Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn lần 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Bình Giang (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 8450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn lần 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_lan_2_nam.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn lần 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Bình Giang (Có đáp án)

  1. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019- 2020 (Lần 2) ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) (Mã đề 1) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến." (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? Nêu năm sáng tác, thể thơ của tác phẩm đó. Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra các phép tu từ và tác dụng trong khổ thơ trên. Câu 3 (1,0 điểm). Tác giả muốn làm "nốt trầm xao xuyến". Song có bạn học sinh không đồng ý với quan điểm của tác giả mà muốn làm nốt cao thánh thót khẳng định mình. Ý kiến của em như thế nào? Hãy bày tỏ quan điểm. II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm). Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn về lẽ sống cống hiến của thanh thiếu niên trong trong thời đại ngày nay. Câu 2 (5 điểm). Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:
  2. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019- 2020 (Lần 2) ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) (Mã đề 2) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. "Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi." (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? Nêu năm sáng tác, thể thơ của tác phẩm đó. Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra các phép tu từ và tác dụng trong khổ thơ trên. Câu 3 (1,0 điểm). Tác giả khẳng định "Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi". Song có bạn học sinh không đồng ý với quan điểm của tác giả mà cho rằng có những người dù đã "đứng tuổi" nhưng vẫn chưa thực sự trưởng thành. Ý kiến của em như thế nào? Hãy bày tỏ quan điểm. II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm). Hãy viết đoạn văn về lẽ sống cống hiến của thanh thiếu niên trong trong thời đại ngày nay. Câu 2 (5 điểm). Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:
  3. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2019- 2020 (Lần 2) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đáp án gồm 04 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC HIỂU (MÃ ĐỀ 1) 3,0 1 - Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ (0,25) 1,0 - Tác giả Thanh Hải (0,25) - Bài thơ được viết năm 1980 (0,25) - Thể thơ: 5 chữ (0,25) 2 - Điệp ngữ "ta làm" hoặc điệp từ “ ta” (0,25) 1,0 biến tấu thành "ta nhập" nhấn mạnh ước nguyện chân thành dâng hiến cho đời của tác giả. (0,25) - Liệt kê, ẩn dụ: con chim, cành hoa, nốt trầm (0,25) thể hiện ước nguyện được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung. (0,25) ( Nếu HS chỉ nêu liệt kê hoặc chỉ nêu ẩn dụ và diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.) Hoặc nếu HS trả lời tách riêng nghệ thuật và nêu tác dụng gộp lại của cả khổ thơ mà thiếu ý thì cho 0,75đ) - Giám khảo căn cứ vào phần trả lời của HS để linh hoạt cho điểm 3 Đây là dạng đề mở. HS có thể trả lời một trong ba cách sau: Cách 1: 1,0 - Ý kiến của HS: đồng ý hoặc đồng tình, hoặc có cùng quan điểm với tác giả. (0,5) - Lí giải bày tỏ quan điểm vì muốn cống hiến lặng thầm, khiêm nhường nhỏ bé nhưng xúc động lòng người. (0,5) (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.) ( HS đưa ra VD càng tốt. Những chị lao công đêm đêm quét rác, người phu làm đường ) Cách 2: - Ý kiến của HS: đồng ý hoặc đồng tình, hoặc có cùng quan điểm với bạn học sinh. (0,5) - Lí giải bày tỏ quan điểm vì muốn làm việc gì đó nổi bật, được vinh danh, được ngợi ca Vì thế mà cố gắng hết mình thể hiện tài năng làm việc tốt có ích cho cộng đồng. (0,5) (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.) (HS đưa ra VD càng tốt. Những anh hùng nổi tiếng, những vĩ nhân vĩ đại, ) Cách 3:
