Bài tập môn Luật nghề nghiệp - Nguyễn Quyết Thắng
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Luật nghề nghiệp - Nguyễn Quyết Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_mon_luat_nghe_nghiep_nguyen_quyet_thang.doc
Nội dung text: Bài tập môn Luật nghề nghiệp - Nguyễn Quyết Thắng
- BÀI TẬP 1 và 2- Nguyễn Quyết Thắng- LỚP HCEM 1. Trình bày những quy định của pháp luật về viên chức nói chung, pháp luật về viên chức giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Theo Điều 2, Luật Viên chức 2010 quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Theo đó, viên chức được xác định theo các tiêu chí: - Được tuyển dụng theo vị trí việc làm; - Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc; - Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như: giáo dục, đào tạo, y tế, an sinh xã hội, hoạt động khoa học, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao Những hoạt động này không nhân danh quyền lực chính trị hoặc quyền lực công, không phải là các hoạt động quản lý nhà nước mà chỉ thuần tuý mang tính nghề nghiệp gắn với nghiệp vụ, chuyên môn. Viên chức có những đặc điểm sau: - Viên chức là người mang quốc tịch Việt Nam, được ký kết hợp đồng làm việc theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị; - Viên chức là những người làm những công việc thuần túy về chuyên môn như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, cung cấp thông tin tại các đơn vị sự nghiệp công lập, không trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước; - Hoạt động nghề nghiệp của viên chức nhằm thực hiện việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu, cung cấp cho người dân các sản phẩm “phi vật chất”, dựa trên “kỹ năng nghiệp vụ, mang tính nghiệp vụ cao”; - Lao động của viên chức là hoạt động nghề nghiệp mang tính phục vụ, không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, nhằm cung cấp cho người dân các nhu cầu cơ bản, thiết yếu Phạm vi của các hoạt động nghề nghiệp tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, lao động, việc làm, an sinh xã hội Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. Mục tiêu của Giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ
- đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Trên cơ sở quan niệm về viên chức nói chung, có thể hiểu, viên chức Giáo dục nghề nghiệp là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Hay nói các khác, viên chức Giáo dục nghề nghiệp là các giảng viên giảng dạy cao đẳng, giáo viên dạy trung cấp sơ cấp trong các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên công lập. Viên chức Giáo dục nghề nghiệp gắn liền với tên gọi về chức danh nghề nghiệp. Viên chức giáo dục bao gồm viên chức làm công tác quản lý, viên chức giáo viên và những nhân viên. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong cơ sở Giáo dục nghề nghiệp nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Viên chức Giáo dục nghề nghiệp là những người chỉ thực hiện công tác mang tính chuyên môn nghiệp vụ (giảng dạy) trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, còn bao gồm những nhân viên trong cơ sở Giáo dục nghề nghiệp như: thủ quỹ, kế toán, văn phòng, nhân viên phòng thí nghiệm ). Đội ngũ viên chức Giáo dục nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực. 2. Phân tích nội dung quản lý nhà nước về viên chức; liên hệ bản thân về việc thực hiện nội dung quản lý viên chức của cở sở Giáo dục nghề nghiệp nơi thầy/cô đang công tác. Luật viên chức quy định các nội dung quản lý viên chức: Một trong các nguyên tắc được nhấn mạnh để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức là: “Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc”. Luật đề cao và gắn thẩm quyền với trách nhiệm người đứng đầu trong vấn đề xác định số lượng vị trí việc làm, số lượng viên chức và quản lý viên chức để phát huy tính tự chủ , tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần đẩy mạnh cải cách khu vực sự nghiệp dịch vụ công. Thống nhất quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, đồng thời đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý viên chức. Ưu tiên người có tài năng trong tuyển dụng viên chức . Việc tuyển dụng được thực hiện thông qua các hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, gắn với thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Việc quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV của Luật Viên chức về quản lý viên chức: Chính phủ thống nhất quản lý - nghĩa là các quy định cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, đối với những người được
- xác định là viên chức, đều được thống nhất quản lý và thực hiện theo các quy định của Chính phủ. Bộ Nội vụ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viên chức theo sự phân công, phân cấp về quản lý viên chức. Quản lý viên chức là quản lý nhà nước về viên chức, phân định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp trong thực hiện quản lý nhà nước về viên chức (Điều 47 Luật Viên chức), bao gồm: Thứ nhất, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức. Đây là nội dung nhằm bảo đảm về việc xây dựng thể chế quản lý nhà nước về viên chức, là công cụ để nhà nước quản lý về viên chức. Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức. Thực hiện theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về viên chức; xây dựng kế hoạch, quy hoạch về đội ngũ viên chức, đào tạo, bồi dưỡng viên chức; ban hành quy định danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức; quản lý hồ sơ viên chức. Thứ ba, nhằm đảm bảo ổn định và duy trì hoạt động lao động của viên chức, phải tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý nhà nước về viên chức, báo cáo về đội ngũ viên chức. Dựa vào các quan hệ được điều chỉnh bởi pháp luật về quản lý viên chức, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của pháp luật có thể xác định nội dung quản lý nhà nước về viên chức gồm những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, về xác lập dịch vụ công ở các lĩnh vực giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Thứ hai, các quy định liên quan đến điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng; nội dung, hình thức tuyển dụng; trình tự, thủ tục tuyển dụng để lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ ba, liên quan đến quản lý, sử dụng viên chức là việc phân công nhiệm vụ, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức; thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức, Thứ tư, các quyền và nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách liên quan, Thứ năm, liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá viên chức với các nội dung liên quan đến đánh giá viên chức làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức. Thứ sáu, liên quan đến kỷ luật viên chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. Thứ bảy, liên quan đến việc khen thưởng viên chức, viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen
- thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định. Thứ tám, liên quan đến hợp đồng làm việc của viên chức, tập sự viên chức gồm các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm được quy định trong hợp đồng làm việc, Quản lý nhà nước về viên chức trên cơ sở tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm hoạt động như: xây dựng vị trí việc làm, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, quyền, nghĩa vụ của viên chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức, đào tạo bồi dưỡng, thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, trong đơn vị sự nghiệp công lập. Văn bản đầu tiên, có giá trị pháp lý tối cao là Hiến pháp, là cơ sở cho việc hình thành pháp luật về quản lý viên chức, tiếp đó là Luật Viên chức, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện điều chỉnh các mặt cụ thể của hoạt động viên chức ngoài ra, nhiều ngành luật khác nhau như trong Bộ Luật lao động (hợp đồng làm việc, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ), Luật bảo hiểm xã hội (quy định về việc đóng bảo hiểm, chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, ), Luật Hình sự, Luôn có sự thay đổi, có sự phân biệt giữa các nhóm viên chức. Kịp thời xây dựng các quy định điều chỉnh phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Chủ thể Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục nghề nghệp ở nước ta hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục nghề nghệp trên phạm vi cả nước. Với các chức năng được Hiến pháp và Pháp luật quy định, Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội các sắc luật về GDNN và các luật có liên quan; xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật về viên chức giáo dục nghề nghệp theo đúng các quy định của pháp luật. Thứ hai, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục nghề nghệp trên phạm vi cả nước. Thứ ba, Bộ, ngành khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền hoặc ủy quyền. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam có tiền thân là Trường Trung cấp Nông nghiệp I, trực thuộc Ban Nông nghiệp Trung Trung Bộ được thành lập năm 1971, đặt tại chiến khu cách mạng huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Gắn liền với lịch sử và quá trình đổi mới của đất nước, Trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhiều lần thay đổi cấp quản lý, đổi tên, sáp nhập. Năm 2006 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam; là một cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động thương binh và xã hội.
- Với chính sách quản lý và phát triển linh động, Trường luôn coi trọng đổi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng ngành nghề đào tạo, phát triển bền vững theo hướng đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp đa ngành, đa cấp, với nhiều bậc, hệ đào tạo đa dạng. Trường có đội ngũ giảng viên được đào tạo từ nhiều nguồn, có trình độ cao, có uy tín khoa học và chuyên môn. Đây là một trong những điều kiện chính để trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong xã hội. Với những thành quả đạt được trong chặng đường vừa qua, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều cờ thi đua, bằng khen của các bộ, ngành trung ương và của tỉnh. Là một cán bộ quản lý bản thân luôn quan tâm thực hiện nghiêm túc đầy đủ nội dung quản lý viên chức ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức: Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức, thực hiện nghiêm túc các Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức. Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, cá nhân đãi ngộ đối với viên chức. Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức. Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức. Quản lý viên chức giáo dục nghề nghiệp là việc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật; báo cáo tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; quản lý đối với nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, nguồn tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận cấu thành hoạt động Quản lý nhà nước đối với viên chức nói chung bảo đảm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước có hiệu lực và hiệu quả. Các văn bản quy phạm pháp luật bước đầu đã đáp ứng và tạo nền tảng pháp lý đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước mang lại hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các đơn vị sự nghiệp công lập, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức. Trên cơ sở những quy định của pháp luật về viên chức nói chung, pháp luật về viên chức giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Ngày 22/11/2018, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND Ban hành quy định về quản lý viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức Hội
- thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Theo đó có các nội dung: Tuyển dụng viên chức; Tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái viên chức quản lý, viên chức; ký, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động; Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với người quản lý đơn vị sự nghiệp; Chế độ thôi việc, nghỉ hưu, lùi thời điểm nghỉ hưu; Quản lý hồ sơ viên chức và lao động hợp đồng; Chế độ báo cáo, thống kê và làm thẻ viên chức; Đánh giá phân loại viên chức; Khen thưởng, Kỷ luật. Trong đó đi kèm nội dung là phân cấp nhiệm vụ cho Người đứng đầu nhà trường thực hiện. Về tuyển dụng viên chức, với ý nghĩa là lựa chọn người để làm việc, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của một tổ chức nên hoạt động tuyển dụng mang tính cạnh tranh cao. Việc tuyển dụng viên chức có tính quyết định cho sự phát triển của nhà trường. Việc tuyển dụng được những viên chức giỏi thì hoạt động của nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao. Do đó, tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh. Nhà trường xem việc tuyển dụng viên chức và xây dựng vị trí việc làm có mối liên hệ với nhau. Trong quá trình tổ chức tuyển dụng viên chức, các đơn vị đều xây dựng kế hoạch cụ thể, bảo đảm nguyên tắc, quy trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức đã từng bước đi vào nề nếp. Năm 2014, nhà trường đã có 2 ứng viên dự thi chức danh Hiệu trưởng, 4 ứng viên dự thi chức danh Phó Hiệu trưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức, kết quả chọn được 1 Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng; tiếp đó nhà trường cũng đã tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng khoa, trung tâm; Nhà trường đã chủ động xây dựng vị trí việc làm; tuyển dụng viên chức; ký hợp đồng làm việc; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp; thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi việc; bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý, sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc; thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức; thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ đầy đủ, kịp thời, đúng nguyên tắc, đúng quy định. Một trong các nguyên tắc được nhấn mạnh để thực hiện cơ chế quản lý viên chức là: “Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc”. Đây là nguyên tắc làm nền móng để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc, nhấn mạnh năng lực, tài năng bên cạnh phẩm chất và trình độ chuyên môn của viên chức.