Bài tập cuối tuần môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 – Tuần 3 - Năm học 2021-2022

docx 12 trang hangtran11 12/03/2022 2631
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 – Tuần 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_tuan_3_nam_ho.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 – Tuần 3 - Năm học 2021-2022

  1. BÀI TẬP CUỐI TUẦN MÔN TOÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – TUẦN 3 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Họ và tên: Lớp: 5 Điểm Nhận xét Toán: Tiếng Việt: Lưu ý: Các con vui lòng viết đề bài vào vở ở nhà để làm. Toán các con chép cả đề bài, còn Tiếng Việt chỉ chép đầu bài không chép phần đoạn văn khi trong bài xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. I. TOÁN Bài 1: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm : a) 9cm = dm; b) 19g = kg; c) 7cm = m ; d) 15 phút = giờ. Bài 2: Viết các hỗn số thích hợp vào chỗ chấm: a) 4m 7dm = m; b) 2m 27cm = m; c) 6m 6cm = m ; d) 3kg 315g = kg. Bài 3: Tính: a) 2/3 + 3/51 c) 2 1/3 x 3 1/2 b) 4/7 – 11/42 d) 4 1/3 : 2 1/3 Bài 4: Bạn An đã cắt 2/3 sợi dây được một đoạn dài 18cm. Hỏi đoạn dây còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét? Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Trong các số đo: 5m 5cm; 5 5/10 m; 5 5/100 m; 5 5/1000 m. Số đo lớn nhất là: A. 5m 5cm B. 5 5/100 m
  2. D. 5 5/1000 m Bài 6: Tính a) 3 1/2 + 4 5/7 – 5 5/14 b) 4 1/2 + 1/2 : 5 1/2 Bài 7: Tìm x: a) x × 3 1/3 = 3 1/3 : 4 1/4 b) 5 2/3 : x = 3 2/3 – 1 1/2 Bài 8: Một hình chữ nhật có chu vi 8m 72cm. Chiều dài hơn chiều rộng 3 3/5 dm. a) Tính diện tích hình chữ nhật đó. b) Nếu một hình bình hành có đáy 5 9/10 m và có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật nêu trên thì chiều cao hình bình hành là bao nhiêu xăng-ti-mét? II. TIẾNG VIỆT I – Bài tập về đọc hiểu Tiếng gà trưa Trên đường hành quân xa Cứ hàng năm hàng năm Dừng chân bên xóm nhỏ Khi gió mùa đông tới, Tiếng gà ai nhảy ổ : Bà lo đàn gà toi “Cục, cục tác cục ta ” Mong trời đừng sương muối Nghe xao động nắng trưa Để cuối năm bán gà Nghe bàn chân đỡ mỏi Cháu được quần áo mới. Nghe gọi về tuổi thơ. Cháu chiến đấu hôm nay Tiếng gà trưa Vì lòng yêu Tổ quốc Ổ rơm hồng những trứng Vì xóm làng thân thuộc Này con gà mái tơ Bà ơi cũng vì bà Khắp mình hoa đốm trắng Vì tiếng gà cục tác Này con gà mái vàng Ổ trứng hồng tuổi thơ. Lông óng như màu nắng. (Xuân Quỳnh)
  3. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì? a- Tiếng gà nhảy ổ kêu “Cục, cục tác cục ta ” b- Tiếng gọi của bầy trẻ thơ trong xóm c- Tiếng bước chân hành quân rầm rập 2. Từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì? a- Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà lan tỏa rất xa giữa trưa hè b- Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh chiến sĩ c- Gợi tả âm thanh của tiếng gà mái vừa nhảy ổ đẻ trứng ban trưa 3. Tác giả nhớ đến hình ảnh người bà giàu lòng nhân ái như thế nào? a- Lo lắng mỗi khi mùa đông về, sương muối lạnh giá, đàn gà bị chết b- Lo chăm đàn gà để cuối năm bán đi mua cho cháu bộ quần áo mới c- Lo chăm đàn gà để đẻ nhiều trứng, bán đi mua quần áo mới cho cháu 4. Anh chiến sĩ chiến đấu vì những mục đích gì? a- Bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, giữ gìn hạnh phúc của mọi người b- Bảo vệ làng xóm thân yêu, vì cuộc sống của người bà ở quê c- Bảo vệ làng xóm, để tiếng gà cục tác ngân vang giữa trưa hè 5. Em hiểu hai dòng thơ cuối (“Vì tiếng gà cục tác / Ổ trứng hồng tuổi thơ”) ý nói anh bộ đội chiến đấu vì điều gì? a- Vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của gia đình và người thân b- Vì tiếng gà thanh bình và ổ trứng hồng đẹp đẽ của tuổi thơ c- Vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương đất nước II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Chép vần của các tiếng in đậm ở hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) Tiếng Vần
  4. Âm đệm Âm chính Âm cuối Trẻ em búp cành Biết ngoan b) Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ ngữ sau, điền dấu thanh và chép lại cho đúng yêu quy, tận tuy, luồn cui, thuy triều, họa hoăn 2. Xếp các từ ngữ sau vào từng ô trống trong bảng cho phù hợp Chăm chỉ, nhà máy, tiết kiệm, chữa bệnh, nông trường, kiên trì, may mặc, sáng tạo, phòng thí nghiệm, xây dựng, bệnh viện, vệ sinh môi trường, sửa chữa cầu đường, có kỉ luật, văn phòng Chỉ các nghề nghiệp trong Chỉ nơi làm việc Chỉ những phẩm chất tốt xã hội đẹp của người lao động 3. a) Điền các từ vắng lặng, im lặng, lặng lẽ vào chỗ trống cho thích hợp : 1, Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi Mái chèo khua bóng nước rung rinh. (Theo Hoàng Trung Thông)
  5. 2, Mênh mang trang giấy trắng phau Dạy em kiến thức xa sâu bộn bề Ngọn đèn sáng giữa trời khuya Như ngôi sao nhỏ rọi về chia vui Tủ sách thế thôi Kể bao chuyện lạ trên đời cho em. (Theo Phan Thị Thanh Nhàn) 3, Trên thung sâu Những đài hoa thanh xuân Uống dạt dào mạch đất Kết đọng một màu xuân. (Theo Trần Lê Văn) b) Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng (to lớn, rộng lớn, mênh mông ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã (thương xót,đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét,mà Người đã ra đi, (học hỏi, học hành, học tập ) kinh nghiệm cách mạng để “ về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự (say mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó suốt đời (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch. 4. Lập dàn ý cho bài văn tả một cơn mưa. Gợi ý a) Mở bài:
  6. Giới thiệu : Đó là cơn mưa vào buổi sáng hay trưa, chiều, tối ? Vào mùa nào ( xuân, hạ, thu, đông / mừa mưa, mùa khô )? Diễn ra ở đau ? b) Thân bài - Lúc sắp mưa, cảnh vật xung quanh em ( bầu trời, nắng, gió, chim, chóc ) có những dấu hiệu gì khác thường ? - Lúc cơn mưa bắt đầu diễn ra, những giọt nước rơi xuống ra sao? Không khí lúc đó thế nào ? - Trong lúc mưa, cảnh vật ( cây cối, đường sá, nhà cửa ) âm thanh ( tiếng mưa rơi, gió thổi, nước chảy) có những nét gì nổi bật ? - Cơn mưa kết thúc thế nào ? Cảnh vật và con người sau cơn mưa có những biểu hiện gì thay đổi so với trước cơn mưa ? c) Kết bài Cảm nghĩ : Cơn mưa đem lại cho em cảm giác thế nào ( hoặc gợi cho em những điều gì về cuộc sống xung quanh ) ? 5. Dựa vào dàn ý ( phần thân bài ) đã lập ở trên, hãy viết một đoạn văn tả cơn mưa Gợi ý - Có thể chọn viết đoạn văn tả cảnh trước cơn mưa ( sắp mưa ) hoặc lúc bắt đầu mưa / trong lúc mưa / khi mưa kết thúc ( sau cơn mưa ) - Nên có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cụ thể cảnh vật ; chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động ( thể hiện sự quan sát tinh tế , bằng nhiều giác quan )
  7. ĐÁP ÁN BÀI TẬP TOÁN Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: HD: 2/ 3 sợi dây dài 18cm. Do đó cả sợi dây dài là: 18 : 2 x 3 = 27 (cm) Vậy đoạn dây còn lại dài là: 27 – 18 = 9 (cm). Có thể giải cách khác:
  8. Có thể nhận xét: Chia sợi dây làm 3 phần bằng nhau, đã cắt đi 2 phần, còn lại 1 phần. Độ dài 1 phần là: 18: 2 = 9 (cm) Vậy đoạn dây còn lại dài 9cm. Bài 5: Vậy số đo lớn nhất trong các số đo là: 5 5/10 - Khoanh A Bài 6: Bài 7: Bài 8: Đổi: 8m 72cm = 872cm ; dm = 36cm. a) Nửa chu vi hình chữ nhật là: 872 : 2 = 436 (cm). Ta có sơ đồ:
  9. Chiều rộng hình chữ nhật là: (436 – 36) : 2 = 200 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 200 + 36 = 236 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 236 x 200 = 47200 (cm2) 47 200cm2 = 472dm2. b) m = 59dm Chiều cao hình bình hành là: 472 : 59 = 8 (dm) 8 dm = 80cm ĐÁP ÁN BÀI TẬP TIẾNG VIỆT I - 1.a 2.b 3.b 4.a 5.c II – 1. Giải đáp a) Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Trẻ e em e m búp u p cành a nh Biết iê t ngoan o a n b) quý,tụy, cúi, thủy, thần 2.
  10. Chỉ các nghề nghiệp trong Chỉ nơi làm việc Chỉ những phẩm chất tốt xã hội đẹp của người lao động chữa bệnh, may mặc, xây nhà máy, nông trường, chăm chỉ, tiết kiệm, kiên dựng, vệ sinh môi trường, phòng thí nghiệm, bệnh trì, sáng tạo, có kỉ luật sửa chữa cầu đường viện, văn phòng 3. a) (1) lặng lẽ (2) im lặng (3) vắng lặng b) Điền từ : rộng lớn, đau xót, học tập, say mê, chi phối 4. Tham khảo : (1) Dàn ý bài văn tả cơn mưa rào mùa hạ ( miền Bắc ) (a) Mở bài ( Giới thiệu ) : Cơn mưa rào, chiều mùa hạ, ở làng quê miền Bắc (b) Thân bài - Sắp mưa : + Trời đang nắng gắt bỗng dịu hẳn, có cảm giác tối sầm, + Phía tây có mây đen ùn ùn kéo về ; gió thổi mạnh dần, cuốn theo lá khô, - Bắt đầu mưa : + Những giọt nước to nặng rơi xuống đất nghe bồm bộp ( lộp bộp ), + Không khí mát mẻ, dễ chịu, - Trong lúc mưa : + Cây cối nghiêng ngả ; đường sá ngập nước ; nhà cửa bị màn nước bao phủ, + Tiếng mưa rơi ào ào ( rào rào, ràn rạt, ) ; gió thổi từng cơn, cuốn theo nước mưa táp vào mọi vật ( nhà cửa, cây cối, ) ; nước đục ngầu, chảy thành dòng, dồn vào chỗ thấp, đổ xuống ao làng, - Mưa kết thúc : + Mưa ngớt hạt, âm thanh nhỏ dần ; mưa dừng hẳn, + Bầu trời sáng dần ; vườn cây tươi tỉnh ; tiếng chim ríu ran ; gà mẹ “lục tục” dẫn bầy con đi kiếm mồi ; tiếng ếch kêu “uôm uôm” ; làn khói thổi cơm chiều tỏa lan trên mái nhà, (c) Kết nài ( Cảm nghĩ ) : Cơn mưa rào, mùa mưa, ở đường Điện Biên Phủ - TP. Hồ Chí Minh
  11. (b) Thân bài - Sắp mưa : Trời đang nắng bỗng tối sầm ; gió mang hơi nước mát lạnh, - Bắt đầu mưa : + Mưa đến rất nhanh, những làn nước mưa đan chéo nhau, dội xuống đất nghe ào ào ; người đi trên đường dạt vào vỉa hè có mái che để trú mưa hoặc vội vã dừng xe, giở áo mưa ra mặc lẹ làng, + Không khí dịu mát nhưng thoang thoảng mùi khen khét bốc lên từ mặt đường, - Trong lúc mưa : + Đường phố tràn ngập nước ; nước mưa chảy theo máng hoặc đường ống từ những ngôi nhà cao tầng tuôn ào ào xuống vỉa hè, đường phố, + Tiếng mưa gõ “lốp cốp” trên mái tôn, kêu “lách cách” trên mái bằng ; gió thổi táp nước mưa vào người đi đường ; cây cối hả hê đón những giọt mưa mát mẻ ; nước chảy từ mặt đường dồn vào miệng cống ngầm ; ở đoạn đường thấp, nước không thoát kịp, ngập đến nửa bánh xe ô tô đi đường, - Mưa kết thúc : + Mưa đột ngột dừng, nhanh như lúc bắt đầu đến + Nắng lên : cây cối bên vỉa hè lấp lánh nước ; người trú mưa bắt đầu đi lại nhộn nhịp ; tiếng còi ô tô, còi xe máy râm ran phố phường, (c) Kết bài ( Cảm nghĩ ) : Mưa rào làm sáng rỡ bộ mặt của thành phố ; nước gội sạch bụi bặm, vết dơ trên đường ; không khí nhẹ nhõm, mát mẻ ; môi trường trở nên quang đãng, trong lành, 5. Tham khảo : (1) Đoạn văn tả cảnh trời sắp mưa Đám mây đen to và nặng bay ngang qua bầu trời.Nó dừng lại ngay trên đầu làng. Mặt trời bỗng dưng biến mất và nắng như tấm màn mỏng nhà ai đang căng phơi bị cuốn ngay lại . Trời âm u. Vài giọt nước đã bắt đầu rơi xuống đất . (Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú) (2) Đoạn văn tả cảnh mưa mùa xuân
  12. Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ (Nguyễn Thị Như Trang) (3) Đoạn văn tả cảnh mưa mùa hè Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa Mưa làm cho khu vườn nhà bé tươi tốt và đẹp hơn lên gấp nhiều lần những lúc bình thường. Nhìn dòng nước mưa tuôn từ trên trời cao xuống lấp lánh như bạc, lòng bé không khỏi xao động. Thú vị nhất là những lúc được tắm mình trong mưa. Bé lăn lê bò toài trong đám cỏ ngập nước, để mặc cho mưa xối tới tấp khắp thân mình trong tiếng cười giòn tan của bé. (Theo Trần Hoài Dương)