: bình tĩnh trong mọi tình huống giúp chúng ta tìm ra phương sách đối diện với thử thách. Ông bà ta nói”Cái khó ló cái khôn”. Phải nhận thức được thực tại, phải chủ động nhìn thằng vào khó khăn thì mới tìm ra đường đi, cách giải quyết. + Hành động tự giải cứu: chúng ta phải hành động, kết quả tất yếu chỉ đến sau một quá trình cố gắng, hành động bằng khát vọng sống và khẳng định một cách mãnh liệt. 2- Khẳng định:Câu chuyện ngắn nhưng là bài học dài cho cả đời người và 0,5 nhiều thế hệ. 3- Bàn luận: - Cuộc sống chứa nhiều bất ngờ, không bằng phẳng, chứa nhiều thử thách nhưng không phải là bóng tối và bế tắc. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là ta vượt qua ranh giới đó. - Trước mọi tình huống cần bình tĩnh, chủ động nhìn thẳng vào gian khó, thử thách, tìm ra phương án tốt nhất. Bài học nghị lực và tinh thần lạc quan vẫn là bài ca về mọi cuộc đời. - Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải biết chấp nhận một số 2,0 việc không thể thay đổi, chấp nhận nhưng không phải đầu hàng. - Những con người sống bản lĩnh trong mọi gian khó đáng được trân trọng. - Những con người ngã gục trong thử thách thật đáng thương, tội nghiệp nhưng cũng đáng lên án. 4- Bài học nhận thức và hành động: - “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giôngtố”(Đặng Thùy Trâm),”Tôi thấy trong thất bại có mầm 1,0 mống củasự thành công”(Ngô Bảo Châu),”Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”(Tục ngữ) - Dũng cảm đối mặt, bình tĩnh tự tin, sáng suốt khi đứng trước khó khăn gian khổ, hiểm nguy; sự thất bại III- Kết bài: + Khẳng định lại vấn đề: Khó khăn, thử thách, thất bại có thể đến với ta bất cứ lúc nào. Vấn đề ta 0,5 không cam chịu, cúi đầu, chấp nhận, gục ngã không bao giờ được bỏ cuộc hãy tự tin bước lên A- Yêu cầu về kĩ năng: + Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác 3
  4. 3 giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh một vấn đề qua tác phẩm cụ thể. + Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B- Yêu cầu về kiến thức: + Học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và kiến thức về một tác phẩm để giải thích, bình luận và chứng minh vấn đề. + Học sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục và nêu được các ý cơ bản sau: I- Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: + Giới thiệu văn chương với nhiệm vụ phản ánh hiện thực cuộc sống và phục vụ con người. + Trích dẫn nhận định - Giới thiệu”Ánh trăng”(Nguyễn Duy) và”Bến quê”(Nguyễn Minh Châu) là những tác phẩm văn chương chân chính. II- Thân bài: 1- Giải thích: 1,0 - Đề tài, cảm xúc của văn chương rất phong phú, là hiện thực cuộc sống của con người. - Có nhiều thứ văn chương nhưng chân chính nhất cũng là văn chương được viết ra để phục vụ cho cuộc sống con người và hướng tới con người - Con người cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Văn chương phải có nhiệm vụ nói được cái xấu của con người để hoàn thiện nhân cách hướng tới một xã hội nhân ái. - Đó là chức năng cao đẹp của văn chương. 2- Chứng minh: a- Viết về cái gì thì thứ văn chương chân chính cũng hướng về con 1,0 người: - “Ánh trăng”của Nguyễn Duy mượn cảm hứng đề tài truyền thống của thơ ca từ cổ chí kim là vầng trăng. Bài thơ không chỉ thể hiện cảm xúc về vầng trăng đẹp mà qua đó còn hướng người đọc đến bài học nhân sinh. - Nguyến Minh Châu mượn đề tài quê hương để thể hiện những cảm nhận, trải nghiệm mang ý nghĩa triết lí về cuộc đời, con người b-Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người 3,0 sống với bản chất tốt đẹp của mình. - “Ánh trăng” viết về sự đổi thay bội bạc của con người với quá khứ. Quá khứ đó là sự găn bó nghĩa tình với thiên nhiên, nhân dân, đất nước trong hững năm tháng gian lao của chiến tranh + Từ nhỏ đến lúc trưởng thành, trong khó khăn gian khổ con người gắn bó với ánh trăng như tri kỉ, tri âm. Vậy mà khi hòa bình với đầy đủ tiện nghi ở thành phố, con người đã vô tình lãng quên vầng trăng, thay đổi tới mức coi người tri kỉ như người dưng xa lạ, lãng quên quá khứ, quay lưng 4
  5. lại với nhân dân với những người đã đùm bọc sẻ chia trong những năm chiến tranh gian khó. Đó là cái xấu đáng lên án của con người. - “Bến quê”viết về nghịch lý đời thường: con người sinh ra và lớn lên ở quê hương, ở giữa người thân cả cuộc đời. Vậy mà con người không để ý, không nhận biết được vẻ đẹp của quê hương, gia đình, người thân, của những điều giản dị nhỏ bé quanh ta. + Nhĩ là một con người sinh ra ở bến sông quê. Anh đã có vợ và con. Vì công việc anh phải đi xa nhà và đặt chân lên nhiều nơi trên thế giới không xót một xó xỉnh nào. Nhưng anh chưa hề đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Anh không nhận ra vẻ đẹp tần tảo giàu đức hi sinh của người vợ hiền, của ông giáo Khuyến và cả những đứa trẻ con hàng xóm. Chỉ đến khi bị liệt nằm trên giường anh mới nhận ra được vẻ đẹp của quê hương, gia đình và những người xung quanh. Không thể sống mà thờ ơ với mọi điều xung quanh mình, không nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình. c- Viết về cái tốt để con người tự tin oqr mình, đó chính là hành 3,0 trang để con người hướng tới tương lai. - Bản tính tốt đẹp của hai nhân vật trong hai tác phẩm là dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy cái xấu của mình để sửa chữa và sống tốt hơn. - Người chiến sĩ trong”Ánh trăng”đã ân hận”rưng rưng”, ‘ giật mình”bởi thái độ sống bạc nghĩa vừa qua của mình. Đó là giọt nước mắt hướng thiện. - Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp của quê hương, gia đình, làng xóm và không 0,5 có cơ hội sửa chữa đã truyền lại cho thế hệ sau để nhận biết điều quan trọng có ý nghĩa đó. III- Kết bài: - Khẳng định vẫn đề: Tác phẩm”Ánh trăng”và”Bến quê”là hai tác phẩm văn chương có sự khám phá, cách tân về nội dung và nghệ thuật nên có sức lôi cuốn hấp dẫn người đọc. - Liên hệ: Những bài học về đạo đức luân lý được thể hiện sinh động và đi vào lòng người nhẹ nhàng, sâu sắc và giàu sức thuyết phục. Hướng dẫn chấm có 04 trang 5
  6. SỞ GD- ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: “Bần thần hương huệ thơm đêm Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn Chân nhang lấm láp tro tàn Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào? Mẹ ta không có yếm đào Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết nhữnglời mẹ ru Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Ngyễn Duy; Thơ Nguyễn Duy -Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998) Câu 1 (0, 5 điểm) Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào? Câu 2 (1.0 điểm) Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ”đi”trong câu thơ sau: ”Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru”? Câu 3 (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong đoạn thơ sau: ” Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao” Câu 4: (1,0 điểm)Đoạn thơ gợi cho anh/chị những cảm xúc gì? PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1 (6,0 điểm): Từ ý nghĩa bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? (Trình bày suy nghĩ trong bài văn khoảng 600 từ) 6
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Câu/ý Nội dung Điểm I Đọc- Hiểu 4,0 1 Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua các chi tiết: 0,5 -”Nón mꔓtay bí tay bầu”,”váy nhuộm bùn”“áo nhuộm nâu” 2 Nghĩa của từ đi: -”Ta đi trọn kiếp con người”:”Đi”nghĩa là sống, trưởng thành, là trải qua trọn kiếp người -”cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”:”Đi”nghĩa là hiểu, cảm nhận. 1,0 -> Ta sống trọn kiếp người cũng chưa thấu hiểu, cảm nhận được hết tình yêu thương của mẹ dành cho mình. ” Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm 1,5 Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao” 3 - Biện pháp tu từ nhân hóa:”Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”. Tác giả nhân cách hóa trái bưởi, trái hồng như hình ảnh những đứa trẻ tinh nghịch, hiếu động chơi trò đánh đu giữa trăng rằm. Câu thơ vì thế gợi hình ảnh rất sinh động, ngộ nghĩnh và gợi cảm xúc tuổi thơ trong trẻo. Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân, có thể nêu cảm xúc: cảm 4 động và biết ơn sâu sắc trước hình ảnh người mẹ nghèo, lam lũ những 1,0 hết lòng thương yêu, chăm lo cho con. Làm văn Nghị luận xã hội 6,0 1 Từ ý nghĩa bài thơ trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong 6,0 cuộc sống? a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về tình mẫu tử trong cuộc 0,5 sống c. Triển khai vấn nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 1. Giải thích: ”Tình mẫu tử”: Là tình cảm thiêng liêng, máu thịt của người mẹ dành cho con cái. Tình mẫu tử là chỗ dựa vững chắc trong moi hoàn cảnh, là ngọn đèn chỉ đường cho con đến thành công. 1,0 2. Bàn luận + Biểu hiện: Chăm lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ; Dạy dỗ con nên người; sẵn sàng hi sinh cả hạnh phúc để bảo vệ, che chở cho con; con cái lớn lên mang theo hi vọng niềm tin của mẹ; đằng sau thành công của con là sự tần tảo của người mẹ. 1,5 + Ý nghĩa: Tình mẹ bao la không đại dương nào đếm được; đó là trái tim chỉ biết cho đi mà không bao giờ đòi lại; Mẹ luôn bao dung khi con mắc lỗi lầm làm tổn thương mẹ. 7
