Bài kiểm tra Học kỳ II môn Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

doc 9 trang hangtran11 12/03/2022 3520
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Học kỳ II môn Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_4_nam_hoc_2006_2007_t.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra Học kỳ II môn Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

  1. Trường th trần quốc toản .Họ và tên: Lớp: Ngày tháng năm Kiểm tra học kỳ iI năm học 2006-2007 Môn: lịch sử lớp 4 Thời gian : 40 phút Phần I (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (Khanh bằng bút mực) Câu 1: Vào cuối thế kỷ XVI, vùng đất nào được đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích canh tác? A. Từ Thanh Hoá trở vào B. Đồng bằng Bắc Bộ C. Từ sông Gianh vào phía Nam Câu 2: Vào thế kỷ XVI – XVII nước ta có những thành thị sầm uất nào? A. Thăng Long, Quảng Ninh, Phố Hiến. B. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An C. Thăng Long, Huế, Hội An. Câu 3: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. B. Chiếm ngôi nhà Lê C. Chống quân Thanh xâm lược Câu 4: Ghi vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai a) Các vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều lăng tẩm ở Huế b) Ngày nay, kinh thành Huế vẫn nguyên vẹn như xưa. c) Kinh thành Huế đã để lại những dấu tích của một công trình lao động sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta. d) Ngày 12 tháng 11 năm 1995, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản Văn hoá thế giới Phần II (5 điểm) Câu 1 (2điểm) Em hãy nối tên tác phẩm đúng với tên tác giả.
  2. Đại Việt sử kí toàn thư Nguyễn Trãi Hồng Đức quốc âm thi tập Lê Thánh Tông Quốc âm thi tập Ngô Sĩ Liên Bình Ngô Đại Cáo Câu 2 (3điểm)Hãy nêu những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung: Trường th trần quốc toản .Họ và tên: Lớp: Ngày tháng năm
  3. Điểm Kiểm tra học kỳ iI năm học 2007-2008 Môn: lịch sử lớp 4 Thời gian : 40 phút Phần I Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (Khoanh bằng bút mực) Câu 1: Vào cuối thế kỷ XVI, vua chúa nào đã đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang? A. Vua Lê B. Chúa Trịnh C. Mạc Đăng Dung D. Chúa Nguyễn Câu 2: Cuối thế kỷ XVI, vùng đất nào được đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích canh tác? A. Từ Thanh Hoá trở vào B. Đồng bằng Bắc Bộ C. Từ sông Gianh vào phía Nam Câu 3: Vào thế kỷ XVI - XVII nước ta có những thành thị sầm uất nào? A. Thăng Long, Phố Hiến, Huế B. Phố Hiến, Hội An, Thăng Long C. Hội An, Phố Hiến, Thanh Hoá D. Huế, Phố Hiến, Hội An Câu 4: “ . Có trên 2000 nóc nhà của các cư dân từ nhiều nước đến ở. Trong đó, người Trung Quốc và người Nhật Bản rất đông, ngoài ra còn có người Hà Lan, Anh, Pháp. Nơi đây buôn bán rất tấp nập”. Đoạn văn trên mô tả thành thị nào của nước ta ở thế kỷ XVI - XVII ? A. Phố Hiến B. Thanh Hoá C. Hội An D. Thăng Long Câu 5: Mượn cớ giúp Nhà Lê, quân Thanh sang xâm lược nước ta năm nào? A. 1786 B. 1788 C. 1789 D. 1782 Câu 6: Cuối năm 1788, đầu năm 1789, Nguyễn Huệ đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc? A. Xin Nguyễn Nhạc cấp quân ra trận B. Vận động anh em Nguyễn Lữ cùng ra Bắc C. Lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung. Câu 7: Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? A. Nhằm phát triển kinh tế B. Nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc C. Nhằm bảo vệ chính quyền.
  4. Câu 8: Triều đại nào xây dựng kinh thành Huế? A. Triều Trần B. Triều Lê C. Triều Lý D. Triều Nguyễn Phần II Câu 1. Chọn các từ ngữ cho sẵn dưới đây rồi điền vào chỗ trống trong bảng cho thích hợp. Trường Quốc Tử Giám ; Thi Hương ; Nho giáo ; Thi Hội ; Lễ vinh quy ; Bia tiến sĩ ; Lễ xướng danh Nội dung Tên gọi Nơi thu nhận mọi học sinh giỏi vào học Nội dung học tập để thi cử Ba năm thi một lần ở các địa phương Ba năm thi một lần ở kinh thành Lễ đọc tên người thi đỗ Lễ đón rước người đỗ về làng Bia đá khắc tên tuổi người đỗ cao Câu 2. Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc tiến quân ra thành Thăng Long của Nguyễn Huệ (năm 1786) Đáp án và biểu điểm Môn lịch sử lớp 4 học kỳ iI - Năm học 2006 – 2007
  5. Phần I (5 điểm): Từ câu 1 đến câu 3: Khoanh vào câu trả lời đúng, mỗi câu được 1 điểm Câu 1: C Câu 2:B Câu 3: A Câu 4 (2 điểm): Mỗi ý được 0,5 điểm + Các ý đúng: a, c + Các ý sai: b, d Phần II (5 điểm): Câu 1 (2 điểm): Nối đúng mỗi ý được 0,5 điểm Đại Việt sử kí toàn thư Nguyễn Trãi Hồng Đức quốc âm thi tập Lê Thánh Tông Quốc âm thi tập Ngô Sĩ Liên Bình Ngô Đại Cáo Câu 2 (3 điểm): Học sinh nêu được đủ 3 ý, mỗi ý 1 điểm. Những chính sách kinh tế của vua Quang Trung: - Ban bố “ Chiếu khuyến nông”, lênh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. - Cho đúc đồng tiền mới để việc mua bán được thuận tiện. - Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá, mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
  6. Trường th trần quốc toản .Họ và tên: Lớp: Ngày 7 tháng 5 năm 2009 Điểm Kiểm tra học kỳ iI năm học 2008-2009 Môn: lịch sử lớp 4 Thời gian : 40 phút Phần I Hãy đánh dấu X vào đặt trước câu trả lời đúng ( câu 1 4) Câu 1: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược: Nam Hán Mông - Nguyên Tống Minh Câu 2: “Các nhà buôn Nhật Bản cùng với một số cư dân địa phương đã dựng lên thành phố này. Là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán” Đoạn văn trên mô tả thành thị nào của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII ? Hội An Thăng Long Phố Hiến Câu 3: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? Chiếm ngôi nhà Lê Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn Chống quân Thanh xâm lược Câu 4: “Chiếu Khuyến nông” của vua Quang Trung quy định điều gì? Chia ruộng đất cho nông dân Chia thóc cho nông dân Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang Câu 5: Ghi số thứ tự từ 1 đến 5 vào trước tên các vùng đất được nhân dân ta lần lượt tiến vào khai hoang từ cuối thế kỉ XVI Phú Yên Tây Nguyên Khánh Hoà Đồng bằng sông Cửu Long Nam Trung Bộ Câu 6: Em hãy nối tên tác phẩm đúng với tên tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập Lương Thế Vinh Đại thành toán pháp Ngô Sĩ Liên Dư địa chí Nguyễn Trãi Đại Việt sử kí toàn thư
  7. Phần II Câu 1: Để khuyến khích việc học tập, nhà Hậu Lê đã làm gì? Câu 2: Em hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa (năm 1789) Lưu ý: Học sinh sử dụng bút mực khi làm bài
  8. Trường th trần quốc toản .Họ và tên: Lớp: Ngày 7 tháng 5 năm 2009 Điểm Kiểm tra học kỳ iI năm học 2008-2009 Môn: lịch sử lớp 4 Thời gian : 40 phút Phần I Hãy đánh dấu X vào đặt trước câu trả lời đúng ( câu 1 4) Câu 1: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược: Nam Hán Mông - Nguyên Tốngx Minh Câu 2: “Các nhà buôn Nhật Bản cùng với một số cư dân địa phương đã dựng lên thành phố này. Là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán” Đoạn văn trên mô tả thành thị nào của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII ? x Hội An Thăng Long Phố Hiến Câu 3: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? Chiếm ngôi nhà Lê x Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn Chống quân Thanh xâm lược Câu 4: “Chiếu Khuyến nông” của vua Quang Trung quy định điều gì? Chia ruộng đất cho nông dân Chia thóc cho nông dân Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng x Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang Câu 5: Ghi số thứ tự từ 1 đến 5 vào trước tên các vùng đất được nhân dân ta lần lượt tiến vào khai hoang từ cuối thế kỉ XVI 1 Phú Yên4 Tây Nguyên2 Khánh Hoà 5 Đồng bằng sông Cửu Long3 Nam Trung Bộ Câu 6: Em hãy nối tên tác phẩm đúng với tên tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập Lương Thế Vinh Đại thành toán pháp Ngô Sĩ Liên Dư địa chí Nguyễn Trãi Đại Việt sử kí toàn thư
  9. Phần II Câu 1: Để khuyến khích việc học tập, nhà Hậu Lê đã làm gì? Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài. Câu 2: Em hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa (năm 1789) Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn, quân ta bỏ lá chắn xông vào như vũ bão. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long bị quân ta phục kích tiêu diệt. Cũng vào mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa(Hà Nội). Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Xác giặt chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng. Lưu ý: Học sinh sử dụng bút mực khi làm bài