Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14

docx 5 trang Hoài Anh 25/05/2022 2640
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_14.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14

  1. Tên . TUẦN 14 Bài 1 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : a) Thương của hai số là 2145. Nếu gấp số bị chia lên 5 lần thì thương của hai số khi đó là : A. 429 B. 2140 C. 2150 D. 10725 b) Tìm số bị chia trong phép chia có dư, biết thương bằng 1/2 số chia và bằng 246 ; số dư là số dư lớn nhất ? A. 121523 B. 30380 C. 121032 D. 121277 Bài 2 : Tính bằng hai cách : a) (24 + 36) : 4 b) (84 - 35) : 7 Cách 1 : Cách 1 : . . . Cách 2 : a) (24 + 36) : 4 Cách 2 : b) (84 - 35) : 7 . . . . Bài 3 : Có 2 tạ 70kg gạo được chia đều vào 6 bao. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? Bài 4 : Buổi sáng tổ bác An xếp được 45 tấn hàng lên xe ô tô, mỗi ô tô xếp được 5 tấn. Buổi chiều tổ bác An xếp được 40 tấn hàng lên xe và mỗi xe cũng xếp được 5 tấn. Hỏi cả ngày tổ bác An xếp được tất cả bao nhiêu xe hàng ? (giải bằng 2 cách) Bài 5 : Tính giá trị của biểu thức : a) 450 : (3 x 5) b) (45 x 63) : 9 Bài 6 : Một cửa hàng có 12 cuộn dây điện, mỗi cuộn dài 150m. Cửa hàng đã bán được 1/3 số dây điện. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét dây điện ? Bài 7 : Đặt tính rồi tính : 224748 : 323 325674 : 66 457688 :57 Bài 8 : Tính : a) 35 : 5 + 60 : 5 b) 72 : 8 - 56 : 8 c) (14747 + 25639) : 6 . Bài 9 : Người ta xếp 345 670 chiếc cốc vào các hộp, mỗi hộp 6 chiếc. Hỏi có thể xếp được nhiều nhất bao nhiêu hộp như thế và còn thừa mấy chiếc cốc ? . Bài 10 : Một kho chứa 550 bao xi măng, mỗi bao cân nặng 50kg. Người ta đã sử dụng 1/5 số xi măng đó. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu tấn xi măng ?
  2. Bài 11 : Tìm x : a) 246 : x + 34 : x = 5 b) 360 : x - 126 : x = 6 . Bài 12 : Tính : a) aaaaaa : (a x 37) - 4866 : (2 x 3) b) x0x0x : x x 3 - 20202 . . Bài 13 : Tìm x : 6 x x = 369 084 498 645 : x = 7 . . . . . . 1 Bài 14 : Một kho xăng có 234567l xăng, đã bán đi số lít xăng đó. Hỏi trong kho còn lại 3 bao nhiêu lít xăng ? . . . . . . . . 1 Bài 15 : Một bể chứa 123 42l xăng. Lần đầu người ta lấy đi 6 1 số lít xăng ở bể đó. Lần sau người ta lấy tiếp số lít xăng còn 5 lại trong bể. Hỏi sau hai lần lấy trong bể còn lại bao nhiêu lít xăng ? . . . . . . . . . . Bài 16: Người ta xếp 102 030 cái cốc vào các hộp, mỗi hộp có 8 cái cốc. Hỏi có thể xếp được nhiều nhất vào bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cái cốc ? . . . . . . . . . . . . Bài 17 : Khi nhân một số với 102, một bạn đã đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên có kết quả là 702. Hãy tìm tích đúng của hai số đã cho. . . . . . . . . . . Bài 18 : Người ta chuyển 150 bao gạo bằng 6 xe, mỗi bao có 50kg gạo. Hỏi trung bình mỗi xe chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? (giải bằng hai cách) . .