  8. - Bàn luận mở rộng:Trong cuộc sống có những người đối xử tệ bạc với người mẹ của mình. Những người đó sẽ không bao giờ trở thành con người đúng nghĩa. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức: Luôn biết ơn và ghi nhớ công lao sinh hành, dưỡng dục 1,5 của mẹ - Hành động: Phấn đấu trưởng thành khôn lớn như sự báo đáp kì vọng của mẹ; Đừng làm mẹ phải buồn phiền để một ngày phải hối lỗi; biết trở về bên vòng tay mẹ dù có đi xa đến đâu. d. 0,5 Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể) e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được dấu ấn 0,5 cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=50k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 8
  9. ĐỀ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN THỜI GIAN 150 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ) CÂU 1: (4 điểm) Nêu và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong đoạn thơ sau: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống ngững rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) CÂU 2: (6 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận (12 đến 15 câu) theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong truyện ngắn”Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng), trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (Chỉ ra cụ thể). CÂU 3: (10 điểm) Lại bài viếng Vũ Thị Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương. Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ, Cung nước chi cho luỵ đến nàng. Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt, Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng? Qua đây mới rõ nguồn cơn ấy, Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng. (Lê Thánh Tông) Qua những lời thơ trên và dựa vào văn bản”Chuyện người con gái Nam Xương”(Ngữ văn 9- Tập1), em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến? 9
  10. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi có: 01 trang Câu 1 (8,0 điểm) Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương? Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một bài thơ yêu thích trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. HẾT Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 10
  11. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GD-ĐT TỈNH BẮC NINH NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 9 (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Hoàng hôn về trắng cánh đồng Mẹ đi đâu giữa mênh mông cánh cò Bâng khuâng khoan nhặt cánh cò Vịn vài giọt nắng lần dò về thăm Tìm người trong cõi xa xăm Dáng như xưa dẫu tháng năm chất chồng Khổ đau theo tấm lưng còng Gieo leo bao sợi tóc bồng với mây Vẫn còn đây! Vẫn còn đây Trầm trầm tiếng mẹ đong đầy yêu thương Chiều tàn chầm chậm buông sương Mồ côi con tựa giọt sương xa chùa. (Mồ côi - Lý Thành Tâm) Người mẹ trong tâm tưởng của tác giả được miêu tả bằng những hình ảnh nào? Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của việc vận dụng chất liệu của văn học dân gian trong bốn câu thơ đầu của đoạn thơ trên. Câu 2: (6 điểm): CÁI KÉN BƯỚM Một chàng trai nọ tìm thấy cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Anh ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà anh thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài. (Quà tặng cuộc sống,NXB Trẻ,tr 31,32) Anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên? Câu 3: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chất thơ là một trong những giá trị đặc sắc trong tác phẩm”Lặng lẽ Sa Pa”(Nguyễn Thành Long) được thể hiện một cách sinh động trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề thi gồm 1 trang . 11
  12. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn thi: Ngữ văn - lớp 9 Th ời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây: Bài thuyết giảng Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai. Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói: - Cám ơn bài thuyết giảng của bác! (Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin) Câu 3 (5,0 điểm) Trong tiểu luận”Tiếng nói văn nghệ”Nguyễn Đình Thi đã viết:“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ sẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ”Ánh trăng”của Nguyễn Duy. 12
  13. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI BÌNH CHÁNH Năm học 2018 – 2019 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” (Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58) Câu 1. (1,0 điểm). Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 2. (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. Câu 3. (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Phần II. Làm văn (6,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn”Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng. HẾT. 13
  14. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (4.0 điểm). Có ý kiến cho rằng:”Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kì diệu.” Hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 2 (6.0 điểm). Trong bài Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tác giả Phan Ngọc có viết:”Thiên nhiên của Nguyễn Du xuất hiện là để nói thay con người, bằng ngôn ngữ của chính nó.” Bằng hiểu biết của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ tên học sinh: Số báo danh: . Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 14
  15. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 24/10/2018 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài viết giới thiệu về tiểu thuyết Một lít nước mắt (Aya Kitou) và trả lời các câu hỏi. "Một lít nước mắt”kể về cuộc đời của cô bé Aya Kitou. Aya Kitou chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn hơn 20 năm do bản thân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo quái ác mang tên”Thoái hóa tiểu não”. Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn. Thậm chí, việc tự mình bước đi, tự tay làm một điều gì đó cũng trở nên quá xa vời đối với cô gái nhỏ. Căn bệnh ngày càng phát triển khiến cô mất đi khả năng kiểm soát cơ thể mình, mới đầu chỉ là khó khăn trong việc đi lại, dần dần Aya phải ngồi xe lăn, không thể cầm đũa hay không phát âm theo ý muốn được nữa. Cuối cùng, cô bé phải nằm liệt giường. Việc viết nhật ký mới đầu chỉ là phương pháp điều trị để Aya có thể phần nào điều khiển cơ thể mình và cũng để bác sĩ theo dõi tốc độ phát triển bệnh. Nhưng dần dần cuốn nhật ký lại trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Trong suốt 6 năm kiên trì viết nhật ký, cô kể về những cảm nhận và suy tư của bản thân trong suốt thời gian chứng kiến cơ thể mình từng bước từng bước gánh lấy một số phận đau đớn. Đọc”Một lít nước mắt", ta thấy hình ảnh một cô bé tật nguyền về cơ thể nhưng lại có sự mạnh mẽ phi thường. Không phải cô cố gắng thể hiện mình như một anh hùng mà nghị lực của Aya chỉ đơn giản là sự cố gắng nhỏ bé nhằm chống chọi lại căn bệnh quái ác đang ngày ngày tàn phá cơ thể mình. Sự yêu đời, nâng niu cuộc sống trong Aya được thể hiện qua những sở thích bình dị nhất như ngắm nhìn bầu trời xanh, đọc sách hay ước mơ nhỏ nhoi được về nhà thăm gia đình Dù cơ thể tật nguyền nhưng Aya chưa bao giờ từ bỏ con đường tìm kiếm giá trị bản thân. "Một lít nước mắt”– hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. (Theo Internet) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Câu Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu:”Một lít nước mắt”– hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. (7.0 điểm) Qua văn bản ở Phần Đọc hiểu, em có suy nghĩ gì về quan điểm sống: biết thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn? Câu 2. (10.0 điểm) Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. (Ai-ma-tốp) Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2004). Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) 15
  16. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN CHIÊM HÓA LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2018-2019 Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi): MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này có 01 trang) ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI Chữ ký xác nhận của giám khảo Ghi bằng số Ghi bằng chữ Giám khảo số 1 Giám khảo số 2 Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này. Câu 1 (3 điểm) Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc (Mầm non - Võ Quảng) Câu 2 (7 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp từ câu chuyện sau: Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén. (Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123) Câu 3 (10 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm”Đồng chí”của Chính Hữu và”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 - tập 1). Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả? Hết Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. 16
  17. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ HỌC SINH CẤP HUYỆN ĐAN PHƯỢNG Năm học 2018-2019 Môn: Ngữ văn 9 Ngày thi: 23/10/2018 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1(4 điểm) Hai bài thơ”Ngắm trăng”(Hồ Chí Minh) và”Đồng chí”(Chính Hữu) đều có hình ảnh trăng trong câu thơ cuối bài. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh trăng ở hai câu thơ đó. Câu 2 (6 điểm) Đầu tháng 3/2017, những bức ảnh chụp một cậu bé xếp lại dép cho các bạn học sinh cùng trang lứa do tài khoản Nghĩa Phạm chia sẻ trên Facebook đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Trong ảnh là một cậu bé, đậu đội chiếc mũ quá khổ, người mặc chiếc áo xám hơi nhàu, chân đi đôi dép rộng đang xếp ngay ngắn lại những đôi dép bị chỏng chơ của một nhóm học sinh mầm non vẫn ngồi vui đùa trên hè phố trong buổi đi dã ngoại. Cậu bé ấy là Nguyễn Danh Thành Đạt, mới 5 tuổi nhưng không được đi học, hàng ngày phải đi theo mẹ nhặt ve chai khắp các ngõ ngách trong quận I của thành phố Hồ Chí Minh để mưu sinh. Hành động đẹp của cậu bé đã chạm tới trái tim của nhiều người trong cộng đồng. Hiện nay, cậu bé ấy đã được nhận vào lớp một và sẽ được miễn học phí trong 12 năm ở một trường tại Bình Dương, còn mẹ cậu cũng được công ty sữa Vinamilk tạo điều kiện cho có một công việc ôn định. Cuộc đời của mẹ con cậu bé đã bước sang mới nhờ tấm lòng của những người xa lạ trong cộng đồng. (Dẫn theo nguồn của Internet) Từ sự việc trên và dựa vào hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài văn ngắn(khoảng 01 trang giấy thi) trình bày hiểu biết của em về ý nghĩa của các hành động đẹp ở những người bình dị trong cuộc sống xung quanh em. Câu 3 (10 điểm) Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”(Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) đã phản ánh bi kịch và khát vọng muôn thuở của con người. Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để làm sáng tỏ điều đó./ .Hết. 17
  18. PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THỊ XÃ ĐIỆN BÀN Năm học 2018-2019 Môn thi : NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Ngày thi : 29/12/2018 Câu 1: (2.0 điểm) Về thôi em Em ra không, mai anh về đất Quảng, Trời miền Nam giáp tết quá nôn nao. Thèm chi mô một chén rượu hồng đào, Dẫu chưa uống-chỉ say từ câu hát. . Biển dưới em con cá chuồn ngon lắm, Trên nguồn anh trái mít phải lòng theo Lận đận một đời quẩy gánh gieo neo, Nuôi con lớn mẹ lên nguồn xuống biển. (Dương Quang Anh) Cảm nhận cái độc đáo trong nghệ thuật dùng từ và vận dụng khéo léo thể loại văn chương của tác giả Dương Quang Anh trong hai đoạn thơ trên. Câu 2: (3.0 điểm) Trước mỗi dịp Tết, Liên đội trường em thường tổ chức tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Từ hoạt động đó, em hãy viết một bài luận ngắn với chủ đề: Người hạnh phúc nhất là người biết sẻ chia. Câu 3: (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Một trong những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là tinh thần yêu nước”. Bằng những hiểu biết về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay (trong chương trình Ngữ văn lớp 9), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -HẾT- 18
  19. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN GIA LỘC MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm 01 trang) Câu 1(4 điểm) Suy nghĩ của em khi đọc đoạn văn sau: Nếu được gọi để làm một người phu quét đường, hãy quét đường như Mi-ken-lăng-giơ đã vẽ tranh, hãy quét đường như Bét-tô-ven đã soạn nhạc và hãy quét đường như Sêch-spia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ ai cũng phải dừng lại để nói rằng: Đây là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc của mình”. (Theo”Bài học làm người”, NXB Trẻ- NXB Giáo dục 2006) Câu 2 (6 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Lặng lẽ Sa Pa”viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hết 19
  20. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HÀ TRUNG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 25 tháng 9 năm 2018 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CỨ VỀ THANH HÓA MỘT LẦN Cứ về Thanh hóa một lần Vượt biển thì phải vượt qua Thần Phù Thì em hiểu hết người dân xứ này Đất thì sông Mã, sông Chu Vì sao hát lại”dó huầy” Hết Pù Nooc Cooc là Pù Eo Cua Vì sao nhiều lúc đò đầy vẫn sang Núi thì dân cũng núi Nưa Vì sao đi cấy sáng trăng Làng thì sinh Chúa, sinh Vua khắp vùng Vì sao hạt cát cùng vang trống đồng Sức ai cũng sức ông Bùng Đâu cũng thần núi thần sông Chí ai cũng chí anh hùng cưỡi voi Đâu cũng truyền thuyết thêu trong, dệt ngoài Kinh đô Việt mấy lần rồi Ngõ quê rung tiếng Trạng cười Mở trang sư cử tưởng chơi hú hà Ra rơm ăm ắp những lời giao duyên Mồ hôi, xương máu đổ ra Đã mơ Từ Thức lên tiên Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê Lưới chài rách cũng vớt lên gươm thần Đá mài mực, đá Ăn Thề Biển thì Độc Cước phân thân Yêu nhau đem cả biển về rửa chân Núi thì để lại dấu chân Phật Bà Cứ về Thanh Hóa một lần Vượt sóng thì vượt Hang Ma Thì em hiểu hết người dân xứ này. (Nguyễn Minh Khiêm, Giao mùa, NXB Thanh Hóa, 2017) Câu 1 (1,0 điểm).Văn bản được viết bằng thể thơ gì? Nêu hiểu biết của em về thể thơ này. Câu 2 (1,0 điểm). Trong văn bản trên, những danh từ riêng nào gợi nên sự khó khăn, hiểm trở của vùng đất Thanh Hóa? Câu 3 (2,0 điểm). Hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong 8 câu thơ đầu? Câu 4 (2,0 điểm). Em hiểu gì thêm về vùng đất và con người Thanh Hóa qua câu thơ: ”Mồ hôi, xương máu đổ ra / Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê”? Phần II. Tạo văn bản Câu 1 (4,0 điểm). Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với nội dung lòng tự hào về quê hương của mỗi con người. Câu 2 (10,0 điểm). Nhà htow Sóng Hồng từng nói”Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9, tập một) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. .Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) 20
