Bài tập tự luyện Ngữ văn Lớp 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Nguyễn Ngọc Anh
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luyện Ngữ văn Lớp 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Nguyễn Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_tu_luyen_ngu_van_lop_9_dau_tranh_cho_mot_the_gioi_ho.docx
Nội dung text: Bài tập tự luyện Ngữ văn Lớp 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Nguyễn Ngọc Anh
- BÀI TẬP TỰ LUYỆN ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH Giáo viên: Nguyễn Ngọc Anh Câu 1: Vì sao nói văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản nhật dụng? Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “dịch hạch”. Trong văn bản, tác giả sử dụng phép tu từ ẩn dụ với từ này để diễn đạt nội dung gì? Câu 3: Nêu hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản. Câu 4: Trong đoạn đầu văn bản, tính chất nghiêm trọng của nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người được Mác-két chỉ ra như thế nào? Cách lập luận giàu sức thuyết phục ra sao? Câu 5: Vì sao có thể nói: chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”? Câu 6: Từ văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình kết hợp với những hiểu biết về xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về chiến tranh và thế hệ trẻ cần phải làm gì để đấu tranh cho hòa bình? Gợi ý: Câu 1: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản nhật dụng Vì văn bản đề cập đến vấn đề bức thiết trong cuộc sống hiện tại: vấn đề đấu ranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách củ toàn thể nhân loại. Câu 2: - Nghĩa gốc của từ “dịch hạch”: bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, do một loài vi khuẩn từ bọ chét của chuột đã mắc bệnh truyền sang người, khi thành dịch lây lan rất nhanh, đe dọa tính mạng nhiều người.
- - “Dịch hạch” hạt nhân (cách nói ẩn dụ): vũ khí hạt nhân đe dọa loài người như nguy cơ bệnh dịch hạch Câu 3: Hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản. - Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người. - Hệ thống luận cứ: + Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này; + Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người; + Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng. Câu 4: Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh: + Mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể: ngày 8 – 8 – 1986 + Đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân: 50 000 đầu đạn hạt nhân trên khắp hành tinh + Tính toán mức độ nguy hiểm với những phép tính đơn giản và rõ ràng: mỗi người (không trừ trẻ em) đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. + Phép so sánh để mọi người hình dung rõ được tính chất nguy hiểm của nó: “như thanh gươm Đa-mô-clet”. + Giải thích về khả năng hủy diệt của vũ khí hạt nhân: có khả năng huỷ diệt 12 lần toàn bộ sự sống trên Trái Đất, có khả năng tàn phá tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.
- Cách nêu vấn đề trực tiếp và đưa những chứng cứ rất rõ ràng, mạnh mẽ của tác giả đã thu hút người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. Đồng thời, đây cũng là cách lập luận vô cùng thuyết phục đối với người đọc. Câu 5: Mác-két đã cảnh báo về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, rằng: chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”. Chúng ta có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Như vậy có nghĩa là, chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Câu 6: Gợi ý: Hình thức cần đạt: - Hình thức đoạn văn, nên kết cấu đoạn theo cấu trúc tổng – phân – hợp để đề cập và tổng kết được vấn đề - Chú ý dung lượng bài viết khoảng 200 chữ (hoặc 2/3 trang giấy thi) Nội dung cần đạt: - Đặt vấn đề: Gìn giữ hòa bình, chống chiến tranh luôn là vấn đề nóng được tất cả mọi người quan tâm. Đặc biệt, thế hệ trẻ luôn cần có hiểu biết và trách nhiệm về việc này. - Suy nghĩ về chiến tranh: + Chiến tranh là đánh chiếm, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người.
- + Hậu quả mà chiến tranh để lại những đau thương, mất mát, thiệt hại cho các bên về mặt con người (thương vong, bệnh tật, đau đớn thể xác, chất độc màu da cam, ); thiệt hại về cơ sở vật chất xã hội, nền kinh tế bị tàn phá và còn để lại vô vàn những tổn thương về mặt tinh thần cho những người còn sống. - Hành động cần thiết của thế hệ trẻ để xây dựng và gìn giữ hòa bình: + Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình, chống chiến tranh. + Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, của thế giới, thế hệ trẻ cần nhận thức được nguyên nhân của chiến tranh cũng là do con người với con người vẫn còn sự đố kỵ lẫn nhau, vẫn sống theo chủ nghĩa cá nhân. + Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay không phải sống trong chiến tranh, không phải chiến đấu với kẻ thù nhưng cần xác định được nhiệm vụ của mình là bảo vệ vững chắc nền hòa bình của dân tộc, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ đất nước trước các thế lực thù địch. - Liên hệ, tư tưởng của Tố Hữu: "Có gì đẹp trên đời hơn thế, Người với người sống để yêu nhau". - Kết luận: Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác".