50 Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

doc 8 trang thaodu 5880
Bạn đang xem tài liệu "50 Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc50_de_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: 50 Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 Kính gửi các bạn thân 59 đề tuyển sinh vào lớp 10. Tất cả các đề đề có dạng cấu trúc tương tự nhau. Bạn nào hôm trước đã lấy 30 đề thì nhắn gmail để mình gửi bổ sung như đã nói trước. Tốt nhất là chưa tin thì đừng gọi mất công giải thích dài dòng tốn tiền điện thoại cho các bạn. - Biên soạn toàn bộ văn bản trong chuong trình Ngữ văn 9 theo cách tương tự. Nhằm giúp các thầy cô hướng dẫn các em tự học. - Phần nghị luận XH có 2 dạng. 1 dạng viết đoạn văn 200-300 từ và 1 dạng viết bài văn . Vì mỗi địa phương có cấu trúc đề khác nhau Bộ đề nhằm mục đích giúp các bạn giảm thời gian, công sức là chính. Và dĩ nhiên các bạn sẽ được nhiều hơn mất. Chào và chúc thành công! ĐỀ SỐ 1 PHẦN I – ĐỌC HIỂU (1)Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. (2)Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(3) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. (4) Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". (5) Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. (6) Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. (7) Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. (8) Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực. 1
  2. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 Câu 1: Xác định chủ đề chính của đoạn trích? Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống” Câu 3: Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực” Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Câu 5: Câu số 5,6,7, sử dụng phép liên kết hình thức nào? Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. PHẦN II – LÀM VĂN Câu 1 (NLXH) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Câu 2: Chọn một trong 2 đề sau Đề 1: Phân tích khổ thơ sau: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Đề 2: Cảm nhận về cái hay cái đẹp của khổ thơ sau: "Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến" GỢI Ý PHẦN I – ĐỌC HIỂU Câu 1: Xác định chủ đề chính của đoạn trích? 2
  3. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người. Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống” +“Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi. + Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ. Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chản nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua. Câu 3: Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực” Thất bại một cách tích cực được hiểu theo những ý nghĩa sau: + nghĩa là thất bại nhưng không bi quan, chán nản + nghĩa là thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại + thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động. Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Không nên sợ thất bại. Cần nhận ra mặt tích cực của sự thất bại để không tiếp tục phạm phải sai lầm. Câu 5: Phép liên kết thế và nối Câu 6: Nghị luận PHẦN II – LÀM VĂN Câu 1 (NLXH) * Giải thích: Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng. Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra. Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước. Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống. Bình luận 3
  4. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 - Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. (dẫn chứng) - Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống: + Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công. + Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại. Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt. Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại. Bài học nhận thức và hành độn Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống. Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn Câu 2 Đề số 1 : Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc. Bài thơ “viếng lăng Bác” được viết năm 1976 in trong tập “như mây mùa xuân” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Tác phẩm đã thể hiện thành công tình cảm chân thành, sự yêu mến, cảm phục và niềm tiếc thương vô hạn đối với Bác Hồ. Đặc biệt là khổ thơ thứ . 4
  5. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 Cách mở bài 2: Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, bốn mùa luôn luôn luân chuyển, con người chỉ được sinh ra một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ là văn là nghệ thuật thì mãi mãi trường tồn với thời gian. Bài thơ VLB của Viễn Phương viết nă 1976 là một trong những tác phẩm như thế. Tác phẩm đã thể hiện thành công tình cảm chân thành, sự yêu mến, cảm phục và niềm tiếc thương vô hạn đối với Bác Hồ. Đặc biệt là khổ thơ thứ . Luận Điểm 1: Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” Đánh giá, bình luận, trình bày suy nghĩ  Mới nghĩ đến ngày về mà Viễn Phương đã “Dâng trào nước mắt”, có lẽ trong đêm ấy, nhà thơ đã khóc rất nhiều. Một tiếng “thương” của miền Nam lại vang lên, gợi về miền đất được xem như Thành đồng Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Bình  Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt cứ trào ra như không thể nào ngăn lại được. “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả muốn nói lời ước nguyện trước khi tạm biệt Bác trở về Miền nam.”