Bài giảng Toán Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 8 - Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng - Năm học 2022-2023

pptx 37 trang Hàn Vy 03/03/2023 5350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 8 - Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_toan_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_8_bai_5.pptx

Nội dung text: Bài giảng Toán Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 8 - Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng - Năm học 2022-2023

  1. BÀI 5: ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG (Tiết 1)
  2. QUA BÀI HỌC NÀY CÁC EM SẼ - Nhận biết được đường trung trực của một đoạn thẳng. - Vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng bằng dụng cụ học tập. - Nhận biết được tính chất cơ bản của đường trung trực.
  3. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  4. Cột điện MN vuông góc với thanh xà AB tại điểm nào của đoạn thẳng AB? Trung điểm của đoạn thẳng AB
  5. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  6. 1. Đường trung trực của một đoạn thẳng Lấy một mảnh giấy như trong hình 1a, gọi một mép cắt là đoạn thẳng AB. Sau đó gấp mảnh giấy sao cho điểm A trùng với điểm B (Hình 1b) Theo em nếp gấp xy có vuông góc với đoạn AB tại trung điểm hay không? Tại sao?
  7. Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng. VD: đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB vì xy vuông góc với AB tại trung điểm O của AB.
  8. THỰC HÀNH 1 Giải: Đường trung trực của AB là NN’ Đường trung trực của AN là MM’ Đường trung trực của NB là PP’ Tìm đường trung trực của các đoạn thẳng AB, AN, NB.
  9. Giải: BD là đườngTHẢO trung trựcLUẬN của AC vì BD ^ ACNHÓMvà AP = PC Trong hình 4, hãy cho biết BD có là đường trung trực của đoạn thẳng AC hay không? Tại sao? VẬN DỤNG 1
  10. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  11. Cho hình vẽ, đường thẳng m là đường trung trực của những đoạn thẳng nào? A B Giải: Đường thẳng m là đường trung trực của đoạn thẳng AB, CD vì đường thẳng m vuông góc với các đoạn thẳng này tại trung điểm của chúng C D m
  12. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  13. Bài tập 1/sgk trang 70 Hình 10 minh hoạ một tờ giấy có hình vẽ đường trung trực xy của đoạn thẳng AB mà hình ảnh điểm B bị nhoè mất. Hãy nêu cách xác định điểm B. Giải: Vì xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB nên xy ^ AB và xy đi qua trung điểm của AB. Vậy vẽ điểm B sao cho xy đi qua trung điểm của AB.
  14. TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
  15. Câu 1. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng A. vuông góc với đoạn thẳng B. đi qua trung điểm của đó tại trung điểm của nó đoạn thẳng đó C. vuông góc với đoạn thẳng D. song song với đoạn thẳng đó tại một điểm bất kì đó Đầu dòng viết hoa NEXT
  16. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đường trung trực của một đoạn thẳng Hình 1 Hình 2 Hình 3 Bổ xung thêm câu hỏiNEXT số mấy:
  17. Cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Khẳng định nào sau đây là đúng? B. AB là đường trung trực A. d // AB của d C. AB vuông góc với d tại D. d vuông góc với AB tại trung điểm của d trung điểm của AB Bổ xung thêm câu hỏi NEXTsố mấy:
  18. GIAO VIỆC VỀ NHÀ + Học thuộc khái niệm đường trung trực của đoạn thẳng + Xem lại các bài tập đã làm + Đọc trước phần 2. Tính chất đường trung trực
  19. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !!!
  20. BÀI 5: ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG (Tiết 2)
  21. QUA BÀI HỌC NÀY CÁC EM SẼ - Nhận biết được đường trung trực của một đoạn thẳng. - Vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng bằng dụng cụ học tập. - Nhận biết được tính chất cơ bản của đường trung trực.
  22. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  23. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  24. 2. Tính chất của đường trung trực Cho đoạn thẳng AB có O là trung điểm và d là đường trung trực. Lấy điểm M tuỳ ý thuộc d. Chứng minh rằng hai tam giác MOA và MOB bằng nhau, từ đó suy ra MA=MB. Giải: Xét △MOA và △MOB có ෣ = ෣ = 900 OA = OB (gt) MO là cạnh chung Suy ra △MOA = △MOB (c-g.c) Suy ra MA = MB (Hai cạnh tương ứng)
  25. ĐL1: Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó ĐL2: Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó
  26. THỰC HÀNH 2 Giải: Vì điểm M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nên MA = MB x + 2THẢO = 7 LUẬN x = 7 – 2NHÓM x = 5 Trong hình 8, cho biết d là đường trung trực của đoạn thẳng AB, điểm M thuộc đường thẳng d, MA = x + 2 và MB = 7. Tính x.
  27. Dựng đường trung trực của đoạn thẳng AB bằng thước thẳng và compa theo hướng dẫn sau: 1 • Lấy A làm tâm vẽ cung tròn bán kính lớn hơn (Hình 9a) 2 • Lấy B làm tâm vẽ cung tròn có bán kính bằng bán kính ở trên (Hình 9b) • Hai cung tròn này cắt nhau tại M và N (Hình 9c). Dùng thước vẽ đường thẳng MN. Hãy chứng minh đường thẳng MN chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB. VẬN DỤNG 2
  28. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  29. Quan sát hình 11, cho biết M là trung điểm của BC, AM vuông góc với BC và AB = 10cm. Tính AC. Giải: Ta có + M là trung điểm của BC + AM vuông góc với BC Suy ra AM là đường trung trực của đoạn BC. Suy ra AB = AC (theo định lí 1) Vậy AC = 10cm.
  30. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  31. Cho hai điểm M và N nằm trên đường trung trực d của đoạn thẳng EF. Chứng minh rằng EMN = FMN M Giải: Vì M và N nằm trên đường trung trực của EF Suy ra ME = MF, NE = NF E F Xét D E M N và D F M N có ME = MF (cmt) N NE = NF (cmt) d MN là cạnh chung Suy ra D E M N = D F M N (c – c – c)
  32. TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
  33. Câu 1. Cho a là đường trung trực của đoạn thẳng MN. D là điểm nằm trên a. Khẳng định nào sau đây là đúng ? A. DM = DN B. DM > DN C. D là trung điểm của D. DM < DN đoạn thẳng MN NEXT
  34. Câu 2. Cho điểm C thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB. Biết CA = 12cm. Độ dài đoạn thẳng CB là A. 24cm B. 12cm C. 36cm D. không tính được CB NEXT
  35. Câu 3: Hãy chọn phương án sai. Cho C và D thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB. Khi đó ta có A. ෣ = ෣ B. ෣ = ෣ D. ෣ = ෣ C. ෣ = ෣ NEXT
  36. GIAO VIỆC VỀ NHÀ + Học thuộc định lí 1 và định lí 2 + Xem lại các bài tập đã làm + Làm bài tập 3,4,6 sgk + Xem trước bài mới
  37. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !!!