Bài tập Hóa học Lớp 8 - Chương 5: Hiđro - Nước - Trường THPT Thống Nhất

doc 11 trang thaodu 4010
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 8 - Chương 5: Hiđro - Nước - Trường THPT Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_8_chuong_5_hidro_nuoc_truong_thpt_thong.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 8 - Chương 5: Hiđro - Nước - Trường THPT Thống Nhất

  1. Trường THPT Thống Nhất Hạ Long Quảng Ninh CHƯƠNG 5: HIĐRO – NƯỚC 1. Tính chất của hiđro 1.1. Tính chất vật lí: Kí hiệu: H Nguyên tử khối: 1 Công thức hóa học đơn chất: H2 Phân tử khối: 2 Tỉ khối đối với không khí: d H2/kk = 2/29 Là khí không màu, không mùi, không vị Nhẹ nhất trong tất cả các khí Tan rất ít trong nước 1.2. Tính chất hóa học: - Khí H2 cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ - Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa màu xanh mờ. Kết luận: H2 tác dụng với oxi sinh ra H2O, phản ứng gây nổ. 2 H2 + O2 → 2 H2O V H2: V O2 = 2 : 1 Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 theo tỉ lệ 2 : 1 sẽ gây nổ mạnh nhất. - Cho một luồng khí hiđro đi qua bột đồng (II) oxit : CuO có màu đen. Đốt nóng đồng(II) tới 400 0C rồi cho luồng khí hiđro đi qua. Hiện tượng quan sát được: Bột CuO Màu đen chuyển dần thành lớp Cu kim loại màu đỏ và có những giọt nước tạo thành trong ống nghiệm, đặt trong cốc nước. H2 + CuO → Cu + H2O Khí hiđro đã chiếm nguyên tố O trong hợp chất CuO . Khí Hiđro có tính khử Vận dụng: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống - Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử. - Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính khử vì đã chiếm O của chất khác. CuO có tính oxi hóa vì nhường oxi cho chất khác. Khí hiđro khử Sắt (III) oxit 3 H2 + Fe2O3 → 2 Fe + 3 H2O Khí hiđro khử thủy ngân(II) oxit H2 + HgO → Hg + H2O Khí hiđro khử chì (II) oxit H2 + PbO → Pb + H2O Khí hiđro khử sắt (II) oxit H2 + FeO → Fe + H2O Khi hiđro khử đồng (II) oxit H2 + CuO → Cu + H2O Khí hiđro khử sắt từ oxit 4H2 + Fe3O4 → 3 Fe + 4 H2O 1.3 Điều chế hiđro - Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, Mg .) Zn +2 HCl → ZnCl2 + H2 Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 2 Al + 6 HCl → 2 AlCl3 + 3 H2 2Al + 3 H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3 H2 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2 Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2 Pb + 2 HCl → PbCl2 + H2 Pb + H2SO4 loãng → PbSO4 + H2 Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 Cr + H2SO4 loãng→ CrSO4 + H2 Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất - Người ta thu khí H2 bằng cách : đẩy nước, đẩy không khí. - Trong công nghiệp : điện phân nước : 2 H2O → 2 H2 + O2 Vận dụng: 1. H2 + FeO → Fe + H2O 2. H2 + CuO → Cu + H2O 3. H2 + PbO → Pb + H2O 4. 4H2 + Fe3O4 → 3 Fe + 4H2O Trang 1