. Từ đau đớn nhớ nhung biến thành ước nguyện. Đánh giá nghệ thuật  Điệp ngữ “muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những mong muốn, ước nguyện của nhà thơ. Ước làm một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui cho Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh VN tỏa bóng mát bên Người. Đánh giá nghệ thuật  Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân, trung víi n-íc, hiÕu víi d©n. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác. Lời hứa đó thể hiện khát khao cháy bỏng được ở bên Bác, được gần gũi Bác. Nguyện ước ấy thật bé nhỏ mà giản dị chân thành, sâu sắc, cao đẹp biết bao. Bình  Ai đó đã từng 5
  6. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 nói “cái vĩ đại bao giờ cũng được làm từ những điều bé nhỏ, giản dị” Và đó cũng là ước nguyện của hàng triệu con tim Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc mà Bác đã hi sinh cả đời để tái sinh. Giọng thơ trầm xuống để kết thúc một chuyến thăm. Bằng thể thơ tám chữ, trong có có xen một vài câu bảy và chín chữ với giọng thơ chân thành, thiết tha, ngôn ngữ gần gũi bình dị. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ linh hoạt, lúc nhanh, lúc chậm phù hợp với cảm xúc của bài thơ cùng với đó là những điệp ngữ được đặt đúng chỗ khiến câu thơ giàu ý nghĩa. Qua đó nhà thơ Viễn Phương bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Đã 40 năm ra đời nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ, người đọc không khỏi bâng khuâng, xúc động nghẹn ngào. Đó là lí do vì sao Viếng lăng Bác trở thành một bài hát nổi tiếng. Đề số 2: Thanh Hải là môt trong những nhà thơ xuất sắc của nền Văn Học VN hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc. Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được viết năm 1980, không lâu trước khi qua đời, là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của nhà thơ. Bài thơ thể hiện cảm xúc thiết tha vui sướng trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước con người qua đó thể hiện khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ. Điều đó được thể hiện ở khổ thơ sau: Luận điểm 1: Từ cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, đất trời nhà thơ thể hiện ước nguyện dâng hiến. "Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến" Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Muốn làm một con chim hót, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, đê' tỏa hương tỏa sắc tô điểm cho mùa xuân đất 6
  7. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 nước. "Nốt trầm" là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu xa trong một bản nhạc. Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Cách sử dụng từ “Ta” thật độc đáo, nó vừa chỉ cho tất cả mọi người nhưng cũng là chỉ chính nhà thơ. Đánh giá, nhận xét  Phải chăng chính cách sử dụng từ “Ta” đó như một lời kêu gọi chân thành: mỗi người hãy làm một điều bé nhỏ để dâng hiến cho đời, cho cuộc sống. Luận điểm 2: Những câu thơ tiếp theo, tác giả thể hiện cách dâng hiến thật cao đẹp biết bao. (504 từ) "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc" "Mùa xuân nho nhỏ" là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. MXNN là MX do chính tác giả tạo ra bằng những hình ảnh bé nhỏ, giản dị với khát vọng làm một tiếng chim hót, làm một cành hoa xinh và làm một nốt nhạc trầm đề hòa mình với môt mùa xuân lớn lao của đất nước . Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như một "mùa xuân nho nhỏ” để tô hương, điểm sắc cho quê hương, đất nước vào mùa xuân lớn của dân tộc. Chỉ có điều cách cống hiến cho tổ quốc phải chân thành và tự nguyện cống hiến một cách vô tư. "Dâng" là hành động cống hiến, cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Thanh Hải muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ là "lặng lẽ", âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót , chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không phải trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" Điệp từ "dù là" được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi, khi tóc bạc” như một thông điệp mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người, và là mãi mãi và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi hai 7
  8. 59 đề luyện thi vào lớp 10 theo đinh hướng phát triển năng lực. 35 đề HSG 6,7,8 theo định hướng phát triển năng lực. ĐT: 0833703100 mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục "đi lên phía trước. Đánh giá, nhận xét, trình bày suy nghĩ Lời thơ như lời tâm sự chân thành, tha thiết chứ không phải là sự bồng bột của tuổi trẻ hay sự gắng gượng của tuổi già mà là khát vọng là nguyện ước của nhà thơ. Ước nguyện của Thanh Hải vượt lên cả giới hạn cá nhân nhỏ bé để mang ý nghĩa rộng lớn, đó là lí tưởng sống cao đẹp của cả cộng đồng. Ước nguyện của nhà thơ như dục giả như vẫy gọi làm lay động trái tim muôn người. Điều đó trở thành một chân lí, một niềm tin yêu lạc quan về lẽ sống cho mọi người. 8