Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Tiếp theo) - Lần 3

docx 9 trang thaodu 4780
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Tiếp theo) - Lần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_o_nha_trong_thoi_gian_nghi_hoc_de_phong_dich.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Tiếp theo) - Lần 3

  1. BÀI TẬP- ÔN TẬP Ở NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID- 19 MÔN GDCD KHỐI 8 ( TIẾP THEO- LẦN 3) HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI VÀ LÀM BÀI TRƯỚC KI ĐẾN TRƯỜNG SAU ĐỢT DỊCH COVID - 19 Bài 14 PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS PHẦN 1: CÂU HỎI/BÀI TẬP A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Bài tập 1: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của a) cá nhân b) gia đình c) các đoàn thể d) toàn xã hội 2. Việc làm nào sau đây không có khả năng làm lây nhiễm HIV/AIDS a) Sử dụng chung bơm kiêm tiêm b) Xâu lỗ tai bởi những người đi rong c) Ăn uống chung với người bị nhiễm d) Tiêm chích ma túy 3. Khi có người thân bị nhiễm HIV/AIDS, cách ứng xử đúng đắn nhất là ? a) Xa lánh, ruồng bỏ b) Gần gũi và giúp đỡ họ hòa nhập với cộng đồng
  2. c) Không cho phép người bị nhiễm học tập tại trường d) Để người lớn và xã hội quan tâm II. Trắc nghiệm điền khuyết Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - HIV là tên của một loại (1) gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn (2) của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người. 1.a. vi khuẩn b. vi rút c. vi sinh vật d. vi trùng 2.a. đầu b. giữa c. sau d. cuối - HIV/AIDS đang là một (3) của thế giới và Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng (4) đến mọi mặt của đời sống xã hội. 3.a. căn bệnh b. bệnh tật c. đại dịch d. bệnh dịch 4.a. nghiêm trọng b. phổ biến c. quan trọng d. thường xuyên III. Trắc nghiệm đúng sai Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiểm HIV x 2. Tất cả mọi người bị nhiễm HIV/AIDS cần chữa trị tập trung ở bệnh viện x 3. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam hiện nay đã giảm x 4. Việc thiếu hiểu biết sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS x 5. Quan tâm và động viên người nhiễm HIV/AIDS cũng là cách góp phần làm X giảm lây nhiễm căn bệnh này. B. Bài tập tự luận Bài tập 1.Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên?
  3. b) Theo em, vì sao phải phòng chống, chống nhiễm AIDS? Em hiểu câu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS” như thế nào? c) Theo em, liệu con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS không? Vì sao? Bài tập 2 5. Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh nhật của Huệ. Thuỷ nói: “Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à ? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu!” Em có đồng tình với Thuỷ không? Vì sao? Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Bài tập 3 3. HIV lây truyền qua các con đường nào sau đây? a) Ho, hắt hơi; b) Dùng chung bơm, kim tiêm; c) Bắt tay người nhiễm HIV; d) Dùng chung nhà vệ sinh; đ) Dùng chung cốc, bát đũa; e) Qua quan hệ tình dục; g) Truyền máu; h) Muỗi đốt; i) Mẹ truyền sang con. Bài tập 4 Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ? a) Chỉ những người có quan hệ tình dục với người nước ngoài mới bị nhiễm HIV/AIDS; b) Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV/AIDS; c) Có thể điều trị được bệnh AIDS.
  4. Bài tập 5 Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS được không? Em hãy nêu những biện pháp phòng, tránh mà em biết. PHẦN 2: GỢI Ý LÀM BÀI A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Các đáp án đúng: 1d, 2c, 3b. II. Trắc nghiệm điền khuyết Các đáp án đúng: 1b, 2d, 3c, 4a III. Trắc nghiệm đúng sai Câu đúng: 1; 4; 5. Câu sai: 2; 3. B. Bài tập tự luận Bài tập 1. Trả lời câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên là vô cùng đau khổ khi người anh trai của mình bị bạn bè rủ rê lôi kéo, sa vào nghiện ngập, rồi bị nhiểm HIV và đã lìa bỏ cõi đời khi tuổi mới hai mươi. b) Phải phòng chống nhiễm AIDS vì đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Câu nói “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS” muốn nhấn mạnh rằng bệnh AIDS tuy vô cùng nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chúng ta biết được con đường lây truyền của nó. c) Con người hoàn toàn có thể ngăn chặn được thảm họa AIDS. Bởi vì nếu con người quyết tâm thực hiện các biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm của nó trong cộng đồng như đẩy mạnh tuyên truyền, nghiên cứu thuốc đặc trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Bài tập 2 Không đồng tình với ý kiến của Thủy vì chúng ta sẽ không bị lây nhiễm HIV/AIDS khi tiếp xúc bình thường.
  5. Nếu là Hiền, em sẽ nói cho Thủy biết các con đường khiến lây nhiễm HIV/AIDS để Thủy an tâm. Đồng thời thuyết phục bạn về ý nghĩa của việc hòa nhập với người bị nhiễm HIV/AIDS trong việc góp phần ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Bài tập 3 HIV lây truyền qua các con đường được miêu tả trong trường hợp b, e, g, i Bài tập 4 a) Không đồng ý. Bởi vì sự lây nhiễm HIV/AIDS qua quan hệ tình dục không phân biệt người nước ngoài hay người trong nước. b) Không đồng ý. Bởi vì ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu không biết thực hiện các biện pháp phòng tránh. c) Không đồng ý. Bởi vì khi bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh vẫn hoàn toàn khỏe mạnh những vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. d) Không đồng ý. Bởi vì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể tìm ra thuốc đặc trị căn bệnh nguy hiểm này. Bài tập 5 Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS nếu thực hiện các biện pháp sau: - Sống chung thủy một vợ một chồng. - Dùng riêng bơm kim tiêm. - Không tiêm chích ma túy. - Sống giản dị, lành mạnh. . Bài 15 PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
  6. Bài tập 1: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Khi thấy có vụ cháy xảy ra, em phải gọi điện đến số điện thoại nào sau đây: a.113 b. 114 c. 115 d. 119 2. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chúng ta cần tránh hành vi nào sau đây ? a) Dùng mìn bắt cá b) Bắn pháo hoa trong ngày tết c) Dùng súng truy bắt tội phạm d) Chuyên chở vũ khí theo sự điều động của Nhà nước. 3. Những hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: a) Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ b) Cho người khác mượn vũ khí c) Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm d) Báo cháy giả 4. Chất và loại nào sau đây không gây tai nạn nguy hiểm cho con người ? a) Thuốc nổ; b) Súng săn; c) Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu; d) Kim loại thường; II. Trắc nghiệm điền khuyết Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Ngày nay, dù ở trong (1) , con người vẫn luôn phải đối mặt với những (2) do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. 1.a. thời chiến b. thời bình c. chiến tranh d. hòa bình
  7. 2.a. khó khăn b. nguy cơ c. thảm họa d. thách thức - Để góp phần (3) tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, học sinh cần (4) những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về sự an toàn. 3.a. phòng ngừa b. hạn chế c. nghiêm cấm d. chấm dứt 4.a. khiếu nại b. tố cáo c. lên án d. phê phán III. Trắc nghiệm đúng sai Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Tư do sử dụng vũ khí cần được Nhà nước và pháp luật tôn trọng x 2. Những loại đạn pháo không dùng được trong chiến tranh sẽ không thể phát nổ x 3. Các tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại luôn gây thiệt hại to lớn về x người và tài sản 4. Chỉ những cá nhân nào được Nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụng vũ khí x 5. Súng săn không gây nguy hiểm lớn nên mọi người được phép sử dụng tự do X B. Bài tập tự luận Bài tập 1. Trả lời câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên? b) Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào? Bài tập 2 Em hãy dự đoán điều gì có thể sẽ xảy ra nếu: a) Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí; b) Chở thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô; c) Được tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại.
  8. Bài tập 3 Nếu không may gặp phải đám cháy em sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh? Bài tập 4 - Khi phát hiện vũ khí, bom, mìn, đạn phế liệu còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh em sẽ làm gì? Phần 2: Gợi ý làm bài A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Các đáp án đúng: 1b, 2a, 3c, 4d. II. Trắc nghiệm điền khuyết Các đáp án đúng: 1b, 2c, 3a, 4b III. Trắc nghiệm đúng sai Câu đúng: 3; 4. Câu sai: 1; 2; 5. B. Bài tập tự luận Bài tập 1.Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Ba đoạn văn trên miêu tả những số liệu cụ thể, điển hình về những thiệt hại vô cung to lớn đối với tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Đoạn 1 nói về thiệt hai do tai nạn vũ khí, đoạn 2 nói về thiệt hai do tai nạn cháy, nổ và đoạn 3 nói về thiệt hai do các chất độc hại gây ra. b) Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn để lại những thiệt hại và hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nó gây ra những tổn thất cực kỳ to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Bài tập 2 a) Nếu ai cũng được quyền sử dụng vũ khí sẽ khiến việc sử dụng tràn lan dễ gây ra những tai nạn hết sức nguy hiểm cho toàn xã hội.
  9. b) Chở thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô sẽ dễ gây ra những tai nạn cháy nổ vì quá trình vận chuyển thiếu đi những điều kiện bảo đảm sự an toàn. c) Việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại nếu được tự do sẽ khiến quá trình này thiếu đi những điều kiện bảo đảm sự an toàn và sẽ gây ra những mối nguy hiểm cho toàn xã hội. Bài tập 3 Quy trình xử lý một vụ cháy gồm 4 bước sau: - Bước 1: Báo động - Bước 2: Cắt điện - Bước 3: Dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy - Bước 4: Gọi điện đến 114 thông báo cháy Bài tập 4 - Đánh dấu và cảnh báo cho mọi người! - Nhanh chóng báo cho người lớn biết để thông báo cho các cơ quan chức năng.