Bài tập lý thuyết Hóa học Lớp 11: Andehit

docx 3 trang thaodu 7810
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập lý thuyết Hóa học Lớp 11: Andehit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ly_thuyet_hoa_hoc_lop_11_andehit.docx

Nội dung text: Bài tập lý thuyết Hóa học Lớp 11: Andehit

  1. BÀI TẬP LÝ THUYẾT ANDEHIT Câu 1. Tính chất vật lý nào đặc trưng cho anđehit fomic A. Là chất lỏng không màu, có mùi thơm, tan tốt trong nước. B. Là chất khí, không màu, có mùi xốc, tan tốt trong nước. C. Là chất lỏng không màu, có mùi xốc, tan ít trong nước. D. Là chất khí không màu, có mùi xốc, tan ít trong nước. Câu 2. Các anđehit có nhiệt độ sôi và nóng chảy thấp hơn các ancol tương ứng là do A. các anđehit không tạo liên kết hiđro giữa các phân tử. B. các anđehit có liên kết hiđro giữa các phân tử yếu hơn của ancol tương ứng. C. các anđehit có phân tử khối nhỏ hơn nhiều so với các ancol tương ứng. D. các anđehit có phản ứng tráng gương còn ancol không có phản ứng tráng gương. Câu 3. (CĐ – 2010). Có bao nhiêu anđehit mạch hở có công thức đơn giản là C2H3O: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Anđehit X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử của X là C8H8O. Hãy cho biết có bao nhiêu chất thoả mãn các điều kiện đó: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 5. Anđehit X có M = 58. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây: A. no đơn chức B. no đa chức C. anđehit không no D. anđehit no Câu 6. Anđehit là hợp chất có chứa nhóm chức A. (-COOH). B. (-NH2). C. (-CHO). D. (-OH). Câu 7. Công thức của ankanal là A. CnH2nO (n≥1) B. CnH2n +1 CHO (n≥0) C. CnH2n+1O (n≥1) D. Câu a, b đều đúng Câu 8. Anđehit no đơn chức mạch hở có công thức phân tử chung là A. CnH2nO2 (n ≥ 1). B. CnH2nO (n ≥ 1). C. CnH2n - 2O (n ≥ 3). D. CnH2n + 2O (n ≥ 1). Câu 9. Xét các loại hợp chất hữu cơ mạch hở sau: Rượu đơn chức no(X); anđehit đơn chức no(Y); rượu đơn chức không no có 1 nối đôi(Z); anđehit đơn chức, không no có 1 nối đôi(T). Ứng với công thức tổng quát CnH2nO chỉ có 2 chất, đó là những chất nào? A. X, Y B. Y, Z C. Z, T D. X, T Câu 10. HCHO có tên gọi là A. Anđehit fomic B. Metanal C. Fomanđehit D. Tất cả đều đúng Câu 11. Dung dịch chứa khoảng 40% HCHO trong nước gọi là A. Fomon B. Fomanđehit C. Fomalin D. Câu a và c đúng Câu 12. Một anđehit no mạch A có công thức thực nghiệm (C2H3O)n. CTPT của A là A. C2H5CHO B. (CHO)2 C. C2H4(CHO)2 D. C4H8(CHO)2 Câu 13. C5H10O có số lượng đồng phân anđehit có nhánh là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14. Fomon còn gọi là fomalin có được khi: A. Cho anđehit fomic hoà tan vào rượu để được dung dịch có nồng độ từ 35%-40% B. Cho anđehit fomic tan vào nước để được dung dịch có nồng độ từ 35%-40% C. Hoá lỏng anđehit fom D. Cả b, c đều đúng Câu 15. Andehit HCHO có tên là A. andehit fomic B. fomon C. metanal D. cả A,C đều đúng Câu 16. Tên gọi của CH3-CH(C2H5)CH2-CHO là A. 3- Etyl butanal B. 3-Metyl pentanal C. 3-Metyl butanal-1 D. 3-Etyl butanal Câu 17. Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế propanal( andehit propionic) A. n-propylic B. n-butylic C. etylic D. i-propylic Câu 18. Chất phản ứng được với dung dịch AgNO3:NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là A. CH3 - CH(NH2) - CH3. B. CH3 - CH2-CHO. C. CH3 - CH2 – COOH D. CH3 - CH2 - OH. Câu 19. Chất phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là A. rượu etylic. B. axit axetic. C. anđehit axetic. D. glixerin. Câu 20. Trong công nghiệp, anđehit fomic được điều chế trực tiếp từ A. axit fomic B. rượu etylic C. rượu metylic D. metylaxetat Câu 21. Anđehit benzoic có công thức cấu tạo thu gon là Trang 1 / 2