  21. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 9 Thời gian làm bài: 120’(không kể thời gian phát đề) Câu 1: (4 điểm) Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau: TỰ SỰ Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh Dù người phàm tục hay kẻ tu hành Đều phải sống từ những điều rất nhỏ. Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm? Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta Ai trong đời cũng có thể tiến xa Nếu có khả năng tự mình đứng dậy. Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Đâu chỉ dành cho một riêng ai. (Lưu Quang Vũ) Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2(1,0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau: ”Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng". Câu 3 (1 điểm): Theo em, vì sao tác giả nói rằng: ”Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta" Câu 4 (1,5 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu: "Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm" Câu 2: (10 điểm) Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết: “Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.” Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên 21
  22. UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 12/12/2018 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (3 điểm): Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (phần trích) của Nguyễn Quang Sáng, tác giả đã hai lần đặc tả đôi mắt nhân vật anh Sáu. Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm, em hãy trình bày ý nghĩa của hình ảnh đó trong phần trích sau: "Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu." "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và nói khẽ. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi." (SGK NV9 Tập 1- NXB Giáo dục 2016) Câu 2: (7 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện sau: “Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một hòn đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới:”Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố! - Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp. Nói rồi người bố cúi xuống bới hòn đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountain- Nguồn: songdep.xitrum.net) Câu 3 (10 điểm): Pau-tôp- xki – một nhà văn nổi tiếng người Nga cho rằng:”Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Em đã cảm nhận được về”xứ sở của cái đẹp”qua truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập 1) như thế nào? HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 22
  23. UBND TỈNH HÒA BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 05/4/2018 Thời gian làm bài:150 phút. Họ tên thí sinh: Số báo danh: Phòng thi: Câu 1 (8,0 điểm) NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu vườn một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn –NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bài học được gợi ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà văn Thạch Lam từng tâm sự: Công việc của nhà văn là khám phá cái Đẹp. Qua câu chuyện về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, em hãy làm rõ cái Đẹp được nhắc đến trong lời tâm sự trên. Hết 23
  24. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8 điểm): Trong cuốn sách”Yêu những điều không hoàn hảo”, tác giả Hae Min cho rằng: Có thể bạn không tài nào hiểu được Tại sao cha mẹ mình, anh chị em mình, bạn bè mình, Lại suy nghĩ và hành động như thế. Nhưng cho dù bạn không thể hiểu họ Và không vừa lòng với những điều họ làm Bạn vẫn có thể yêu thương họ thật lòng. Vì tình yêu thực sự Vượt qua mọi hiểu biết của con người. ( ) Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn. (Theo Hae Min,”Yêu những điều không hoàn hảo”, NXB Thế giới, 2018) Em có đồng ý với suy nghĩ”Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn”không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của em. Câu 2 (12 điểm) Có những câu thơ hay nhất trong bài thơ: Nếu bài thơ là cánh đồng thì chúng ta là lúa mọc trong đó, Nếu bài thơ là chiếc dây lưng thì chúng ta là con dao găm đeo ở đó, Nếu bài thơ là con chim thì chúng ta là đôi cánh chim, Nếu bài thơ là con nai đứng trên vách đá thì chúng tôi là đôi mắt nai trông về phía xa (Theo Rasul Gamzatov,”Dagestan của tôi”, NXB Kim Đồng, 2016) Từ những gợi ý trên và những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, em hãy viết bài văn về”những câu thơ hay nhất trong bài thơ”. HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: 24
  25. UBND HUYỆN KRÔNG BÚK PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Khóa ngày 17/01/2019) Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1: (2 điểm). Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: “Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” (Trích”Tiếng hát mùa gặt”– Nguyễn Duy) Câu 2: (6,0 điểm) Trong truyện ngắn”Chiếc lá cuối cùng”của O.Hen-ri, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời Nhưng,”chiếc lá cuối cùng vẫn còn”làm cho Giôn-xi tự thấy mình”thật là một con bé hư Muốn chết là một tội”. Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát”khỏi nguy hiểm”của bệnh tật. Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người. Câu 3: (12 điểm) Một nhà văn người Nga đã quan niệm:”Nơi lạnh lẽo nhất trên thế giới không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương?” Suy nghĩ của em về câu nói trên và trình bày hiểu biết về tình thương trong xã hội? Hết 25
  26. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN LAI VUNG NĂM HOC 201̣8 – 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 25/11/2018 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: NỘI DUNG ĐỀ THI (Đề thi có 01 trang, gồm 2 câu) Câu 1. (8,0 điểm) Bác Hồ khẳng định chân lý qua các câu thơ: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lắp biển Quyết chí ắt làm nên. Nguyễn Bá Học cũng có câu triết lý nổi tiếng: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Hai cách nói trên giống và khác nhau như thế nào? Em hãy bàn luận về ý nghĩa chung của chúng. Câu 2. (12,0 điểm) Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. (Trích Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy viết về thứ”ánh sáng riêng”của một vài tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 9 tập 1 đã”chiếu tỏa”“làm cho thay đổi hẳn”cách nhìn, cách nghĩ của em về con người và cuộc sống. HẾT Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 26
  27. UBND HUYỆN KHOÁI CHÂU KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Đề thi có 03 trang Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề). \ Phần 1. Trắc nghiệm. (6 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống theo đúng thứ tự. “Mùa khế ra hoa. Từng chùm hoa , theo chiều gió. Những cánh hoa , , rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa , hòa mình với màu tím của nước chiều.” A. Tim tím, lắc lư, mỏng mảnh, rơi rơi, chòng chành. B. Tim tím, chòng chành, mỏng mảnh, rơi rơi, lắc lư. C. Rơi rơi, mỏng mảnh, chòng chành, tim tím, lắc lư. D. Lắc lư, tim tím, mỏng mảnh, chòng chành, rơi rơi. Câu 2. Những đáp án nào không phù hợp với yêu cầu sau:”Nêu tác dụng của việc sử dụng ba câu đơn liên tiếp trong đoạn văn:”Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”?.” A. Làm cho câu văn trở nên có nhạc điều quyến luyến, bay bổng. Cung cấp lượng thông tin lớn cho người đọc. B. Sử dụng điệp ngữ”thơm”kết hợp với nghệ thuật liệt kê để diễn tả độ nồng nàn đậm đặc trong hương thơm của thảo quả đã bao trùm đất trời. C. Diễn tả được hương thơm của thảo quá đã bao trùm khắp không gian rộng lớn từ đất trời thiên nhiên cho đến thôn xóm con người. Hơn thế nữa ta còn cảm nhận được độ nồng nàn, đậm đặc của hương thơm ấy khi nó nhuốm hương lên tất cả. D. Sử dụng nghệ thuật liệt kê, với hàng loạt các sự vật của thiên nhiên như: gió, cây cỏ, đất trời. Để ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Câu 3. Những đáp án nào cho thấy cái hay của việc sử dụng từ”bập bùng”trong câu thơ sau: “Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban”. A. Tác giả gợi tả ra trước mắt người đọc hình ảnh hoa ban trắng xóa và hoa chuối bập bùng giữa chốn rừng sâu. B. Đây là từ láy thường để miêu tả ánh lửa. Do đó dùng từ”bập bùng”, tác giả đã ngầm so sánh bông hoa chuối đẹp như hình ảnh của một ngọn lửa. C. Bập bùng - từ gợi tả ánh lửa cháy không đều, khi bốc cao, khi hạ thấp, có thể gợi tả tiếng trống bập bùng. D. Góp phần miêu tả được sắc màu tươi tắn của hoa chuối nổi bật giữa núi rừng thăm thẳm, đồng thời miêu tả được sự lay động của hoa chuối. Hoa chuối như một ngọn lửa ẩn mình giữa chốn rừng sâu. Câu 4. Cho đoạn thơ sau: “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời” (Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa) Nhận xét nào chính xác nhất về giọng đọc thơ của thầy trong đoạn thơ? 27
  28. A. Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, sâu lắng, diễn cảm, mạnh mẽ. B. Giọng đọc lúc trầm lúc bổng, lúc thiết tha, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ như một bản nhạc. C. Giọng thiết tha, sâu lắng, nhẹ nhàng, trong trẻo, chậm rãi, mạnh mẽ. D. Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, đầy phấn chấn, hồ hởi, mang đầy niềm vui, sự hân hoan. Câu 5. Cho bài ca dao: “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” (Ca dao) Những câu tục ngữ có nội dung không gần gũi với bài ca dao. A. Chết trong còn hơn sống đục. B. Chết đứng còn hơn sóng quỳ. C. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. D. Của một đồng, công một nén. Câu 6.”Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc” Những đáp án đúng nhất cho yêu cầu: Các từ ngữ cùng nghĩa trong đoạn văn trên là: A. giàu đẹp - gấm vóc; oanh liệt - vẻ vang B. quê hương, xứ sở, Tổ quốc, đất nước, non sông C. giàu đẹp - oanh liệt; vẻ vang - gấm vóc; Tổ quốc - chân trời góc bể. D. Tổ quốc - xứ sở; oanh liệt - vẻ vang, gấm vóc - tự hào. Câu 7. Những nhận định phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong tác phẩm”Ánh trăng”- Nguyễn Duy? A. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát. B. Biểu tượng trong quá khứ tình nghĩa. C. Biểu tượng vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. D. Biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Câu 8. Những câu văn nào sau đây không sử dụng lời dẫn trực tiếp? A. Còn nhà họa sĩ và cô gái nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. B. Họa sĩ thầm nghĩ:”Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. C. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ xuống đất tất cả. D. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Câu 9. Trong tiếng Việt thường hay tuân thủ theo phương pháp”xưng khiêm, hô tôn”có nghĩa là gì? A. Xưng hô khiêm tốn B. Nói chuyện biết rõ vị thế, vai vế của mình C. Thể hiện sự khiêm tốn khi nói về bản thân, sự tôn trọng với những người ở vai trên, vị thế trên D. Cả 3 đáp án trên Câu 10. Những câu thơ nào dưới đây không chứa từ tượng thanh? A. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. B. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. C. Nhìn nhau mặt lấm cười haha. D. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi. 28
  29. Câu 11. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau: Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây. A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 12. Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc Quang Trung dẫn ra những tấm gương anh hùng dân tộc trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An? A. Thể hiện niềm tự hào của Quang Trung đối với những vị anh hùng trong lịch sử. B. Thể hiện sự am hiểu về lịch sử của dân tộc của Quang Trung. C. Nói lên truyền thống giặc ngoại xâm của dân tộc từ xa xưa. D. Thể hiện khao khát của Quang Trung muốn lập được những chiến công như những vị anh hùng đó. Phần II. Tự luận. (14 điểm) Câu 1 (6 điểm). Viết bài văn nghị luận (Khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau: “Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hang, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chin tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hang cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chắn chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò truyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:”Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:”Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”” (Dẫn theo báo”Dân trí điện tử”) Câu 2 (8 điểm). Trong tác phẩm:”Lòng yêu nước”, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ( ). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên long yêu Tổ quốc”. (Ngữ văn 6 tập II trang 106-107) Em hiểu như thế nào về điều nhà văn nói ở trên? Qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn”Làng”của nhà văn Kim lân và nhân vật anh thanh niên trong truyện”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? - Hết – Giám thị không giải thích gì thêm 29
  30. PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm) Phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ sau: “Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đàng, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” (Trích”Truyện Kiều”– Nguyễn Du) Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích sau: “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. ( ) Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.” (Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Câu 3 (12,0 điểm) Nhận định về thơ, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết:”Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác.” Qua bài thơ”Bếp lửa”(Bằng Việt – SGK Ngữ văn 9, tập I), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó, nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: SBD: 30
  31. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 9 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2 điểm) Cho văn bản sau: Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Hỏi, Hữu Thỉnh, Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994) a) Nhân vật tôi trong bài thơ trên hỏi những đối tượng nào? b) Những từ”tôn cao”,”làm đầy”,”đan vào”nói lên điều gì về cách sống của hình tượng đất, nước và cỏ? c) Viết một đoạn văn (khoảng 5- 10 câu) bàn về tác dụng của nghệ thuật điệp trong sáu câu cuối bài thơ? Câu 2 (3 điểm) Nói về giá trị của thời gian, có người từng tổng kết: - Thời gian là vàng. - Thời gian là sự sống. - Thời gian là thắng lợi. - Thời gian là tri thức. (Tóm lược Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, Trang 36-37, Tập 2) Đối với em, thời gian là gì? Câu 3 (5 điểm) Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: Mỗi tác phẩm nghệ thuật luôn có”một tư tưởng náu mình, yên lặng”. (Ngữ văn 9, Trang 15, Tập 2) Từ gợi dẫn của ý kiến trên, em hãy đánh thức”tư tưởng náu mình”ở một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 9. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 31
  32. PHÒNG GD&ĐT MINH HÓA ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Họ và tên: LỚP 9 SỐ BÁO DANH: Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 01 trang Câu 1 (2 điểm) Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng và nêu rõ giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ sau: “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.'” (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) Câu 2 (3 điểm) Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận. Hãy viết một bài văn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3 (5 điểm) Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói:”Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì? Hết 32
  33. PHÒNG GD&ĐT ÐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Ðề này gồm 02 phần, trong 01 trang) Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Quê hương Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng phải nhớ nhiều? Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay (Trích Quê hương - Đỗ Trung Quân) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 2. Viết về quê hương, tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? 3. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. 4. Nói về quê hương, có ý kiến cho rằng:”Nơi nào giàu có, nơi ấy là quê hương của tôi”. Quan niệm về quê hương của Đỗ Trung Quân có gì khác với quan niệm trên? Phần II: Tạo lập văn bản (16,0 điểm) Câu 1: (6,0 điểm) Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Em hãy viết đoạn văn nghị luận về đề tài này. Câu 2: (10,0 điểm) "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp." Hãy khám phá”xứ sở của cái đẹp”qua bài thơ”Sang thu”của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9, tập 2). Hết 33
