Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 (Lần 8 – Ngày 21/4/2020)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 (Lần 8 – Ngày 21/4/2020)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_ngu_van_8_lan_8_ngay_2142020.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 (Lần 8 – Ngày 21/4/2020)
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 (Lần 8 – ngày 21/4/2020) Em hãy chọn phương án đúng . Câu 1: Thế Lữ đươc Nhà nước truy tặng giai thưởng HCM về văn hoc nghệ thuật năm học: A. 1999 B. 2000 C. 2002 D. 2003 Câu 2: Bài thơ "Nhớ rừng" được sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. D. Trước năm 1930. Câu 3: Nội dung bài thơ Nhớ rừng là: A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối. C. Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo. D. Cả ba nội dung trên. Câu 4: Nhận xét sau ứng với tác giả nào? "Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ." A. Thế Lữ B. Vũ Đình Liên C. Tế Hanh Câu 5: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là: A. Người dạy học nói chung. C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho. B. Người dạy học chữ nho xưa. D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực Câu 6: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"? A. Lá vàng. B. Hoa đào C. Mực tàu D. Giấy đỏ Câu 7: Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn: A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn. B. Có các từ nghi vấn. C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi. D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng. Câu 8: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi: A. Bố đi làm chưa ạ? B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? C. Bao giờ bạn được nghỉ tết? D. Ai bị đIểm kém trong buổi hoc này? Câu 9: Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp như thế nào? A. Theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (Từ tổng thể đến cụ thể, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần.) B. Theo thứ tự diễn biến sự việc, trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính - phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau). C. Sắp xếp theo A hoặc B.
- Câu 10: Đoạn văn sau viết đã theo đúng trình tự chưa? "Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Ngoài bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nú bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào. A. Đúntg B. Sai Câu11: Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" A. So sánh B. ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá Câu 12: "Cánh buồm" trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh là biểu tượng của: A. Quê hương B. Mảnh hồn làng C. Đất nước D. Dòng sông Câu 13: Nhận định nào nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông trong bài thơ "Quê hương"? A. Nhớ về quê hương với những kỷ niệm vui, buồn. B. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông C. Tự hào về quê hương. D. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương. Câu 14: Bài thơ "Khi con tu hú" được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. B. Trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam đã lâu ở đây. C. Khi tác giả được trở về với cuộc sống tự do. Câu 15: Hình ảnh nào xuất hiện trong bài thơ "Khi con tu hú" hai lần? A. Lúa chiêm B. Trời xanh C. Con tu hú D. Cả B và C. Câu 16: Nội dung chính của bài thơ "Khi con tu hú": A. Tình yêu cuộc sống. B. Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày. C. Tình yêu thiên nhiên. Câu 17: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào người viết cần: A. Tìm hiểu, nắm chắc phương pháp cách làm đó. B. Trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất với sản phẩm đó. C. Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng. D. Kết hợp cả ABC Câu 18: Đọc văn bản sau: 1. Nguyên liệu (đủ cho hai bát) Rau ngót: 300g (2 mớ) Thịt lợn nạc thăn: 150g Nước mắm, mì chính, muối.
- 2. Cách làm: Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ). Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay. Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào? A. Yêu cầu thành phẩm C. Trình tự B. Cách thức D. Điều kiện Câu 19: Lời văn trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần: A. Bay bổng nhẹ nhàng C. Biểu cảm B. Đa nghĩa D. Chính xác và biểu cảm Câu 20: Đoạn thơ sau có mấy từ cầu khiến? "Hãy quên đi mọi lo âu mẹ nhé! Đừng buồn phiền quá đỗi về con Mẹ chớ đi đi, lại lại trên đường Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát" ("Thư gửi mẹ" - Ê-xê-nin) A. Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ Giáo viên ra đề :Đặng Thị Thúy Linh