Bài kiểm cuối học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

doc 7 trang Hoài Anh 26/05/2022 4833
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm cuối học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_phan_doc_khoi_4_nam_ho.doc

Nội dung text: Bài kiểm cuối học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021– 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc đoạn kết hợp trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung một trong các bài đọc sau: 1. Bài “Ông Trạng thả diều” TV4 –Tập 1 trang 104 2. Bài: “ Vẽ trứng” - TV4 –Tập 1 trang 120 3. Bài “Văn hay chữ tốt”- TV4 –Tập 1 trang 129 4. Bài: “Cánh diều tuổi thơ ” TV4 –Tập 1 trang 146 5. Bài: “Kéo co” - TV4 –Tập 1 trang 155 II. Đọc hiểu Đọc thầm và làm bài tập: 1. Đọc thầm bài văn sau Tình bạn Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng : - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá ! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn : - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen : - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Theo Hà Mạnh Hùng Đọc thầm bài Tình bạn sau đó khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì?
  2. A. rủ nhau vào rừng hái hoa. B. rủ nhau vào rừng hái quả. C. rủ nhau vào rừng tìm bạn. Câu 2. Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. vội vàng ngăn Thỏ. B. túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn. C. cùng với Thỏ túm lấy cành cây. Câu 3. Dấu hai chấm trong câu “Thỏ reo lên sung sướng : - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá !” có tác dụng gì? A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật B. Trích dẫn lời nói có ý nghĩa đặc biệt. C. Giải thích lời nói, suy nghĩ của nhân vật Câu 4. Việc làm của Sóc nói lên điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người bạn chăm chỉ. C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5. Câu chuyện Tình bạn có nội dung là gì? A. Ca ngợi tình bạn đẹp của Thỏ và Sóc đồng cam cộng khổ, trong hoạn nạn có nhau. B. Kể chuyện Thỏ và Sóc vào rừng chơi C. Ca ngợi tình bạn của Thỏ và Sóc Câu 6. Bài Tình bạn có mấy danh từ riêng chỉ các loài vật? A. 2 danh từ riêng. B. 3 danh từ riêng. C. 4 danh từ riêng. Câu 7. Dòng nào dưới đây đều là các từ láy ? A. thân thiết, chót vót, cành cây, răng rắc. B. sung sướng, vắt vẻo, cành cây, răng rắc. C. nhanh nhẹn, vắt vẻo, lơ lửng, răng rắc. Câu 8. Dòng nào sau đây là các từ ghép có nghĩa tổng hợp. A. xe cộ, phố phường, ruộng vườn, bãi bờ, bạn bè, xóm làng. B. xe máy, phố phường, ruộng vườn, bãi bờ, bạn bè, xóm làng. C. xe cộ, phố phường, đường làng, bãi bờ, bạn bè, xóm làng. Câu 9. Bộ phận gạch chân trong câu Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả trả lời cho câu hỏi nào ? A. thế nào? B. làm gì? C. là gì?