  34. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NINH GIANG NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (4,0 điểm) Trong bài thơ”Mẹ và quả”nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: “Và chúng tôi một thứ quà trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” Nhưng B.bables lại nói:”Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” Từ hai cách cảm nhận trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2: (6 điểm) Trong bài tiểu luận”Tiếng nói của văn nghệ”Nguyễn Đình Thi viết:”Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào trong chúng ta một ánh sáng riêng.” Hãy nói về”ánh sáng riêng”mà truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long”rọi”vào tâm hồn em. HẾT 34
  35. UBND HUYỆN NGA SƠN PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói,”Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực”. (Nguồn Internet) Câu 1 (1,0 điểm:) Xác định phương thức biểu đạt chính và chủ đề của đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong câu văn”Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công”. Câu 3 (2,0 điểm): Tại sao tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”? Câu4 (2,0 điểm): Điều em tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? (hãy thể hiện cảm nhận đó của mình trong khoảng 5 – 7 dòng) II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm): Từ ngữ liệu phần Đọc - hiểu trên, viết đoạn văn khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G.Welles:”Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”. Câu 2 (10,0 điểm): Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng:”Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”. (Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1998) Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Nói với con của Y Phương. Liên hệ với truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao để chỉ ra cách nhìn mới và tình cảm mới của hai văn bản. 35
  36. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN NGA SƠN Năm học: 2018-2019 (lần 2) Môn: Ngữ văn Ngày thi: 27/01/2019. ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang, 06 câu. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, Đứng lại; và chân người bước đến. Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. Trùng điệp một màu xanh lá đước. Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. (Mũi Cà Mau- Xuân Diệu, 10-1960) Câu 1(1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0 điểm): Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): Hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? Câu 4 (2,0 điểm). Nêu cảm nhận của em về hình ảnh mũi Cà Mau qua văn bản trên (5-7 dòng). PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1(4,0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với nội dung lòng tự hào về quê hương, đất nước của mỗi con người. Câu 2 (10,0 điểm): Sự khám phá và cách thể hiện hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ”Ngắm trăng”của Hồ Chí Minh,”Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận và”Ánh trăng”của Nguyễn Duy. HÊT 36
  37. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS NĂM HỌC 2018 – 2019 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG A Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc - hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa ( ) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985) Câu 1. Xác định thể thơ. Câu 2. Tìm những từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu. Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi. Câu 4. Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ trên? Phần II. Làm văn (16.0 điểm) Câu 1. (6.0 điểm) Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học, Tổng thống Abraham Lincoln có viết: Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách. Nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu của sách. Câu 2. (10.0 điểm) Một tác phẩm văn học có giá trị vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân chân lý giản dị của mọi thời. Bằng những hiểu biết về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết . Họ và tên thí sinh Số báo danh 37
  38. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS NĂM HỌC 2018 – 2019 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG B Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa ( ) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985) Câu 1. Xác định thể thơ. Câu 2. Tìm những từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu. Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi. Câu 4. Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ trên? Phần II. Làm văn (16.0 điểm) Câu 1. (6.0 điểm) Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học, Tổng thống Abraham Lincoln có viết: Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách. Trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu của sách. Câu 2. (10.0 điểm) Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Hết . Họ và tên thí sinh Số báo danh 38
  39. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NGHỆ AN NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Phần I. đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình:”Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? [ ] Câu 1: Hãy đặt nhan đề thích hợp cho câu chuyện (1.0điểm). Câu 2: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy, nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện (1.0điểm) Câu 3: Câu chuyện muốn gửi đến thông điệp gì? (2.0điểm). Phần II: Làm văn (16.0 điểm) Câu 1: (6.0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 02 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2 (10.0 điểm) Nhận xét về”Chuyện người con gái Nam Xương”trích trong”Truyền kì mạn lục”của Nguyễn Dữ. Nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đóa phù dung sớm nở, tối tàn. Em hãy phân tích”Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận xét trên. Hết 39
  40. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2018-2019 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi) Đề thi gồm 01 trang PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn cơ hội để nó toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn mầu nhiệm, con tốt đỏ trong tay có thể còn phong Hậu; bạn có thời gian để hậu thuẫn và chân trời còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước lần trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lem luốc giống với bạn. Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với thói quen xấu. Tình yêu là một thứ dây leo khó chiều. Nó cần phải bị thử thách và tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu (Theo Kênh14.vn) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng”Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản”? Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến”Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước lần trước sẽ làm cho bạn ngần ngại”? Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến”Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức.” PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm). Từ nội dung được gợi ra từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của tuổi trẻ. Câu 2 (10.0 điểm). Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng:”Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”. (Nhà văn nói về tác phẩm”- Nhà xuất bản văn học 1998) Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ”Nói với con”của Y Phương. Liên hệ với truyện ngắn”Lão Hạc”của Nam Cao để chỉ ra cách nhìn mới và tình cảm mới của hai văn bản. Hết 40
  41. UBND HUYỆN PHÚC THỌ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề thi có 01 trang Câu 1 (12 điểm) Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ”Nhớ rừng”như sau:”Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Câu 2 (8,0 điểm) Đọc bài thơ”Mẹ và quả”của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, viết năm 1982. Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh 1. Có nhà phê bình cho rằng bài thơ trên là một biện minh rất thuyết phục Về luật nhân - quả trong cuộc sống con người. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? 2. Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên. Hết (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: - Số báo danh: 41
