Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt (Phần Đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 26/05/2022 3720
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt (Phần Đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_phan_doc_khoi_4_na.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt (Phần Đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Hoa học trò” TV4 –Tập 2 trang 41 2. Bài: “Khuất phục tên cướp biển ” - TV4 –Tập 2 trang 66 3. Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- TV4 –Tập 2 trang 71 4. Bài: “ Thắng biển” TV4 –Tập 2 trang 77 5. Bài: “Ga-vrốt ngoài chiến lũy” - TV4 –Tập 2 trang 80 II. Đọc hiểu văn bản: (7 điểm) Bài đọc: Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gilê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được) có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm bề bộn, tôi bảo: - Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như vậy! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai bên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đang đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng Chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. Trích Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài. Câu 1. Dế Choắt là tên ai đặt cho: A. Chim Cắt
  2. B. Tự Dế Choắt đặt C. Dế Mèn Câu 2. Dế Choắt có ngoại hình như thế nào? A. Người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. B. Cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gilê. C. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. D. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. E. Tất cả các ý trên Câu 3. Từ ngữ nào miêu tả đúng tính nết của Dế Choắt: A. Khôn ngoan B. Ăn xổi ở thì C. Lanh lợi Câu 4. Từ "nó" trong câu "Phỏng thử có thằng Chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời!" chỉ nhân vật nào? A. Dế Mèn B. Chim Cắt C. Dế Choắt Câu 5. Dòng nào ghi đúng nội dung bài đọc? A. Dế Mèn kết bạn với Dế Choắt B. Dế Mèn giúp đỡ Dế Choắt C. Dế Mèn nói về cuộc sống đáng thương của Dế Choắt Câu 6. Câu: "Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu." thuộc mẫu câu nào? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 7. Dòng nào ghi đúng các từ láy có trong bài? A. gày gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, râu ria, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, luộm thuộm, tuềnh toàng B. gày gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, mặt mũi, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, luộm thuộm, tuềnh toàng C. gày gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, lồm cồm, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, luộm thuộm, tuềnh toàng Câu 8. Dòng nào ghi đúng các động từ: A. Bới, đào, khoét, chui, phá B. Bới, đào, khoét, chui, sâu C. Bới, đào, khoét, chui, ngách Câu 9: Bài đọc có mấy danh từ riêng: A. 2 danh từ riêng B. 3 danh từ riêng C. 4 danh từ riêng Câu 10: Câu “Đôi cáng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. ” Có mấy tính từ: A. 2 tính từ B. 3 tính từ C. 4 tính từ
  3. Câu 11: Chủ ngữ của câu: “Bên hàng xóm tôi có cái hang Dế Choắt.” là: A. Bên hàng xóm B. Bên hàng xóm tôi có C. Bên hàng xóm tôi Câu 12: Dòng nào ghi đúng bộ phận vị ngữ trong câu: "Chú mày có lớn mà chẳng có khôn."? A. có lớn mà chẳng có khôn B. mà chẳng có khôn C. chẳng có khôn Câu 13: Dấu hai chấm trong câu: "Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm bề bộn, tôi bảo: - Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như vậy!" báo hiệu bộ phận câu đứng sau là: A. lời giải thích cho bộ phận đứng trước B. các ý trong một đoạn liệt kê C. lời nói của một nhân vật Câu 14: Ghi lại thành ngữ có trong câu: "Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được) có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi." Chúc em làm bài tốt! Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút 1. Chính tả (2 điểm) (15 phút) Vời vợi Ba Vì Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Theo Võ Văn Trực 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Trường em (hoặc gần nhà em) có một cây tán lá sum sê. Những ngày trời nắng to, đôi khi em đứng dưới gốc cây để nghỉ. Em hãy tả cây có bóng mát đó.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2021 – 2022 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp Ăn xổi C E B B C B C A B B C A C án ở thì Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần.
  6. 2. Tập làm văn (8 điểm) 1. YÊU CẦU a. Thể loại: Tả cây cối b. Nội dung: - Trình bày đầy đủ ý miêu tả cây bóng mát theo yêu cầu của đề bài. c. Hình thức: - Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 7,5 - 8: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 6 - 7: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 4 - 5: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung. - Điểm 2 - 3: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả cây cối. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.