Bài tập Hóa học Lớp 11: Ankan – Anken – Ankin - Aren - Bùi Đức Minh

doc 4 trang thaodu 14471
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 11: Ankan – Anken – Ankin - Aren - Bùi Đức Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_11_ankan_anken_ankin_aren_bui_duc_minh.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 11: Ankan – Anken – Ankin - Aren - Bùi Đức Minh

  1. Trường THPT Thống Nhất Bùi Đức Minh - 0326969888 BÀI TẬP: ANKAN – ANKEN – ANKIN - AREN I. ANKAN 1. LÝ THUYẾT Câu 1: Một hidrocacbon mạch hở A ở thể khí ở điều kiện thường, nặng hơn không khí và không làm mất nước brom. Xác định CTPT của A, biết A chỉ cho một sản phẩm thế monoclo. Câu 2: Cho biết số hidrocacbon ở thể khí ở điều kiện thường thỏa mãn tính chất ở câu 1? Câu 3: Ba chất A, B, C có cùng CTPT là C 5H12, khi tác dụng với Cl 2 theo tỉ lệ 1: 1 về số mol. A cho một dẫn xuất, B cho 4 dẫn xuất, C cho 3 dẫn xuất. Viết CTCT của A, B, C và gọi tên chúng. Câu 4: Viết đồng phân và gọi tên các ankan có CTPT sau a) C4H10. b) C5H12. c) C6H14. Câu 5: Gọi tên thay thế các chất sau: a) CH3-CH2-CH2-CH3 b) CH3-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH3 c) (CH3)3C-CH2CH3. d) CH3-CHCl-CH2-CH(CH3)-CH3 Câu 6: Viết CTCT các chất có tên gọi tương ứng sau: a) Pentan. b) isobutan. c) 2,3-đimetylbutan. d) 2,2,4-trimetylhexan; e) 2,2-đimetylbutan. f) 3-etyl-2-metylpentan. Câu 7: Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ: CH3 - COONa CH4 C2H2 C2H6 Câu 8: Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Xác định danh pháp IUPAC của ankan trên Câu 9: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Xác định CTPT,CTCT và gọi tên X. Câu 10: Một ankan có sản phẩm thế monoclo trong đó Clo chiếm 33,33% về khối lượng a) Xác định CTPT và CTCT của ankan b) Viết CTCT các đồng phân monoclo và gọi tên chúng Trắc nghiệm: Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan. A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10 C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12 D. C 2H6, C3H8, C5H10, C6H12 Câu 2: Câu nào đúng khi nói về hidrocacbon no: Hidrocacbon no là: A. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. B. Là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. C. Là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi. D. Là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H. Câu 3: Chất có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên là: A. 2,2-đimetylpentanB. 2,3-đimetylpentanC. 2,2,3-trimetylpentanD. 2,2,3-trimetylbutan. Câu 4: Ankan có CTPT C5H12 có bao nhiêu đồng phân? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 5: Cho ankan có CTCT là CH2-CH(CH3)-CH2CH(C2H5)-CH3. Tên gọi của A theo IUPAC là: A. 2 – etyl – 4 – metylpentan.B. 3,5 – đimetylhexan C. 4 – etyl – 2 – metylpentan.D. 2,4 – đimetylhexan. Câu 6: Ankan A có 16,28% khối lượng H trong phân tử. Số đồng phân cấu tạo của A là: A. 3.B. 4.C. 5.D. 6. Phản ứng thế Câu 7: Hợp chất Y có CTCT: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 có thể tạo được bao nhiêu dẫn xuất monoclo? A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 8: Phản ứng thế giữa 2-metylbbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế? A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 9: Hợp chất có công thức phân tử C4H9Cl có bao nhiêu đồng phân? A. 4.B. 5. C. 6.D. 7. Câu 10: Tiến hành clo hóa 3-metylpentan tỉ lệ 1:1, có thể thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau? Trường THPT Thống Nhất – Quảng Ninh GV: Bùi Đức Minh – ĐT: 0326969888 -1-
