Bài tập thí nghiệm Hóa học - Phần 1

pdf 12 trang thaodu 9581
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập thí nghiệm Hóa học - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_thi_nghiem_hoa_hoc_phan_1.pdf

Nội dung text: Bài tập thí nghiệm Hóa học - Phần 1

  1. Website: BÀI TẬP THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC – PHẦN 1 Câu 1: Tiến hành thí nghiệm sau: Rót vào ống khoảng 3ml dung dịch H2SO4 loãng và tiếp tục cho vào một mẩu kẽm. Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm trên. Cho các phát biểu sau: (1) Khi toàn bộ màu xanh của dung dịch biến mất, mới bắt đầu có bọt khí thoát ra. (2) Sau khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào, chỉ có quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra. (3) Kẽm đóng vai trò điện cực âm (anot) trong thí nghiệm trên. (4) Thay vì nhỏ dung dịch CuSO4, cho một miếng đồng tiếp xúc với mẩu kẽm, thì vẫn có quá trình ăn mòn điện hóa xảy ra và bọt khí thoát ra chậm hơn. (5) Nếu thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch Na2SO4, thì kẽm sẽ không bị ăn mòn điện hóa. Số phát biểu sai là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Xem giải Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2-3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 – 4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3 – 4 giọt glixerol, vào ống thứ ba 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 2, Trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2 (b) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH (c) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ ba: glucozơ đã phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng glucozơ Cu(C6H10O6)2 (d) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 1 và thứ 2 đều có hiện tượng: Kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam. (e) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C3H5(OH)2O]2Cu (đồng(II) glixerat ) Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Xem giải Câu 3: Thực hiện thí nghiệm theo các bước như sau: Bước 1: Thêm 4 ml ancol isoamylic và 4 ml axit axetic kết tinh và khoảng 2 ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm khô. Lắc đều. Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước sôi từ 10-15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh. Bước 3: Cho hỗn hợp trong ống nghiệm vào một ống nghiệm lớn hơn chứa 10 ml nước lạnh. Cho các phát biểu sau: (a) Tại bước 2 xảy ra phản ứng este hóa. (b) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp. (c) Có thể thay nước lạnh trong cốc 3 bằng dung dịch NaCl bão hòa. (d) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi chuối chín. Fanpage: Youtube:
  2. Website: (e) H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Xem giải Câu 4 : Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. (b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu mỡ bôi trơn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu sai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Xem giải Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat. - Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai. - Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp. (b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất. (c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau. (d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (e) Sau bước 2, chất lỏng trong ống nghiệm thứ hai đồng nhất. Số phát biểu không đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Xem giải Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm (TN) sau: – TN1: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20%, lắc đều sau đó lắp ống sinh hàn rồi đun nóng nhẹ ống nghiệm trong khoảng 5 phút . Fanpage: Youtube:
  3. Website: – TN2: Cho một lượng tristearin, vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, sau đó rót thêm 10 – 15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên. – TN3: Đun nóng triolein (C17H33COO)3C3H5, rồi sục dòng khí hiđro (xúc tác Ni) trong nồi kín sau đó để nguội. Hiện tượng nào sau đây không đúng: A. Ở TN1 sau khi thêm H2SO4, dung dịch phân thành 2 lớp B. Ở TN1 và TN2, sau khi đun đều thu được dung dịch đồng nhất C. Ở TN2 sau các quá trình thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên. D. Ở TN3 sau phản ứng thu được một khối chất rắn ở nhiệt độ thường Xem giải Câu 7: Tiến hành thí nghiệm thủy phân chất béo rắn (tristearin) theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ 1 gam chất béo rắn (tristearin) và 3 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trong thời gian 35 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, đồng thời thêm vài giọt nước cất. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ rồi để hỗn hợp nguội dần. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bằng dung dịch CaCl2. B. Sau khi thực hiện bước 2, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. C. Phần chất lỏng sau khi tách hết chất rắn có thể hòa tan được Cu(OH)2. D. Sau khi thực hiện bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. Xem giải Câu 8: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ 1gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2- 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng cho vào ít nước cất để cho thể tích hỗn hợp không đổi. Bước 3: Sau 8 -10 phút rót thêm 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng khuấy nhẹ sau đó để nguội hỗn hợp. Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau: (a) Kết thúc bước 1 thấy trong bát sứ tạo ra dung dịch trong suốt. (b) Kết thúc bước 2 thấy chất rắn màu vàng kết tủa dưới bát sứ. (c) Kết thúc bước 3 thấy chất rắn trắng nhẹ nổi trên mặt bát sứ. (d) Kết thúc bước 3 thấy chất rắn kết tủa dưới bát sứ. Số lượng phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Xem giải Fanpage: Youtube:
  4. Website: Câu 9: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml isoamyl fomat. - Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai. - Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước (2), chất lỏng trong bình thứ nhất phân thành hai lớp, chất lỏng trong bình thứ hai đồng nhất. (b) Ở bước (3), có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng cách đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (c) Ở bước (3), trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa. (d) Sau bước (3), trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Xem giải Câu 10: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây: - Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1-2 ml dung dịch hồ tinh bột. - Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội. Cho các nhận định sau (a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng của iot với tinh bột, dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím. (b) Ở bước 1, thay dung dịch hồ tinh bột bằng mặt cắt quả chuối chín thì màu xanh tím cũng xuất hiện. (c) Ở bước 2, màu của dung dịch có sự biến đổi: xanh tím → không màu → xanh tím (d) Do cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím. (e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay hồ tinh bột bằng glucozơ thì sẽ thu được kết quả tương tự. Số nhận định đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Xem giải Câu 11: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho một nhúm bông vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng và khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất. Bước 2: Để nguội và trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%. Bước 3: Lấy dung dịch thu được sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng đung dịch AgNO3 trong NH3. Bước 4: Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 70°C. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 2, nếu nhỏ dung dịch I2 vào ống nghiệm thì thu được dung dịch có màu xanh tím. (b) Thí nghiệm trên chứng minh xenlulozơ có nhiều nhóm OH. (c) Kết thúc bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc. Fanpage: Youtube:
  5. Website: (d) Sau bước 4, có khí màu nâu đỏ bay ra. (e) Thí nghiệm trên chứng minh xenlulozơ có phản ứng thủy phân (g) Ở bước 4, xảy ra sự khử glucozơ thành amoni gluconat. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3 Xem giải Câu 12: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm, nhỏ tiếp vào ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch H2SO4, đun nóng dung dịch 2 – 3 phút, sau đó để nguội thì thu được dung dịch X. Bước 2. Cho từ từ NaHCO3 vào X, khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi không thấy khí CO2 thoát ra thì thu được dung dịch Y. Bước 3: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH3 5%, lắc nhẹ cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết, thu được dung dịch Z. Bước 4: Cho Z vào ống nghiệm chứa Y, đun cách thủy ống nghiệm trong cốc đựng nước nóng. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở bước 1, có thể thay thế H2SO4 bằng NaOH. B. Sau bước 2, dung dịch thu được chỉ có fructozơ. C. Ở bước 2, có thể thay thế NaHCO3 bằng NaHSO4. D. Sau bước 4, có lớp bạc bám lên thành ống nghiệm. Xem giải Câu 13: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1. Nhỏ 3 giọt anilin vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. Bước 2. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm, sau đó nhấc giấy quỳ ra. Bước 3. Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên. Bước 4. Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên. Cho các phát biểu sau. (a) Kết thúc bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm. (b) Kết thúc bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh do anilin có tính bazơ. (c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (d) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm có anilin được tạo thành. Số phát biểu đúng là : A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Xem giải Câu 14: Cho các bước ở thí nghiệm sau: - Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. - Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. - Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng ống nghiệm. Fanpage: Youtube:
  6. Website: Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu. (b) Ở bước 2 anilin tan dần. (c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Xem giải Câu 15: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây Bước 1: Cho 1 ml CH3COOH, 1 ml C2H5OH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5-6 phút ở 65 -700C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Axit H2SO4 đặc vừa có vai trò làm xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. (b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. (c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn axit axetic và ancol etylic. (d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. (e) Ở thí nghiệm trên, có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohidric đặc. (f) Mục đích chính của việc làm lạnh là để cho hơi etyl axetat ngưng tụ. Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Xem giải Câu 16: Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm: Cho các phát biểu: (a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol etylic, axit axetic và axit sunfuric đặc. (b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng Y có thành phần chính là etyl axetat. (c) Trong bình 1 có thể thay axit axetic bằng giấm. (d) Chất lỏng trong phễu chiết được phân thành 3 lớp. (e) Thêm đá bọt vào bình 1 để làm sôi đều hỗn hợp. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Fanpage: Youtube:
  7. Website: Xem giải Câu 17: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá chất béo: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, tiếp tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tỉnh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ thể tích hỗn hợp không đổi, rồi để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 - 10 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có chất rắn nổi lên là muối của axit béo. (b) Thêm dung dịch NaCl nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thuỷ phân không xảy (d) Trong thí nghiệm này có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Xem giải Câu 18: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1ml dung dịch CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót thêm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất sản phẩm. (b) Sau bước 2, có mùi thơm bay lên đó là etyl axetat, nhưng trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. (c) Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axetat ngưng tụ. (d) Có thể thay thế dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohiđric đặc. (e) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3 Xem giải Câu 19: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 – 2 ml dung dịch hồ tinh bột. Bước 2: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đó. Bước 3: Đun nóng dung dịch trong ống nghiệm một lát trên ngọn lửa đèn cồn, không để dung dịch sôi. Bước 4: Làm nguội dung dịch trong ống nghiệm vừa đun ở bước 3 bằng cách ngâm ống nghiệm trong cốc thủy tinh chứa nước ở nhiệt độ thường. Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch ở bước 1 có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam. Fanpage: Youtube:
  8. Website: (2) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím. (3) Ở bước 3, màu xanh tím của dung dịch trong ống nghiệm bị nhạt dần hoặc mất màu. (4) Sau bước 4, màu xanh tím của dung dịch trong ống nghiệm sẽ biến mất hoàn toàn. (5) Ở bước 1, nếu thay tinh bột bằng glucozơ thì các hiện tượng thí nghiệm sau bước 2 vẫn xảy ra tương tự. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Xem giải Câu 20: Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Bước 3: Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, thu được dung dịch có màu xanh lam. (b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic. (c) Nếu thay dung dịch glucozơ bằng dung dịch saccarozơ thì sau bước 3, Cu(OH)2 không bị hòa tan. (d) Mục đích của thí nghiệm trên để xác định một phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH. (e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ (C6H12O6)2Cu. Số phát biểu sai là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Xem giải Câu 21: Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml lòng trắng trứng gà, thêm tiếp 2 ml nước cất, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Bước 2: Thêm 5 ml dung dịch NaOH 30%, lắc nhẹ ống nghiệm. Bước 3: Nhỏ thêm 1-2 giọt dung dịch CuSO4 2%, khuấy đều rồi để yên hỗn hợp khoảng 2-3 phút. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, ta được dung dịch protein. (b) Sau bước 2, dung dịch chuyển sang màu xanh. (c) Sau bước 3, dung dịch chuyển sang màu tím. (d) Các phản ứng ở bước 3 sẽ xảy ra nhanh hơn nếu đun nóng ống nghiệm. (e) Sau bước 3, màu tím của dung dịch sẽ nhạt dần và dung dịch trở lại không màu. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Xem giải Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau: Fanpage: Youtube:
  9. Website: Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml vinyl axetat. Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai. Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất. (b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất. (c) Sau bước 3, sản phẩm phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước. (d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm. (f) Sau bước 3, nhỏ dung dịch AgNO3 trong NH3 vào và đun nhẹ, xuất hiện kết tủa Ag. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Xem giải Câu 23: Thực hiện thí nhiệm như hình vẽ: Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên: (a) CuO từ màu đỏ chuyển sang màu đen. (b) Nên đun nóng ống đựng CuO trước khi dẫn C2H5OH qua. (c) Dùng dung dịch HCl có thể hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng. (d) Thí nghiệm trên điều chế và thử tính chất của etilen. (e) Khi tháo dụng cụ, nên tháo vòi dẫn ra khỏi dung dịch AgNO3/NH3 rồi mới tắt đèn cồn. (g) Sau thí nghiệm, trong ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3/NH3 có Ag kết tủa. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Xem giải Câu 24: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí. Fanpage: Youtube:
  10. Website: Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau (a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm. (b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng. (c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Xem giải Câu 25: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O. (b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng. (c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Xem giải Câu 26: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Fanpage: Youtube:
  11. Website: Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O. (b) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên. (d) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (e) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Xem giải Câu 27: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau: (a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (b) Thí nghiệm trên, CuO có vai trò chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O. (c) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (d) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Xem giải Câu 28: Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau: Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết. Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm. Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút. Cho các nhận định sau: (a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac (Ag(NH3)2]OH. Fanpage: Youtube:
  12. Website: (b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat. (c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. (d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự. (e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO. Số nhận định đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Xem giải Câu 29: Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau đây: Bước 1: Cho lần lượt vào ống nghiệm 1 ml dung dịch CuSO4 0,5% và l ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Bước 3: Cho thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch glucozơ 1% rồi lắc nhẹ. Cho các phát biểu sau: (a) Chất trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam khi nhỏ dung dịch glucozơ vào. (b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị khử. (c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4. (d) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Xem giải Câu 30: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau: Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất. Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%. Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Cho các nhận định sau đây (a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit. (b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch (c) Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98% (d) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc. (e) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng. (f) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH. Số nhận định đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Xem giải Fanpage: Youtube: