Bài kiểm tra Cuối học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

doc 11 trang hangtran11 12/03/2022 3834
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Cuối học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra Cuối học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

  1. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TOÁN - LỚP 5 Năm học 2020 – 2021 ĐỀ BÀI Câu 1: a. Chữ số 5 trong số thập phân 13,785 có giá trị là: A. 5đơn vị B. 5/10 C. 5/100 D. 5/1000 b. Số 15 % được chuyển thành số thập phân nào ? A. 15 B.1,5 C. 0,15 D.150 Câu 2 : Một hình tròn có đường kính 4 cm . Diện tích của hình tròn đó là : A. 12,55 cm2 B. 12,56 cm2 C. 12,65 cm2 D. 12,36 cm2 Câu 3 : Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 8 cm là bao nhiêu? A. 384 cm2 B.64 cm2 C. 383 cm D. 384 cm3 Câu 4 : Kết quả của biểu thức : 137,89 - 87,5: 25 là bao nhiêu? A. 134,37 B. 132,39 C. 13,439 D. 134,39 Câu 5 : Một hình tam giác có độ dài cạnh đáy 1,26 dm, chiều cao tương ứng bằng 1/6 độ dài cạnh đáy.Diện tích tam giác là bao nhiêu cm2 ? A. 13,23 cm2 B. 13,22 cm2 C. 12,33 cm2 D.12,23 cm2 Câu 6 : Một ô tô trên quãng đường AB dài 100 km.Người đó khởi hành đi từ A lúc 6 giờ 15 phút và đi đến B lúc 8 giờ 45 phút Vậy ô tô đó đã đi với vận tốc là bao nhiêu ? A. 50 km/giờ B. 40 km/giờ C. 45 km/giờ D. 40,5 km/giờ Câu 7 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 34 dm2 5 cm2 = cm2 0, 5 ngày = giờ 3021 dm3 = m3 1 giờ 15 phút = giờ Câu 8 : Đặt tính rồi tính : a. 15 giờ 2 phút – 9 giờ 15 phút b. 7 giờ 52 phút : 4 c) 45,24 x 1,2 d) 45,25+ 12,678
  2. Câu 9: Một phòng học hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 5,5m và chiều cao 3,5m. Để chuẩn bị cho năm học mới, người ta quét vôi lại mặt bên trong xung quanh bốn bức tường . - Tính diện tích cần quét vôi, biết rằng diện tích các cửa là 9m2. Câu 10 : Tìm x biết : x : 0,5 + x : 4 + x : 10 + x = 53,6 Câu 11: Một ô tô cứ đi 100 km hết 12 lít xăng. Hỏi ô tô đi 50 km thì hết bao nhiêu lít xăng? Câu 12: Một ô tô đi quãng đường 144 km hết 3 giờ. Một xe máy cũng đi quãng đường đó hết 1 giờ 30 phút. Hỏi mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km? Câu 13: Loài cá heo có thể bơi với vận tốc 72km/ giờ. Hỏi với vận tốc đó, cá heo bơi 2400 m hết bao nhiêu phút? Câu 14: 15% của 320 kg là:
  3. 0,4 % của 350 là: Tìm 1 số biết 15% của nó là 75 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TOÁN - LỚP 5 Phần 1:Trắc nghiệm Câu 1:. Chữ số 9 trong số thập phân 84,391 có giá trị là: A. 9 B. 9 C. 9 D. 9 10 100 1000 Câu 2:. 25% của 600kg là: A. 120kg B. 150kg C. 180kg D. 200kg Câu 3: . Tìm Y: Y x 4,8 = 16,08. Giá trị của Y là: A . 3,35 B. 3,05 C . 3,5 D . 335 Câu 4: a. Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 35dm,chiều cao 15dm là: A. 262,5dm2 B. 26,25dm2 C.2,625dm2 D. 2625dm2 B Thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 6cm và chiều cao 7cm là: A. 98cm3 B. 336cm C. 336cm2 D. 336cm3 Câu 5: . Giá trị của biểu thức 165,5 : (4,25 + 5,75) – 10,5 là : A. 6,5 B. 6,05 C. 7,05 D. 5,05 Câu 6: . Một người đi xe đạp từ A lúc 6 giờ với vận tốc 13km/giờ và đến B lúc 9 giờ. Quãng đường AB dài là: A. 33km B. 36km C. 39km D. 42km Câu 6: . Điền số thích hợp vào chỗ chấm ( ) a. 3 giờ 15 phút = phút c. 6 km 35m = km b. 5 m3 8 dm3 = dm3 d. 2 tấn 450 kg = tấn B. Phần 2: Tự luận Bài 1. : Đặt tính rồi tính a) 384,49 + 35,35 b) 165,50 – 35,62 c) 2 5,05 x 4,2 d) 9,125 : 2,5
  4. Bài 2. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 28m, đáy bé 18m và chiều cao hơn đáy bé 7m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 100m2 thu hoạch được 62 kg thóc. Tính số ki- lô-gam thóc thu được trên thửa ruộng đó? . Bài 3 (0,5 điểm): Tính bằng cách thuận tiện 7,15 : 0,5 + 7,15 x 9 – 7,15 . Bài 4: Một người bỏ ra 40000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán thu được 50000 đồng. Hỏi: - Tiền bán bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn? - Người đó lãi bao nhiêu phần trăm? . Bài 5: Một thuyền đi xuôi dòng từ A đén B . vận tốc của thuyền khi nước yên lặng là 20,6 km/ giờ, vận tốc dòng nước là 2,2 km/ giờ. Tính quãng sông AB. Bài 6: quãng đường AB dài 180 km. Một ô tô đi từ A đên B với vận tốc 50 km/ giờ. Một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 40 km/ giờ. Hỏi - Sau bao lâu 2 xe gặp nhau? Chỗ gặp cách A bao nhiêu km?
  5. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TOÁN - LỚP 5 A.Trắc nghiệm. Câu 1. Một lớp học có 40 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 40% so với số học sinh cả lớp.Số học sinh nam của lớp là: A. 24 học sinh B. 16 học sinh C. 100 học sinh D. 56 học sinh Câu 2. Một hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 23 cm, có diện tích bằng 92 cm2.Độ dài chiều cao của hình thang là : A. 3 cm B. 4 cm C. 8 cm D. Một đáp số khác. Câu 3. Diện tích phần tô đậm của hình bên là: A. 314 cm2 B. 78,5 cm2 C. 62,8 cm2 D. 157 Câu 4. Thể tích của một hình hộp chữ nhật là 24 dm3 có chiều dài là 30 cm, chiều rộng là 20 cm.Vậy chiều cao là : A. 30 cm B. 40 cm C. 60 cm D. Một đáp số khác. Câu 6. An làm bài văn lúc 8 giờ kém 25 phút và làm xong lúc 8 giờ 3 phút. Hỏi An làm bài văn mất bao nhiêu thời gian? A. 20 phút B. 22 phút C. 28 phút D. 38 phút Câu 7. Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 cm,chiều rộng 10 cm và chiều cao 20 cm là: A. 6000 cm B. 1600 cm3 C. 6 dm3 D. 2200 cm3 Phần II: Tự luận Câu 8.> 0,5 dm3 50 cm3 1800 giây 0,5 giờ < = 100 lít 1 m3 2 phút rưỡi 150 giây
  6. Câu 9: Đặt tính rồi tính : 3 năm 2 tháng - 1 năm 11 tháng 2 tuần 3 ngày x 7 12 giờ 18 phút : 9 . Câu 10: Một mảnh đất hình thang có đáy bé 20 m, chiều cao 30 m, đáy lớn gấp 3 lần đáy bé. Người ta dành ra 20% diện tích mảnh đất để xây nhà.Tính diện tích phần đất xây nhà . Câu 11: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2 m, chiều rộng 0,5 m, chiều cao 0,6 m. a) Tính diện tích xung quanh và thể tích của bể nước. b) Trong bể đang có 240 lít nước.Tính chiều cao của mực nước trong bể. . Câu 12.Tính nhanh. ( 59 giờ 59 phút + 59 giờ 59 phút + 59 giờ 59 phút + 59 giờ 59 phút + 59 giờ 59 phút) : 5 =
  7. A.Đọc hiểu (5 điểm) Đọc thầm bài văn sau: ĐẤT CÀ MAU Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Mưa Cà Mau có gì khác thường?
  8. A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông. B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh. C. Mưa dầm dề, kéo dài và kèm theo gió rét. Câu 2. Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì? A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường. B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa. Câu 3. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau? A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ. B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người. C. Tất cả những nét tích cách trên. Câu 4. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? A. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng. B. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau. C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc? A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân. B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than. Câu 6. Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển? A. Em đang đội mũ trên “đầu”. B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông. C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5. Câu 7. Nối tên đoạn với nội dung thích hợp? a1. Đoạn 1 b1. Tính cách người Cà Mau a2. Đoạn 2 b2. Mưa ở Cà Mau a3. Đoạn 3 b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau Câu 8: Đặt 2 câu với từ “nóng” ; 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển: a/ Nghĩa gốc: b/ Nghĩa chuyển:
  9. Câu 9:Câu văn : Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này. Dấu ngoặc kép trong câu trên có tác dụng: Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Câu 10: Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. 2 câu này được liên kết với nhau bằng . Câu 11: Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. - Xác đinh thành phần chính của câu trên. - B. TẬP LÀM VĂN Em hãy tả trường em trước buổi học. A. ĐỌC HIỂU a. Đọc thầm bài văn sau: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không ? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá !”
  10. Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh ! Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? Câu 2:: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. C. Đêm đó chị ngủ yên. D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rỗ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 6: Ý nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn ? A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không ?”
  11. A. Câu hỏi. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm. D. Câu kể. Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì ? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách các vế trong câu đơn. Câu 9: . Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không ? Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng: Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. Câu 10: Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Dấu phẩy thứ nhất có tác dụng: Dấu phẩy thứ hai, thứ ba có tác dụng: Câu 11: Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá !”. Dấu ngoặc kép trong câu trên có tác dụng: Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.