  42. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH QUẢNG NINH Năm học: MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (Thời gian: 150 phút) Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng, Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”. (Tiếng hát mùa gặt - Nguyễn Duy) a. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. b. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2. (8,0 điểm) “Những ngôi nhà ngày càng to hơn nhưng gia đình ngày một thu nhỏ lại. Nhà đẹp nhiều hơn, gia đình yên ấm ít hơn”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. (10,0 điểm) Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, nhà phê bình văn học Nguyễn Đình Thi từng viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”. Em hiểu gì về nhận định trên, hãy viết về một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 đã tác động khiến em”tự phải bước lên”như thế? Hết 42
  43. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (8,0 điểm) Rác có mặt ở khắp nơi: từ xóm nhỏ đến phố lớn, từ mặt nước đến chân đồi, từ mỗi cá nhân đến toàn xã hội Lấy chủ đề Rác trong cuộc sống, em hãy viết một bài văn để trình bày suy nghĩ của mình xung quanh vấn nạn trên. Câu 2. (12,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Khải quan niệm: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích giá trị tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm”Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh SBD Phòng thi 43
  44. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN Năm học 2018 - 2019 Tháng 12 MÔN: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (2,5 điểm): Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:”Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.” Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý kiến:”Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.”? Câu 4 (2.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên. Phần II: Tạo lập văn bản (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ văn bản trong phần Đọc – hiểu về chiếc bình nứt, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về chủ đề: Theo đuổi ước mơ. Câu 2. (10,0 điểm) Bàn về thơ, nhà phê bình Hoàng Minh Châu khẳng định:”Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết.” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS:”Quê hương”(Tế Hanh),”Viếng lăng Bác”(Viễn Phương). HẾT 44
  45. UBND HUYỆN TIÊN DU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 9 – Bảng A ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/3/2019 Câu 1: (4,0 điểm) Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua hai câu thơ: - Đầu súng trăng treo (“Đồng chí”–Chính Hữu) - Vầng trăng thành tri kỉ (“Ánh trăng”-Nguyễn Duy) Câu 2: (6,0 điểm) “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn” Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay. Câu 3:(10 điểm) Tâm và Tài của Nguyễn Du trong đoạn trích”Kiều ở lầu Ngưng Bích”(“Truyện Kiều”-SGK Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD, năm 2010). Hết (Đề gồm có 01 trang) 45
  46. UBND HUYỆN TIÊN DU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018- 2019 Môn: NGỮ VĂN 9 – Bảng B Th i gian: 120 k th ) ĐỀ CHÍNH THỨC ờ phút ( hông kể ời gian giao đề Ngày thi: 29/3/2019 Câu 1: (4 điểm) Trong truyện ngắn”Chiếc lược ngà”, có hai lần Nguyễn Quang Sáng miêu tả ánh mắt đầy ám ảnh của nhân vật ông Sáu: Lần 1:”Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với ánh mắt trìu mến lẫn buồn rầu”. Lần 2:”Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.” (Trích theo SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXB GD 2012) Mỗi đoạn văn trên được kể trong hoàn cảnh nào? Ánh mắt ấy nói lên điều gì về nỗi đau và khát vọng của người cha trong chiến tranh? Tại sao nhân vật ông Ba lại nghĩ”chỉ có tình cha con là không thể chết được”và ông”không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy”? Câu 2: (6 điểm) Đọc câu chuyện sau rồi thực hiện yêu cầu: Người ăn xin Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi ông tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháo ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) a. Xét về cấu tạo, hai từ in đậm trong câu chuyện trên thuộc loại từ nào? Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của hai từ ấy. b. Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 3: (10 điểm) Ra-xum Ga-đa-tôp, người được mệnh danh là ''nhà thơ của mọi thời đại'', đã bày tỏ suy nghĩ của mình về văn học: '' Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''. (Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 9, 2005, tr. 160) Qua trích đoạn ''Làng'' (Kim Lân) và ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' (Phạm Tiến Duật), hãy chứng minh rằng: các tác giả đã ''hát đúng giai điệu về thời đại mình'' và ''miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''. Hết 46
  47. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TỨ KỲ ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Vẻ đẹp của hình ảnh con thuyền ra khơi trong những câu thơ sau: a. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang (Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD) Và b. Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD) Câu 2: (3 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp từ câu chuyện sau: Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén. (Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123) Câu 3: (5 điểm) Vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ qua các đoạn thơ sau: -”Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” (Trích Đồng chí- Chính Hữu) - “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha 47
  48. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm” (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) Hết CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=50k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 48
  49. PHÒNG GD & ĐT TƯƠNG DƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Trích: Ngọn gió và cây sồi - Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP. HCM, 2004). Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? Câu 2: Em hiểu gì về ý nghĩa của đoạn trích này? Câu 3: Xét về mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. II. Làm văn (16,0 điểm) Câu 1(10,0 điểm): Nghệ thuật tả cảnh qua đoạn trích”Cảnh ngày xuân”? Câu 2(6,0 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh " (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997) 49
  50. PHÒNG GD & ĐT TP TUY HÒA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn 9 – Năm học: 2018-2019 Thời gian: 150 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (8,0 điểm). Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, chú đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ, vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói:”Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. (Trích”Lời Phật dạy về sự khoan dung”, tinhyeuvacuocsong.com, ngày 19/7/2018) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm): Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi ” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi,Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giaos dục Việt Nam, năm 2016, tr4)) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ”Ánh trăng”(Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em. Hết 50