  4. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. - Hoặc học sinh cũng có thể lựa chọn cả hai quan niệm (0,5) Vì trong cuộc đời có việc làm lặng thầm, có việc làm nổi bật (0,5) (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.) I ĐỌC HIỂU (MÃ ĐỀ 2) 1 - Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Sang thu (0,25) 1,0 - Tác giả: Hữu Thỉnh (0,25) - Bài thơ được viết năm 1977 (0,25) - Thể thơ: 5 chữ (0,25) 2 - Liệt kê: nắng, mưa, sấm, hàng (0,25) cây gợi ra sự đổi thay của 1,0 thời tiết, cảnh vật ngày càng đậm nét thu hơn. - Nhân hóa: bớt bất ngờ, đứng tuổi (0,25) khiến hình ảnh thơ sinh động, có hồn. - Ẩn dụ: Sấm, hàng cây đứng tuổi (0,25) thể hiện những tác động bất thường của ngoại cảnh không khiến người trung niên dễ dàng gục ngã (0,25) ( Nếu HS chỉ nêu nhân hóa, ẩn dụ hoặc liệt kê, ẩn dụ và diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.) (Nếu HS tách riêng nghệ thuật và nêu tác dụng gộp lại mà thiếu ý thì cho 0,75đ) - Giám khảo căn cứ vào phần trả lời của HS để linh hoạt cho điểm 3 Đây là dạng đề mở. HS có thể trả lời một trong ba cách sau: Cách 1: 1,0 - Ý kiến của HS: đồng ý hoặc đồng tình, hoặc có cùng quan điểm với tác giả. (0,5) - Lí giải bày tỏ quan điểm vì đa số người trung niên có nhiều trải nghiệm trên đường đời sẽ vững vàng, chững chạc hơn trước những biến cố của cuộc đời. (0,5) (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.) Cách 2: - Ý kiến của HS: đồng ý hoặc đồng tình, hoặc có cùng quan điểm với bạn học sinh. (0,5) - Lí giải bày tỏ quan điểm vì thực tế có những người quen sống dựa dẫm, ỷ lại thiếu ý chí, bản lĩnh. Mặc dù đã trưởng thành, đã có tuổi nhưng mãi cũng không thể vững vàng trước sóng gió của cuộc đời (0,5) (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.) Cách 3: - Hoặc học sinh cũng có thể lựa chọn cả hai quan niệm (0,5) Vì trong cuộc đời có những sự việc bất ngờ - bất thường mà con người không thể lường trước. Cho nên cho dù người đó có bản lĩnh, vững vàng đến mấy cũng phải có lúc yếu mềm, thậm chí gục ngã (0,5) (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm.)
  5. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. II TẬP LÀM VĂN 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn - Viết hoa chữ cái đầu 0,25 tiên và thụt đầu dòng, có câu chủ đề đứng ở đầu doạn. (0,25) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: + Đây là dạng đề mở, học sinh có thể trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề đã nêu. Tuy nhiên ý kiến đưa ra phải có cơ sở, dẫn chứng chính xác và thái độ đúng đắn đối với vấn đề từ đó có ý thức và hành động phù hợp. + Có thể xoay quanh những ý sau : - Câu chủ đề đúng vấn đề cần nghị luận. * Giải thích: Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì tập thể, 0,25 cộng đồng; cống hiến về sức lực, trí tuệ, thời gian, vật chất, Đó là lẽ sống đẹp của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ. * Tại sao cần phải có lẽ sống đẹp? + Cuộc sống tốt đẹp do thế hệ trước dựng xây. Chúng ta được thừa 0,5 hưởng thì phải có trách nhiệm cống hiến để tri ân thế hệ trước. + Cống hiến làm nên nét đẹp của người có văn hóa, lương tri, hoàn thiện về nhân cách, đưa con người đến gần nhau hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa nhân văn hơn, biết thấu hiểu, vị tha từ đó thêm trân trọng những giá trị đời sống + Chỉ có lẽ sống cống hiến mới giúp con người sống có mục đích tốt đẹp, biết sống phấn đấu xây dựng đất nước, gia đình bền vững. + Cống hiến là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Biểu hiện và dẫn chứng của lẽ sống cống hiến: + Trong thời kỳ kháng chiến, bao thế hệ trẻ ấy đã hi sinh, cống hiến hết mình cho Tổ quốc 0,25 + Thời kì hòa bình: người lao động, thanh, thiếu niên ngày đêm học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới, xây dựng đất nước cũng là một sự cống hiến sâu sắc. + Bác Hồ là tấm gương vĩ đại cống hiến cả đời cho dân cho nước, + Thanh Hải ước nguyện cống hiến chân thành, bất chấp tuổi tác * Mở rộng : - Phê phán những kẻ có lối sống ích kỉ, vì lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của nhân dân, đất nước. * Bài học – Liên hệ bản thân. 0,25 + Nhận thức được vai trò của lẽ sống cống hiến. + Thế hệ trẻ ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để cống hiến cho đất nước nhất là trong quá trình đổi mới, hội nhập ngày nay. 0,25 d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm hoặc nếu HS thiếu nhiều lí lẽ thì tối đa cho 1,5 điểm của cả câu)
