Bài tập trắc nghiệm và tự luận Hóa học 11 - Chương 5: Hidrocacbon no

doc 6 trang thaodu 10910
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Hóa học 11 - Chương 5: Hidrocacbon no", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_hoa_hoc_11_chuong_5_hidrocacb.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Hóa học 11 - Chương 5: Hidrocacbon no

  1. Chương 5: HIDROCACBON NO PHẦN TRẮC NGHIỆM: MỨC ĐỘ BIẾT ( 20 câu) Câu 1: Chọn khái niệm đúng về hidrocacbon no: A. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn C-C và C-H. B. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn C-C. C. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đôi C=C. D. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn C-H. Câu 2: Công thức tổng quát (CTTQ) nào sau đây là CTTQ của ankan: A. CnH2n+2 (n≥1) B. CnH2n (n≥1) C. CnH2n-2 (n≥1) D. CnH2n+1 (n≥1) Câu 3: Chọn khái niệm đúng về ankan: A. là hidrocacbon no mạch hở. B. là hidrocacbon no mạch vòng. C. là hidrocacbon không no mạch hở. D. là hidrocacbon không no mạch vòng. Câu 4: Các ankan không tham gia A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy Câu 5: Nhận xét nào đúng về tính tan của ankan trong nước? A. Không tan B. Tan ít C. Tan vô hạn D. Tan nhiều Câu 6: Pentan là chất có CTPT nào sau đây: A. C3H8 B. C4H8 C. C5H10 D. C5H12 Câu 7: Khí thiên nhiên có thành phần chính là A. hiđro. B. propan. C. metan. D. butan. Câu 8: Trong bật lửa gas có chứa các ankan có số nguyên tử C tương ứng sau: A. C3 – C4 B. C1 –C2 C. C5 – C6 D. C6 – C10 Câu 9: Phản ứng đặc trưng của ankan là: A. Phản ứng tách B. Phản ứng thế C. Phản ứng cộng D. phản ứng cháy Câu 10: Iso butan là chất có CTCT nào sau đây: A. CH3–CH2–CH2–CH3 B. CH3–CH(CH3)–CH3 C. CH3–CH(CH3)–CH2–CH3 D. CH3–CH2–CH2–CH2–CH3 Câu 11: CH4 là chất có tên gọi nào sau đây? A. Etan B. Metan C. Propan D. Butan Câu 12: Ankan có loại đồng phân nào? A. Đồng phân cấu tạo B. Đồng phân nhóm chức C. Đồng phân vị trí liên kết đôi D. Đồng phân không gian. Câu 13: Chất nào sau đây là ankan? A. C3H8 B. C4H8 C. C5H10 D. C5H8 Câu 14: Chất nào sau đây là etan: A. C3H8 B. C2H6 C. C4H10 D. C5H12 Câu 15: Chọn câu đúng trong số các câu sau: A. CH4 có nhiều trong các mỏ ( khí, dầu, than). B. CH4 có nhiều trong nước ao. C. CH4 có nhiều trong khí quyển D. CH4 có nhiều trong nước biển. Câu 16: Khi cho metan pứ với khí Cl 2 theo tỉ lệ mol (1:3) có chiếu sáng, thu được sản phẩm nào sau đây:
  2. A. CH3Cl B. CHCl3 C. C2H5Cl D. C2H4Cl2 Câu 17: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tính chất vật lý của ankan? A. Tan nhiều trong nước B. Có màu xanh C. Có mùi hắc D. Là những chất không phân cực. Câu 18: Khi cho metan phản ứng với khí Cl 2 theo tỉ lệ mol (1:1) có chiếu sáng, thu được sản phẩm nào sau đây: A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. C2H5Cl D. C2H4Cl2 Câu 19: Trong bình gas để đun nấu có chứa các ankan có số nguyên tử C tương ứng sau: A. C3 – C4 B. C1 –C2 C. C5 – C6 D. C6 – C10 Câu 20: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế metan bằng phản ứng A. Cracking butan B. Tổng hợp trực tiếp từ cacbon và hiđro C. Nung natri axetat với vôi tôi xút D. Chưng cất từ dầu mỏ MỨC ĐỘ HIỂU Câu 21: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai. A. Tất cả ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2. B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 là ankan. C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử. D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử là ankan. Câu 22: CTCT: CH3–CH(CH3)CH2–CH2–CH3 ứng với tên gọi nào sau đây: A. 2 - metyl pentan B. 4 - metyl pentan C. 1,1 – đi metyl butan D. Hexan Câu 23: CTCT: CH3-C(CH3)2CH(CH3)-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây: A. 2,3-dimetyl pentan B. 2,2,3-trimetyl pentan C. 3,4,4-trimetyl butan D. Heptan Câu 24: CTCT : CH3-CH(C2H5)CH2-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây: A. 2-metyl pentan B. 2-etyl pentan C. 2,2- đi metyl butan D. 3-metyl hexan Câu 25: Ankan ứng với CTPT C5H12 có bao nhiêu đồng phân? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 26: Ankan ứng với CTPT C4H10 có bao nhiêu đồng phân? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27: Ankan tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường vì? A. Ankan chỉ gồm các liên kết σ bền vững. B. Ankan có khối lượng phân tử lớn. C. Ankan có nhiều nguyên tử H bao bọc xung quanh. D. Ankan có nhiệt độ sôi cao. Câu 28: Khi cho metan phản ứng với khí Cl2 (1:3) có chiếu sáng, thu được sản phẩm nào sau đây: A. metylclorua B. metylenclorua C. clorofom D. cloetan Câu 29: Khi cho propan phản ứng với khí Cl2 (1:1) có chiếu sáng, thu được sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính: A. CH3–CH2–CH2–Cl B. CH3–CHCl–CH3 C. CH3–CHCl–CH2Cl D. CH2Cl – CH2–CH2–Cl Câu 30: Khi cho butan pứ với khí Cl 2 (1:1) có chiếu sáng, thu được sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính: A. CH3-CH2-CH2CH2Cl B. CH3-CHCl-CH2-CH3 C. CH3-CH2CHCl-CH2Cl D. CH2Cl-CH2-CH2-CH2Cl Câu 31: Ankan X phản ứng thế với Br2 (tỉ lệ mol 1:1) chỉ cho ra 1 sản phẩm thế mono brom. X là chất nào: A. Propan B. 2-metyl propan C. Butan D. 2,2-đimetyl propan
  3. Câu 32: Khi cho 2–metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là A. 1–clo–2–metylbutan. B. 2–clo–2–metylbutan. C. 2–clo–3–metylbutan. D. 1–clo–3– metylbutan. Câu 33: Cho iso pentan tác dụng với Cl 2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 34: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên thay thế của ankan đó là A. 2,2–đimetylpropan. B. 2–metylbutan. C. pentan. D. 2– metylpropan. 0 NaOH (CaO, t ) +Cl2/a's' (1:2) Câu 35: X  CH 4  Y. X và Y lần lượt là các chất nào sau đây: A. CH3–CH3, CH2Cl2 B. CH3COONa, CH2–Cl2 C. CH3–CH3, CCl4 D. CH3COONa, CCl4 0 Câu 36: Cho phản ứng: Butan xt,t Propen + X. X là chất nào sau đây: A. Hiđro B. Etan C. Metan D. Etilen Câu 37: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol nước nhiều hơn số mol CO2 thì công thức phân tử chung của dãy là A. CnHn+2, n ≥ 1. B. CnH2n+2, n ≥ 1. C. CnH2n–2, n ≥ 2. D. CnH2n, n ≥ 2. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Câu 38: Cho ankan A có tên gọi 3-etyl-2,4-đimetylhexan. CTPT của A là: A. C11H24 B. C 9H20 C. C 8H18 D. C 10H22 Câu 39: Ankan Y có mạch không nhánh có công thức đơn giản nhất là C 2H5 . Y là chất nào sau đây: A. etan B. propan C. butan D. pentan Câu 40: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là A. 3,3-đimetylhecxan. B. 2,2-đimetylpropan. C. isopentan. D. 2,2,3-trimetylpentan Câu 41: Một ankan A có tỉ khối đối với H2 bằng 43: A. A có 8 đồng phân B. A có 5 đồng phân C. A có 9 đồng phân D. A có 6 đồng phân Câu 42: Phần trăm khối lượng C trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 43: Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 82,76%. Công thức phân tử ankan đó là A. C3H8. B. C4H10. C. C5H12. D. C2H6. Câu 44: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H8. B. C2H6. C. C5H12. D. C4H10. Câu 45: Khi đốt cháy hoàn toàn 3 g ankan X, thu được 5,4 g nước. X là chất nào sau đây: A. Metan B. Etan C. Propan D. Pentan Câu 46: Khi đốt cháy hoàn toàn 1,45g ankan X, cần dùng 3,64 lít khí O2 (đkc). CTPT của X là CT nào sau đây: A. C3H8 B. C5H10 C. C5H12 D. C4H10 Câu 47: Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X, thu được 13,44 lít khí CO 2 (đkc) và 13,5g nước. CTPT của X là: A. C3H8 B. C5H10 C. C5H12 D. C4H10 Câu 48: Đốt cháy m gam hiđrocacbon A thu được 2,688 lít CO 2 (đktc) và 4,32 gam nước. Công thức phân tử của A là
