Bài kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019

doc 2 trang thaodu 2070
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019

  1. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-1019 Họ và tên MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 (Thời gian 45 phút) Lớp. 6A ĐIỂM LỜI PHÊ: I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Học sinh chọn ý đúng nhất (a,b,c,d) trong các câu sau rồi khoanh tròn. Câu 1: Nước ta thuộc khu vực giờ thứ: a. 6; b. 7; c. 8 ; d. 17; Câu 2: Thời gian Trái Đất quay trọn một vòng quanh Mặt Trời gọi là: a. Năm dương lịch ; b. Năm âm dương lịch; c, Năm âm lịch ; d. Tất cả đều sai. Câu 3: Ở Nửa Cầu Nam mùa hạ bắt đầu từ ngày: a. 21/ 3 → 22/6 ; b. 22/6 → 23/9 ; c. 23 / 9 → 22/12 ; d. 22/ 12 → 21/3. Câu 4: Khu vực có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nhất trên Trái Đất là : a. Từ xích đạo đến hai chí tuyến ; b. Từ hai chí tuyến đến hai vòng cực; c. Từ vòng cực đến hai cực; d. Câu a + b đúng . Câu 5: Các địa điểm nào sau đây trên Trái Đất quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau a. Nằm trên chí tuyến; b. Nằm trên vòng cực; c. Nằm trên xích đạo; d. Nằm trên hai cực. Câu 6: Các địa điểm nằm trên vĩ tuyến 66033’B vào các ngày 22/6 sẽ có hiện tượng : a. Ngày dài 24 giờ; b. Đêm dài 24 giờ; c. Có ngày không có đêm; d. Câu a và c đúng. Câu 7: Lúc 9 giờ ở Luân Đôn ( nước Anh) thì ở Việt Nam là: a. 16 giờ; b. 17 giờ; c. 21 giờ ; d. Tất cả đều sai. Câu 8: Trên Trái Đất giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn khu vực phía tây là do: a. Trái Đất quay từ Đông sangTây; b. Trái Đất quay từ Tây sang Đông; c. Trái Đất quay quanh Mặt Trời; d. Do Trục Trái nghiêng. Câu 9: Các hang động ở vùng núi đá vôi được hình thành do: a. Nước ngầm ; b. Nước mưa; c. Nước băng tuyết tan; d. Câu a+ b đúng. Câu 10: Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối ở đỉnh là 1500m, vùng chân núi cách mực nước biển trung bình là 200m. Vậy ngọn núi này có độ cao tương đối là: a. 1700m; b. 1500m; c. 1300m; d. Tất cả đều sai. Câu 11: Em hãy dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống ( .) trong các câu sau đây cho thích hợp: “ Núi lửa và động đất đều do . sinh ra. Núi lửa là hình thức phun trào ở dưới sâu lên mặt đất.” II / TỰ LUẬN: Câu 1: ( 3 điểm ) Nêu đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên? Ý nghĩa của các dạng địa hình đó đố với sản xuất nông nghiệp? Câu 2: (2 điểm) Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và cho biết vai trò của nó đối với đời sống sinh vật và hoạt động sống của con người? Câu 3: ( 2 điểm) Ở Nữa Cầu Bắc vào các ngày 21/ 3 (xuân phân) và 23 / 9 (thu phân) Trái Đất ở vị trí nào đối với Mặt Trời? Kết quả? BÀI LÀM
  2. Đề kiểm tra học kì I Môn : Địa lí 6 Ma trận: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Điểm Chủ đề TN TL TN TL TN TL 4 Các chuyển động của Trái Đất và các hệ 4 4 1 4 quả 1 1 2 1 Cấu tạo của Trái Đất 2 2 1 3 Địa hình bề mặt Trái Đất 4 3 1 Tổng 3 4 3 10 Đáp án: I/ TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp Nội Mắc b d d b c d a b d c án lực ma II/ TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1: *Bình nguyên : + Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở vùng cửa sông lớn gọi là châu thổ. (0,5đ) + Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng có những bình nguyên cao gần 500m. (0,5đ) + Bình nguyên là nơi thuân lợi cho việc phát triển nông nghiệp (0,5đ) * Cao nguyên: + Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng nhưng có sườn dốc; độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m. (1đ) + Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trông cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.(0,5đ) Câu 2: 2 điểm Lớp vỏ Trái đất dày chừng 5 đến 70 km ở trạng thái rắn chắc, nhiệt độ càng vào sâu trong lòng đất càng cao ( tối đa chừng 10000C) là lớp mỏng nhất nhưng rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác của Trái Đất như không khí, nước, rất cần thiết cho sự sống các sinh vật và xã hội loài người. Câu 3: 2 điểm Ở Nữa Cầu Bắc vào các ngày 21/ 3 ( xuân phân) và 23 / 9 ( thu phân) hai nữa cầu đều hướng về phía Mặt Trời như nhau, nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh của Trái Đất.