Bài tập Vật lí Lớp 7: Sự nhiễm điện do cọ xát - Vũ Thu Hường

doc 2 trang thaodu 5241
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí Lớp 7: Sự nhiễm điện do cọ xát - Vũ Thu Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_vat_li_lop_7_su_nhiem_dien_do_cao_xat_vu_thu_huong.doc

Nội dung text: Bài tập Vật lí Lớp 7: Sự nhiễm điện do cọ xát - Vũ Thu Hường

  1. BÀI TẬP VẬT LÍ 7: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CẠO XÁT Bài 1: Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao? Bài 2: Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao? Bài 3: Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn ghế, tủ chẳng hạn? Bài 4: Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa. Sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được treo bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh, dây treo quả cầu bị lệch như hình bên. Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích ý kiến của mình. Bài 5: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó. Bài 6: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao? Bài 7: Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện dương treo ở đầu sợi chỉ tơ đặt giữa 2 tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu. a.Thoạt tiên, quả cầu nhôm chuyển động về phía nào? b.Giả sử nó chạm vào một tấm kim loại nhiễm điện, sau đó nó chuyển động về phía nào? Tại sao? Bài 8: Đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một ống nhôm nhẹ treo ở đầu sợi chỉ tơ, ống nhôm bị hút về phía vật nhiễm điện. Hiện tượng sẽ sảy ra như thế nào nếu ta chạm vật nhiễm điện vào ống nhôm? Bài 9: Lấy thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh lụa , miếng lụa tích điện âm . Sau đó lấy thanh thủy tinh đẩy vật B , hút vật C và hút vật D . Thanh thủy tinh nhiễm điện gì ?Các Vật B, C, D nhiễm điện gì ? Giữa các vật B và C ; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy ? GV: Vũ Thu Hường – Trường THCS Bạch Sam Page 1
  2. Câu 1. Giải thích các hiện tượng, ứng dụng: a. Vào những ngày trời khô ráo khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút? b. Thổi nhẹ mặt bàn bụi bay đi mà cánh quạt quay gió đi qua rất mạnh thì lại có bụi bám vào? c. Ngày trời hanh khô dùng khăn bông khô lau gương, kính thì bụi và sợi bông vẫn bám vào? d. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao? Câu 2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát một ống bằng gỗ, một ống bằng thép, một ống bằng giấy, một ống bằng nhựa. Ống nào sẽ mang điện tích? Câu 3. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần một quả cầu nhựa xốp nhẹ được treo vào dưới một sợi chỉ mảnh thì quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Có thê nói gì về hai vật này? Câu 4. Thanh nhựa, thanh thủy tinh đều cấu tạo bởi các nguyên tử, trong đó có điện tích dương, điện tích âm. Tại sao trước khi cọ xát chúng không hút các vụn giấy nhỏ? Câu 5. Sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm vào mảnh len thì thanh nhựa nhiễm điện âm và chúng hút nhau. Giải thích hiện tượng? GV: Vũ Thu Hường – Trường THCS Bạch Sam Page 2