  2. A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 11: Ankan X có CTPT: C5H12, khi tác dụng với clo tạo được 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là A. pentan B. iso pentanC. neo pentanD.2,2- đimetylpropan Câu 12 (A-08) Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 5.B. 4.C. 3.D. 2. Câu 13: Khi clo hóa một ankan thu được hỗn hợp 2 dẫn xuất monoclo và ba dẫn xuất điclo. Công thức cấu tạo của ankan là: A. CH3CH2CH3 B. (CH3)2CHCH2CH3 C. (CH3)2CHCH2CH3 D. CH3CH2CH2CH3 Câu 14: Một ankan tạo được một dẫn xuất monoclo có %Cl là 55,04%. Ankan này có CTPT là: A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 Câu 15: Clo hoá một ankan thu được một dẫn xuất monoclorua có tỉ khối hơi so với H 2 là 39,25. Ankan này có CTPT là: A. C2H6 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12 Câu 16: Brom hoá một ankan thu được một dẫn xuất chứa Brom có tỉ khối hơi so với H 2 là 87. CTPT ankan này là: A. CH4 B. C3H8 C. C5H12 D. C6H14 2. GIẢI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THẾ, ĐỐT CHÁY, CRACKING ĐỐT CHÁY : Thí dụ 1 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH 4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. m có giá trị là: A. 2g B. 4g C. 6g D. 8g. Thí dụ 2 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH 4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. Tính thể tích Oxy ( đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên? A. 15.68 lít B. 14.45 lít C. 20.26lít D.12.23 lít Đốt cháy: Một ankan Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hidrocacbon thu 11,2 lít CO2 (đktc). Tìm CTPT hidrocacbon Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được m gam kết tủa. Tính giá trị m? Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hidrocacbon cần vừa đủ 17,92 lít O2 (đktc). Tìm CTPT hidrocacbon Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon thu 22 gam CO2 và 10.8 gam nước (đkc). a) Tìm CTPT hidrocacbon b) Viết đồng phân và gọi tên biết khi tác dụng Cl2 (1:1) cho một sản phẩm monoclo duy nhất. Hỗn hợp ankan Câu 5: Một hỗn hợp X gồm hai ankan là đồng đẳng kế tiếp có khối lượng 24,8g. Thể tích tương ứng của hỗn hợp là 11,2lit (ở đktc). Xác định CTPT của hai ankan. Câu 6: Một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon trong cùng dãy đồng đẳng có khối lượng 10,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp người ta dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua các bình H2SO4 đậm đặc và Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng các bình tăng dần lần lượt là 16,2 gam và 30,8 gam. a. Xác định dãy đồng đẳng của hai hiđrocacbon b. Tìm công thức phân tử của hai hiđrocacbon nếu chúng là đồng đẳng liên tiếp. c. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp. Giải toán Cracking Câu 7: Khi Cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y, các thể tích khí đó cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Biết d =12. Xác định CTPT của ankan? Y/H2 Câu 8: Cracking 560 lít C4H10 thu được 1036 lít hỗn hợp nhiều hidrocacbon khác nhau. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tính hiệu suất của phản ứng cracking? Câu 9: Cracking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H 2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị cracking. Biết hiệu suất của phản ứng là 90%. Tính khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A? Câu 10: Cracking C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hidrocacbon có tỉ khố với heli là 9,0625. Tính hiệu suất của phản ứng cracking? Trường THPT Thống Nhất – Quảng Ninh GV: Bùi Đức Minh – ĐT: 0326969888 -2-