  4. A. C2H6. B. C2H4. C. C3H6. D. CH4. Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon mạch hở liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 25,2 g nước. CTPT của hai hiđrocacbon là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (ở đktc) và x gam nước. Giá trị x là A. 6,3 g. B. 13,5 g. C. 18,0 g. D. 19,8 g. Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm metan, etan, propan (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam nước. Giá trị của V là A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68. Câu 52: Tỷ khối hơi của hỗn hợp khí C 3H8 và C4H10 đối với H2 là 25,5. Thành phần % thể tích của hỗn hợp đó là A. 50% và 50% B. 25% và 75% C. 45% và 55% D. 20% và 80% Câu 53: Đốt cháy hoàn toàn 5,04 lít hỗn hợp khí A gồm metan và etan, thu được 6,72 lít khí CO 2 (các thể tích khí đo ở đkc). Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A. 51% và 49% B. 66,7% và 33,3% C. 55,5% và 44,5% D. 25% và 75% Câu 54: Một hỗn hợp gồm hai ankan đồng đẳng kế tiếp có khối lượng 24,8 gam chiếm thể tích 11,2 lít ở (đktc). Thành phần % khối lượng của 2 ankan trong hỗn hợp là: A. 35% và 65% B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 53,23% và 46,77% MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 55: Hỗn hợp X chứa ancol etylic (C 2H5OH) và 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hoàn toàn 18,9 g X, thu được 26,1g nước và 26,88 lit khí CO2(đkc). Xác định CTPT của 2 ankan trên A. C3H8 và C4H10 B. C4H10 và C5H12 C. C5H12 và C6H14 D. C6H14 và C7H16 Câu 56: Khi cho ankan X (trong phân tử có % khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong đk chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. X là A. 2-metylpropan. B. 2,3-đimetylbutan. C. butan. D. 3-metylpentan. Câu 57: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết xichma và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích X sinh ra 6 thể tích CO 2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi cho X tác dụng với clo theo tỷ lệ mol 1:1, số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
  5. BÀI TẬP TỰ LUẬN: Dạng 1: viết CTCT và gọi tên: Bài 1: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân Ankan: C4H10, C5H12, C6H14. Bài 2: Viết CTCT và đọc lại tên đúng ( nếu có) a. 4-etyl-3,3-đimetylhexan b. 1-brom-2-clo-3-metylpentan c. 1,2-điclo-1-metyhexan d. 3-metylbutan e. 2,3,3-trimetylbutan f. 3,3-điclo-2-etylpropan g. 1,4-đimetylpentan Dạng 2: Phản ứng thế của hidrocacbon no Bài 3: Viết sản phẩm thế khi cho các đồng phân của C4H10, C5H12 và C6H14 tác dụng với Cl2/as ( tỉ lệ mol 1:1) Dạng 3: Hoàn thành phản ứng: a. Al4C3 CH4 HCHO CO2 NH4HCO3 b. C2H5COONa C2H6 C2H4 C2H6 C2H5Cl C4H10 c. Axit axetic natri axetat metan metyl clorua etan etilen d. H2O H2 CH4 C2H2 C2H6 C2H5Cl C4H10 CH3COOH CH3COONa CH4 e. Butan etan butan propen propan 2-clopropan f. Xác định A, B, C trong chuỗi phản ứng sau: A+ NaOH B + C B + NaOH D + E xt,t0 E + H2O  NaOH + F D + G  HCHO + C 0 0 D + G t H + C F t H + C Dạng 4: Xác định CTPT của ankan ( lưu ý: đáp án được in nghiêng) Dựa vào CTTQ Bài 4: Xác định CTPT và viết CTCT của các ankan trong mỗi trường hợp sau: a. Tỉ khối hơi của ankan A so với H2 bằng 36. ( C5) b. Một ankan A có tỉ khối đối với H2 bằng 43. ( C6) c. Công thức đơn giản nhất của ankan B là CH3. d. Ankan X có %C =80% (C3) e. Ankan X có %H=25% (C1) f. Hơi 12 gam ankan D chiếm thể tích bằng thể tích của 5 gam etan đo trong cùng điều kiện. Dựa vào phản ứng cháy: XÁC ĐỊNH CTPT CỦA 1 ANKAN Bài 5: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hidrocacbon X, thu được 8,96 lít khí CO2 (đkc) và 9g nước. Xác định giá trị của m và CTPT của X. (đáp án: C4H10) Bài 6: Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X, thu được 11,2 lít khí CO2 (đkc) và 10,8g nước. Xác định giá trị của m và CTPT của X. (C5H12) Bài 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,2 g ankan X, thu được 11,2 lít khí CO2 (đkc). Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên X. (C5H12) Bài 8: Khi đốt cháy hoàn toàn 6 g ankan X, thu được 10,8 gam nước Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên X. (C2H6) Bài 9: Chất A là 1 ankan ở thể khí. Để đốt cháy 1,2 lít A cần dùng 6 lít O2 (các khí đo cùng điều kiện). Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên X. ( C3H8) Bài 10: Khi đốt cháy hoàn toàn 2,9 g ankan X, cần dùng 7,28 lít khí O2 (đkc). Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên X. (đáp án: C4H10) Bài 11: Khi đốt cháy hoàn toàn 2,175g ankan X, cần dùng 5,46 lít khí O2 (đkc). Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên X. (đáp án: C4H10) TÌM CTPT CỦA HỖN HỢP ANKAN DỰA VÀO PHẢN ỨNG CHÁY:
  6. Bài 12: Hỗn hợp X có chứa 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 2,464 lít khí CO2 (đktc) và 2,52 gam nước. Tìm CTPT và % về thể tích của mỗi ankan trong hỗn hợp X. ( C3H8: 33,3%). Bài 13: Hỗn hợp X có chứa 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 1,792 lít khí CO2 (đktc) và 2,34 gam nước. Tìm CTPT và % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp X. ( C2H6: 73,77%). Bài 14: Hỗn hợp X có chứa 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy 22,2g X cần dùng đúng 54,88 lít khí oxi (đkc). Tìm CTPT và % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp X. Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 6,2g hỗn hợp 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, được 8,96 lít khí cacbonic ở đkc. Tìm CTPT và % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp X. Bài 16: (DH- B- 2008) Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là A. C2H6 B. C2H4 C. CH4 D. C3H8 DỰA VÀO TÍNH CHẤT HÓA HỌC: Bài 17: Một ankan mạch hở A ở thể khí ở điều kiện thường, nặng hơn không khí. Xác định CTPT của A biết A chỉ cho một sản phẩm thế monoclo. Bài 18: Khi clo hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 39,25. Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên X. Bài 19: Cho m gam ankan A tác dụng với clo chiếu sáng chỉ thu được 1 monoclo ankan duy nhất B có khối lượng 8,52 gam. Để trung hòa hết khí HCl tạo ra cần 80 ml dd NaOH 1M. xác định CTCT và gọi tên A, B. TỔNG HỢP: Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được CO2 và H2O với tỉ lệ về khối lượng là 0,44 : 0,21. A tạo được 2 dẫn xuất monoclo. Xác định CTCT và gọi tên A. Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn a mol một hidrocacbon X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong dư thì tạo 4 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, cân lại bình nước vôi trong thì thấy khối lượng giảm 1,376 gam. a. Xác định CTPT và viết CTCT của X. ( C5H12) b. Xác định đúng CTCT của X biết khi X phản ứng thế với clo ( tỉ lệ 1:1) cho 3 sản phẩm thế Bài 22: (CD-2007) Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; Cl = 35,5) A. 2-metylpropan. B. 2,3-đimetylbutan. C. butan. D. 3-metylpentan Bài 23: (Cao đẳng– 2008) Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là A. 2-Metylbutan. B. etan. C. 2,2-Đimetylpropan. D. 2-Metylpropan. Bài 24: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít. Bài 25: ( DH – A – 2010) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C3H8. B. C2H6. C. C3H4. D. C3H6.