Bài kiểm tra định kì cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2019-2020

docx 9 trang Hoài Anh 25/05/2022 7394
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2019-2020

  1. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC BINH MINH Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 NĂM HỌC 2019-2020 Họ tên học sinh lớp Họ tên giáo viên dạy môn kiểm tra: Họ tên giáo viên coi kiểm tra Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra Điểm bài kiểm tra Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra A. Kiểm tra đọc: (10đ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm- kết hợp kiểm tra trong tiết ôn tập) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: ( 7 điểm-35 phút) Đọc bài sau và thực hiện theo yêu cầu: Miếng bánh mì cháy Mẹ tôi nấu ăn rất ngon, nhưng thỉnh thoảng mẹ làm ra những món tôi chẳng thể thích được. Một buổi sáng, mẹ dọn ra đĩa những lát bánh mì cháy. Tôi tiu nghỉu ngồi nhìn chúng và đợi xem có ai lên tiếng hay không. Nhưng bố tôi dường như không quan tâm tới điều đó, ông kẹp những lát bánh mì với thịt xay cà chua và ăn ngon lành, vừa ăn vừa hỏi tôi về những việc ở trường như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với bố, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi vì làm cháy bánh mì.
  2. Và tôi cũng bất ngờ với lời bố tôi đáp lại, rằng bố tôi thích bánh mì cháy. Đêm đó, tôi đến bên chúc bố tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự bố thích bánh mì cháy. Bố tôi khoác tay qua vai tôi và nói: “ Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại được ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc đấy.” Rồi bố nói tiếp: “Con biết đó, cuộc sống không hoàn hảo và con người cũng vậy. Bố cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như bố chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỉ niệm như nhiều người khác.” Nghe đến đây, tôi ôm chầm lấy bố và rưng rưng: “Con hiểu rồi bố ơi. Bố mẹ không hoàn hảo, nhưng con yêu bố mẹ!” (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1: Khi người mẹ dọn ra những miếng bánh mì cháy, thái độ của người bố như thế nào? (M1 – 0,5đ) a. Không quan tâm và ăn bánh mì rất ngon lành. b. Buồn rầu nhìn những lát bánh mì cháy. c. Vui mừng khi nhìn thấy những lát bánh mì cháy. d. Không nói gì và lặng lẽ đi ra ngoài. Câu 2: Tại sao người bố lại nói thích những lát bánh mì cháy? (M1 – 1đ) a. Vì bố thích ăn bánh mì cháy. b. Vì bố không muốn nghe lời xin lỗi của mẹ. c. Vì bố không muốn làm mẹ bị tổn thương. d. Vì bố không muốn chê mẹ trước mặt người con. Câu 3: Người con hiểu ra điều gì sau khi nghe bố nói chuyện? (M2- 1đ) a. Mẹ để bánh mì cháy vì quá mệt. b. Bố là người đàn ông khá tệ trong rất nhiều việc. c. Bố mẹ đều là những người không hoàn hảo.
  3. d. Không ai hoàn hảo cả, vì vậy cần cảm thông với mọi người. Câu 4: Theo em, người bố trong câu chuyện là một người như thế nào? (M2- 0,5đ) a. Là một người hiền lành, ít nói. b. Là một người dễ tính, lịch sự. c. Là một người biết cảm thông và yêu thương. d. Là một người tế nhị, khéo léo. Câu 5: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này? (M3- 0,5đ) Câu 6: Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống: (M2- 0,5đ) a) Bố, mẹ chị gái tôi đều thích nấu ăn. b) Bố đã dạy tôi bài học lòng yêu thương và sự cảm thông. Câu 7: Câu “Bố mẹ không hoàn hảo, nhưng con yêu bố mẹ!” thuộc kiểu câu gì? (M1- 0,5đ) a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến d. Câu hỏi Câu 8: Từ in đậm trong mỗi câu dưới đây thuộc loại từ nào? Nối cột A với cột B cho đúng. (M3- 1đ) Bố tôi khoác tay qua vai tôi. Đại từ Bố ơi, bố thích bánh mì cháy Danh từ ạ? Câu 9: Từ ngon trong câu: “Mẹ tôi nấu ăn rất ngon” được dùng với nghĩa gì? (M2- 0,5đ) a. Nghĩa gốc b. Nghĩa chuyển Câu 10: Tìm từ trái nghĩa với từ chê bai và đặt câu với từ vừa tìm được.( M4 – 1đ)
  4. B. Kiểm tra viết: (10đ) 1. Chính tả nghe -viết (2 điểm-20 phút) Nghe-viết: Bài "Mùa thảo quả”- Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 114. Đoạn từ “ Sự sống cứ tiếp tục .từ dưới đáy rừng.” 2. Tập làm văn: (8 điểm-35 phút) Hãy tả một người thân mà em yêu quý. BAN GIÁM HIỆU XÉT DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ Phạm Thi Dạ Hoài PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC BINH MINH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2019-2020 A. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK TV lớp 5 hoặc một đoạn văn không có trong SGK ( do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. - Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đối với từng học sinh qua tiết ôn tập cuối kì.
  5. - Cách đánh giá cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ): 1 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc hiểu: ( 7 điểm) Câu Câu Câu Câu Câu Câu 1 2 3 4 7 9 A C D C B A 0,5 đ 1,0 đ 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 5: ( 0,5 điểm) HS nêu được bài học rút ra từ câu chuyện: ”Biết yêu thương và cảm thông với mọi người.” Câu 6: ( 0,5 điểm) - HS điền đúng 2 quan hệ từ: và, về (0,5 điểm) - Điền đúng một quan hệ từ: (0,25điểm) Câu 8: ( 1 điểm) - Nối đúng cả hai ô ( 1 điểm) - Nối đúng 1 ô (0,5 điểm) Bố tôi khoác tay qua vai tôi. Đại từ Bố ơi, bố thích bánh mì cháy Danh từ ạ? Câu 10: ( 1 điểm) Từ trái nghĩa với từ chê bai: khen, khen ngợi, biểu dương, tuyên dương,
  6. - HS tìm được một từ trái nghĩa với từ chê bai và đặt câu với từ đó: (1 điểm) - Chỉ tìm được từ trái nghĩa nhưng không đặt câu: (0,5 điểm) - Đặt câu có từ trái nghĩa với từ chê bai mà không chỉ ra được từ đó: không cho điểm B. Kiểm tra viết: 3. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu khoảng 100 chữ trong 20 phút, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả ( Không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Nếu sai quá 5 lỗi thì cứ 4 lỗi trừ 1 điểm. 4. Tập làm văn (8 điểm) - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm . Nội dung: 1,5 điểm Kĩ năng: 1,5 điểm Cảm xúc: 1 điểm - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết chính tả: 0,5 điểm - Dùng từ đặt câu: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1 điểm BAN GIÁM HIỆU XÉT DUYỆT NGƯỜI RA ĐÁP ÁN Phạm Thị Dạ Hoài
  7. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN MA TRẬN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH BÌNH MINH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2019-2020 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu, Mạch kiến thức, kĩ năng số TL TL TL TL điểm TL TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ - Từ nhiều nghĩa Số câu 1 2 1 1 4 1 - Từ trái nghĩa - Danh từ Số 0,5 1.0 1,0 1,0 2,5 1.0 - Đại từ điểm 2.h ọ c v ă n - Quan hệ từ - Câu cảm Câu số 7 6,9 8 10 t, ệ t, 1.Vi ế ng ti ứ c th ế n Ki - Đặt câu với từ. - Xác định, nhận xét Số câu 2 2 1 4 1 một số chi tiết trong bài đọc. Số 1,5 1,5 0,5 3,0 0,5 - Hiểu nội dung bài điểm đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. Câu số 1,2 3,4 5 - Giải thích một số 2. Đọc hiểu văn bản chi tiết trong bài đọc.
  8. Số câu 3 4 1 1 1 8 2 Tổng Số 2.0 2.5 1,0 0,5 1.0 5,5 1,5 điểm Số câu 1 3.1. Chính tả Số 2.0 điểm Số câu 1 3. Viết 3.2. Tập làm văn : Số (tả cảnh) 8.0 điểm