  3. II. ANKEN Dạng 1: Đồng phân, tính chất, tìm công thức của anken. Câu 1: Viết đồng phân và gọi tên các anken có công thức phân tử a. C4H8 b. C5H10 Câu 2: Viết PTHH các phản ứng xảy ra khi cho etilen, propen lần lượt tác dụng với các chất sau a. Hiđro/Ni,to b. Nước brom + c. H2O/H Câu 3: Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau a. Dẫn butađien qua nước brom dư b. Dẫn etilen qua dung dịch KMnO4 c. Trùng hợp butađien, isopren d. Trùng hợp etilen, propen Câu 4: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết hóa chất mất nhãn gồm ankan và anken? Áp dụng cho các phần sau a. Các chất khí: etan và etilen b. Các chất lỏng: hexan và hex-1-en Câu 5: Có một hiđrocacbon A là đồng đẳng của etilen. 11,2 gam hidrocacbon A có khả năng làm mất màu nước brom có chứa 32 gam brom. Tìm CTPT, viết các CTCT và gọi tên thay thế của A? Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 10,5 gam hiđrocacbon A thu được 16,8 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam hơi nước. Tỷ khối hơi của A so với metan là 4,375. Tìm CTPT, viết các CTCT của A và gọi tên chúng theo danh pháp quốc tế. Biết rằng: A có khả năng làm mất màu dung dịch nước Brom hoặc dung dịch thuốc tím. Dạng 2: Toán về hỗn hợp ankan và anken Câu 1: Cho 6,72 lít hỗn hợp X gồm: etan và etilen qua bình đựng dung dịch brom dư thu được 2,24 lít khí (không tham gia phản ứng). Tính % mỗi khí trong hỗn hợp X theo thể tích và theo khối lượng. Biết rằng các thể tích được đo ở đktc. Câu 2: Cho 2,24 lít một hỗn hợp khí A (ở đktc) gồm: etan, propan, propilen sục qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng 2,1 gam. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO2 và 3,24 gam H2O. a. Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp A. b. Dẫn lượng CO2 nói trên vào bình đựng 200ml dung dịch KOH 2,6M. Hãy xác định nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Câu 3: Hỗn hợp X gồm một ankan và 1 anken có số mol bằng nhau. Dẫn X qua nước brom, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16g. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 13,44 lít CO2 (đktc). a. Xác định công thức phân tử 2 hiđrocacbon. b. Xác định tỉ khối của X so với không khí. Câu 4: Cho 3,36 lít hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken đi qua nước brom dư thấy có 8 gam brom tham gia phản ứng. Biết khối lượng của 3,36 lít hỗn hợp X là 6,5 gam. a. Xác định CTPT của ankan và anken. b. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp X thì thu được bao nhiêu lít CO 2 và bao nhiêu gam nước. Biết rằng các thể tích được đo ở đktc. Dạng 3: Toán về hỗn hợp hai anken cùng dãy đồng đẳng Bài 1: Dẫn 5,6 lít khí (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken qua bình brom dư thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. a. Xác định CTPT của mỗi olefin có trong hỗn hợp X. b. Tính % theo thể tích của mỗi anken trong X. c. Nếu đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp X thì thu được bao nhiêu lít CO 2 (đktc) và bao nhiêu gam H2O. Bài 2: Hỗn hợp khí A gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Cho 19,04 lít khí A (đktc) đi qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp B (hiệu suất phản ứng đạt 100%) và tốc độ phản ứng của hai olefin là như nhau. Biết B có thể làm nhạt màu nước brom. Còn nếu đốt cháy hoàn toàn 1/2 hỗn hợp B thu được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam nước. a. Xác định CTPT của mỗi olefin. b. Tính % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A. Bài 3: Hỗn hợp khí X gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Cho 3,808 lít khí X (đktc) đi qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp Y (hiệu suất phản ứng đạt 100%) và tốc độ phản ứng của hai olefin là như nhau. Còn nếu đốt cháy hoàn toàn 1/2 hỗn hợp Y thu được 8,7 gam CO2 và 4,086 gam nước. a. Xác định CTPT của mỗi olefin.Biết rằng Y có thể làm nhạt màu nước brom. b. Tính % theo thể tích và theo khối lượng của các khí trong hỗn hợp X. III. ANKAĐIEN Dạng 1: Lý thuyết Câu 1: Viết đồng phân ankađien có công thức phân tử sau: Trường THPT Thống Nhất – Quảng Ninh GV: Bùi Đức Minh – ĐT: 0326969888 -3-