  51. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ SÁT HẠCH HỌC SINH GIỎI LẦN 1 THÁI BÌNH NĂM HỌC 2018-2019 –––––––––––– MÔN: NGỮ VĂN Thời gian kiểm tra: 12/02/2019 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ngày nghỉ lễ con cun cút về với mẹ Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng Ở giữa quê mà nhớ quê quá thể Mở ti vi. Lòng chộn rộn mông lung Đây xứ sở hoa anh đào, hoa tuy líp Những làng mạc, cánh rừng, những thành phố từng qua Đây ngập nắng, đây bạt ngàn trắng tuyết Căn nhà này nối chuyến những miền xa Nối mảnh ruộng mẹ suốt đời mất được Với quả cà, hạt thóc với nắng hạn mưa giông Nối cui cút và lặng thầm mơ ước Với con cháu bên bồi mẹ bên lở một dòng sông. (Nguyễn Trọng Hoàn, Năm mới, Tri thức thời đại số 1+2 năm 2005) a. Xác định phương thức biểu đạt trong bài thơ trên? Đối tượng mà nhân vật trữ tình hướng đến là ai? b. Chỉ ra và nêu tác dụng một phép tu từ đặc sắc nhất trong khổ 2 và 3. c.Nêu giá trị biểu cảm của cặp từ láy trong câu thơ”Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng"? d. Qua bài thơ, thông điệp mà em rút ra là gì? Câu 2: (6,0 điểm) Trong bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”(SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2005) nhà thơ Thanh Hải viết: Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi Một nổi trầm xao xuyến. Dù là khi tóc bạc. Một học sinh lớp 9 lại viết trong nhật ký như sau:”Mình rất trân trọng ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải nhưng mình sẽ không là”Một nốt trầm”mà muốn làm một nốt nhạc thánh thót vút cao trong bản nhạc dâng cho đời”. Hãy trình bày ý kiến của em về hai ước vọng sống nói trên. Câu 3: (10,0 điểm) “Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.” (Thu Trà- Báo Giáo dục và thời đại, ngày 25/4/2013). Em hãy nêu rõ”vai trò đặc biệt quan trọng”của “tình huống”trong hai văn bản”Làng”(Kim Lân) và”Bến quê”(Nguyễn Minh Châu) như thế 51
  52. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THANH HÀ NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài:150 phút không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 câu, 01 trang) Câu 1. (4,0 điểm) NGƯỜI ĂN CẮP CỪU Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự”ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer). Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống bằng cách chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ”ST”đáng nguyền rủa này. Còn người em, anh tự nói với bản thân mình:”Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm của một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự”ST”vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. Ngày kia, một người lạ mặt hỏi cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời:”Tôi không biết lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint)”. (nguồn từ Intennet). Bài học mà em nhận được từ câu chuyện trên. Câu 2. (6,0 điểm) Nhận xét về”Chuyện người con gái Nam Xương”trích trong”Truyền kì mạn lục”của Nguyễn Dữ. Nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn. Em hãy phân tích”Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận xét trên. Hết Họ và tên học sinh Số báo danh Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2 52
  53. PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN - 9 (Thời gian làm bài: 150 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: GỬI MẸ (Trích) “Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ Con sẽ chẳng bao giờ mải chơi trốn học Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh [ ] Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi”. (Lưu Quang Vũ) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu chủ đề của đoạn thơ. Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: “Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.” Câu 4 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (từ 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về ý thơ sau: “Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về câu nói của Bersot: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Câu 2 (10,0 điểm): Nhà văn Nguyễn Đình Thị cho rằng:”Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi.” (Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1998) Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Nói với con của Y Phương. Liên hệ với truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao để chỉ ra cách nhìn mới và tình cảm mới của hai văn bản. 53
  54. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2018- 2019 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 9 THCS ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2019 (Đề thi có 02 phần, gồm 01 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: KHÁT VỌNG Chuyện kể rằng Có quả trứng đại bàng Rơi vào ổ gà đang ấp Khi nở ra cùng với bầy gà Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp Nhảy bay loạng choạng sân nhà Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa Về những đại ngàn bí mật Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất Chỉ có khát vọng mơ hồ Lâu lâu lại cồn cào trong ngực Làm sao mà ai biết Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay? (Đặng Hồng Thiệp, Thơ sông Lam, NXB Hội Nhà văn, 2017, trang 247) Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2. Em hiểu như thế nào về hình ảnh”bầy gà”trong bài thơ? Câu 3.Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?. Câu 4. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của khát vọng sống đối với mỗi người. Câu 2 (10,0 điểm) Nhà phê bình văn học Hoàng Minh Châu cho rằng: Văn chương hướng tới chân, thiện, mĩ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một,NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri, Ngữ văn 8, tập một, NXBGD Việt Nam 2018) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT 54
  55. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THANH HÓA LỚP 9 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm). Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Khúc dân ca Khúc I. Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Khúc II. Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! Khúc III. Cò bay bằng cánh trắng tinh Lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi Mây trôi bằng gió của trời Là ta, ta hát những lời của ta! (Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973). Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ trên. Câu 2. Hình ảnh Con cò bay lả bay la/ Theo câu quan họ bay ra chiến trường diễn tả điều gì? Câu 3. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! Câu 4. Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả thể hiện qua khổ thơ cuối. II. LÀM VĂN (14.0 điểm). Câu 1. (4.0 điểm): Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2. (10.0 điểm): “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.” (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Văn học) Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Liên hệ với bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy điểm gặp gỡ về tâm hồn, trí tuệ của hai nhà thơ. .HẾT 55
  56. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THANH HÓA LỚP 9 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN (ĐỀ DỰ BỊ) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm). Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 ”Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là”năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai , biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một”tế bào hạnh phúc”, một”nhà máy hạnh phúc”và sẽ ngày ngày”sản xuất hạnh phúc”cho mình và cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là”nhỏ bé”trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn”nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những”con người lớn”bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự”chạm”vào hạnh phúc!.” ("Để chạm vào hạnh phúc"- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012). Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (1.5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3. (2.0 điểm)Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ”nhỏ bé”và”con người lớn”. Câu 4. (2.0 điểm) Theo quan điểm riêng của mình, em chọn cách”chạm”vào hạnh phúc bằng việc”làm những việc lớn”hay”làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng). II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ bàn về giá trị hạnh phúc của con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay?. Câu 2: (10.0 điểm) Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”. ("Trang giấy trước đèn", NXB KHXH, H. 1994, tr. 258) “Tình thế”đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong hai văn bản”Lão Hạc”(Nam Cao) và”Làng”(Kim Lân)? .HẾT 56