  2. 5. 3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O 6. Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2 7. Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2 7. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2 9. 2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 10. 2 KClO3 →2 KCl + 3 O2 11. 3 Fe + 2 O2 → Fe3O4 12. C + O2 → CO2 13. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 14. 2Na + H2SO4 loãng → Na2SO4 + H2 Vận dụng Có 4 lọ mất nhãn đựng các chất: không khí, O 2, H2, CO2. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn trên. Dùng que đóm đang cháy cho vào các lọ chứa khí. Que đóm bùng cháy lên ở lọ nào thì lọ đó chứa oxi. Dẫn các khí còn lại đi qua bình đựng nước vôi trong, khí ở bình nào làm lọ nước vôi trong bị vẩn đục là khí CO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O Dẫn hai khí còn lại qua bình đựng CuO, đun nóng, khí nào làm CuO màu đen , chuyển sang Cu màu đỏ là khí H2 CuO + H2 → Cu + H2O Khí còn lại là không khí BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1: Có 3,36 lít khí H2 (đktc) 1. Với lượng khí H2 này có thể khử hết bao nhiêu gam: CuO, Fe2O3, Fe3O4. 2. Tính lượng kim loại thu được trong mỗi trường hợp? Số mol H2 là: nH2 = V/22,4 = 3,36 : 22,4 = 0.15 mol H2 + CuO → Cu + H2O (1) 0.15 0.15 0.15 Theo (1) nCuO = nH2 = 0.15 mol Khối lượng CuO bị khử : mCuO = 0,15 . 80 = 12 gam Theo (1) nCu = nH2 = 0.15 mol Khối lượng kim loại Cu tạo thành : mCu = 0,15 . 64 = 9,6 gam. 3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2) Theo (2) nFe2O3 = 1/3 . nH2 = 1/3 . 0,15 = 0,05 mol Khối lượng Fe2O3 bị khử là: mFe2O3 = 0,05 . 160 = 8 gam Theo (2) nFe = 2/3 . nH2 = 2/3 . 0.15 = 0,1 mol Khối lượng sắt thu được là: mFe = 0,1. 56 = 5,6 gam 4 H2 + Fe3O4 → 3Fe + 4 H2O (3) Theo (3) nFe3O4 = ¼ . nH2 = 1/4 . 0.15 = 0.0375 (mol) Khối lượng sắt từ oxit bị khử là: mFe3O4 = 0,0375. 232 = 8,7 gam Theo (3): nFe = 3/4. nH2 = 3/4.0,15 = 0,1125 mol Khối lượng sắt tạo thành là: mFe = 0,1125. 56 = 6,3 gam Câu 2: Dùng khí H2 để khử lần lượt: 1. 16,2 gam ZnO 2. 4 gam CuO. Hãy tính thể tích khí H2 (đktc) đã dùng và khối lượng kim loại thu được trong mỗi trường hợp. 1. số mol ZnO là: nZnO = 16,2/81 = 0,2 mol ZnO + H2 → Zn + H2O (1) Theo (1) nH2 = nZnO = 0,2 mol Trang 2
  3. Thể tích H2 đã dùng là : VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít Theo (1) nZn = nZnO = 0,2 mol Khối lượng kim loại tạo thành là : mZn = 0,2 . 65 = 13 gam 2. Số mol CuO: nCuO = 4: 80 = 0,05 mol CuO + H2 → Cu + H2O (2) Theo (2) nH2 = nCuO = 0.05 mol Thể tích H2 đã dùng là: VH2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít Theo (2) nCu = nCuO = 0,05 mol Khối lượng kim loại tạo thành là: mCu = 0.05 . 64 = 3,2 gam Buổi số 2 Câu 1: Gọi tên các chất sau: 1. CO2 Cacbon đioxit 2. SO2 Lưu huỳnh đi oxit 3. P2O5 điphotpho pentaoxit 4. N2O5 Đinitơ pentaoxit 5. Na2O Natri oxit 6. CaO canxi oxit 7. SO3 Lưu huỳnh trioxit 8. Fe2O3 Sắt (III) oxit 9. Cr2O3 Crom (III) oxit 10. CuO Đồng (II) oxit 11. MnO2 Mangan đioxit 12. Cu2O Đồng (I) oxit 13. HgO Thủy ngân oxit 14. NO2 Nitơ đi oxit 15. FeO Sắt (II) oxit 16. PbO Chì oxit 17. MgO Magie oxit 18. NO Nitơ mono oxit 19. ZnO Kẽm oxit 20. Fe3O4 Sắt từ oxit 21. BaO Bari oxit 22. Al2O3 Nhôm oxit 23. CO Cacbon mono oxit 25. K2O Kali oxit 26. Li2O Liti oxit 27. N2O3 đinitơ trioxit 28. MnO Magan (II) oxit 29. Hg2O Thủy ngân (I) oxit 30. P2O3 Điphotpho trioxit 31. Mn2O7 Mangan (VII) oxit 32. SnO2 Thiếc (IV) oxit 33. Cl2O7 Điclo heptaoxit 34. ZnO Kẽm oxit 35. SiO2 Silicđioxit 36. NaOH Natri oxit 37. Fe(OH)2 Sắt (II) hiđroxit 38. Ca(OH)2 Canxi hiđroxi 39. Zn(OH)2 kẽm hiđroxi 40. KOH Kali hiđroxi 41. Cu(OH)2 Đồng (II) hiđroxi 42. Mg(OH)2 Magie hiđroxi 43. Ba(OH)2 Bari hiđroxi 44. Fe(OH)3 Sắt (III) hiđroxi 45. Al(OH)3 Nhôm hiđroxi 46. Pb(OH)2 Chì (II) hiđroxi 47. Ni(OH)2 Niken hiđroxi 48. H2SO3 axit sunfurơ 49. H2CO3 axit cacbonic 50. H3PO4 Axit photphoric 51. HNO3 Axit nitric 52. H2SO4 Axit sunfuric 53. HCl Axit clohiđric 54. H2S axit sunfuhiđric 55. HBr Axit bromhiđric 56. H2SiO3 Axit silixic 57. HNO2 Axit nitrơ 58. AlPO4 Nhôm photphat 59. Fe(NO3)2 Sắt (II) nitrat 60. CuCl2 Đồng (II) clorua 61. Na2SO4 Natri sunfat 62. FeCl2 Sắt (II) clorua 63. Ca3(PO4)2 Canxi photphat 64. K2SO3 Kali sunfit 65. Fe2(SO4)3 Sắt (III) sunfat 66. NaCl Natri clorua 67. Na3PO4 Natri potphat 68. BaSO3 Bari sunfit 69. CaCO3 Canxi cacbonat 70. BaCO3 Baricacbonat 71. Al2(SO4)3 Nhôm sunfat 72. BaBr2 Bari brommua 73. MgCO3 Magie cacbonat 74. Al2S3 Nhôm sunfua 75. CaS Canxi sunfua 76. Ba(NO3)2 Bari nitrat 77. BaSO4 Bari sunfat 78. Ba3(PO4)2 Bari photphat 79. FePO4 Sắt photphat 80. Hg(NO3)2 Thủy ngân nitrat 81. Fe(NO3)3 Sắt (III) nitrat 82. AlBr3 Nhôm bromua 84. NaHSO3 Natri hiđrosunfit 85.KHSO4 Kali hiđrosunfat 86. Ca(H2PO4)2Canxiđihiđro phopat 87. K2HPO4 Kali hiđrophotphat 88. NaNO3 Natri nitrat 89. NH4Cl amoni clorua 90. NH4NO3 amoni nitrat 91. HgCl2 Thủy ngân clorua 92. CuSO4 Đồng sunfat : Câu 2: Viết công thức hóa học của các hợp chất sau Trang 3
  4. 1. Natri oxit Na2O 2. Đồng (II) oxit CuO 3. Cacbonmono oxit CO 4. Chì (II) oxit PbO 5. Điphotpho pentaoxit P2O5 6. Mangan (II) oxit MnO 7. Kali oxit K2O 8. Lưu huỳnh đioxit SO2 9. Sắt (II) oxit FeO 10. Đinitơ pentaoxit N2O5 11. Bari oxit BaO 12. Sắt (III) oxit Fe2O3 13. Nitơ monooxit NO 14. Magie oxit MgO 15. Nhôm oxit Al2O3 16. Kẽm oxit ZnO 17. Đồng (II) oxit CuO 18. Đinitơ trioxit N2O3 19. Cacbon đioxit CO2 20. Lưu huỳnh trioxit SO3 21. Oxit sắt từ Fe3O4 22. Canxi oxit CaO 23. Điclo heptaoxit Cl2O7 24. Mangan (IV) oxit MnO2 25. Crom (III) oxit Cr2O3 26. Thủy ngân (II) oxit HgO 27. Mangan (VII) oxit Mn2O7 28. Nitơ đioxit NO2 29. Cacbon monooxit CO 30. Silic đioxit SiO2 31. Đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2 32. Sắt (III) hiđroxit Fe(OH)3 33. Nhôm hiđroxit Al(OH)3 34. Bari hiđroxit Ba(OH)2 35. Kali hiđroxit KOH 36. Magie hiđroxit Mg(OH)2 37. Natri hiđroxit NaOH 38. Bari hiđroxit Ba(OH)2 39. Canxi hiđroxit Ca(OH)2 40. Chì (II) hiđroxit Pb(OH)2 41. Sắt (II) hiđroxit Fe(OH)2 42. Axit sunfuric H2SO4 43. Axit sunfurơ H2SO3 44. Axit silixic H2SiO3 45. Axit cacbonic H2CO3 46. Axit bromhiđric HBr 47. Axit sunfuric H2SO4 48. Axit photphoric H3PO4 49. Axit nitric HNO3 50. Axit clohiđric HCl 51. Axit nitrơ HNO2 52. Đồng (II) clorua CuCl2 53. Natri cacbonat Na2CO3 54. Bari nitrat Ba(NO3)2 55. Chì (II) sunfua PbS 56. Đồng (II) sunfit CuSO3 57. Natri cacbonat Na2CO3 58. Sắt (III) brommua FeBr3 59. Bari sunfat BaSO4 60. Bari photphat Ba3(PO4)2 61. Kalipemangannat KMnO4 62. Natri sunfit Na2SO3 63. Canxi hiđrocacbonat Ca(HCO3)2 64. Bari hiđrosunfit Ba(HSO3)2 65. Natri photphat Na3PO4 66. Natri hiđrophotphat Na2HPO4 67. Natri đihiđrophotphat NaH2PO4 68. Kali sunfat K2SO4 69. Kali hiđrosunfat KHSO4 70. Bari sunfit BaSO3 Câu 3: Dẫn 11,2 lít khí H2 (đktc) qua ống nghiệm chứa 16 gam CuO. Sau khi phản ứng kết thúc, hãy tính: khối lượng kim loại thu được. Sau phản ứng có chất nào còn dư, dư bao nhiêu? Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí H2 trong bình chứa 11,2 lít khí O2 (đktc). Tính khối lượng nước thu được? Câu 5: Để khử 16 gam sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao, người ta dùng 16,8 lít khí H 2 (đktc). Sau khi phản ứng kết thúc, sắt (III) oxit có bị khử hết không? Tính khối lượng sắt thu được? Câu 6: Cho 13 gam kẽm tan trong dung dịch HCl, thu được bao nhiêu lít H 2 (đktc). Dẫn toàn bộ H 2 thu được lội qua 23,2 gam bột Fe3O4, hãy tính khối lượng kim loại Fe thu được? Số mol kẽm là: nZn = 13:65 = 0,2 mol Số mol Fe3O4 là nFe3O4 = 23,2: 232 = 0,1 mol Trang 4
  5. Zn + 2 HCl -> ZnCl2 + H2 (1) 0.2 mol 0.2 mol Theo (1) nH2 = nZn = 0.2 mol Dẫn H2 sinh ra qua Fe3O4 Fe3O4 + 4 H2 -> 3 Fe + 4H2O (2) 0.1 0.2 Xét tỉ lệ: 0,1/1 > 0,2/4 => Fe3O4 dư, H2 hết Ta tính số mol Fe tạo thành theo H2 Theo (2) nFe = 3/4 . nH2 = 3/4 . 0.2 = 0.15 mol Khối lượng sắt thu được là: mFe = 0.15 . 56 = 8,4 gam Câu 7: Ngâm 2,7 gam bột nhôm trong dung dịch chứa 39,2 gam H2SO4. 1. Tính thể tích H2 thu được ở (đktc). 2. Lượng khí H2 trên có thể dùng khử tối đa bao nhiêu gam chì (II) oxit? Số mol nhôm là: nAl= 2,7 : 27 = 0,1 mol Số mol axit sunfuric là: nH2SO4 = 39,2 : 98 = 0,4 mol Phương trình phản ứng 2 Al + 3 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3 H2 (1) 0.1 0.4 Xét tỉ lệ: 0.1/2 Al hết, axit sunfuric dư Theo (1) nH2 = 3/2 . nAl = 3/2 . 0,1 = 0,15 mol Thể tích H2 ở đktc: VH2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít Cho H2 ở trên khử PbO H2 + PbO -> Pb + H2O (2) Theo (2) nPbO = nH2 = 0.15 mol Lượng chì oxit cần khử là: mPbO = 0.15 . (207 + 16) = 33,45 gam Câu 8: Một hỗn hợp gồm CuO và Fe 2O3 nặng 40 gam. Trong hỗn hợp này thì CuO chiếm 20% khối lượng. Dùng khí H2 để khử hoàn toàn hỗn hợp trên. Tính 1. Tổng thể tích H2 đã dùng? 2. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được? mCuO = 20%. 40 = 8 gam => nCuO = 8: 80 = 0,1 mol mFe2O3 = 40 – 8 = 36 gam => nFe2O3 = 36: 160 = 0.225 mol Khi dùng H2 để khử hai oxit xảy ra phản ứng H2 + CuO -> Cu + H2O (1) 0. 1 0.1 3H2 + Fe2O3 -> 2 Fe + 3H2O (2) 3. 0.225 0.225 Tổng số mol H2 cần dùng để khử là: nH2 = 0.1 + 3 . 0,225 = 0,775 mol Tổng thể tích H2 đã dùng là: VH2 = 0,775 . 22,4 = 17,36 lít (đktc) Theo (1) nCu = nCuO = 0,1 mol Theo (2) nFe = 2. nFe2O3 = 2 . 0,225 = 0,45 mol Khối lượng kim loại thu được mFe + mCu = 0,1 . 64 + 0,45 . 56 = 31,6 gam. PHẦN TỰ LUYỆN Câu1: Viết công thức phân tử và phân loại các hợp chất có tên gọi sau: Canxi cacbonat: CaCO3 (Muối) Natri nitrat NaNO3 (Muối) Bạc clorua AgCl (Muối) Đồng (II) sunfat CuSO4 Trang 5
  6. Axit cacbonic H2CO3 Kali hiđrôphôtphat K2HPO4 Kẽm phôt phat Zn3(PO4)2 Axit bromhiđric HBr Natri nitrat NaNO3 Axit phôt phoric H3PO4 Caxi Hiđrôxit Ca(OH)2 Nhôm sunfat Al2(SO4)3 Kẽm sunfua ZnS Natri đihiđrô phôtphat NaH2PO4 Đồng (II) hiđrôxit Cu(OH)2 Axit clohiđric HCl Sắt(III) hiđrôxit Fe(OH)3 Magiê clorua MgCl2 Natri sunfit Na2SO3 Canxi hiđrôcacbonat Ca(HCO3)2 Axit nitric HNO3 Kaliclorat KClO3 Kalipemanganat KMnO4 Kali clorua KCl Câu 2: Gọi tên và phân loại các hợp chất có công thức sau: Na3PO4 Natri photphat H2CO3 axit cacbonic CaSO3 Canxi sunfit NaNO3Natrinitrat H2SO4 axit sunfuric Fe(OH)3 Sắt (III) hiđroxit CuS Đồng sunfua H3PO4 axit photphoric Ca(HCO3)2 Canx hiđrocacbonat H2S Axit sunfuhiđric Al2(SO4)3 Nhôm sunfat Cu(OH)2 Đồng hiđroxit Fe(NO3)3 Sắt nitrat KHCO3 Kali hiđrocacbonat HBr axit bromhiđric NaCl Natri clorua SO2 Lưu huỳnh đioxit ZnCl2 Kẽm clorua CuSO4 Đồng sunfat AgNO3 Bạc nitrat FeO Sắt(II)oxit Ba(OH)2 Bari hiđroxit KHCO3 Kali hiđrocacbonat MgCl2 Magie clorua Câu 3: Cân bằng và xác định các phản ứng sau thuộc phản ứng nào đã học. o t 1. Fe2O3 + 3CO  2 Fe +3CO2 6. 2Al + 3CuO  3Cu + Al2O3 2. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 7. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 to 3. 2H2 + O2  2H2O 8. 4Al + 3O2  2Al2O3 4. 3H2 + Fe2O3  2Fe + 3H2O 9. P2O5 + 3H2O  2H3PO4 5. C + H2O  CO + H2 10. 2Al + Fe2O3  2Fe + Al2O3 Trang 6
  7. to 11. C + CO2  2CO 17. Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 +2H2O 12. 4Al + 3O2  2Al2O3 18. 2Na + 2H2O  2 NaOH + H2 13. CaO + CO2  CaCO3 19. K2O + H2O  2KOH 13. 14. CaO + H O  Ca(OH) to 2 2 20. Cu + 2H2SO4  CuSO4 +SO2 + 2H2O to 15. 2KClO  KCl + 3O to 3 2 21. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 16.2Fe +6H SO  Fe (SO ) + 2 4 2 4 3 22. 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 +3 H2 3SO2+ 6H2O 23.Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag Trang 7
  8. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 4: Khử hoàn toàn 2,4 g Fe2O3 bằng khí H2 nung nóng a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng ? c. Tính thể tích khí H2 cần dùng ở Đktc ? Giải: Số mol Fe2O3 là: nFe2O3 = 2,4: 160 = 0,015 mol Fe2O3 + 3 H2 -> 2 Fe + 3H2O (1) Theo (1) nFe = 2 . nFe2O3 = 2 . 0,015 = 0,03 mol Khối lượng sắt thu được là: mFe = 0.03 . 56 = 1,68 gam Theo (1) nH2 = 3 . nFe2O3 = 3 . 0,015 = 0,045 mol Thể tích H2 thu được ở đktc là: VH2 = 0, 045 . 22,4 = 1,008 lít Câu 5: Cho 6,5 gam kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25 mol axit clohidric . a. Tính thể tích khí hidro thu được đktc? b. Sau phản ứng còn dư chất nào, khối lượng là bao nhiêu gam ? Số mol Zn là: nZn= 6,5:65 = 0,1 mol Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 (1) 0.1 0.25 Xét 0,1/1 Zn hết, HCl dư Theo (1) nH2 = nZn = 0,1 mol Thể tích H2 thu được ở đktc là: VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít Theo (1) nHCl tham gia phản ứng = 2. nZn = 2 . 0,1 = 0,2 mol Sau phản ứng nHCl dư = 0.25 – 0,2 = 0,05 mol Khối lượng HCl dư là: mHCl = 0,05 . 36,5 = 1,825 gam Câu 6: Để điều chế khí Hiđrô người ta cho Al tác dụng với dung dịch axit HCl. a. Viết phương trình phản ứng b. Nếu dùng 5,4 g Al thì thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)? 2 Al + 6 HCl -> 2AlCl3 + 3 H2 (1) Số mol Al là: nAl = 5,4: 27 = 0,2 mol Theo (1) nH2 = 3/2 . nAl = 3/2 . 0,2 = 0,3 mol Thể tích H2 ở đktc: VH2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lít Câu 7: Nung nóng Fe2O3 trong khí CO dư, sau phản ứng thấy tạo thành 5,6 gam Fe. a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng Fe2O3 tham gia phản ứng? c. Tính thể tích khí CO cần dùng? Số mol Fe là: nFe = 5,6: 56 = 0,1 mol Fe2O3 + 3 CO -> 2 Fe + 3 CO2 (1) Theo (1) nFe2O3 = 1/2 . nFe = 1/2 . 0,1 = 0,05 mol Khối lượng Fe2O3 thu được là: mFe2O3 = 0.05 . 160 = 8 gam Theo (1) nCO = 3/2 . nFe = 3/2 . 0.1 = 0.15 mol Thể tích CO cần dùng (đktc) là: VCO = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít Câu 8: Người ta điều chế được 2,4 g Cu bằng cách dùng khí H2 khử đồng (II) oxit. Tính khối lượng đồng(II) oxit bị khử? Câu 9: Cho 6,5 g Zn vào bình đựng 0,25 mol axit clohiđric. a. Viết PTPƯ b. Tính thể tích khí H2 thu được đktc? c. Sau phản ứng còn dư chất nào, khối lượng bao nhiêu gam? Số mol Zn là: 6,5:65 = 0.1 mol Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 (1) 0.1 0.25 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 8/11
  9. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Xét 0.1/1 Zn hết, HCl dư Theo (1) nH2 = nZn = 0,1 mol Thể tích H2 thu được Câu 10: Cần điều chế 33,6 gam Fe bằng cách dùng khí CO để khử Fe3O4 a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng? c. Tính thể tích khí CO đã dùng.? Câu 11: Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. a. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên? b. Tính thể tích khí cacbonic (ĐKTC) sinh ra trong phản ứng? Câu 12. Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi CaCO3 . Tính lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất. Biết hiệu suất 100%. Câu 13 Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hóa trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc) a. Xác định tên kim loại X? b. Tính thể tích dung dịch HCl 1 M cần dùng cho phản ứng trên? Câu 14. Cho 21,6 gam hỗn hợp kim loại M và M2O3 nung ở nhiệt độ cao, rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại và 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) a. Xác định kim loại M và ôxít M2O3 ? biết tỉ lệ số mol của M và M2O3 là 1:1 b. Tìm m? Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam kim loại R (chưa rõ hóa trị ) cần dùng vừa đủ lượng ôxi sinh ra khi phân hủy hàn toàn 94,8 gam KMnO4. Xác định kim loại R? Câu 16. Cho 43,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 15,68 lít khí H 2 (ở đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên ? b. Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H 2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4 gam Fe3O4? Câu 17: Một hỗn hợp X nặng 32 gam gồm CuO và Fe2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2:3. Dùng khí H2 để khử hoàn toàn hỗn hợp này ở nhiệt độ cao. 1. Tổng thể tích H2 đã dùng? 2. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được? Đặt nCuO = 2x mol nFe2O3 = 3x mol 2x. 80 + 3x. 160 = 32 => 160x+ 480x = 32 => 640x = 32 => x =0.05 => nCu0 = 2. 0,05 = 0,1 mol nFe2O3 = 3. 0,05 = 0,15 mol CuO + H2 -> Cu + H2O (1) Fe2O3 + 3H2 -> 2 Fe + 3H2O (2) Theo (1): nH2 (1) = nCuO = 0,1 mol Theo (2) nH2 (2) = 3. nFe2O3 = 3 . 0,15 = 0,45 mol Tổng H2 đã dùng là: nH2 = 0,1 + 0,45 = 0,55 mol Thể tích H2 ở đktc cần dùng là: VH2 = 0,55. 22,4 = 12,32 lít Theo (1) nCu = nCuO = 0,1 mol Theo (2) nFe = 2. nFe2O3 = 2 . 0,15 = 0,3 mol Khối lượng kim loại thu được: mCu + mFe = 0,1. 64 + 0,3 . 56 = 23,2 gam Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm CO và H 2 cần dùng 10,08 lít khí oxi và sau phản ứng thu được 2,7 gam nước. Hãy tính Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 9/11
  10. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 1. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu? 2. Tính thể tích CO2 thu được ở đktc? Câu 19: Dùng CO để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm PbO và CuO thu được 2,07 gam Pb và 1,6 gam Cu. Hãy tính. 1. Khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu? 2. Thể tích CO đã dùng Câu 20: Khử hoàn toàn a gam Fe2O3 bằng H2 dư thu được b gam kim loại Fe. Đốt cháy hết lượng Fe này trong oxi dư thu được 23,2 gam sắt từ oxit. Hãy viết phương trình hóa học, tính a, b? Câu 21: Cho hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp kim loại Al và Cu trong H 2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít khí hiđro ở đktc. Biết Cu không tan trong H2SO4 loãng. 1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? 2. Tính khối lượng H2SO4 đã phản ứng. Câu 22: Cho 20 gam hỗn hợp kim loại Fe , Cu tan trong HCl dư thu được 6,72 lít hiđro (đktc). Biết Cu không tan trong HCl. 1. Tính khối lượng mỗi kim loại và thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 2. Để có được lượng Cu trong hỗn hợp phải khử bao nhiêu gam CuO nếu dùng khí CO làm chất khử. Câu 23: Cho 11,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 6,72 lít khí H 2 thoát ra đktc. 1. Viết các phản ứng xảy ra 2. Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu. 3. Lượng khí H2 này có thể khử được tối đa bao nhiêu gam Fe3O4. Câu 24: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nặng 14 gam phải dùng hết 5,04 lít khí H2 (đktc). Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính? 1. Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng. 2. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được? 3. Để có lượng khí H2 trên phải dùng bao nhiêu gam kim loại Zn và axit HCl. Câu 25: Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 8,96 lít khí H 2 thoát ra ở đktc. Viết các PTPƯ và tính. 1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? 2. Dẫn toàn bộ lượng khí trên qua 16 gam bột CuO nung nóng đến khi phản ứng kết thúc. Tính khối lượng Cu thu được? Câu 26: Khử hoàn toàn 19,7 gam hỗn hợp gồm Fe 3O4 và ZnO cần dùng vừa đủ 6,72 lít H 2 (đktc) thu được hỗn hợp kim loại. 1. Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn ban đầu. 2. Tính khối lượng mỗi kim loại thu được? 3. Để có lượng H2 trên phải dùng bao nhiêu kim loại Mg và axit sunfuric? Biết lượng axit dùng dư 10%. Câu 27: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và ZnO cần dùng vừa đủ 4,48 lít H2 (đktc) thu được 12,9 gam hỗn hợp kim loại. Tính 1. Khối lượng hỗn hợp ban đầu. 2. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại. Câu 28: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Tính phần trăm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp? Câu 29: Cho 11,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với HCl tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp kim loại Fe và Al cần dùng vừa đủ 5,6 lít khí oxi (đktc). Nếu lấy m gam hỗn hợp trên hòa tan hết trong dung dịch HCl thì thấy thoát ra 10,08 lít khí H 2 (đktc). Tính m gam hỗn hợp kim loại trên và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 10/11
  11. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 31: Hoà tan 3,6 gam một kim loại A hóa trị II bằng một lượng HCl thu được 3,36 lít khí H 2 ở (đktc). Xác định tên kim loại A? Câu 32: Hòa tan 8,1gam kim loại A hóa trị III trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí H 2 (đktc). Xác định tên A và khối lượng HCl đã dùng? Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam kim loại M chưa rõ hóa trị trong dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định tên M và khối lượng axit đã dùng? Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 11/11