Bài kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 6 - Trường THCS Tam Hiệp

doc 4 trang thaodu 3180
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 6 - Trường THCS Tam Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_li_lop_6_truong_thcs_tam_hiep.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 6 - Trường THCS Tam Hiệp

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚC THỌ BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT TRƯỜNG THCS TAM HIỆP Môn : Vật lý - Lớp 6 ––––––––––––– Thời gian : 45 phút Họ và tên : Lớp: Điểm Lời phê của thầy cô giáo I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Có thể chọn dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài: A. Bình chia độ B. Cân C. Ống nghe D. Thước mét Câu 2. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước Câu 3: Dụng cụ dung để đo thể tích chất lỏng là: A. Thước dây B. Bình chia độ C. Bình tràn D. Bình chứa Câu 4: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng : A. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứạ. B. Thể tích bình tràn. C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. Câu 5. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,2 cm 3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V= 20,02 cm3 B. V= 20,20 cm3 C. V= 20,2 cm3 D. V= 20,5 cm3 Câu 6: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa vật lí 6. A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm Câu 7. Đơn vị chuẩn của khối lượng là: A. Mét khối(m3) B. Lít(l) C. Kilôgam(kg) D. Mét(m). Câu 8. Hai lực cân bằng là hai lực: A. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. B. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. C. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. D.Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. Câu 9. Từ “lực” trong câu nào sau đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?
  2. A. Lực bất tòng tâm. B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch. C. Học lực của bạn Xuân rất tốt. D. Bạn An quá yếu, không đủ lực nâng được một đầu bàn học. Câu 10: . Khi đặt một thanh nam châm gần một quả nặng bằng sắt. Nam châm sẽ tác dụng lên quả nặng lực gì? A. Lực đẩy. B. Lực ép. C. Lực hút . D. Lực kéo. Câu 11. Trọng lực là A. Lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất C. Lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. B. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật D. Lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 12. Trọng lực có phương A. Trái sang phải. B. Nghiêng. C. Thẳng đứng. D. Ngang Câu 13. Khi thả một hòn sỏi từ trên cao xuống, viên sỏi sẽ rơi theo phương nào? A. Phương nằm nghiêng. B. Phương nằm ngang. C. Phương thẳng đứng. D. Các đáp trên đều sai. Câu 14. Dùng một bình chia độ ĐCNN 1cm 3 chứa 87cm3 nước để đo thể tích một vật rắn. Khi thả chìm vật rắn vào bình chia độ, mực nước lên tới vạch 102 cm 3. Thể tích của vật rắn là: A. 102 cm3 B. 87cm3 C. 15cm3 D. 189cm3 Câu 15. Trên một hộp thịt có ghi 500g. Số đó chỉ A. Sức nặng của hộp thịt. B. Thể tích của thịt trong hộp. C. Khối lượng của cả hộp thịt. D. Khối lượng của thịt trong hộp. Câu 16. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chuyển động không có sự biến đổi? A. Ô tô đang chuyển động nhanh dần khi rời bến. B. Xe đạp đang xuống dốc. C . Viên bi đang chuyển động thẳng đều. D. Tàu hỏa đang đi chậm dần khi vào nhà ga. Câu 17. Để đo khối lượng của một vật cần dụng cụ: A. Lực kế B. Cân C. Thước D. Bình chia độ. Câu 18. Khi ghi kết quả đo ta phải chọn ghi kết quả nào? A. Xa vạch đo nhất. B. Gần vạch đo nhất. C. Gần vạch số 0 nhất. D. Xa vạch số 0 nhất Câu 19. Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS? A. Trọng lượng 400N B. Khối lượng 400g. C. Chiều cao 400mm. D. Vòng ngực 400cm. Câu 20 . Kết quả đo bài báo cáo thực hành được ghi l = 5,3cm. Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành. A. 0,1 mm B. 3 cm C. 1 cm D. 0,1 cm
  3. II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 21 Cho các dụng cụ: Bình chia độ, bình tràn, bình chứa, quả trứng thường không bỏ lọt bình chia độ, nước. Nêu cách làm xác định thể tích quả trứng? Câu 22. Màn hình của một Tivi 43 inh ( 43’’) có nghĩa gì? Và bằng bao nhiêu cm?