  3. Câu 10: Câu sau “Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn.” có mấy tính từ? A. 2 tính từ. B. 3 tính từ. C. 4 tính từ Câu 11: Trong câu: “Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ.” Có mấy tiếng chỉ có hai bộ phận A. 1 tiếng B. 2 tiếng C. 3 tiếng Câu 12: Trong câu sau “Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả” có mấy động từ? A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ Câu 13: Câu tục ngữ thành ngữ nào nói phù hợp với nội dung câu chuyện? A. Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai? B. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ C. Anh em bốn bể là nhà, người dưng khác họ vẫn là anh em. Câu 14: Dòng nào dưới đây đều là động từ? A. Rủ, hái, reo lên, trượt, ngã, giữ chặt, nghe, chạy, giữ chặt B. Rủ, hái, reo lên, trượt, ngã, giữ chặt, nghe, thơm phức, giữ chặt C. Rủ, hái, quả rừng,reo lên, trượt, ngã, giữ chặt, nghe, chạy, giữ chặt Chúc em làm bài tốt! Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm
  4. PHÒNG GD&ĐT CẦU GIẤY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 4 Thời gian làm bài: 50 phút B. Kiểm tra viết( 10 điểm) 1. Chính tả: Nghe viết ( 2 điểm) (15 phút) GV đọc cho học sinh viết bài : Mùa đông trên rẻo cao Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Theo MA VĂN KHÁNG 2.Tập làm văn (8 điểm) ( 35 phút) Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích. Đề 2: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
  5. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2019 – 2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm đọc đoạn 1 trong 5 bài sau và trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc: 1. Bài “Ông Trạng thả diều” TV4 –Tập 1 trang 104 2. Bài: “ Vẽ trứng” - TV4 –Tập 1 trang 120 3. Bài “Văn hay chữ tốt”- TV4 –Tập 1 trang 129 4. Bài: “Cánh diều tuổi thơ ” TV4 –Tập 1 trang 146 5. Bài: “Kéo co” - TV4 –Tập 1 trang 155
  6. PHÒNG GD & ĐT CẦU GIẤY TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt 4 Năm học : 2021 – 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm). Cách đánh giá cho điểm: 1- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt đạt 75-85 tiếng/ phút; giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm Đọc đạt hai trong ba yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu: 0 điểm 2- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: 1 điểm Nếu sai từ 3-5 lỗi: 0,5 điểm, sai từ 6-8 lỗi:0,25 điểm, sai trên 8 lỗi:0 điểm 3- Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi:0 điểm 1. Bài : Ông Trạng thả diều TV4 –Tập 1 trang 104 ( từ Lên sáu tuổi đến có thì giờ chơi diều) TLCH : Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? Trả Lời : Thầy phải kinh ngạc vì cậu học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường . Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều 2. Bài: Vẽ trứng TV4 –Tập 1 trang 1120 ( từ Sau nhiều năm khổ luyện đến thời đại Phục hưng) TLCH: Lê-ô-nac-đô đa Vin –xi thành đạt như thế nào? Trả lời : Sau nhiều năm khổ luyện Lê-ô-nac-đô đa Vin –xi trở thành danh họa xuất sắc , nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn. 3. Bài: Văn hay chữ tốt TV4 –Tập 1 trang 129 ( từ Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng đến viết chữ sao cho đẹp) TLCH : Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận? Trả lời : á đơn của Cao Bá Quát viết chữ xấu quá, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về khiến bà cụ không giải được nỗi oan. 4. Bài : Cánh diều tuổi thơ TV4 –Tập 1 trang 146 ( từ Ban đêm đến “Bay đi diều ơi! Bay đi” ) TLCH: Trò chơi yhar diều đã khơi gợi những gì đẹp đẽ của tuổi thơ? Trả lời: Trò chơi thả diều đã khơi gợi những ước mơ khát vọngđẹp đẽ cháy bỏng của tuổi thơ. 5. Bài Kéo co TV4 –Tập 1 trang 155 ( từ Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên đến hững chàng trai thắng cuộc) TLCH : Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
  7. Trả lời: Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu , keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. II. Đọc hiểu (7 điểm) Mỗi câu 1 điểm, cộng tổng điểm đọc hiểu chia cho 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 B B A C A A C A B C A B A A B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút (2 điểm) - Viết và trình bài bài chính tả đúng quy định, chữ viết rõ ràng, đều nét, đúng kiểu chữ, cỡ chữ , viết sạch, đẹp : 2 điểm - Viết sai từ 2 –4 lỗi: - 0,25 điểm; Nếu sai 5-7 lỗi: -0,5 điểm; Nếu sai trên 8 lỗi:1điểm * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 30 phút (8 điểm) Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài cho: 3 điểm Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài . Văn có hình ảnh, viết không sai lỗi chính tả cho 8 điểm. Cụ thể: - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh tả được một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi yêu thích. - Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi định tả. - Phần thân bài: Tả được bao quát ; Tả được một số bộ phận - Phần kết bài: Nêu được ích lợi, cách bảo quản, - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh