Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Chương 4: Polime và vật liệu Polime

pdf 4 trang hangtran11 11/03/2022 6450
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Chương 4: Polime và vật liệu Polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_chuong_4_polime_va_vat_li.pdf

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Chương 4: Polime và vật liệu Polime

  1. HÓA HỌC 12 – CHƯƠNG IV: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME TRẮC NGHIỆM MỆNH ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Ngày hoàn thành: 02/9/2021 Do tài liệu mới được soạn quý thầy, cô, cùng các bạn độc giả nếu thấy sai sót hoặc chưa phù hợp với nội dung chương trình vui lòng nhắn đến địa chỉ email: nguyenquocdat0834@gmail.com để cùng nhau hoàn thiện tài liệu này. Quý thầy, cô, cùng các bạn độc giả cần file word vui lòng nhắn tin đến địa chỉ: nguyenquocdat0834@gmail.com. Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau. (2) Tơ nilon-6,6 và tơ nitron đều là protein. (3) Trùng hợp acrilonitrin tạo thành polime dùng để sản xuất tơ capron. (4) Phản ứng trùng hợp là sự kết hợp của nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime). (5) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bên thành sợi "len” đan áo rét. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 2: Cho các phát biểu sau: (1) Tơ poliamit bền về mặt hóa học là do có chứa liên kết peptit khó bị thủy phân. (2) Nhiều polime có tính dẻo, một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi. (3) Cao su thiên nhiên có nguồn gốc từ mủ cây cao su. (4) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên. (5) Nilon-6,6; poli(etylen terephtalat) đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp. Số phát biểu sai là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 3: Cho các phát biểu sau: (1) Khi trùng hợp buta-1,3-đien với stiren C6H5CH=CH2 có mặt Na ta được cao su buna-S có tính đàn hồi cao. (2) Polime không có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi xác định. (3) Tơ Lapsan được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa hai chất là hexametylenđiamin và axit ađipic. (4) Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. (5) Để có phản ứng trùng hợp các monome trong phân tử phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền có thể mở ra. Số phát biểu sai là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 4: Cho các phát biểu sau: (1) Hầu hết, các polime đều là chất rắn, không bay hơi. (2) Cao su lưu hóa, nhựa rezit, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian. (3) PVC là chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit. (4) Polime nhân tạo là những loại được chế hóa từ các polime tự nhiên. (5) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 1. C. 5. D. 3.
  2. Câu 5: Cho các phát biểu sau: (1) Nhựa PVC là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. (2) Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. (3) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (4) Amilopectin có cấu trúc mạch polime không phân nhánh. (5) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 0. C. 3. D. 2. Câu 6: Cho các phát biểu sau: (1) Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh. (2) Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và không giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng (3) Đa số polime đều tan trong dung môi thông thường. (4) Hòa tan xenlulozơ trong NaOH loãng và CS2 thu được dung dịch keo rất nhớt là tơ axetat. (5) Các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ. Số phát biểu sai là: A. 0. B. 1. C. 3. D. 5. Câu 7: Cho các phát biểu sau: (1) Nhựa PVC không độc, chỉ độc khi thêm các phụ gia. (2) Hòa tan xenlulozơ với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc) thu được xenlulozơ điaxetat và xenlulozơ triaxetat. (3) Có một số chất dẻo chỉ chứa polime song đa số chất dẻo có chứa thành phần khác ngoài polime bao gồm chất độn và chất hóa dẻo. (4) Tơ là một trong những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. (5) Công thức phân tử của Polietilen: (-CH2-CH2-)n. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 1. C. 4. D. 0. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) PPF có 3 dạng chính gồm: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit. (2) Monome là những phân tử nhỏ, phản ứng tạo nên polime. (3) Mắt xích là phần lặp đi lặp lại trong phân tử polime. (4) Cao su là polime thiên nhiên của isoprene. (5) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp. Số phát biểu đúng là: A. 0. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (1) Polime thiên nhiên là những loại có sẵn trong tự nhiên. (2) PVC là một loại nhựa không mùi và ở thể rắn. (3) Polime tổng hợp được tổng hợp từ chất hóa học thông qua phản ứng trùng hợp và trùng ngưng. (4) Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (5) PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (1) Cho các polime sau: Poli(phenol fomanđehit), Polietilen, Polibutađien, Poli(acrilonitrin), Poli(vinyl clorua), Poli(metyl metacrylat). Có 2 polime được dùng làm chất dẻo.
  3. (2) Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do một ít đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. (3) Cao su là loại vật liệu polime có tính dẻo. (4) Phản ứng trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác. (5) Thành phần cơ bản của chất dẻo là protein. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 0. Câu 11: Cho các phát biểu sau: (1) Đun nóng phenol và HCHO tỉ lệ mol 1,2 : 1 có xúc tác kiềm thu nhựa Rezol. (2) Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau. (3) Cao su được chia thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. (4) Để có phản ứng trùng ngưng các monome trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng. (5) Polime trong thành phần chứa nguyên tố nitơ là poli(vinyl clorua). Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 0. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Polyetilen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua. (2) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ. (3) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng của buta-1,3-đien với lưu huỳnh. (4) Tơ olon, tơ capron, to enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (5) Tơ nitron, tơ visco và tơ nilon-7 đều là tơ tổng hợp. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 0. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Dãy chất: caprolactam, stiren, vinylclorua đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. (2) Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên. (3) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng. (4) Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp bên dưới từ metyl metacrylat. (5) Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton nhưng tan trong xăng, benzen. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 0. Câu 13: Cho các phát biểu sau: (1) Ứng dụng của polivinyl axetat là làm chất dẻo với tên gọi nhựa PVA. (2) Polime thiên thiên phổ biến đó là tinh bột, xenlulozo, tơ tằm, xenlulozo triaxetat. (3) Poliacrilionitrin được tổng hợp từ đồng trùng hợp vinyl xianua. (4) Cao su buna – N có khả năng chịu dầu, được tạo nên bởi một chất đồng đẳng của acrylonitrile và butadien. (4) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch polime phân nhánh. Số phát biểu sai là: A. 0. B. 1. C. 3. D. 5. Câu 14: Cho các phát biểu sau: (1) Cao su buna mang những đặc điểm nổi bật của cao su thiên nhiên, đồng thời có khả năng chống mòn cao, chịu uốn gấp tốt, ít biến dạng.
  4. (2) Cao su buna – N thuộc loại cao su bán tổng hợp. (3) Trùng hợp acrilonitrin thu được tơ olon. (4) Tơ nilon-6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp. (5) Polime có mạng không gian là nhựa rezit (nhựa bakelit), cao su lưu hóa. Số phát biểu sai là: A. 0. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 15: Cho các phát biểu sau: (1) Độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao. (2) Cao su buna là một polyme được hình thành từ sự trùng hợp của monome 1,2-butadiene. (3) Khi đun nóng nhựa Rezol ở 150oC thu nhựa có cấu trúc không gian gọi là nhựa Rezit. (4) Sợi bông là tơ thiên nhiên có nguồn gốc xenlulozơ và có một ít trong tinh bột. (5) Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 16: Cho các phát biểu sau: (1) Tơ lapsan là một loại tơ thuộc polieste. (2) Cho phenol dư tác dụng HCHO trong môi trường acid thu nhựa novolac. (3) Cao su buna là một polyme bão hòa của các monome butadien khác nhau. (4) Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng. (5) Các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là tơ visco và tơ axetat. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 17: Cho các phát biểu sau: (1) Cao su buna – N có tính chống dầu tốt hơn cao su buna – S. (2) Thủy tinh hữu cơ Plexiglas được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng metyl metacrylat. (3) Protein là một loại polime thiên nhiên. (4) Trùng ngưng buta -1,3 – đien với acrilonitrin có xúc tác được cao su buna – N. (5) Tơ capron là một loại poliamit được tổng hợp từ ω-amino caproic. Số phát biểu sai là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Cho các phát biểu sau: (1) Để nhận biết được lụa sản xuất từ tơ nhân tạo visco và tơ thiên nhiên (tơ tằm) ta đem đốt hai loại tơ , loại tơ nào có mùi khét (giống như mùi khét của tóc cháy) thì tơ đó là tơ tằm, còn tơ làm từ nhân tạo thì không có mùi . (2) Cho các polime sau: nilon-6,6; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat); teflon; xenlulozo, polietilen, polibuta-1,3-đien. Có 4 polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. (3) Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng axit terephtalic và glixerol sẽ thu được polime dùng để sản xuất tơ lapsan là poli(etylen terephtalat). (4) Tơ lapsan là nhiên liệu để dệt vải, may quần áo, sản xuất túi xách, mũ nón (5) Tơ thuộc loại tơ poliamit gồm tơ capron và tơ nilon-7. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. HẾT