  2. A. C6H5CHO B. C6H5CH2=CH-CHO C. (CHO)2 D. C6H4(CHO)2 Câu 22. Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là: A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2. C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen. o Câu 23. Các chất tác dụng được với Ag2O:NH3, t là A. Anđehit fomic, axit axetic B. Vinylaxetilen, rượu etylic C. Anđehit fomic, vinylaxetilen, axetilen D. Câu a, b, c đều đúng Câu 24. Nhựa phenolfomanđehit được điều chế trực tiếp từ: A. phenol và anđehit axetic B. vinylaxetat C. phenol và anđehit fomic D. đivinyl và stiren Câu 25. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết các chất: HCHO, CH3CHO, C2H2 là o o A. Cu(OH)2, t B. AgNO3:NH3, t C. Br2(dd) D. Tất cả đều đúng Câu 26. Để phân biệt các chất: anđehit benzoic, benzen, rượu benzylic, ta có thể dùng các thuốc thử theo trình tự sau: A. Dùng AgNO3:NH3, dung dịch Br2 B. Dùng Na, dung dịch NaOH C. Dùng AgNO3:NH3, Na D. Dung dịch Br2, Na Câu 27. Chỉ bằng một thuốc thử nào sau đây để nhận biêt các chất sau: H2O, C2H5OH, CH3CHO. 0 A. AgNO3:NH3 B. Cu(OH)2 , t C. Na D. a, b, c đều được Câu 28. Cho 4 chất: C6H6, CH3OH, C6H5OH, HCHO. Thứ tự các hoá chất được dùng để phân biệt 4 chất trên : A. Nước brom, dung dịch AgNO3:NH3, Na B. Dung dịch AgNO3:NH3, Na, nước brom C. Dung dịch AgNO3:NH3, nước brom, Na D. Na, nước brom, dung dịch AgNO3:NH3 Câu 29. Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẵng của anđehit ta thu được nCO2= nH2O. Các chất đó thuộc đồng đẳng nào trong các chất sau? A. Anđehit đơn chức no B. Anđehit vòng no C. Anđehit hai chức no D. Anđehit không no đơn chức Câu 30. X là chất mạch hở có công thức phân tử C3H6O. X không tác dụng với Na nhưng có phản ứng tráng gương. Vậy X có công thức cấu tạo là A. CH2=CHCH2OH B. CH3CH2CHO C. HCOOC2H5 D. CH3-O-CH=CH2 Câu 31. X là chất có công thức phân tử C3H6O2. X tác dụng với Na tạo khí H2 và tham gia phản ứng tráng gương. Vậy X có công thức cấu tạo là A. HO-CH2-CH2-CHO B. CH3CH2COOH C. HCOOC2H5 D. CH3-O-CH2-CHO Câu 32. Cho andehit tác dụng với H2 theo tỉ lệ nAndehit : nH2 = 1: 2. Vậy andehit này có công thức là A. HOC-CHO B. CH3CHO C. CH2=CH-CHO D. a,c đều đúng Câu 33. Khi cho một andehit tác dụng với Ag2O:NH3 dư ta thu được Ag với tỉ lệ nAndehit : n Ag là 1: 2. Vậy anđehit là A. RCHO B. (CHO)2 C. CH3CHO D. HCHO Câu 34. Tính chất hoá học chung của anđehit là A. Tính khử B. Tính oxi hoá C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử D. Không có tính oxi hoá, không có tính khử Câu 35. Chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp được anđehit axetic ? A. Rượu etylic B. Axetilen C. CH3CHCl2 D. Cả a, b, c đều được o o Cl2 ,as NaOH ,t CuO,t Câu 36. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H6  A  B  C Vậy C là chất nào sau đây ? A. Rượu etylic B. Anđehit axetic C. Anđehit fomic D. Rượu metylic o o H2O / HgSO4 ,t H2 / Ni,t Câu 37. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: A  B  C Vậy A, B, C lần lượt là A. C2H4, C2H5OH, CH3CHO B. C2H2,C2H5OH,CH3CHO C. C2H2, CH3CHO, C2H5OH D. C2H5OH¸CH3CHO, C2H2 Câu 38. Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3:NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C6H12O6 (glucozơ). D. HCHO. Câu 39. Nhựa phenolfoman®ehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch A. CH3CHO trong môi trường axit. B. CH3COOH trong môi trường axit. C. HCOOH trong môi trường axit. D. HCHO trong môi trường axit. o Câu 40. Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, t ). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit A. chỉ thể hiện tính khử. B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. D. chỉ thể hiện tính oxi hoá. Trang 2 / 2