  3. . . . . . . Tên . TUẦN 14 Bài 1: Gạch dưới từ diễn đạt sự khẳng định hoặc phủ định trong mỗi câu sau : a. Bạn thích học môn Tiếng Việt lắm phải không ? b. Bạn không biết bơi có phải không ? c. Bạn chưa biết nhà mình ở đâu đúng không ? d. Bạn biết mình được bao nhiêu điểm rồi đúng không ? Bài 2 : Các câu hỏi sau đây nhằm thể hiện điều gì ? a. Các cậu có công nhận là bạn ấy học giỏi không ? ( ) b. Nhà gần thế mà sao bạn ấy hay đi muộn thế không biết ? ( ) c. Chiều mai bạn đi cùng với tớ đến nhà cô giáo được không ? ( ) d. Sao cậu không đi hỏi bạn ấy xem thế nào ? ( ) Bài 3 : Chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau : a. Câu “Sao bạn ấy học giỏi thế nhỉ ?” thể hiện : A. thái độ khen B. sự khẳng định C. cả A và B đều sai b. Câu “Bạn ấy học giỏi đấy chứ ?” thể hiện : A. yêu cầu B. sự phủ định C. cả A và B đều sai c. Câu “Cậu ra ngoài để tớ hỏi được không ?” thể hiện : A. thái độ chê B. sự mong muốn C. cả A và B đều sai d. Câu “Con tưởng là thi vào trường đó dễ lắm sao ?” thể hiện : A. thái độ khen B. sự phủ định C. yêu cầu Bài 4 : Đặt các câu hỏi theo các yêu cầu sau đây : a. Thể hiện thái độ khen một ai đó học giỏi. . b. Thể hiện sự phủ định một vấn đề nào đó. . c. Thể hiện sự khẳng định về một vấn đề nào đó. . d. Thể hiện mong muốn của mình với người đó. . Bài 5 : Gạch dưới các từ chỉ đồ chơi trong mỗi câu sau : a. Em em có hai chú gấu bông rất đẹp. b. Tuần trước, em được bố mua cho một chiếc máy bay nhựa rất đẹp. c. Em trai của em rất thích chơi rôbốt điện tử. d. Con búp bê của em có mái tóc vàng óng. Bài 6 : Điền từ có chứa tiếng chơi thích hợp vào chỗ chấm : a. Chúng tôi thường trong công viên vào những ngày nghỉ. b. Anh ấy chẳng những hát hay mà còn cũng rất giỏi. c. Cậu ta chẳng chịu học gì cả, suốt ngày lêu lổng. d. Chúng tôi thường đọc sách báo trong giờ Bài 7 : Chọn đáp án cho mỗi câu sau : a. Số người tham gia trò chơi ít nhất là : A. một người B. hai người C cả A và B đều sai b. Hoạt động nào dưới đây được coi là trò chơi : A. đánh cờ B. đánh đàn C đánh cá c. Các trò chơi nào dưới đây là trò chơi dân gian : A. chơi ô ăn quan B. bịt mắt bắt dê C. cả A và B d. Trong các trò chơi cần phải có : A. sân chơi B. người chơi C. đồ chơi
  4. Bài 8 : Tìm các từ có tiếng đồ có nội dung sau và đặt câu với mỗi từ đó : a. Chỉ chung các thứ dùng cho trẻ em chơi : . b. Chỉ các thứ được sử dụng hàng ngày đối với mọi người : . c. Chỉ các loại thức ăn đựng trong hộp : . d. Chỉ một tấm giấy vẽ thu nhỏ diện tích một nơi nào đó : . Bài 9 : Nhân dịp sinh nhật em, mẹ mua cho em một món quà thật ý nghĩa. Hãy quan sát món quà đó và viết 5 câu văn miêu tả món quà đó. ( làm vào giấy oly ) . . . . . . Bài 10. Cho các câu văn sau: Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo. a) Tìm từ ghép trong các từ in đậm, rồi xếp thành hai loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. . . . b) Tìm từ láy trong các từ in đậm, rồi xếp thành ba loại: từ láy âm đầu, láy vần, từ láy cả âm đầu cả vần. . . . Bài 11. Tìm các danh từ, động từ trong các đoạn văn sau: Ong/ xanh/ đảo/ quanh/ một/ lượt/ , thăm dò/, rồi/ nhanh nhẹn/ xông/ vào/ cửa/ tổ/ dùng/ răng/ và/ chân/ bới/ đất/. Những/ hạt/ đất/ vụn/ do/ dế/ đùn/ lên/ bị/ hất/ ra/ ngoài/. Ong/ ngoặm/, dứt/, lôi/ ra/ một/ túm/ lá/tươi/. Thế/ là/ cửa/ đã/ mở. ( Vũ Tú Nam) + . . . + . . . + . . . Bài12. Chọn từ thích hợp trong các từ sau đẻ điền vào chỗ trống: xanh biếc, xanh ngắt, xanh rì, xanh rờn, xanh lè, xanh lơ, xanh xao. - Trời thu - lúa con gái - Hàng cây bên sông - Chú mèo mướp mắt
  5. - Tường quét vôi màu - Khuôn mặt , hốc hác - Cỏ mọc