  6. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận : có đầy đủ : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân 0,25 bài triển khai được các luận điểm làm rõ được các nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai vẫn đề nghị luận thành các luận điểm : thể hiện sự 4,0 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau 1. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu: tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” - Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và nhận xét, đánh giá khái quát về nhân vật. 2. Thân bài (3,0 điểm) * Giới thiệu khái quát về nhân vật (0,25) - Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, nhưng chỉ sau lời giới thiệu của bác lái xe anh mới xuất hiện. Và anh cũng chỉ xuất hiện trong 30 phút ngắn ngủi nhưng đã đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “kí hoạ chân dung” về anh. - Anh có hoàn cảnh sống và làm việc hết sức khó khăn, gian khổ. + Anh sống một mình “trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây và quanh năm cây và mây mù lạnh lẽo” Phải làm việc vào lúc nửa đêm, phải đối mặt với cái giá rét như cắt da cắt da thịt của vùng núi cao. + Phải đối mặt với sự cô đơn, nỗi “thèm người” * Vẻ đẹp của nhân vật - Có lí tưởng sống cao đẹp. Anh xung phong vào bộ đội. Nhưng không được ra trận, anh yên tâm với công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu của mình vì anh biết nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống, chiến đấu của đất nước. - Có tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc (1,0) + Công việc của anh: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Không nặng nhọc nhưng gian khổ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. + Công việc gian khổ nhưng anh lại rất yêu nghề. Anh thấy công việc thầm lặng của mình có ích cho Tổ quốc, anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc, coi công việc như người bạn, là nguồn vui của cuộc sống, anh tìm thấy mối dây liên mật thiết giữa công việc của anh, cuộc sống của anh với mọi người. + Yêu nghề tới mức mê say nên anh có tinh thần trách
  7. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. nhiệm cao với công việc, có những suy nghĩ đẹp và đúng đắn về công việc, về hạnh phúc. - Anh có phong cách sống đẹp: (0,5) + Sắp xếp cuộc sống gọn gàng, trồng hoa, nuôi gà khiến cho cuộc sống phong phú về vật chất và tinh thần. + Anh biết tạo ra những niềm vui đích thực và ý nghĩa qua việc đọc sách hàng ngày. + Luôn cởi mở, chân thành và quan tâm tới người khác (0,25) + Đức tính khiêm tốn đáng trân trọng: (0,5) Anh cũng cho rằng sự đóng góp của mình thật nhỏ bé. Anh khâm phục những người như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hay anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét * Đánh giá: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật(0,25) + Tác giả xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lí. Nhân vật chính hiện lên trực tiếp qua lời nói, hành động, suy nghĩ và tiếp gián qua cảm xúc và ấn tượng của các nhân vật khác, từ đó khai thác được hết nét đẹp của nhân vật. + Nhà văn đã kết hợp tự sự với trữ tình và bình luận, làm nổi bật chiều sâu tâm hồn của nhân vật. + Văn phong hết sức nhẹ nhàng, đầy chất thơ. Cốt truyện đơn giản, những chi tiết chân thực tinh tế, giàu chất hội họa. + Ngôi kể thứ ba nhưng toàn bộ điểm nhìn được đặt vào nhân vật họa sĩ vừa tinh tế, nhạy cảm, vừa từng trải, sâu sắc, thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của nhà văn. - Nội dung: (0,25) + Thành công của nhà văn là khám phá ra nét đẹp con người trong thời đại mới. Anh thanh niên chính là hình ảnh điển hình của người lao động mới, của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ, lặng lẽ hi sinh cho đất nước. + Hình ảnh anh thanh niên giúp mỗi người suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm của mình: Hòa bình vẫn phải tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn 3. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm và hình tượng nhân vật. - Liên hệ 0,25 d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận 0,25 e. Chính tả, dùng từ đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Lưu ý: - Trên đây chỉ là gợi ý cho đề bài cho nên giám khảo cần linh hoạt khi chấm. - HS có thể trình bày diễn đạt các ý theo cách khác mà vẫn đảm bảo đúng ý , đúng yêu cầu của bài văn nghị luận về nhân vật trong
  8. Sưu tầm : Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh youtube: Vui hoc cùng thầy Toản. tác phẩm truyện thì vẫn cho đủ điểm.