Bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I - Môn Ngữ văn 8

doc 5 trang thaodu 7990
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I - Môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_tong_hop_hoc_ky_i_mon_ngu_van_8.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I - Môn Ngữ văn 8

  1. BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài : 90 phút Năm học: 2016-2017 oOo I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 8. Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8 học kì I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II. HÌNH THỨC 1. Hình thức : kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra : học sinh làm tại lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học : a/. Phần Văn Văn bản truyện kí Việt Nam (8 tiết) - Tôi đi học (2 tiết) - Trong lòng mẹ (2 tiết) - Tức nước vỡ bờ (1 tiết) - Lão Hạc (2 tiết) - Ôn tập truyện kí Việt Nam (1 tiết) Văn học nước ngoài (8 tiết) - Cô bé bán diêm (2 tiết) - Đánh nhau với cối xay gió (2 tiết) - Chiếc lá cuối cùng (2 tiết) - Hai cây phong (2 tiết) Văn bản nhật dụng (3 tiết) - Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (1 tiết) - Ôn dịch, thuốc lá (1 tiết) - Bài toán dân số (1 tiết) Văn bản thơ (2 tiết) - Đập đá ở Côn Lôn (1 tiết) CTĐP : (2 tiết) - Nhà văn Anh Đức (2 tiết) 1
  2. b/. Phần Tiếng Việt (14 tiết) - Trường từ vựng (1 tiết) - Từ tượng hình, từ tượng thanh (1 tiết) - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (1 tiết) - Trợ từ, thán từ (1 tiết) - Tình thái từ (1 tiết) - Chương trình địa phương (1 tiết) - Nói quá (1 tiết) - Nói giảm nói tránh (1 tiết) - Câu ghép (2 tiết) - Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (1tiết) - Dấu ngoặc kép (1 tiết) - Ôn luyện về dấu câu (1 tiết) - Ôn tập Tiếng Việt (1 tiết) c. Phần Tập làm văn (15 tiết) * Văn tự sự - Tính thống nhất về chủ đề văn bản (1 tiết) - Bố cục văn bản (1 tiết) - Xây dựng đoạn văn trong văn bản (1 tiết) - Liên kết các đoạn trong văn bản (1 tiết) - Tóm tắt văn bản tự sự (1 tiết) - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (1 tiết) - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (1 tiết) - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (1 tiết) - Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (1 tiết) Đề tài : - Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. - Người ấy (bạn, thầy, người thân, ) sống mãi trong lòng tôi. - Kể kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. - Kể về một chuyến đi (tham quan, về quê, ) - Tôi thấy mình đã khôn lớn. - Kể một việc làm của em (tốt, chưa tốt) khiến em nhớ mãi. * Văn thuyết minh - Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (1 tiết) - Phương pháp thuyết minh (1 tiết) - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (2 tiết) - Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng (1 tiết) - Thuyết minh về một thể loại văn học (1 tiết) Đề tài : 2
  3. - Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt (cây bút, cái phích nước, cái quạt, mắt kính, áo dài, ) - Giới thiệu một thể loại văn học (truyện ngắn, các thể thơ, ). 2. Xây dựng khung ma trận : PHẦN TỰ LUẬN Mức độ Vận Vận Nhận Thông dụng dụng Cộng biết hiểu Chủ đề/Nội dung thấp cao -Lão Hạc 1 -Chiếc lá cuối cùng 1 1 - Trường từ vựng 1 - Trợ từ, thán từ 2 - Từ tượng hình, từ tượng 1 thanh - Văn tự sự: kể về một 1 chuyến đi Số câu 2 4 1 1 8 Số điểm 1,0 2,0 1,0 6,0 10,0 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: Đọc hiểu (4đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3: Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ( Nam Cao, Lão Hạc) Câu 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích trên? (0,5đ) Câu 2: Tìm một trường từ vựng chỉ hoạt động trong đoạn trích trên?(0,5đ) Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?(0,5đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 : " Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như 3
  4. thế.Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và-em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không ? Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng." ( O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng) Câu 4: Xét câu sau : " Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,- cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng." từ "ồ" thuộc loại từ gì?(0,5đ) Câu 5: Xét câu sau: "Cụ ốm chỉ có hai ngày." từ "chỉ có" thuộc loại từ gì? (0,5đ) Câu 6:Vì sao hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ được xem là một kiệt tác nghệ thuật? (0,5đ) Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng để nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những số phận bất hạnh trong cuộc sống quanh ta. ( 1,0đ) Phần 2: Làm văn (6đ) Đề: Kể về một chuyến đi (tham quan, về quê, ) V. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: Đọc hiểu: 4đ Câu 1: - từ tượng hình: móm mém (0,25đ) - từ tượng thanh: hu hu (0,25đ) Câu 2: Trường từ vựng chỉ hoạt động : co, xô, ép, chảy,ngoẹo, khóc, (0,5đ) Câu 3: miêu tả (0,5đ) Câu 4: ồ: thán từ (0,5đ) Câu 5: chỉ có: trợ từ (0,5đ) Câu 6: - Chiếc lá rất đẹp, giống lá thật: giá trị nghệ thuật đặc sắc(0,25đ) -Cứu mạng sống Giôn-xi: giá trị nhân sinh cao cả(0,25đ) Câu 7: Học sinh viết đoạn văn: - Viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức: 1,0đ - Viết sơ sài, qua loa khoảng 1-3 dòng: 0,5đ - Viết sai chính tả, dơ: trừ 0,25đ Phần 2: Tập làm văn: I. Tinh thần chung: 4
  5. 1. Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá. 2. Hướng dẫn chấm chỉ định ra một số mức điểm. Các mức điểm khác, giáo viên dựa vào hai mức điểm trên và dưới để quyết định. Đối với bài tự luận, giáo viên chấm bài trên tinh thần xem xét, đánh giá tổng thể toàn vẹn bài làm, không đếm ý cho điểm. Không quá bám sát câu chữ trong quá trình chấm. II. Yêu cầu: 1.Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết trình bày có bố cục đầy đủ các phần: MB, TB, KB. - Trình bày mạch lạc, ít sai chính tả, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về nội dung: HS tập trung làm nổi bật các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu chung về chuyến đi b.Thân bài: -Kể diễn biến chuyến đi: mở đầu , diễn biến, kết thúc - Đan xen cảm xúc trên đường đi, khi đến nơi, khi trở về - Đan xen miêu tả cảnh vật, trên đường đi. c. Kết bài: cảm nghĩ qua chuyến đi. 3. Một số mức điểm chấm: -Điểm 6: Đạt được những yêu cầu đã nêu, bài có sáng tạo. Vận dụng kết hợp tốt 3 yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài viết. -Điểm 4-5: Đạt được những yêu cầu đã nêu, có thể còn sai sót không đáng kể. Về hình thức: Có bố cục rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Không thực hiện đúng yêu cầu về kỹ năng, kiểu bài không đạt mức điểm này. -Điểm 3: Cơ bản trình bày được yêu cầu của đề, còn thiếu các phương thức kết hợp miêu tả, biểu cảm vào bài tự sự (Hoặc nêu được khoảng nữa số theo yêu cầu). Bố cục đầy đủ, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. -Điểm 1- 2: Nội dung sơ sài chung chung Bố cục không rõ ràng, bài văn chưa rõ ý. -Điểm 00: Bài viết không đâu vào đâu, không có ý. -Không làm bài bỏ giấy trắng. 5