6 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc

docx 25 trang thaodu 6850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "6 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx6_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: 6 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc

  1. PHÒNG GD – ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2017 - 2018 KIM TRUNG MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC - HIỂU(3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ” (SGK Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 2, trang 149) Câu 1 (1,5 điểm) Đoạn văn trên trích từvăn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào? Câu 2(0,5 điểm) Giải thích nghĩa của các từ: thắng địa, trọng yếu Câu 3(1,0 điểm)Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói của hai câu văn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ” II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1(2,0 điểm) Trong lớp em có một số bạn chưa chăm chỉ học tập. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận để khuyên các bạn học tập chăm chỉ hơn để sau này có được niềm vui trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm)Văn bản “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nhận định trên. -Hết- 1
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Đọc – Đoạn văn trên trích từvăn bản: Chiếu dời đô 0,5 điểm Hiểu: Tác giả là: Lý Công Uẩn 0,5 điểm Câu 1 Văn bản được viết theo thể loại: Chiếu 0,5 điểm Câu 2 Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp 0,25 điểm Trọng yếu: Hết sức quan trọng, có tính chất căn bản, mấu 0,25 điểm chốt Câu 3 Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói Câu 1: Hành động trình bày 0,5 điểm Câu 2: Hành động hỏi 0,5 điểm II. Làm Yêu cầu: văn: - Về hình thức: Học sinh viết thành đoạn văn nghị luận hoàn Câu 1 chỉnh, đúng chủ đề 1,0 điểm - Về nội dung: + Chỉ ra biểu hiện của các bạn chưa chăm chỉ học và nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện đó (không thuộc bài, làm bài, không chú ý nghe giảng, không ghi chép bài, ; do mải chơi, do chưa có ý thức tự giác, do gia đình quản lý nỏng lẻo, nuông chiều ) + Khuyên các bạn học tập chăm chỉ để có niềm vui trong 1,0 điểm cuộc sống: xác định được vai trò, trách nhiệm của người học sinh; phải tự giác thực hiện quy định của gia đình, nhà trường . Câu 2 Yêu cầu: *Về hình thức: - Viết đúng kiểu bài thuyết minh và nghị luận - Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ - Câu văn đúng ngữ pháp và không sai lỗi chính tả *Về nội dung: I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc 0,5 điểm II. Thân bài 4,0 điểm 1. Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi 1,5 điểm - Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương, là con trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn học. Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan. - Năm 1407, nhà Hồ khởi nghĩa thất bại, giặc Minh chiếm nước ta. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn kháng chiến chống giặc. - Năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”. - Chỉ một thời gian ngắn sau, triều đình lục đục, gian thần lộng hành, ông xin về ở ẩn. Năm 1442, ông bị vu oan, gia đình 3 đời bị xử trảm 2
  3. - Không chỉ là một nhà quân sự, Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ xuất sắc với các tác phẩm “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, là nhà chính luận nổi tiếng với: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo” và các thể loại khác. - Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, một nhà thơ, một nhà văn hóa lớn của thời đại. 2. Thuyết minh về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: 0,5 điểm Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi soạn thảo vào đầu năm 1428, công bố cuộc kháng chiến chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh đã kết thúc thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên thanh bình cho đọc lập dân tộc. 3. “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân 2,0 điểm tộc: - Mở đầu bài cáo, tác giả đã nêu tư tưởng nhân nghĩa mà cốt lõi là yên dân và trừ bạo. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn, chống xâm lược. - Khẳng định chủ quyền đọc lập dân tộc: + Lịch sử dân tộc ta có nền văn hiến lâu đời. + Có cương vực lãnh thổ riêng + Chế độ chủ quyềnriêng song song tồn tại với các triều đại Trung Quốc + Tự hào về những chiến công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. III. Kết bài: Khẳng định “Bình Ngô đại cáo’ - “Nước 0,5 điểm ĐạiiViệt ta” là lời tuyên ngôn độc lập tự chủ của nước Đại Việt, áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 3
  4. MA TRẬN ĐỀ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng kiến thức Thấp Cao Chiếu dời đô Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ:5% 2,0 Tỉ lệ: 20% Các kiểu câu Số câu: 1 Số câu: 1 phân theo Số điểm: 1,0 Số điểm: mục đích nói Tỉ lệ:10% 1,0 Tỉ lệ:10% Văn nghị Số câu: 1 Số câu: 1 luận Số điểm: 2,0 Số điểm: Tỉ lệ:20% 2,0 Tỉ lệ: 20% Văn thuyết Số câu: 1 Số câu: 1 minh, nghị Số điểm: 5,0 Số điểm: luận Tỉ lệ:50% 5,0 Tỉ lệ: 50% Tổng số câu: Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 5 5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm:7,0 Số điểm:10 Tổng điểm: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 70% Tỉ lệ:100% 10 Tỉ lệ: 100 % 4
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIẾN AN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN NĂM HỌC 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang, học sinh làm bài vào tờ giấy thi) Câu 1 (3,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình”. (Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Văn bản có chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? Nêu nội dung đoạn trích trên? c. Câu văn "Xin chớ bỏ qua." thuộc kiểu câu nào, xét theo mục đích nói? Nêu mục đích nói của câu văn? d. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về mục đích và phương pháp học của bản thân. Trong đoạn có sử dụng câu cầu khiến. Gạch dưới câu cầu khiến đã sử dụng. Câu 2 (1,5 điểm) Nhớ lại văn bản" Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu và trả lời câu hỏi: a. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? b. Tiếng chim tu hú được lặp lại hai lần trong bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3 (5,0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận khuyên mọi người hãy hạn chế sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ môi trường và sức khỏe của chúng ta? 5
  6. PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN KÌ THI KSCL HỌC KỲ II Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn lớp 8 (Đáp án gồm 02 trang) Câu Nội dung Điểm a. Văn bản" Bàn luận về phép học". 0,25 Tác giả Nguyễn Thiếp. 0,25 b. Thể loại: tấu 0,25 Nội dung: Đề xuất của tác giả về những phương pháp học đúng 0,25 đắn và tác dụng của nó. c. Kiểu câu: Cầu khiến 0,25 Mục đích: Đề nghị 0,25 d. - Hình thức: viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đủ số câu, 0,25 không mắc lỗi Câu 1 - Nội dung: Nêu được suy nghĩ của bản thân về mục đích và 0,5 (3,5 điểm) phương pháp học: + Xác định được mục đích học tập đúng đắn: Học tập, tu dưỡng 0,75 để có tri thức góp phần xây dựng quê hương đất nước + Từ đó cần có các phương pháp học tập phù hợp, đúng đắn để có kết quả cao trong học tập: Chủ động tích cực trong học tập, có thời gian biểu hợp lý, học đi đôi với hành, biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống Phê phán lên án các kiểu học vẹt, học tủ chạy theo thành tích . 0,5 - Sử dụng đúng câu cầu khiến có gạch chân câu (Không gạch chân không cho điểm) a. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi tác giả đang bị thực dân 0,5 Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ. b. Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ là tiếng chim báo hiệu mùa Câu 2 hè, tiếng chim gợi lên cả một bức tranh mùa hè trong tâm tưởng 0,5 (1,5 điểm) nhà thơ đẹp rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu. - Tiếng chim tu hú cuối bài thơ là sự giục giã, thôi thúc người 0,5 tù cách mạng phá tan xiềng xích nhà tù để trở về với tự do, với cách mạng. Về hình thức: 0,5 * Đúng kiểu bài nghị luận xã hội. * Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc. * Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Câu 3 * Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết (5 điểm) câu. * Có sự sáng tạo trong lời văn, cảm xúc. Về nội dung: Mở bài: 0,25 6
  7. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của bao bì ni lông với môi trường và sức khỏe con người, từ đó khuyên mọi người hãy hạn chế sử dụng Thân bài 4,0 1. Thực trạng việc sử dụng bao bì ni lông. - Rất phổ biến với số lượng nhiều người dùng, hầu như nhà nào 0,5 cũng sử dụng với số lượng nhiều, chủng loại phong phú - Ý thức của mọi người khi sử dụng bao bì ni lông còn rất hạn chế: vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường hoặc dùng không đúng 0,5 mục đích ảnh hưởng đến sức khỏe, 2. Nguyên nhân vì sao mọi người lại sử dụng bao bì ni lông 0,5 nhiều như vậy? - Do sự tiện lợi, giá thành rẻ 3. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi trường và sức khỏe con người. - Túi ni lông gây ô nhiễm môi trường: 0,75 +Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. +Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng - Túi ni lông ảnh hưởng đến sức khỏe con người: 0,75 + Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người (dẫn chứng) 4. Biện pháp để hạn chế sử dụng bao bì ni lông - Kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng bao bì ni lông 0,25 - Tái sử dụng bao bì ni lông 0,25 - Thu gom rác thải một cách hợp lí 0,25 - Sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường để thay thế 0,25 Kết bài: 0,25 - Khẳng định lại vấn đề 7
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TT HUẾ KIỂM TRA HỌC KÌ 2- NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG MÔN: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (5 điểm) Đọc kĩ những ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngữ liệu 1: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (1) (Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 19) Ngữ liệu 2: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (2) Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 37) 1.1 (1 điểm) Những ngữ liệu trên được trích từ các văn bản nào? Điểm gặp gỡ trong hoàn cảnh sáng tác của các văn bản đó là gì? 1.2 (2 điểm) Xác định kiểu câu (phân theo mục đích nói) và hành động nói được thực hiện ở câu (1) - ngữ liệu 1, câu (2) - ngữ liệu 2. Việc sử dụng các kiểu câu ấy giúp em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trữ tình? 1.3 (2 điểm) Những hình ảnh nào của thiên nhiên đã tác động đến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong mỗi đoạn thơ trên? Từ việc hiểu hai đoạn thơ và trải nghiệm của bản thân, hãy nói về ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống tâm hồn con người. (Thể hiện bằng một đoạn văn không quá ½ trang giấy thi). Câu 2: (5 điểm) 2.1 (1 điểm) Kể tên kèm thể loại của các văn bản nghị luận trung đại đã học. 2.2 (4 điểm) Hồ Chí Minh đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7, tập 2, trang 24) Lựa chọn hai văn bản nghị luận trung đại đã học để làm rõ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt. Hết 8
  9. SỞ GD &ĐT THỪA THIÊN HUẾ Trường THCS Nguyễn Tri Phương MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Mức độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Cộng biết Cấp độ Cấp độ Chủ đề thấp cao 1. Văn bản Câu 1.1 Từ việc hiểu Số câu: 2 - Nhận nội dung Số điểm:3 biết văn văn bản, viết Tỉ lệ: 30% bản chứa đoạn văn về ngữ liệu. ý nghĩa của - Nêu thiên nhiên hoàn cảnh với đời sống sáng tác. tâm hồn con người. 2. Tiếng Việt Câu 1.2 Xác Số câu: 1 định kiểu Số điểm:2 câu, hành Tỉ lệ: 20% động nói và hiệu quả trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, 3. Tập làm Câu 2.1 Câu 2.2 Số câu: 2 văn Kể tên, Tạo lập Số điểm:5 thể loại văn bản. Tỉ lệ: 50% của các văn bản nghị luận trung đại. Tổng số điểm 2.0 2.0 2.0 4.0 Số điểm:10 Tỉ lệ 20% 20% 20% 40% Tỉ lệ:100% 9
  10. SỞ GD &ĐT THỪA THIÊN HUẾ Trường THCS Nguyễn Tri Phương ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 (Đáp án này có 03 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 1.1 Những ngữ liệu trên được trích từ các văn bản nào? Điểm gặp gỡ trong 1 điểm hoàn cảnh sáng tác của các văn bản đó là gì? - Văn bản: + Ngữ liệu 1: Khi con tu hú (Tố Hữu). 0.25 + Ngữ liệu 2: Vọng nguyệt- Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) 0.25 - Điểm gặp gỡ trong hoàn cảnh sáng tác: cả hai bài thơ đều được ra đời lúc 0.5 tác giả- người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nơi chốn ngục tù. 1.2 Xác định kiểu câu (phân theo mục đích nói) và hành động nói được thực 2 điểm hiện ở câu (1) - ngữ liệu 1, câu (2) - ngữ liệu 2. Việc sử dụng các kiểu câu ấy giúp em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trữ tình? 1.0 * Câu (1) Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! - Kiểu câu: cảm thán. 0.25 - Hành động nói: bộc lộ cảm xúc. 0.25 - Vẻ đẹp tâm hồn: thể hiện tâm trạng bực bội, ngột ngạt khi sống trong 0.5 cảnh tù đày. Từ đó hé mở một tâm hồn khao khát tự do mãnh liệt. * Câu (2) Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, 1.0 Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (2) - Kiểu câu: nghi vấn. 0.25 - Hành động nói: bộc lộ cảm xúc. 0.25 - Vẻ đẹp tâm hồn: thể hiện tâm trạng băn khoăn, bối rối khi trăng- người 0.5 bạn tri kỉ- đến còn bản thân lại đang ở trong cảnh tù đày. Từ đó hé mở một tâm hồn luôn thiết tha với thiên nhiên, với trăng. 1.3 Những hình ảnh nào của thiên nhiên đã tác động đến tâm trạng của 2 điểm nhân vật trữ tình trong mỗi đoạn thơ trên? Từ việc hiểu hai đoạn thơ và trải nghiệm của bản thân, hãy nói về ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống tâm hồn con người. (Thể hiện bằng một đoạn văn không quá ½ trang giấy thi). 0.5 - Hình ảnh thiên nhiên tác động đến tâm trạng của nhân vật trữ tình: tiếng chim tu hú, vầng trăng. - Viết đoạn văn nói về ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống tâm hồn con 1.5 người: A.Yêu cầu về kĩ năng: học sinh có kĩ năng dựng đoạn, không tách xuống dòng, hành văn trôi chảy, mạch lạc, tránh mắc lỗi chính tả, phương thức nghị luận, trình bày theo phương pháp qui nạp, diễn dịch hay song hành B.Yêu cầu về kiến thức: - Xây dựng được luận điểm cho đoạn văn, thấy được thiên nhiên có ý nghĩa to lớn với đời sống tâm hồn của con người. Dưới đây là một số gợi ý: + Thiên nhiên là một phần của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, ngắm nhìn một sông, một vầng trăng, một bông hoa nở, lắng nghe một tiếng chim ca, tiếng suối chảy ta như thấy sự kì diệu của cuộc sống, thấy được niềm vui, niềm hạnh phúc, thấy ta được yêu thương thật nhiều. 10
  11. + Cái đẹp của thiên nhiên có sức lay động. Trong những giây phút đắm mình cùng thiên nhiên ta sẽ suy ngẫm nhiều hơn, biết trân trọng hơn cuộc sống này. Cho điểm kiến thức kết hợp với kĩ năng. GV chấm linh hoạt, trân trọng những ý kiến sáng tạo, lí giải hợp lí. 2 2.1 Kể tên kèm thể loại của các văn bản nghị luận trung đại đã học. 1 điểm - Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) - chiếu. - Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – hịch. - Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi) – cáo. - Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) – tấu. Sai tên hoặc thể loại của một văn bản trừ 0.25 đ 2.2 Hồ Chí Minh đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó 4 điểm là một truyền thống quí báu của ta.” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7, tập 2, trang 24) Lựa chọn hai văn bản nghị luận trung đại đã học để làm rõ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt. a. Yêu cầu về kĩ năng - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần rõ ràng. - Đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận với phương pháp lập luận chủ yếu là chứng minh. - Xác lập hệ thống luận diểm cụ thể, rõ ràng, có kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng. - Có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự một cách hợp lí. - Dùng từ, đặt câu chính xác, đúng ngữ pháp. - Trình bày rõ ràng, văn viết mạch lạc. b) Yêu cầu về kiến thức - Học sinh cần có khả năng đọc đề, giải thích để từ đó thấy rằng tình cảm yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Tình cảm đó được thể hiện mãnh liệt trong những lời tâm huyết của những nhà lãnh đạo đất nước từ xa xưa. Ta có thể kể đến những văn bản nghị luận trung đại tiêu biểu như “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta”- trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp. - Học sinh biết lựa chọn, phân tích những dẫn chứng tiêu biểu trong hai văn bản để làm sáng tỏ vấn đề: + Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn có một kinh đô to rộng để có thể phát triển đất nước. Đó là lí do vì sao ông đã phê phán và chỉ ra việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó". Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt có thể tính kế muôn đời. Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc là một biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. + Trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tấm lòng yêu nước được thể hiện trực tiếp qua nhiều phương diện.Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc. Bộ mặt của quân giặc được phơi bày đồng thời tác giả cũng 11
  12. bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ của mình đối với bọn chúng. Qua bài hịch này, hình tượng người anh hùng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc. Chẳng những vậy, tấm lòng yêu nước của vị đại tướng đáng kính còn được thể hiện sâu đậm qua tấm lòng của một chủ tướng đối với binh lính của mình: yêu thương nhưng cũng rất nghiêm khắc. + Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một con người yêu nước vĩ đại. Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc khi khẳng định chủ quyền dân tộc trên nhiều phương diện: văn hiến, lãnh thổ, lịch sử các triều đại, phong tục tập quán, người tài. Lòng yêu nước còn thể hiện ở niềm tự hào trước những chiến thắng vẻ vang của cha ông và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. + Bàn luận về phép học: lòng yêu nước thể hiện ở thái độ coi trọng người tài, coi trọng việc giáo dục để từ đó thể xây dựng một đất nước thái bình, phồn thịnh. “Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. - Lòng yêu nước được biểu hiện rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song cùng gặp gỡ ở mong muốn đất nước yên bình, phát triển bền vững, thịnh vượng. c. Biểu điểm: - Điểm 4: + Đạt được các yêu cầu trên. + Nắm chắc vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm. + Văn viết có cảm xúc, sang tạo trong cảm nhận, diễn đạt. Điểm 3 – 3.5: + Đạt được các yêu cầu trên ở mức độ tương đối, giải quyết đúng hướng, văn viết thuyết phục, song cảm nhận chưa thật sâu sắc, chưa mang nhiều dấu ấn cá nhân. + Mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả. - Điểm 2: Hs tỏ ra hiểu yêu cầu của đề, tuy nhiên bài làm còn chung chung, chưa tập trung chọn lọc, phân tích dẫn chứng. - Điểm 1:Lạc đề, sai thể loại. *Lưu ý: - Tùy mức độ từng bài viết, giáo viên chấm có thể điều chỉnh thang điểm hợp lý. Trân trọng những bài nghị luận chặt chẽ, sắc sảo, biết lập ý và chứng minh tốt vấn đề. Khuyến khích những bài viết có khám phá, cảm nhận tốt, có những phát hiện sáng tạo và thú vị. 12
  13. PHÒNG GD VÀ ĐT CHIÊM HÓA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDT BT THCS PHÚC SƠN MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017 - 2018 Phần I: Đọc – hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! (Trích Quê hương, Tế Hanh, Ngữ văn 8 – Tập 2) Câu 1: (1 điểm) Các từ xanh, bạc, mặn thuộc từ loại nào? Câu 2: (1 điểm) Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3: (1 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ. Phần II: Viết văn bản (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 5 đến 7 câu) về chủ đề: Tình yêu của em đối với quê hương nơi em sống. Câu 2: (5 điểm) Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống Việt Nam của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. 13
  14. PHÒNG GD VÀ ĐT CHIÊM HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDT BT THCS PHÚC SƠN MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017 - 2018 Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Các từ xanh, bạc, mặn thuộc từ loại tính từ 1 2 Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt 1 chính: Biểu cảm 3 Nội dung đoạn thơ: Nhà thơ bày tỏ lòng yêu thương trân 1 trọng quê hương của mình. Dù đi xa vì sự nghiệp, tác giả vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ thân cá bạc, nhớ chiếc buồm vôi, nhớ cả cảnh những chiếc thuyền rẽ sóng ra khơi và nhà thơ cảm nhận được cái mùi nồng mặn xa xăm của quê biển. Phần II. Tập làm văn (7 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề: Tình yêu của em đối với Quê 0,25 hương nơi em sống c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các 1 phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: (2 điểm) -Tình yêu quê hương được thể hiện bằng những việc làm cụ 0,25 thể: tích cực trong học tập, phụ giúp cha mẹ, - Nói được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về trách nhiệm của 0,25 tuổi trẻ hôm nay đối với quê hương đất nước. - Phê phán một số người chưa thực sự có tình yêu đối với 0,25 quê hương, có những biểu hiện chưa tích cực, - Tình yêu quê hương là điều thực sự cần thiết ở mỗi học 0,25 sinh và mọi người. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0,25 đề (tình yêu của em đối quê hương). e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mơ bài. 1 2 Đưa ra vấn đề cần nghị luận: có nên ăn mặc theo mốt (5 điểm) không? * Thần bài - Hiện nay cá một số bạn đang du nhập những lối ăn mặc kì 0,5 lạ, những trang phục này không phải là trang phục của người học sinh. 14
  15. - Việc chạy theo “mốt” gây ra nhiều tác hại cho bản thân và 0,5 gia đình: việc học hành sa sút, tốn kém thời gian, tiền của - Có phải cứ phải ăn mặc thời trang, hiện đại mới là người 0,5 văn minh không? Là học sinh có cần thiết phải ăn mặc như thế không? - Việc ăn mặc cần phải phù hợp với truyền thống văn hoá 0,5 của dân tộc và điều kiện gia đình mới là văn minh, lịch sự. - Đối với lứa tuổi học sinh, việc chạy theo mốt là không cần 0,5 thiết. * Kết bài. 1 Bản thân tin tưởng, hi vọng và khẳng định là học sinh cần ăn mặc phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và điều kiện gia đình. * Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc 0,5 15
  16. TÀI LIỆU ÔN THI VÀO 10 TOÁN 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT TOÁN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ TOÁN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 63 ĐỀ ĐÁP ÁN TOÁN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018; 2018-2019; 2019-2020=60k/1 bộ; 150k/3 bộ 33 ĐỀ ĐÁP ÁN CHUYÊN TOÁN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=40k VĂN 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ANH 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT ANH 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ ANH 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 30 ĐỀ ĐÁP ÁN ANH VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=40k 9 ĐỀ ĐÁP ÁN CHUYÊN ANH VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=20k Khảo sát lần 1 (tháng 11), khảo sát lần 2 (tháng 1), khảo sát lần 3 (tháng 3), khảo sát lần 4 (tháng 5) Thi thử lần 1 (tháng 1), thi thử lần 2 (tháng 3), thi thử lần 3 (tháng 5) HÓA, LÍ 600 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CÓ ĐÁP ÁN=70k 2019-2020 VÀO 10 CHUYÊN HÓA CÁC TỈNH=20k CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA THCS=100k VÀO 6 TOÁN: 5 đề đáp án Toán 6 Giảng Võ Hà Nội 2008-2012(tặng); 18 đề-8 đáp án Toán 6 Lương Thế Vinh=10k; 20 đề đáp án Toán 6 AMSTERDAM=30k; 22 đề-4 đáp án Toán 6 Marie Cuire Hà Nội=10k; 28 DE ON VAO LOP 6 MÔN TOÁN=40k; Bộ 13 đề đáp án vào 6 môn Toán=20k. VĂN: 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k; Bộ 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k. ANH: 10 đề thi vào 6 Tiếng Anh Trần Đại Nghĩa(tặng); 35 đề đáp án vào 6 Anh 2019-2020=50k. Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 16
  17. TOÁN CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 18 đề-8 đáp án Toán 6 Lương Thế Vinh=10k 20 đề đáp án Toán 6 AMSTERDAM=30k 22 đề-4 đáp án Toán 6 Marie Cuire Hà Nội=10k 28 DE ON VAO LOP 6 MÔN TOÁN=40k 13 đề đáp án vào 6 môn Toán=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Toán 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT TOÁN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/4 khối/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ TOÁN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 30 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) TOÁN 6,7,8,9=40k/1 khối/1 kỳ; 120k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) TOÁN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 63 ĐỀ ĐÁP ÁN TOÁN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018; 2018-2019; 2019-2020=60k/1 bộ; 150k/3 bộ 33 ĐỀ ĐÁP ÁN CHUYÊN TOÁN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=40k GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 6,7,8,9 (40 buổi)=80k/1 khối; 300k/4 khối Ôn hè Toán 5 lên 6=20k; Ôn hè Toán 6 lên 7=20k; Ôn hè Toán 7 lên 8=20k; Ôn hè Toán 8 lên 9=50k Chuyên đề học sinh giỏi Toán 6,7,8,9=100k/1 khối; 350k/4 khối (Các chuyên đề được tách từ các đề thi HSG cấp huyện trở lên) 25 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT GIÁO VIÊN MÔN TOÁN=50k TẶNG: 5 đề đáp án Toán 6 Giảng Võ Hà Nội 2008-2012 300-đề-đáp án HSG-Toán-6; 225-đề-đáp án HSG-Toán-7 200-đề-đáp án HSG-Toán-8 100 đề đáp án HSG Toán 9 77 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 10 CHUYÊN TOÁN 2019-2020 ĐÁP ÁN 50 BÀI TOÁN HÌNH HỌC 9 Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 ANH CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 35 ĐỀ ĐÁP ÁN ANH VÀO 6 (2019-2020)=50k 20 đề đáp án KS đầu năm Anh 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT ANH 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/4 khối/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ ANH 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) ANH 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) ANH 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 100 đề đáp án HSG môn Anh 6,7,8,9=60k/1 khối 30 ĐỀ ĐÁP ÁN ANH VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=40k 9 ĐỀ ĐÁP ÁN CHUYÊN ANH VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=20k 33 ĐỀ 11 ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN GIỎI MÔN ANH=50k TẶNG: 10 đề Tiếng Anh vào 6 Trần Đại Nghĩa; CẤU TRÚC TIẾNG ANH Tài liệu ôn vào 10 môn Anh (Đủ dạng bài tập) Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 HÓA CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 20 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG HÓA 9=60k 2019-2020 VÀO 10 CHUYÊN HÓA CÁC TỈNH=20k CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG HÓA 8=40k CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA THCS=100k 600 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CÓ ĐÁP ÁN=70k 17
  18. VĂN CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/4 khối/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k; 70 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=70k; 120 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2019)=120k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=80k; 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=200k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2016)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2017-2018)=50k; 90 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2018)=80k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2018-2020)=90k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2020)=150k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2016)=50k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2017-2018)=50k; 100 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2018)=90k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2018-2020)=80k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2020)=150k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k 30 ĐỀ ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN GIỎI MÔN VĂN=90k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9 35 đề văn nghị luận xã hội 9 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Tai lieu on thi lop 10 mon Van chuan Tài liệu ôn vào 10 môn Văn 9 Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 20 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2011-2016)=20k 20 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2017-2018)=30k 60 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2018-2019)=90k; 100 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2011-2019)=120k 30 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2014-2017)=30k 50 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2018-2019)=70k; 80 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2014-2019)=100k 20 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2014-2016)=20k 30 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2017-2018)=30k 70 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2018-2019)=100k; 120 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2012-2019)=130k 30 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2012-2016)=30k 50 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2017-2018)=50k 70 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2018-2019)=100k; 150 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2012-2019)=160k (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 18
  19. PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 90 phút) 1. Ma trận đề: Phân Nhận Thông Vận dụng Vận dụng Số câu Tổng môn biết hiểu thấp cao Tên chủ đề số T T điểm TN TN TL TN TL TN TL TN L L Số câu 1 1 Câu chia theo Số 0,2 0,2 mục đích nói điểm Số câu 1 1 Lựa chọn trật Số 0,4 0,4 tự từ Tiếng điểm Việt Số câu 1 1 Câu phủ định Số 0,2 0,2 điểm Số câu 1 1 Hành động Số 1 1 2 nói điểm Số câu 3 3 Văn học cổ Số 0,8 0,8 điểm Số câu 1 1 Thơ Hồ Chí Số 0,2 0,2 Minh điểm Văn bản Số câu 1 1 Thuế máu Số 1 1 điểm Số câu 1 1 Văn học nước Số 0,2 0,2 ngoài điểm Số câu 1 1 Tập làm Nghị luận Số 2 2 1 5 văn điểm Số câu 4 1 4 1 1 8 3 Tổng Số 3(30%) 4(40%) 2(20%) 1(10%) 10 điểm HIỆU TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh Nguyệt 19