  4. a. C4H6 b. C5H8 Trong các đồng phân vừa viết, chất nào là ankađien liên hợp? Câu 2: Viết phương trình hóa học hoàn thành phản ứng sau (dưới dạng CTCT) 400 C 400 C a. Butađien + Br2  b. Isopren + Br2  o c. Isopren + HBr  80 C d. Trùng hợp butađien e. Trùng hợp isopren IV. ANKIN Dạng 1: Đồng phân, danh pháp, tính chất, điều chế ankin Câu 1: Viết đồng phân ankin có CTPT sau và gọi tên a. C3H4 b. C4H6 c. C5H8 d. C6H10 Trong các đồng phân trên, đồng phân nào là ank-1-in? Câu 2: Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho axetilen, propin, but-2-in lần lượt tác dụng với các chất sau o a. H2/Ni,t b. Nước brom dư c. H2O/HgSO4,H2SO4 d. AgNO3/NH3 Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết hóa chất mất nhãn sau: but-1-in và but-2-in Câu 4: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết anken và ank-1-in Áp dụng cho các hóa chất mất nhãn sau a. Các chất khí: C2H2 và C2H4 b. Các chất khí: propin và but-1-en c. Các chất lỏng: hex-1-en và hex-1-in Câu 5: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các hóa chất mất nhãn: ankan, anken, ank-1-in Áp dụng cho các phần sau a. Các chất khí: etan, etilen, axetilen b. Các chất khí: metan, axetilen, propen c. Các chất lỏng: 2,2,3-trimetylbutan, hex-1-en, hex-1-in Bài 6: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một PTHH), ghi rõ điều kiện: a. Metan (1) Axetilen(2) Etilen(3) Etanol(4) Etilen(5) polietilen(P.E) b. Canxi cacbua (1) Axetilen(2) vinylaxetilen (3) butađien (4) caosu buna(polibutađien) c. Axetilen (1) bạc axetilua(2) axetilen (3) anđehit axetic(4) Etanol Dạng 2: Toán về ankin Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam hỗn hợp hai ankin có phân tử lượng hơn kém nhau 28 u (đ.v.C) thu được 17,6 gam CO2. a. Tìm CTPT của hai ankin và tính % khối lượng của mỗi ankin trong hỗn hợp. b. Xác định CTCT của mỗi ankin. Biết rằng khi dẫn 5,3 gam hỗn hợp trên qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư nhận thấy sau một thời gian lượng kết tủa đã vượt quá 25 gam. Câu 2: Chia 21,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ankin ở thể lỏng trong điều kiện thường làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Đem hoá hơi thu được thể tích hơi bằng thể tích của 4,8 gam oxi trong cùng điều kiện. Phần 2: Cho phản ứng với dd AgNO3 trong NH3. Sau một thời gian lọc lấy kết tủa rửa sạch, đem cân được 23 gam. a. Tìm CTPT của mỗi ankin, biết chúng liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. b. Tính % khối lượng mỗi ankin trong hỗn hợp. c. Xác định CTCT của mỗi ankin, biết rằng chúng đều có dạng mạch không nhánh. Câu 3: Dẫn 35,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm H 2 và C2H2 đi qua bột niken nung nóng. Sau một thời gian được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y đi qua dung dịch AgNO 3 trong NH3 lấy dư thu được 2,4 gam kết tủa màu vàng nhạt. Hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi dung dịch được dẫn qua bình brom dư thấy khối lượng bình brom tăng lên 1,12 gam. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí Y. Biết rằng tỷ khối của X so với metan bằng 0,5. Câu 4: Một hỗn hợp A gồm 0,12mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho A qua niken nung nóng, phản ứng không hoàn toàn và thu được hỗn hợp khí B. Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư thu được hỗn hợp khí thoát ra X. Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa và khối lượng bình tăng lên 8,88 gam. - Tính độ tăng khối lượng của bình dung dịch brom. Trường THPT Thống Nhất – Quảng Ninh GV: Bùi Đức Minh – ĐT: 0326969888 -4-