Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 7 trang Hoài Anh 26/05/2022 4550
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_phan_doc_lop_4_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: + Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1/104 + Bài "Người tìm đường lên các vì sao" Sách TV4, tập 1/125 -126 + Bài: "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1/129 + Bài "Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi" Sách TV4, tập 1/115-116 II. Đọc hiểu văn bản Chuyện một khu vườn nhỏ Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn! Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông: - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
  2. - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu? Theo VÂN LONG Câu 1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì? A. Bé Thu thích ra ban công để hít thở không khí trong lành. B. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài chim. C. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. D. Bé Thu thích ra ban công để cùng với bạn bè chăm sóc cây ở ban công. Câu 2. Ban công nhà Thu có gì? A. Có rất nhiều loài chim được ông nội nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh. B. Có rất nhiều chú chó và mèo xinh xắn được ông nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh. C. Có rất nhiều cây xanh. D. Có rất nhiều đồ chơi, mỗi khi buồn Thu thường cùng bạn bè lên đây chơi đồ chơi. Câu 3. Mỗi loài cây trên ban công nhà Thu có gì đặc biệt? (Được chọn nhiều đáp án) 1. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. 2. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. 3. Chậu cây xương rồng xanh tươi với những chiếc gai nhọn hoắt vươn lên. 4. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị hoa ti gôn quấn thành nhiều vòng. 5. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Câu 4. Trên ban công có rất nhiều loài cây đặc biệt và thú vị như vậy, nhưng có điều gì khiến Thu cảm thấy chưa được vui? A. Vì Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. B. Vì Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không có nhiều cây bằng nhà nó.
  3. C . Vì ba mẹ Thu nói không được lên ban công nhiều nữa vì rất nguy hiểm. D. Vì ba mẹ Thu nói chuẩn bị chuyển nhà, Thu không còn được tới ban công nữa. Câu 5. “Vào sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời hé mây nhìn xuống” Thu phát hiện ra điều gì đặc biệt? A. Trên ban công rất nhiều loài hoa đã bắt đầu đua nở. B. Những chú bướm xinh xắn với màu sắc sặc sỡ từ đâu bay về đậu vào những khóm hoa trên ban công. C. Một chú chim lông xanh bay tới ban công. D. Một chú chim nhỏ bị thương đang nằm dưới sân ban công. Câu 6. Chú chim lông xanh đó đã làm gì khi bay vào ban công nhà Thu? A. Chú chim lông xanh đậu trên cành hoa ti gôn hót líu lo. B. Chú chim lông xanh mổ những hạt thóc còn vương trên sân thượng. C. Chú chim lông xanh sà xuống bàn uống trà của ông nội Thu. D. Chú chim lông xanh sà xuống cành lựu, săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Câu 7. Sau khi nhìn thấy hành động của chú chim xanh, Thu đã vội làm gì? A. Thu vội chạy vào nhà khoe với ông nội rồi kéo ông chạy ra xem. B. Thu vội chạy vào nhà lấy một ít gạo để cho chú chim xanh mổ ăn. C. Thu vội xuống nhà Hằng, mời bạn lên xem. D. Thu vội tìm một chiếc lồng nhỏ, chuẩn bị bắt chú chim lông xanh. Câu 8. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? A. Vì Thu cho rằng ban công có chim về đậu nghĩa là vườn, Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn. B. Vì Thu muốn cùng với Hằng ngắm nhìn chú chim xinh đẹp trên ban công nhà mình. C. Vì Thu muốn rủ Hằng cùng lên ban công tìm cách bắt chú chim xinh đẹp.
  4. D. Vì Thu muốn rủ Hằng đi tìm ông nội rồi cùng lên ngắm nhìn chú chim. Câu 9. Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào? A. Đất không bị nứt nẻ sẽ có chim sà xuống. B. Loài chim họ đậu sẽ sà xuống những nơi đất bằng phẳng. C. Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn, D. Cả A và B đều đúng. Câu 10. Ý nghĩa của bài văn Chuyện một khu vườn nhỏ là từ câu chuyện khu vườn nhỏ của bạn Thu ta thấy được Thu cùng với ông nội đều là những người rất yêu mến thiên nhiên. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 11. Cây nào bị cây hoa ti gôn cuốn chặt một cành? A. Cây quỳnh B. Cây hoa giấy C. Cây đa Ấn Độ D. Cây lan Câu 12. Nội dung của câu chuyện là gì? A. Tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu B. Những cây hoa giấy C. Những cây hoa Lan Câu 13. Trong câu “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa
  5. Câu 14. “- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!” là câu có: A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . 1/ Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm): 25 phút (M2) Cái đẹp Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bài ca náo nức lòng người Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. 2. Tập làm văn: (8 điểm) : Hãy tả một đồ vật mà em thích.
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C C 1, 2, A C D C A C Đún B A C C 4, 5 g B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó:
  7. + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) * Bài văn đảm bảo các mức độ sau: - Mức độ 2: Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (3 điểm) - Mức độ 3: Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 - 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (1 điểm) - Mức độ 4: Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (1 điểm) - Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.