  20. PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 90 phút) MÃ ĐỀ: 01 A. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi lựa chọn đúng. Câu 1: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến? A. Chị khất tiền sư đến ngày mai phải không? (Ngô Tất Tố) B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên) C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao) D. Chú mình muốn tớ đùa vui không? (Tô Hoài) Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào? A. Giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh B. Giọng điệu buồn thảm thê lương. C. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thường. D. Giọng điệu bi hùng, ai oán. Câu 3: Ru-xô nói lợi ích của việc đi bộ trong văn bản “Đi bộ ngao du” là: A. Tăng cường thể lực. B. Có dịp trau rồi tri thức. C. Tính khí trở nên vui vẻ. D. Thoải mái thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên. Câu 4: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là câu phủ định. A. Đúng B. Sai Câu 5. “ Theo điều học mà làm”, trong “Bàn luận về phép học” tương đương với: A. Ăn vóc, học hay. B. Học ăn, học nói, học gói, học mở. C. Học đi đôi với hành. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 6. Trong bài: “Hịch tướng sĩ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để lên án tội ác và sự ngang ngược của quân giặc? A. Nhân hóa, liệt kê, so sánh. B. Hoán dụ, liệt kê, nhân hóa. C. Ẩn dụ, liệt kê, so sánh. D. Nói quá, nhân hóa, so sánh. Câu 7. Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến? A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du) B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài) C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan) D. Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu) Câu 8: Nối cột A với cột B cho thích hợp A (Tên văn bản) B (Năm sáng tác) Nối 1. Chiếu dời đô a. 1285 1 - 2. Hịch tướng sĩ b. 1010 2 - 3. Nước Đại việt ta c. 1791 3 - 4. Bàn luận vè phép học d. 1428 4 - B. Tự luận khách quan (8 điểm). Câu 1(1 điểm). Em hiểu như thế nào về nhan đề “Thuế máu” được trích trong “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của tác giả Nguyễn Ái Quốc? Câu 2 (2điểm). - Thế nào là hành động nói? - Đặt câu để thực hiện: a. Một hành động hỏi. b. Một hành động thuộc nhóm hứa hẹn. c. Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc. Câu 3(5 điểm). “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh”. Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ vấn đề trên. 20
  21. PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN MÔN: NGỮ VĂN MÃ ĐỀ: 01 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 2 1 - b, 2 - a Đáp án C A B A C C C,D 3 - d, 4 - c (Mỗi ý đúng 0,2đ) Tự luận (8 điểm) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Thuế máu” được trích trong “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của tác giả Nguyễn Aí Quốc? + “Thuế máu" là nhan đề của chương I trích trong “ Bản án chế độ thực dân Pháp ”: Là thứ thuế tàn nhẫn, bóc lột xương máu, mạng sống 0,25 Câu 1 của con người. (1 điểm) + Gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa, thành vật hy sinh cho các cuộc chiến tranh phi nghĩa. 0,25 + Tác giả tỏ thái độ căm phẫn, mỉa mai, lên án, tố cáo mạnh mẽ những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa 0,5 - Thế nào là hành động nói? - Đặt câu để thực hiện: a. Một hành động hỏi. b. Một hành động thuộc nhóm hứa hẹn. c. Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc. Câu 2 - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục (2điểm) đích nhất định. 0,5 - Đặt đúng câu thực hiện: a. Hành động hỏi. 0,5 b. Hành động hứa hẹn. 0,5 c. Hành động bộc lộ cảm xúc. 0,5 “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh”. Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ vấn đề trên. Yêu cầu: - Về hình thức: (0,5 điểm) + Viết đúng kiểu bài nghị luận (có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm),diễn đạt rõ ràng, Bố cục đầy đủ. 0,5 - Về nội dung:(4,5 diểm) * Mở bài: - GT khái quát chung về việc giao lưu học hỏi, mở rộng tầm nhìn. trong đó có lợi ích của việc tham quan, du lịch. 0,5 Câu 3 * Thân bài: 21
  22. (5 điểm) - Giải thích: Tham quan, du lịch là những chuyến đi đến những địa điểm, những địa danh gắn liền với những di tích văn hóa, những danh 1 lam thắng cảnh đẹp để thưởng thức chiêm ngưỡng khám phá những vẻ đẹp đó. Các lợi ích cụ thể: - Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta 0,5 thêm khỏe mạnh - Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: 1 + Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình; + Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước. - Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: 1 + Hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe. + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. * Kết bài: 0,5 Khẳng định tác dụng của việc tham quan, du lịch. 22
  23. PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 90 phút) MÃ ĐỀ: 02 A. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm): Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào? A. Buồn thảm thê lương B. Nhẹ nhàng, bình thường C. Bi hùng, ai oán. D. Thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh Câu 2: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là câu phủ định. A. Sai B. Đúng Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến? A. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao) B. Chị khất tiền sư đến ngày mai phải không? (Ngô Tất Tố) C. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên) D. Chú mình muốn tớ đùa vui không? (Tô Hoài) Câu 4: Ru-xô nói lợi ích của việc đi bộ trong văn bản “Đi bộ ngao du”: A. Có dịp trau rồi tri thức. B. Tăng cường thể lực. C. Tính khí trở nên vui vẻ. D. Thoải mái thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên. Câu 5. Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến? A. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài) B. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan) C. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du) D. Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu) Câu 6. “ Theo điều học mà làm”, trong “Bàn luận về phép học” tương đương với: A. Ăn vóc, học hay. B. Học ăn, học nói, học gói, học mở. C. Học đi đôi với hành. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 7. Trong bài: “Hịch tướng sĩ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để lên án tội ác và sự ngang ngược của quân giặc? A. Ẩn dụ, liệt kê, so sánh. B. Nhân hóa, liệt kê, so sánh. C. Hoán dụ, liệt kê, nhân hóa. D. Nói quá, nhân hóa, so sánh. Câu 8: Nối cột A với cột B cho thích hợp A (Tên văn bản) B (Thể loại) Nối 1. Chiếu dời đô a. Hịch 1 - 2. Hịch tướng sĩ b. Cáo 2 - 3. Nước Đại việt ta c. Tấu 3 - 4. Bàn luận vè phép học d. Chiếu 4 - B. Tự luận khách quan (8 điểm). Câu 1(1 điểm). a. Văn bản “Thuế máu” (Văn 8 - tập 2) có bố cục như thế nào? b. “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của tác giả Nguyễn Ái Quốc được xuất bản lần đầu tiên vào năm nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? Câu 2 (2điểm). - Hành động nói là gì? Trình bày rõ các cách thực hiện hành động nói. - Đặt câu để thực hiện: a. Một hành động thuộc nhóm trình bày. b. Một hành động thuộc nhóm điều khiển. c. Một hành động hỏi. Câu 3(5 điểm). Trò chơi điện tử đang trở thành trò tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Em hãy viết bài văn nghị nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó. 23
  24. PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN MÔN: NGỮ VĂN MÃ ĐỀ 2 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 2 1 - d, 2 - a Đáp án D B A A B,D C B 3 - b, 4 - c (Mỗi ý đúng 0,2 đ) Tự luận (8 điểm) a. Văn bản “Thuế máu” (Văn 8 - tập 2) có bố cục như thế nào? b. “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của tác giả Nguyễn Ái Quốc được xuất bản lần đầu tiên vào năm nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? a. Văn bản “Thuế máu" có bố cục 3 phần: Câu 1 + Chiến tranh và “người bản xứ”. 0,5 (1 điểm) + Chế độ lính tình nguyện. + Kết quả của sự hy sinh. b. “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của tác giả Nguyễn Ái Quốc được 0,25 xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pari? - Nghị luận là phương thức biểu đạt chính. 0,25 - Hành động nói là gì? Trình bày rõ các cách thực hiện hành động nói. - Đặt câu để thực hiện: a. Một hành động thuộc nhóm trình bày. b. Một hành động thuộc nhóm điều khiển. c. Hành động hỏi. Câu 2 - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục (2 điểm) đích nhất định. 0,5 - Đặt đúng câu thực hiện: a. Hành động trình bày. b. Hành động điều khiển. 0,5 c. Hành động hỏi. 0,5 0,5 Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác Em hãy viết bài văn nghị nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. Yêu cầu: - Về hình thức: (0,5 điểm) + Viết đúng kiểu bài nghị luận (có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm),diễn đạt rõ ràng, Bố cục đầy đủ. 0,5 - Về nội dung:(4,5 diểm) Câu 3 1. Mở bài: 24
  25. (5 điểm) - Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử. 0,5 - Nêu vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài: * Hiện trạng: 0,25 - Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng. Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới. - Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy 0,25 tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa 1. * Nguyên nhân: - Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó. Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với 0,25 những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. - Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái 0,25 * Tác hại: - Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học 0,25 - Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế 0,25 - Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác, - Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè 0,25 xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội (Nêu một vài dẫn chứng cụ thể). 0,25 * Giải pháp khắc phục, lời khuyên. Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy: - Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện quy định về thời 0,25 gian, không ảnh hưởng đến học tập - Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và 0,25 lành mạnh nhằm thu hút các em. - Gia đình quản lý chặt chẽ con cái. 0,25 - Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi 0,25 phạm 0,25 (Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác) - Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực. 3. Kết bài: 0,25 - Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luậnvà liên hệ bản thân. 0,5 25